TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 12
  • Hôm nay: 2186
  • Tháng: 12464
  • Tổng truy cập: 5157729
Chi tiết bài viết

Tiết kiệm của dân cư không còn bao nhiêu

Thông cáo báo chí về kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2020 của Tổng cục Thống kê(1) cho biết thu nhập bình quân đầu người một tháng chung cả nước năm 2020 theo giá hiện hành đạt khoảng 4,2 triệu đồng. Như vậy, năm 2020, tổng thu nhập của dân cư xấp xỉ 5 triệu tỉ đồng, chiếm khoảng 79% GDP (GDP ước đạt 6,3 triệu tỉ đồng).

Tính toán từ các số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, tổng thu nhập của dân cư vẫn lớn hơn chi tiêu khoảng 1,6 triệu tỉ đồng, tức khoảng 25% GDP.

Diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức cao nhất chưa từng thấy. Ảnh: N.K

Trong quí 3 và chín tháng đầu năm 2021, diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 đã khiến cho tình hình lao động việc làm tồi tệ hơn. Số người có việc làm giảm sâu so với quí trước và cùng kỳ năm trước, tỷ lệ thất nghiệp và thiếu việc làm tăng lên mức cao nhất chưa từng thấy.

Thu nhập bình quân tháng của người lao động sụt giảm nghiêm trọng so với quí trước và cùng kỳ năm trước. Do đó, thông cáo báo chí về lao động và việc làm quí 3 và chín tháng đầu năm 2021 cho thấy thu nhập bình quân tháng của người lao động là 5,9 triệu đồng(2) là chưa rõ ràng. Cụ thể, ước tính tổng thu nhập của người lao động chín tháng đầu năm 2021 là bao gồm thu nhập từ sản xuất (2,9 triệu tỉ đồng) và thu nhập ngoài sản xuất (từ sở hữu và từ chuyển nhượng – khoảng 3,3 triệu tỉ đồng). Tính ra sẽ thấy thu nhập bình quân đầu người/tháng (theo dân số) khoảng 2,7 triệu đồng/tháng, thấp hơn thu nhập bình quân đầu người/tháng năm 2020 khoảng 1,5 triệu đồng.

Khơi thông dòng chảy cho chuỗi cung ứng không chỉ đối với hàng hóa mà cả ngươi dân. Lưu thông quan trọng với nền kinh tế tới mức trong hệ thống các bảng cân đối vật chất (Material product system) trước đây Karl Heinrich Marx tuy không chấp nhận các ngành dịch vụ nhưng vẫn phải chấp nhận khâu lưu thông (vận tải và thương mại) trong nền kinh tế.

Cũng theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chi tiêu dùng cuối cùng của hộ gia đình ước chín tháng năm 2021 là 3,38 triệu tỉ đồng. Như vậy khoản tiền dư ra của khu vực thể chế hộ gia đình là âm khoảng 0,08 triệu tỉ đồng. Đại dịch Covid-19 và cách chống dịch đã làm sức dân thực sự bị bào mòn trầm trọng và cuộc sống rất trầm luân, không còn đồng tiền dư nào đâu.

Đợt dịch Covid-19 lần thứ 4 đã bào mòn sức dân ghê gớm, sau những đợt phong tỏa người dân và nền kinh tế gần như kiệt quệ cả về tiền bạc và tinh thần. Dường như những khẩu hiệu, những hình ảnh rất đẹp đẽ trên truyền hình và các phương tiện truyền thông đại chúng khác không đến được tất cả những người cần giúp.

Những gói quà hoặc túi đồ ăn an sinh giúp những người đói khát đến được với bao nhiêu người và giúp họ duy trì được bao lâu? Còn những ngày còn lại của những đợt phong tỏa tưởng chừng như vô tận thì sao? Cảnh tượng hàng trăm ngàn người dân tháo chạy về quê dưới gió mưa khỏi nơi mà có lúc họ đã nghĩ rằng có thể là chốn dung thân thật đau lòng.

Chính phủ không muốn ai bị bỏ lại phía sau nhưng cách làm của các địa phương thực tế đã đẩy hàng trăm ngàn người dân vào cảnh bần cùng, sự trầm luân của những người dân này không một ngôn từ nào có thể diễn tả.

Theo số liệu của ADB, những năm gần đây tỷ lệ đầu tư toàn xã hội chiếm khoảng 32-34% GDP trong khi tiết kiệm quốc gia chiếm trong GDP ngày càng nhỏ. Năm 2010 tỷ lệ tiết kiệm quốc gia so với GDP khoảng 30%, ngang với tỷ lệ tích lũy gộp tài sản trong GDP. Từ năm 2011-2014, tỷ lệ tiết kiệm quốc gia so với GDP cao hơn tỷ lệ tích lũy gộp so với GDP, nhưng từ đó đến nay tỷ lệ tiết kiệm quốc gia nhỏ hơn tỷ lệ tích lũy gộp tài sản so với GDP và càng nhỏ hơn nữa nếu so với tỷ lệ đầu tư toàn xã hội so với GDP.

Tỷ lệ giữa đầu tư so với GDP và tiết kiệm quốc gia so với GDP chênh lệch khoảng từ 6-8 điểm phần trăm (xem biểu đồ). Tỷ lệ này giữ được như vậy là do đóng góp của tiết kiệm trong khu vực hộ gia đình, nhưng nay tiết kiệm của khu vực này bị bào mòn khiến tỷ lệ tiết kiệm quốc gia so với GDP và tỷ lệ đầu tư so với GDP giãn cách xa hơn nữa và nguồn lực của quốc gia ngày càng suy yếu.

Trong phát triển kinh tế cần phải thấy yếu tố con người là quan trọng nhất, không nên chỉ chú trọng đến luồng tiền mà xem nhẹ yếu tố con người!

Điều quan trọng nhất để nền kinh tế phục hồi là cần nhanh chóng khơi thông dòng chảy cho chuỗi cung ứng không chỉ đối với hàng hóa mà cả người dân. Lưu thông quan trọng với nền kinh tế tới mức trong hệ thống các bảng cân đối vật chất (Material product system) trước đây Karl Heinrich Marx tuy không chấp nhận các ngành dịch vụ nhưng vẫn phải chấp nhận khâu lưu thông (vận tải và thương mại) trong nền kinh tế. Chỉ cho hàng hóa lưu thông thì nền kinh tế như người đau chân. Nhà nước Việt Nam là một nhà nước thống nhất không phải nhà nước liên bang, các chính sách cần nhất quán, các tỉnh không thể đưa ra các chính sách riêng đi ngược lại với chính sách của trung ương.

Thật may mắn khi Chính phủ ban hành Nghị quyết 128 quy định lại các cấp độ dịch, cũng như biện pháp phòng chống dịch. Tuy nhiên, có điều đáng buồn là một số tỉnh/thành phố gần như công khai không chấp hành bằng cách vẫn tiếp tục giữ nguyên các biện pháp kiểm soát chặt chẽ ở các chốt liên tỉnh khiến dư luận rất bức xúc cho rằng phép nước không nghiêm.

———–

(1) https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/07/thong-cao-bao-chi-ve-ket-qua-khao-sat-muc-song-dan-cu-nam-2020/

(2) https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-so-lieu-thong-ke/2021/10/thong-cao-bao-chi-tinh-hinh-lao-dong-viec-lam-quy-iii-va-9-thang-nam-2021/

Bùi Trinh - Theo Kinh tế Sài Gòn Online

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness