TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 57
  • Hôm nay: 753
  • Tháng: 7492
  • Tổng truy cập: 5140811
Chi tiết bài viết

Trump mời Putin đến Nhà Trắng có làm Trung Quốc đi theo con đường Triều Tiên?

Thời báo Hoàn Cầu chỉ nhìn thấy hiện tượng Donald Trump lội ngược dòng "bão lửa" cải thiện quan hệ Nga - Mỹ mà không thấy bản chất đằng sau đó là gì.

Xã luận Thời báo Hoàn Cầu ngày 20/7 có bài viết đáng chú ý: "Trung Quốc có thể học hỏi từ sự tôn trọng của Donald Trump đối với Nga".

Thời báo Hoàn Cầu nhận định, trong bối cảnh truyền thông Hoa Kỳ sôi sục chỉ trích cuộc họp thượng đỉnh Donald Trump - Vladimir Putin ở Helsinki, Phần Lan, ngày thứ Năm 19/7 Nhà Trắng thông báo:

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã mời Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Washington vào mùa thu này!

Thái độ vững chắc của Donald Trump trong cải thiện quan hệ Nga - Mỹ bất chấp mọi phản đối, theo Thời báo Hoàn Cầu là vì Nga có vũ khí hạt nhân.

Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Helsinki, Phần Lan, ảnh: CBC.

Tổng thống Donald Trump nhiều lần nhấn mạnh rằng, Nga và Mỹ là 2 cường quốc hạt nhân lớn nhất thế giới, kho vũ khí hạt nhân 2 nước này cộng lại chiếm tới 90% vũ khí hạt nhân toàn cầu;

Do đó, Mỹ phải chung sống hòa bình với Nga. Bản chất quan hệ Nga - Mỹ đã được ông Donald Trump vạch trần.

Hoàn Cầu nhìn Donald Trump nồng nhiệt với Putin, bất giác ngẫm lại "phận" Trung Quốc

Tuy nhiên, nền kinh tế Nga khá yếu với GDP không nằm trong tốp 10 nền kinh tế hàng đầu thế giới. Nhưng sức mạnh quân sự Nga, đặc biệt là hạt nhân, đã giúp Moscow duy trì vị thế cường quốc toàn cầu.

Nga - Mỹ có xung đột nghiêm trọng ở Trung Đông và châu Âu, nhưng Donald Trump bất ngờ đảo ngược lập trường cứng rắn của Mỹ và "xuống nước" với Vladimir Putin, có thể vì giống như Donald Trump nói, Nga là cường quốc hạt nhân.

Thời báo Hoàn Cầu bình luận:

"Chúng ta biết rằng quan hệ Mỹ - Nga không thể thay đổi qua đêm, bởi vì rất khó để 2 nước có thể thỏa hiệp chiến lược ở châu Âu và Trung Đông. 

Ngay cả khi quan hệ giữa 2 siêu cường này được cải thiện, các ma sát khác có thể xuất hiện và gây xung đột mới trong quan hệ song phương.

Tuy nhiên sự tôn trọng của Donald Trump đối với Nga là đáng chú ý. Donald Trump là người có sức mạnh, và ông coi trọng sức mạnh quân sự, đặc biệt là sức mạnh hạt nhân.

Mỹ đã xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược của mình và đang gây áp lực nhiều hơn. Cuộc chiến thương mại có thể chỉ là khởi đầu, căng thẳng Mỹ - Trung có thể lan sang các lĩnh vực khác.

Chúng tôi tin rằng, trong quá trình này Nhà Trắng sẽ tiếp tục đánh giá về Trung Quốc, bao gồm cả kho vũ khí hạt nhân.

Trung Quốc khác với Nga ở nền kinh tế mạnh mẽ và có nhiều công cụ theo ý mình. Đó là một lợi thế.

Tuy nhiên, quân đội Trung Quốc tương đối yếu, đặc biệt là sức mạnh hạt nhân đứng sau Mỹ.

Đó là một "nỗi đau chiến lược" lớn.

Một quan điểm phổ biến trong số các nhà chiến lược Trung Quốc hiện nay là, chúng ta chỉ cần một số lượng vũ khí hạt nhân vừa đủ; 

Quá nhiều vũ khí hạt nhân vừa làm hao tiền tốn của, lại vừa khiến bên ngoài cảnh giác, dẫn đến sự bấp bênh chiến lược.

Những người có quan điểm này tin rằng, Trung Quốc không cần tăng vũ khí hạt nhân chiến lược, thay vào đó hãy tập trung hiện đại hóa vũ khí hạt nhân để đảm bảo khả năng tấn công của quân chủng Pháo binh 2."

Thời báo Hoàn Cầu tin rằng quan điểm này là một "giải thích sai" về sức mạnh hạt nhân của các nước lớn. Lý do giải thích cho nhận định trên của tờ báo này là:

"Chỉ cần nhìn thái độ khiêu khích của Hoa Kỳ trên Biển Đông và câu hỏi Đài Loan, chúng ta biết rằng sức mạnh hạt nhân của Trung Quốc là không đủ.

Hoa Kỳ bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông và thách thức các hành vi của Trung Quốc vi phạm Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982. Ảnh tàu khu trục USS Dewey trong một hoạt động bảo vệ tự do hàng hải ở Biển Đông, nguồn: The National Interest.

Một phần sự kiêu ngạo chiến lược của Mỹ có thể dựa vào lợi thế hạt nhân tuyệt đối của họ.

Chúng tôi lo ngại rằng một ngày nào đó, Washington sẽ biến sự ngạo mạn này thành khiêu khích quân sự, khi đó Trung Quốc sẽ đối mặt với thách thức rất nghiêm trọng."

Vì vậy, Thời báo Hoàn Cầu tin rằng, Trung Quốc phải đẩy mạnh phát triển vũ khí hạt nhân chiến lược, "phải cho thế giới bên ngoài biết rằng Trung Quốc xác định bảo vệ lợi ích cốt lõi quốc gia bằng sức mạnh hạt nhân"?!

Tờ báo cho rằng việc này cần phải được ưu tiên hàng đầu, là yêu cầu cấp bách.

Kim Jong-un đang tìm cách thoát gánh nặng hạt nhân, Hoàn Cầu xúi Trung Quốc đi theo vết xe đổ

Chúng tôi cho rằng bài xã luận này của Thời báo Hoàn Cầu cho thấy đánh giá chiến lược và trục quan hệ quốc tế Mỹ - Trung - Nga của một bộ phận truyền thông Trung Quốc.

Tất nhiên quan điểm này không phổ biến như chính nhìn nhận của Thời báo Hoàn Cầu, có thể nó không đại diện cho Trung Nam Hải và đi ngược các tuyên bố của Bắc Kinh về vũ khí hạt nhân.

Do đó, chúng tôi xin không bình luận gì về khả năng "hiện thực hóa" tham mưu này của Thời báo Hoàn Cầu, mà chỉ xin trình ra vài lời kiến giải, tại sao Thời báo Hoàn Cầu đưa ra một đề xuất "lạ" như thế.

Thứ nhất, chúng tôi cho rằng Thời báo Hoàn Cầu chỉ nhìn thấy hiện tượng mà không thấy bản chất cuộc họp thượng đỉnh Mỹ - Nga tại Helsinki, cũng như việc Donald Trump mời Vladimir Putin tới Nhà Trắng mùa thu này.

Hoàn Cầu nhìn thấy hiện tượng Tổng thống Donald Trump ghi nhận, Mỹ - Nga là 2 siêu cường hạt nhân, chiếm tới 90% kho vũ khí hủy diệt này của thế giới.

Nhưng bản chất tuyên bố của Tổng thống Donald Trump "Mỹ - Nga cần chung sống hòa bình" không phải là vì ông sợ vũ khí Nga, mà vì ông sợ hòa bình và nhân loại có thể bị hủy diệt.

Đó là một "nỗi sợ nhân văn", và chúng tôi tin điều này được dư luận quốc tế ủng hộ.

Kể cả những người chống Nga ở Mỹ hay chống Mỹ ở Nga điên cuồng đến mức nào, cũng khó có thể bác bỏ thuyết phục lập luận này của Donald Trump.

Thứ hai, có lẽ Thời báo Hoàn Cầu chưa thấy được tại sao chính trường, truyền thông Mỹ có những tiếng nói chỉ trích Donald Trump rất nặng nề về chính sách cải thiện quan hệ Mỹ - Nga;

Thậm chí là những chỉ trích tồi tệ từ chính Đảng Cộng hòa, những vị thượng nghị sĩ có tên tuổi và ảnh hưởng nhất trong Đảng cũng như Quốc hội, nhưng không ngăn được vị Tổng thống này mời Vladimir Putin tới Nhà Trắng?

Những chỉ trích nhằm vào ngài Donald Trump đều xuất phát từ thông tin Nga can thiệp vào bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016.

Có điều, nếu chú ý một chút là có thể thấy, thời điểm đó cả ứng viên Hillary Clinton lẫn đương kim Tổng thống Barack Obama của Đảng Dân chủ ngoài "cảnh cáo miệng" với Nga, chẳng ai muốn làm to chuyện, chẳng ai kiện hay đòi truy tố.

Quyền lực và thông tin trong tay, Đảng Dân chủ còn chẳng làm gì, chẳng muốn làm gì hoặc chẳng làm được gì Nga, tại sao lúc này lại đổ hết lên đầu ngài Tổng thống Donald Trump?

Phải chăng thời điểm tung ra cáo buộc Nga can thiệp vào bầu cử Mỹ, cả ông Barack Obama lẫn bà Hillary Clinton đều cho rằng những trò can thiệp này chẳng "nhằm nhò" gì. 

Biết đâu phản ứng thái quá, lúc Hillary Clinton thắng cử thì lại khó ăn khó nói khi gặp Vladimir Putin?

Đây phải chăng là lý do chính đến khi bà Hillary Clinton thất cử, điều nằm ngoài dự kiến của dư luận truyền thông Mỹ cũng như quốc tế, ai đó mới lôi thông tin can thiệp bầu cử này ra để thổi bùng lên?

Và nếu chuyện Nga can thiệp, thao túng bầu cử Mỹ là có thật, thì trách nhiệm bảo mật an ninh quốc gia thuộc về nội các Tổng thống Barack Obama và đó mới là những người phải chịu trách nhiệm, chứ sao lại là ông Donald Trump.

Cho nên chúng tôi thiển nghĩ, đây chính là lý do ông Donald Trump tự tin tiếp tục lội ngược dòng "bão lửa" để cải thiện quan hệ Mỹ - Nga. 

Trong khi động lực bảo vệ hòa bình thế giới khỏi nguy cơ hủy diệt vì chiến tranh hạt nhân là điều nhân văn đã thôi thúc ông mạnh mẽ, thì không có lý do gì khiến Donald Trump dừng lại.

Thứ ba, về quan hệ Mỹ - Trung.

Chúng tôi tin rằng kinh tế - thương mại chứ không phải quân sự, sẽ là biện pháp chủ yếu để ngài Donald Trump dập tắt tham vọng bá chủ toàn cầu của Trung Quốc và hiệu chỉnh các hành vi lệch chuẩn của Bắc Kinh.

Sự thiếu niềm tin chiến lược giữa 2 nước Trung - Mỹ là một thực tế. 

Nhưng sự thiếu lòng tin ấy xuất phát từ tham vọng "thay thế Hoa Kỳ" trong giấc mộng Trung Hoa, từ những thủ đoạn khôn vặt mà ông Donald Trump đã chỉ ra - ăn cắp công nghệ Mỹ hòng thay thế Mỹ.

Chẳng riêng gì Mỹ thiếu lòng tin vào Trung Quốc, ngay cả "đồng minh không tuyên bố" như Nga bây giờ cũng đã tỉnh ra: Bắc Kinh đang tìm cách hất cẳng Nga - Mỹ khỏi Trung Đông, châu Phi bằng tiền;

Các nước mục tiêu Vành đai và Con đường ngày càng thấy rõ chính sách "ngoại giao bẫy nợ" và kế "tu hú đẻ trứng" của Trung Hoa;

Các đối tác kinh tế mang lại đầu tư, công ăn việc làm hay cung cấp sản phẩm, dịch vụ đến thị trường Trung Quốc như Hàn Quốc, Nhật Bản, Philippines chắc hẳn không bao giờ quên những bài học về thủ đoạn dùng thương mại gây sức ép chính trị.

Vì thế, ngay cả khi đề xuất của Thời báo Hoàn Cầu được tiếp thu, thì nó chỉ làm Trung Quốc suy yếu chứ không thể mạnh lên.

Bởi lẽ giải thích toạc móng heo theo cách nói của dân gian, thì "chẳng ai muốn dây với hủi". Cho nên, nếu thực sự yêu nước mình, đừng nên đưa ra những khuyến cáo làm xấu hình ảnh đất nước trong con mắt cộng đồng quốc tế.

Nguồn: http://www.globaltimes.cn/content/1111711.shtml

Hồng Thủy - Theo Giáo Dục

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness