TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 65
  • Hôm nay: 1038
  • Tháng: 7777
  • Tổng truy cập: 5141096
Chi tiết bài viết

Tăng trưởng GDP không theo kịp tăng trưởng nợ công

WB nhận định, áp lực huy động để đảo nợ vẫn còn lớn với khoảng 50% nợ trong nước của Việt Nam sẽ đáo hạn trong 3 năm tới.

Báo cáo đánh giá về chi tiêu công Việt Nam do Chính phủ Việt Nam phối hợp với Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện cho thấy, tỷ lệ nợ công trên GDP của Việt Nam tăng nhanh và Việt Nam cũng là một trong những nước có tỷ lệ nợ trên GDP tăng nhanh nhất (tăng khoảng 10% trong 5 năm qua).

WB nhận định, áp lực huy động để đảo nợ vẫn còn lớn với khoảng 50% nợ trong nước của Việt Nam sẽ đáo hạn trong 3 năm tới.

Tang truong GDP khong theo kip tang truong no cong 
 
Tranh biếm họa nợ công Việt Nam nặng gánh vì tăng trưởng ảo.

Theo GS.TS Đinh Trọng Thịnh, khi kinh tế tăng trưởng thì Việt Nam sẽ có cơ hội để trả nợ công.

Tuy nhiên, tăng trưởng như hiện nay của Việt Nam lại có vấn đề. Đó là tăng trưởng vẫn theo hình thức cũ, mở rộng đầu tư vốn để đạt tăng trưởng.

Hiện giới hạn về nợ công, nợ nước ngoài của Việt Nam đang mấp mé các chỉ số nguy hiểm. Nếu tiếp tục kéo dài như hiện nay, chỉ cần 2-3 năm tới chúng sẽ thành vấn đề rất lớn đối với nền kinh tế và lúc đó Việt Nam sẽ phải trả cái giá rất đắt cho việc làm của ngày hôm nay.

Với hình thức tăng trưởng đang áp dụng hiện nay, nền kinh tế khó phát triển bền vững, nguy cơ lạm phát, vỡ nợ... sẽ xảy ra trong thời gian không xa.

"Nếu nới lỏng chi tiêu công, về lâu dài, là nguồn cơn gây thâm thủng ngân sách nhà nước. Khi ấy sẽ phải đi vay để bù đắp và nó sẽ đẩy nợ công nói chung và nợ nước ngoài nói riêng lên cao, dẫn đến khả năng khó trả nợ, thậm chí không trả được nợ.

Nếu tiếp tục mở rộng tín dụng, đó là việc làm cần thiết để có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng, nhưng đi kèm đó là nhiều vấn đề. Khi nới lỏng tín dụng sẽ dẫn đến việc cho vay dễ dàng hơn, khả năng xuất hiện nợ xấu lớn hơn và thực tế cho thấy mức nợ xấu đã tăng lên.

Mở rộng tín dụng cũng đẩy lạm phát tăng cao và lạm phát những tháng vừa qua đã có chiều hướng tăng lên" - ông Thịnh phân tích.

Vị chuyên gia cho rằng, để có khả năng trả được nợ công, PGS.TS Đinh Trọng Thịnh đề xuất các giải pháp.

Một là, Việt Nam cần thay đổi mô hình đầu tư phát triển sản xuất kiểu cũ sang mô hình phát triển dùng khoa học công nghệ, năng suất lao động cao áp dụng vào sản xuất.

Hai là, cải cách hành chính, cắt giảm các nhân sự thừa để cắt gọt bộ máy.

Ba là, phải có quyết tâm về thu hút đầu tư nước ngoài. Ở đây, phải cân đong, đo đếm lợi ích, hiệu quả của thu hút đầu tư nước ngoài, có như vậy mới làm đầu tư nước ngoài trở thành động lực và có tính lan tỏa trong nền kinh tế, làm cho nền kinh tế phát triển và nhiều doanh nghiệp trở thành mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Bốn là, phải xem xét việc xử lý các DNNN để nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực này. Việc cải tổ cơ chế quản lý DNNN là bài toán khó khăn nhưng phải làm, cùng với hoạt động đẩy mạnh cổ phần hóa, thậm chí bán DNNN không cần nắm để có nguồn tiền để kinh doanh.

Năm là, Việt Nam phải tính chuyện đi vay để trả nợ vay nhưng phải cân nhắc, tính toán để việc tái cấu trúc nợ vay nằm trong khuôn khổ, giới hạnh chấp nhận được.

Sáu là, động lực của nền kinh tế thị trường vẫn là sự phát triển của kinh tế tư nhân. Việc cổ phần hóa, bán doanh nghiệp cho khu vực tư nhân, đặt ra các yêu cầu về thủ tục hành chính, giảm điều kiện kinh doanh phải hướng đến việc tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp tư nhân phát huy được hiệu quả, đóng góp lớn hơn cho nền kinh tế.

Luật hóa để nhanh trả nợ công

PGS.TS Phạm Quý Thọ, Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách và Phát triển cho hay, xu hướng tăng nợ công trong khoảng 3-4 năm gần đây có tốc độ gấp 3 -4 lần tăng trưởng GDP.

Nợ xấu và nợ công của Việt Nam là những vấn đề rất cấp bách hiện nay đối với nền kinh tế trong chính sách tái cơ cấu, tăng trưởng thu nhập quốc dân, trở thành nguồn tham nhũng lãng phí.

Vị chuyên gia thừa nhận để xử lý được những vấn đề của nợ công rất khó.

Ông đề nghị, trước hết, phải luật hóa rõ ràng để giải quyết nợ côn, ở mức cao hơn so với trước đây. Chẳng hạn, trước đây là nghị định, giờ xây dựng luật để nâng cao tính hiệu lực.

Con số nợ công cần phải được xác định chính xác, có thể từ nhiều nguồn, nhiều tiêu chí đánh giá, phân loại khác nhau trên thế giới cũng như khu vực và Việt Nam, hoặc một nhóm nước có cách quản lý kinh tế tương đồng.

Việc công khai, nhìn thẳng sự thật ở đây phải dựa trên những yếu tố này. Chẳng hạn, cách phân loại nợ công, các nước tính nợ DNNN là nợ công quốc gia hay tách riêng...

Thứ hai, phải có nguồn lực. Việt Nam đừng chỉ trông chờ đi vay ngắn để trả dài, đáo hạn như thời gian qua mà phải có nguồn lực thật, lấy từ những nguồn lực được sinh ra trong nước nhờ tăng trưởng, làm ăn hiệu quả. Đặc biệt là nguồn lực huy động từ người dân, doanh nghiệp của các thành phần kinh tế, nhất là doanh nghiệp tư nhân.

Phải nâng cao sự tín nhiệm quốc gia trên trường quốc tế thì mới huy động được nguồn lực quốc tế, thu hút thêm vốn đầu tư, từ đó tạo nguồn thu cho đất nước để trả nợ.

Cuối cùng, lập lại trật tự trong thu chi ngân sách, hoàn thiện, nâng cao điều hành của Chính phủ, trong đó tiếp tục phát huy công khai, minh bạch, trách nhiệm giải trình, đặc biệt phải lưu ý trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu. Phải luật hóa việc này để ai làm sai thì kỷ luật ngay theo luật.

Cúc Phương - Theo baodatviet

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness