TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 63
  • Hôm nay: 1183
  • Tháng: 7922
  • Tổng truy cập: 5141241
Chi tiết bài viết

The Economist: Làm thế nào để chuẩn bị cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới?

Đã qua một thập kỷ kể từ suy thoái toàn cầu 2007-2008, mối lo ngại về một giai đoạn khủng hoảng có tính chu kỳ tiếp theo đang ngày càng dâng cao trong giới chuyên môn kinh tế.

The Economist: Làm thế nào để chuẩn bị cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới?

Mọi chuyện sẽ tệ đến mức nào?

Giai đoạn 2008-2009, hiệu ứng domino đã xảy ra khiến cả thị trường tài chính cũng như bức tranh kinh tế đều nhuốm một màu u tối. Lần này, những nguy cơ về tác động của suy thoái có lẽ sẽ không thực sự lớn đến như vậy, nhưng chúng cũng đủ để chúng ta có thể thấy tăng trưởng GDP cũng như hoạt động thương mại đang ngày càng chậm lại.

Nguy cơ thực sự, chính là ở việc thiếu sự chuẩn bị cần thiết, và thiếu sự hợp tác giữa các nền kinh tế để chung tay giải quyết vấn đề này. Tranh chấp giữa các quốc gia ban đầu sẽ chỉ dẫn đến sự sụt giảm nhẹ, nhưng dần dần, ảnh hưởng của nó sẽ phình to ra và ngày càng phức tạp hơn trong một hoặc hai năm tới.

Vậy thì suy thoái sẽ bắt đầu ở đâu? 

Không khó để đoán, suy thoái sẽ bắt nguồn từ nền kinh tế lớn nhất thế giới - Hoa Kỳ: bong bóng bất động sản vỡ tung, thị trường tài chính hoảng loạn. 

Sau đó, các tác động sẽ lan rộng đến các nền kinh tế mới nổi. Hiện nay, các quốc gia mới nổi đang sản xuất ra sản lượng chiếm tỷ trong cao trong nền kinh tế toàn cầu hơn bao giờ hết. Họ đã và đang trải qua giai đoạn bản lề trong vòng 10 năm qua, mọi sự với họ đều có tính toán.

Chúng ta cũng hoàn toàn có lý do để lo ngại về châu Âu, đặc biệt là Ý, nơi khoản nợ công bắt đầu trở nên khổng lồ và khó kiểm soát, thị trường vô cùng hoang mang: thanh toán khoản nợ đó ra sao? Nước Ý có thể là mầm mống cho khủng hoảng nợ toàn châu Âu lần nữa, giống với cuộc khủng hoảng mà chúng ta thấy cách đây nửa thập kỷ.

The Economist: Làm thế nào để chuẩn bị cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới? - Ảnh 1.

Thế giới đã chuẩn bị cho điều đó chưa? Công cụ mà các chính phủ đã từng sử dụng để chống lại suy thoái sẽ không còn hiệu quả cho lần này, hay thậm chí là lần sau nữa. 

Lãi suất sẽ bị kìm xuống rất thấp, chúng ta thường sẽ dựa vào ngân hàng trung ương như một cách duy nhất để đẩy lãi lên, qua đó thúc đẩy chi tiêu, thúc đẩy tăng trưởng. Sẽ rất nhanh thôi, chúng ta sẽ phải chuyển sang một phương pháp rất tồi: in tiền để mua trái phiếu. Cách nới lỏng định lượng mà lần trước ta đã dùng, sẽ được áp dụng lại một lần nữa. Nhưng cách làm đó là vô cùng rủi ro và gây tranh cãi về mặt chính trị.

Đối với mỗi quốc gia, vấn đề là các chính phủ đôi khi có quá nhiều đảng phái. Chủ nghĩa dân chủ, chủ nghĩa dân tộc,... sẽ rất khó để có thể đi đến thống nhât cuối cùng. Cái chúng ta cần là sự thay đổi lớn về chính sách của quốc gia đó, nhưng rồi sẽ dấy lên sự phản đối khắp nơi, giống như những gì chúng ta đang thấy ở tổng thống Donald Trump, ở nước Mỹ hay ở chủ tịch Tập và đất nước của ông. Chính sách thuế nhập khẩu gây tranh cãi đã dẫn đến một cuộc chiến tiền tệ, khiến Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ khó khăn hơn trong việc đối mặt với cuộc khủng hoảng tiếp theo. 

The Economist: Làm thế nào để chuẩn bị cho khủng hoảng kinh tế toàn cầu sắp tới? - Ảnh 2.

Các nhà kinh tế học đã chỉ ra một vài bước để chuẩn bị cho suy thoái toàn cầu. Trước tiên, chính phủ cần thay đổi các chính sách mục tiêu của ngân hàng trung ương. Chúng ta đều biết rằng, lạm phát thấp sẽ không mang lại sức mạnh để ngân hàng trung ương chiến đấu với khủng hoảng trước khi lãi suất bị tụt xuống chạm sàn. 

Các quốc gia cũng nên giải quyết ngay vấn đề ngân sách, đồng nghĩa với việc chuẩn bị một vài giải pháp để kích cầu nền kinh tế trước khi mọi chuyện dần tồi tệ hơn. Nếu làm tốt bước này, họ sẽ không phải giải trình trước quốc hội và nghị viện về việc có nên nên mở rộng tài khóa hay không. 

Điều quan trọng nhất chính là các chính phủ cần phối hợp với nhau vì tất cả đều có trách nhiệm trong việc giải quyết khủng hoảng.

Những năm 1930, ta đã từng chứng kiến những hàng rào thuế quan khổng lồ, những cuộc chiến tranh tiền tệ căng thẳng và những cuộc chiến một mất một còn. Rõ ràng chúng chẳng đưa ta đến một viễn cảnh tốt đẹp nào, tất cả đều kết thúc trong tồi tệ. Đó là hậu quả khi ta chống lại nhau, thay vì thỏa thuận.

Thái Trang - Theo Trí thức trẻ/The Economist

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness