TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 60
  • Hôm nay: 789
  • Tháng: 7528
  • Tổng truy cập: 5140847
Chi tiết bài viết

Thủ tướng sẽ quyết “siêu dự án” Bình Quới

Hiện vẫn chưa biết khu đô thị rộng 426 ha của hơn 3.100 hộ dân này chừng nào mới khởi động.

Được UBND TP.HCM phê duyệt từ 25 năm trước, dự án Khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa, quận Bình Thạnh đã trải qua hai đời chủ đầu tư “chính danh” nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai. Năm 2015, liên danh Bitexco - Emaar Properties được chọn là nhà đầu tư dự án. Người dân bị ảnh hưởng bởi dự án “treo” chưa kịp mừng thì đột nhiên nhà đầu tư ngoại đến từ Trung Đông này bỗng nhiên rút lui.

Nhiều lần mừng hụt

Ông Nguyễn Văn Bảy, ngụ 487/71 Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh, là một cư dân lâu năm ở đây. Ông cho biết căn nhà gần 50 năm tuổi của ông nay đã xuống cấp trầm trọng. Ông Bảy kể trong hơn hai chục năm qua, gia đình ông đã không biết bao lần mất ngủ mỗi khi có mưa lớn hay triều cường. Nước bên ngoài ùa vào nhà như sông. Đồ đạc cứ trôi ngổn ngang, riết rồi ông cũng không dám mua sắm đồ đạc gì vì bàn ghế gỗ cũng đã mục và hư hao vì ngậm nước.

“Năm 1991, trước khi có “lệnh” quy hoạch một năm, tôi đã lặn lội xuống Đồng Nai mua gạch tốt về để xây nhà. Chưa kịp làm thì nghe tin có dự án. Nghĩ nếu mình bỏ tiền ra xây nhà, mai mốt người ta thực hiện dự án rồi cũng ủi đi nên tôi không làm nữa và ngồi chờ dự án. Ngờ đâu suốt 25 năm nay, dự án thì không thấy đâu mà nhà tôi có muốn xây dựng, sửa chữa gì cũng không được” - ông Bảy kể. So sánh với khu Thảo Điền, quận 2, ông Bảy ngậm ngùi vì theo ông, khu Thảo Điền và Bình Quới - Thanh Đa ngày xưa đều có xuất phát điểm như nhau. “Vậy mà giờ Thảo Điền đã là một đô thị giàu sang bậc nhất ở quận 2, trong khi đó Bình Quới - Thanh Đa thì vẫn là đồng chua nước mặn” - ông Bảy nói.

Thủ tướng sẽ quyết “siêu dự án” Bình Quới - ảnh 1
Gia đình ông Nguyễn Văn Bảy sống trong căn nhà được xây dựng từ năm 1972, đến nay đã xuống cấp. Ảnh: VIỆT HOA

Bản thân ông Bảy do nhu cầu bức xúc về nhà ở đã có lần ông làm liều xây đại căn nhà trong khuôn viên đất để cho con cháu nhưng bị phát hiện và phạt 12,5 triệu đồng. Cũng theo ông Bảy, nhiều lần nghe tin có chủ đầu tư, vui mừng và hy vọng không được bao lâu thì lại hay tin họ bỏ cuộc. Mới đây lại nghe tin có chủ đầu tư mới rồi họ lại bỏ cuộc, ông Bảy cũng như hàng ngàn hộ dân phường 28 lại ngán ngẩm gấp bội.

25 năm “đóng băng”

Theo quy định, nhà đất nằm trong quy hoạch thì không được xây dựng nên việc xây dựng tại phường 28 gần như “đóng băng”. Tại cuộc họp với phó chủ tịch UBND TP hồi giữa tháng 7-2017, ông Dương Hồng Thắng, Phó Chủ tịch UBND quận Bình Thạnh, báo cáo những khó khăn của người dân trong quy hoạch khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa. Ông Thắng cho biết người dân không được chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, xây dựng nhà cửa rất nhiều năm nay mà dự án mãi không thực hiện khiến người dân rất bức xúc.

Ông Thắng kiến nghị: “TP sớm trình Thủ tướng chấp thuận chủ đầu tư dự án. Còn nếu không thì giải quyết cho người dân được cấp giấy phép xây dựng có thời hạn để xây, sửa nhà ổn định cuộc sống”. Đại diện quận Bình Thạnh cũng cho hay dự án này đã đưa vào kế hoạch sử dụng đất từ năm 2016 nhưng chưa thể khởi động bởi nhà đầu tư Emaar Properties xin rút lui vào cuối năm 2016.

Đang trình Thủ tướng

Trả lời câu hỏi của PV Pháp Luật TP.HCM về tiến độ dự án này tại buổi họp báo về tình hình kinh tế-xã hội sáu tháng đầu năm 2017, Chánh Văn phòng UBND TP Võ Văn Hoan khẳng định hiện nhà đầu tư nước ngoài đã rút lui.

Ông Hoan cho biết việc nhà đầu tư ngoại rút lui không phải là tiền lệ và đây cũng là một khó khăn của TP. “Đối với nhà đầu tư nước ngoài, cái khó của chúng ta hiện nay chính là trả lời mấy câu hỏi của họ: Một là khi nào anh giao đất sạch (vì họ có sẵn tiền nên chỉ muốn đầu tư ngay chứ không phải là vô mới đi làm bồi thường). Thứ hai là tổng mức đầu tư, chi phí cụ thể là bao nhiêu. Hiện nay đây là cái vướng nhất. Các nhà đầu tư nước ngoài thường đi vào được một thời gian rồi rút” - ông Hoan nói.

Theo ông Hoan, hiện nay UBND TP đang trình Thủ tướng chấp thuận để Bitexco tiếp tục làm nhà đầu tư dự án với tổng mức bồi thường lên đến hơn 30.000 tỉ đồng. Trả lời câu hỏi về năng lực của Bitexco, lãnh đạo Văn phòng UBND TP khẳng định: “TP tiếp tục triển khai dự án này để làm sao tạo cho người dân ở khu vực đó và cho TP có một khu đô thị khang trang, hiện đại, vừa phục vụ người dân tại chỗ, vừa phục vụ đầu tư phát triển lâu dài. Hiện nay dự án này đã có báo cáo Thủ tướng để lựa chọn nhà đầu tư. Quan điểm của TP là để cho nhà đầu tư cũ tiếp tục triển khai thực hiện dự án vì nếu làm lại thì mất ít nhất năm năm nữa mới có nhà đầu tư mới và phải làm lại thủ tục từ đầu” - ông Hoan nói. 

Đầu tháng 4-2017, trao đổi với PV Pháp Luật TP.HCM, bà Trần Thị Mỹ Dung, Phó Giám đốc Công ty Bitexco, khẳng định doanh nghiệp này đủ khả năng tài chính để đầu tư xây dựng khu đô thị này. Hiện doanh nghiệp này cũng đang phải chờ TP hoàn thiện pháp lý để triển khai dự án.

_______________________

Những cột mốc thời gian

- Năm 1992: UBND TP phê duyệt dự án.

- Năm 2004: UBND TP giao cho Tổng Công ty Đầu tư xây dựng Sài Gòn làm chủ đầu tư xây dựng dự án.

- Năm 2010: Thu hồi quyết định giao đất và giao Bitexco làm quy hoạch phân khu xây dựng tỉ lệ 1/2000.

- Tháng 9-2011: Thủ tướng Chính phủ đã có công văn chấp thuận chủ trương lựa chọn chỉ định nhà đầu tư thực hiện dự án như đề nghị của UBND TP.HCM.

- Tháng 11-2015: TP.HCM phê duyệt kết quả chỉ định liên danh Công ty TNHH Tập đoàn Bitexco - Công ty Emaar Properties PJSC là nhà đầu tư thực hiện dự án.

- Tháng 10-2016: Bitexco và Emaar đã ký thỏa thuận chấm dứt liên danh và Emaar rút khỏi dự án.

 VIỆT HOA - Theo Plo

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness