TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 63
  • Hôm nay: 535
  • Tháng: 7274
  • Tổng truy cập: 5140593
Chi tiết bài viết

Thiếu cầu, khu Đông Sài Gòn kẹt cứng

Không chỉ đường hầm vượt sông Sài Gòn kẹt cứng, gần đây nhiều tuyến đường huyết mạch nối khu Đông Sài Gòn vào trung tâm TP.HCM đang ùn tắc nghiêm trọng do thiếu cầu, đường.

Khu Đông Sài Gòn gồm các quận 2, 9, Thủ Đức ngày càng phát triển mạnh, nhiều dự án bất động sản được xây mới, dân cư chuyển dịch về khu này sống, tập trung đông đúc.

Hướng nào cũng tắc

Anh Phạm Khánh Hoàng (30 tuổi, kỹ sư IT làm ở quận 1) đang ở 1 căn hộ mới xây trên đường Đỗ Xuân Hợp (quận 9) hàng ngày phải đi vào trung tâm TP để làm việc. 

Anh Hoàng cho biết trước đây đi hướng Xa lộ Hà Nội qua cầu Sài Gòn rất chậm do ùn tắc ở đoạn Nguyễn Hữu Cảnh và Tôn Đức Thắng. Chuyển qua đi đường Mai Chí Thọ dẫn vào đường hầm sông Sài Gòn để vào trung tâm quận 1 cũng chịu cảnh kẹt cứng, ùn tắc vào mỗi giờ cao điểm. 

Theo anh Hoàng, đây là tuyến đường mới, rộng, kết nối thuận lợi với khu dân cư mới hình thành ở quận 2, 9, Thủ Đức, nên người dân lựa chọn di chuyển khá lớn.

Hầm Thủ Thiêm thời gian gần đây thường xuyên ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: Lê Quân. 

Ở hướng xa lộ Hà Nội, tại nút giao ngã tư Thủ Đức, MK, Bình Thái, cầu vượt An Phú cũng thường xuyên ùn tắc. Đây là tuyến đường tập trung các loại xe đầu kéo container chở hàng hóa, dịp cuối năm tăng mạnh nên mật độ ùn tắc ngày càng nghiêm trọng.

Dù ngành giao thông đã làm cầu vượt thép ở Ngã tư Thủ Đức, mở rộng xa lộ Hà Nội, nhưng chừng ấy cũng không đáp ứng kịp sự phát triển về số lượng phương tiện của người dân trong thời gian qua.

Hướng di chuyển còn lại của khu Đông Sài Gòn vào TP chính là đường Nguyễn Văn Đồng, quốc lộ 13 qua cầu Bình Triệu, theo đường Đinh Bộ Lĩnh vào trung tâm TP. Tuyến đường này cũng thường xuyên ùn tắc ở ngay nút giao trạm thu phí cũ hay bến xe Miền Đông.

Tuyến đường Đinh Bộ Lĩnh cũng đang quá tải, căng thẳng so với lượng xe di chuyển qua đây khá lớn. Theo kế hoạch của Sở GTVT, đầu năm 2018 sẽ chuyển bến xe Miền Đông ra quận 9 nhưng đến nay bến xe mới vẫn chưa hoàn thành.

Các tuyến đường, cầu kết nối giữa khu Đông Sài Gòn với trung tâm TP.HCM. Đồ họa: Minh Trí. 

Ở chiều ngược lại, người dân từ trung tâm TP ra cầu Bình Triệu thường xuyên chịu cảnh xe máy, ôtô chậm chạp di chuyển qua đoạn chưa đầy 2 km trên đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, từ Hàng Xanh ra đến đường Phạm Văn Đồng.

Tuyến đường Phạm Văn Đồng kết nối với Phan Văn Trị, Lê Quang Định, vòng xoay Nguyễn Thái Sơn cũng chịu cảnh đông đúc, ùn tắc vào giờ cao điểm buổi sáng và chiều tối.

Nhiều giải pháp nhưng chậm triển khai

Theo KTS Ngô Viết Nam Sơn, việc chậm triển khai các dự án cầu, đường kết nối khu Thủ Thiêm với trung tâm TP là nguyên dân dẫn đến ùn tắc ở đường hầm sông vượt Sài Gòn. 

Còn TS Phạm Sanh cho rằng các dự án cầu đường đã được quy hoạch đầy đủ; tuy nhiên, vì nhiều lý do mà các dự án thi công chậm hay chậm triển khai, khiến cho sự phát triển chưa đồng bộ. Trong lúc dân cư đông, phương tiện tăng cao, nhu cầu sử dụng cầu đường lớn mà hạ tầng không đáp ứng kịp nên mới xảy ra kẹt xe, ùn tắc. 

Chuyên gia giao thông Phạm Sanh cho biết ngành giao thông TP cũng cần đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành sớm đường dẫn kết nối từ đường Mai Chí Thọ lên cầu Thủ Thiêm 1 để giúp người dân có thêm lựa chọn ra/vào TP qua cầu Thủ Thiêm 1.

"Trong lúc các cầu Thủ Thiêm 2, 3,4 chưa có thì cầu Thủ Thiêm 1 kết nối đường Nguyễn Hữu Cảnh với khu đô thị Thủ Thiêm cũng sẽ giúp giảm tải áp lực cho đường hầm vượt sông Sài Gòn. Khi metro đi vào hoạt động và bến xe Miền Đông dời ra ngoại ô sẽ giúp các cửa ngõ phía đông thông thoáng", ông Sanh dự báo.

Bến xe miền Đông chưa thể chuyển về quận 9 khiến giao thông qua tuyến đường Đinh Bộ Lĩnh, Xô Viết Nghệ Tĩnh vốn nhỏ, hẹp nay càng ùn tắc nghiêm trọng. Ảnh: Lê Quân. 

Hiện nay, ngành giao thông TP.HCM triển khai gấp rút nhiều giải pháp công trình nhằm kết nối giao thông giữa khu Đông Sài Gòn với trung tâm TP. Trong đó có nhiều dự án đang triển khai và sắp được thực hiện.

Ở hướng di chuyển qua hầm sông Sài Gòn, nhằm giảm áp lực cho hầm Thủ Thiêm, TP đang xây dựng cầu Thủ Thiêm 1 từ năm 2015 và dự kiến hoàn thành vào năm 2019. Đây là cây cầu kết nối quan trọng, trực tiếp trung tâm TP với khu đô thị Thủ Thiêm nói riêng và khu Đông Sài Gòn nói chung.

Ngoài ra, 2 cầu Thủ Thiêm 3, 4 cũng được Thủ tướng phê duyệt và TP.HCM đã chuẩn bị các thủ tục, hồ sơ để tiến hành kêu gọi nhà đầu tư hợp tác xây dựng theo hình thức BT hoặc BOT.

Cũng ở hướng di chuyển này, ở vành đai ngoài, nút giao thông Mỹ Thủy cũng đã thi công, cầu nối đường Mai Chí Thọ qua đảo Kim Cương cũng đã được khởi công, cầu Cát Lái nối quận 2 với huyện Nhơn Trạch đã được Thủ tướng phê duyệt, hầm chui nút giao An Phú cũng đã được UBND TP báo cáo với Bộ Kế hoạch đầu tư xin ý kiến Thủ tướng.

Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đang mở rộng tuyến xa lộ Hà Nội, dần hoàn thành dự án Metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên và hầm chui, nút giao Đại học Quốc gia sắp khánh thành sẽ giúp cho lượng giao thông qua xa lộ Hà Nội sẽ thông thoáng hơn.

Cầu Thủ Thiêm 2 dự kiến khánh thành và đưa vào sử dụng vào năm 2019 nối khu đô thị Thủ Thiêm với trung tâm quận 1. Ảnh: Sở GTVT. 

Theo Sở Giao thông vận tải TP.HCM, trong quy hoạch về giao thông vận tải TP.HCM đã được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2007 (điều chỉnh bổ sung vào năm 2013), TP.HCM cần xây dựng 21 cầu và hầm vượt sông kết nối đôi bờ sông Sài Gòn để đáp ứng nhu cầu hạ tầng giao thông. 

Đến nay đã có 14 cầu và hầm được xây dựng, đưa vào sử dụng. TP.HCM sẽ tiếp tục xây dựng mới 7 cây cầu, trong đó riêng cầu bắc qua sông Sài Gòn nối khu trung tâm với khu đô thị mới Thủ Thiêm (quận 2) có 3 cây cầu: Thủ Thiêm 2 (nối từ quận 1), Thủ Thiêm 3 (nối từ quận 4) và Thủ Thiêm 4 (nối từ quận 7).

Ngoài ra, sẽ xây thêm các cầu Phú Thuận (đường vành đai 4), cầu Bình Gửi (đường vành đai 3), cầu Bình Quới (quận Thủ Đức), cầu Rạch Các 3 cho tuyến đường sắt đôi ra cảng Hiệp Phước (huyện Nhà Bè). 

Phước Tuần -  Theo Zing

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness