TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 14
  • Hôm nay: 492
  • Tháng: 10941
  • Tổng truy cập: 5144260
Chi tiết bài viết

TẤN CÔNG HAY PHÒNG THỦ, CHỌN CHIẾN LƯỢC NÀO ĐÂY?

Vào ngày thứ tám mươi tám của cuộc chiến ở Donbass,

Mọi thứ trở nên hoàn toàn mờ mịt và bây giờ nói chung là không rõ bên nào chiếm được làng nào nữa.  Chỉ biết chiến sự đang ác liệt ở Kharkiv (vùng giáp Lugan) và Donbass.

Không, không có trận đánh nào lớn, một sự cân bằng nhất định đạt được trên một số phòng tuyến. Nhưng không phải là những tin mà mọi người đã quen trong những tuần gần đây. Trên thực tế, quân đội Nga đang có bước tiến về phía tây ở một nơi nào đó. Như vậy, là có tiến về phía trước...

Tuy nhiên, nghịch lý thay, đối với tôi dường như điều này là rất tốt. Tôi sẽ giải thích tại sao.

Tôi chỉ là người không phải là chuyên gia quân sự, tôi hóng tin từ các chuyên gia và lấy tin từ internet. Các chuyên gia? Họ nói rằng đội quân tiến công phải có ưu thế gấp ba lần về quân số và hỏa lực so với kẻ thù thì mới có cơ hội thành công. Chà, và tất nhiên, trong một trận chiến tấn công, bên tấn công bao giờ cũng phải chịu tổn thất lớn hơn đáng kể so với đối thủ đang phòng thủ.

Như vậy, quân đội Nga tiến công càng lâu, càng xa, càng nhiều thì tổn thất về nhân lực và trang thiết bị càng lớn. Cả về số tuyệt đối và tương đối so với tổn thất của Các lực lượng vũ trang Ukraine.

Thực tế là, với hiệu quả tấn công thấp như vậy (trong tháng rưỡi vừa qua hoặc không có tiến công nào cả, hoặc lèo tèo vài chỗ tiến chỉ có vài km), quân Nga vẫn không thua. Nga mong muốn tấn công (và do đó chịu tổn thất lớn) nhưng tiến lên không đáng kể, như vậy chỉ biến mình thành mồi ngon cho lực lượng vũ trang Ukraina.

Tôi đã nghĩ rằng cuộc chiến sắp chuyển sang giai đoạn thuận lợi (cho Ukraina): năng lực tấn công của quân Nga cạn kiệt, và nói theo ngôn ngữ quân sự, quân đội Nga sẽ chuyển sang thế phòng thủ chiến lược. Và nếu như vậy, thì tổn thất của Nga có cơ may giảm đáng kể.

Nhưng không! Qua những nỗ lực của các chỉ huy tài giỏi của mình, quân Nga vẫn cứ tiến công! Và thật khích lệ cho quân Nga, ở một số nơi, đôi khi may mắn vẫn mỉm cười với quân Nga! Nếu không, họ cũng sớm bị mệt mỏi, chán chường và rã đám. Và như vậy họ đã chiếm được Popasna, sau đó một vài làng lân cận ...

Về mặt chiến lược, điều này không có ý nghĩa gì cả, mà trên thực tế, đó chỉ là việc tiếp tục hy sinh hàng loạt binh lính Nga do chính các mệnh lệnh chỉ huy của quâ Nga. Họ bị đẩy ra làn đạn của quân Ukraine, và họ bị chết rất tội nghiệp...

Chà, như vậy sự kiên trì tấn công của quân Nga không phải là một món quà dành cho Lực lượng vũ trang Ukraine sao? Sau tất cả, bạn phải thừa nhận rằng: nếu bây giờ quân Nga quyết định dừng lại và đào chiến hào ẩn nấp, họ mất ít nhất một tháng, và để củng cố các vị trí phòng thủ của mình, mất hai tháng.

Và sau đó là thời điểm nguồn cung cấp vũ khí của phương Tây đã tăng cường đủ sức mạnh cho Lực lượng vũ trang Ukraine và họ tấn công, họ sẽ phải đối mặt với hệ thống phòng thủ của quân Nga được chuẩn bị kỹ lưỡng, và khi đó, Lực lượng vũ trang Ukraine sẽ đến lượt phải chịu tổn thất lớn...

Nếu tôi ở vị trí chỉ huy của Lực lượng vũ trang Ukraine, trước cuộc tấn công của Nga, có khi tôi đã lui binh tháo chạy hai mươi đến ba mươi km, sau đó tôi phản công lại quân Nga để tiêu diệt quân đội của Putin trên cánh đồng trống, ở những vị trí không được chuẩn bị kỹ chiến hào....

Dù muốn hay không, thật hay là người Nga vẫn chưa cảm thấy mệt mỏi khi tiến công! Tôi nghĩ rằng những người Mỹ máu lạnh đang cố tình không vội vàng cung cấp nhiều và đủ vũ khí hạng nặng cho Ukraine. Tại sao phải vội vàng? Rốt cuộc, trong khi người Nga vẫn muốn tấn công, họ không nên ngăn cản hành động ngu xuẩn này!

Nếu họ cung cấp vũ khí mạnh nhanh hơn, những người Ukraine thiếu kiên nhẫn sẽ tấn công sớm và sẽ tự tước đi cơ hội đè bẹp người Nga say máu tiến quân. Người Nga rút lui sớm họ sẽ giữ được nhiều sức mạnh hơn, và do đó, sẽ có nhiều năng lượng hơn để sau này còn cố đánh Ukraine một lần nữa (nếu có thể).

Người Mỹ hiểu rõ sự khác biệt cơ bản giữa lợi ích của họ và lợi ích của Ukraine. Mối quan tâm của Ukraine là đẩy kẻ xâm lược ra ngoài biên giới của mình càng sớm càng tốt và ăn mừng chiến thắng. Còn người Mỹ hiểu rằng sau đó phần khó nhất thuộc phần họ sẽ bắt đầu: đàm phán với Nga về mọi thứ sẽ được thu xếp như thé nào sau chiến tranh. Và các cuộc đàm phán này sẽ không chỉ do Ukraine tiến hành. Thành thật mà nói: gánh nặng này sẽ chủ yếu đổ lên vai của Hoa Kỳ.

Và vào thời điểm đó, Nga càng yếu đi, thì việc tiến hành các cuộc đàm phán như vậy với Mỹ càng dễ dàng hơn. Điều này có nghĩa là Mỹ rất muốn không chỉ Nga phải bị đánh bại, bị ném trở lại biên giới Ukraine, mà còn phải vắt kiệt sức lực của Nga càng nhiều càng tốt. Và việc người Nga tiếp tục tự sát hy sinh binh lính quân đội của họ bằng cuộc tấn công dai dẳng và điên cuồng không thể không làm cho người Mỹ vui mừng: chính người Nga đang hành động có lợi cho Mỹ ...

Vì vậy, mọi thứ hóa ra có nghịch lý rất trớ trêu: chỉ cần người Nga thích tấn công, không cần phải can thiệp gì cả. Bằng cách này, họ làm cho chiến thắng của Ukraine càng đến gần. Nga càng mất nhiều tài nguyên trong các cuộc tấn công, thì hòa bình sau này sẽ càng vững chắc hơn, đáng tin cậy hơn – điều mà tất cả chúng ta đều mong muốn ...

Ngoài ra, trong một tháng rưỡi tới, trước cuộc tấn công tất yếu của Ukraine, Nga sẽ tiếp tục mất vị trí kiểm soát vùng đồng bằng ven biển và khi đó khả năng chống lại cuộc tấn công của Ukraia sẽ yếu hơn rất nhiều.

Nói một cách hình ảnh: khi người ta không đủ sức xua đuổi một con bò mạnh mẽ ra khỏi hàng rào, để cho mình được an toàn, người ta quyết định phải cắt bỏ sừng của nó...

Chúng ta cần Putin không chỉ bị đánh bại mà còn cần cắt bỏ sừng của anh ta. Vì vậy, chúng ta cần sự kiên nhẫn. Không cần phải vội. Như Stirlitz đã nói: kiên nhẫn là mặt trái của sự nhanh nhẹn.

Mọi thứ sẽ ổn thôi. Nguyên nhân của chúng tôi là đúng. Kẻ thù sẽ bị đánh bại. Chiến thắng sẽ là của chúng ta.

Vinh quang cho Ukraine!

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness