TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 37
  • Hôm nay: 1153
  • Tháng: 7892
  • Tổng truy cập: 5141211
Chi tiết bài viết

Trung Quốc nguy cơ"xế chiều" vào năm 2020, không còn sức thách thức Mỹ

Bắc Kinh đang đang châm ngòi cho chiến tranh Biển Đông. Thông qua các hoạt động lấp biển, xây đảo nhân tạo trái phép, Bắc Kinh có thể đặt mình ở vị trí không bị quốc gia nào thách thức, và khi bị thách thức họ sẽ lấy cớ đó để khai chiến, tạp chí Quartz (Mỹ) kết luận.

Trung Quốc nguy cơ"xế chiều" vào năm 2020, không còn sức thách thức Mỹ

Mỹ cảnh báo Trung Quốc châm ngòi cho chiến tranh Biển Đông

Ngày 13/5 vừa qua, Bộ Quốc pḥòng Mỹ đã công bố báo cáo sức mạnh quân sự của Trung Quốc năm 2016. Bản báo cáo đã phân tích tỉ mỉ sức mạnh quân sự của Trung Quốc thông qua các văn bản, bản đồ, số liệu... đồng thời chỉ ra nguy lớn của Biển Đông trong thời gian tới.

Trung Quốc nguy cơ

Theo tin tổng hợp từ nhiều nguồn, cuối tuần qua, bản báo cáo do Lầu Năm Góc công bố đã khiến phía quân đội Trung Quốc “thật sự bất bình và kiên quyết phản đối”. Từ năm 2000, Quốc hội Mỹ đă giao cho Lầu Năm Góc nghiên cứu và công bố Báo cáo xu hướng phát triển của quân sự và an ninh Trung Quốc hàng năm. Cũng chính vì lẽ đó, 16 năm qua, năm nào bản báo cáo này cũng trở thành tâm điểm “khẩu chiến” giữa Mỹ và Trung Quốc. Báo cáo mỗi năm một dày hơn, nội dung đánh giá sự phát triển của quân sự Trung Quốc ngày càng rộng, tuy nhiên chủ đề then chốt luôn chỉ có một – nhấn mạnh mối đe dọa Trung Quốc.

Trong bản báo cáo sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2016 của Mỹ, nội dung dành cho hoạt động xây dựng trái phép trên biển Đông của Trung Quốc tăng 7 trang so với năm 2015; đă 9 năm liền Mỹ không nhắc đến vấn đề “ủng hộ Đài Loan độc lập”, năm nay lại xuất hiện. Nghiên cứu cho thấy, năm 2015, quân đội Trung Quốc liên tiếp đi trên con đường tăng cường lực lược, chống tiếp cận/xâm nhập khu vực, thao tác mạng, phát triển năng lực trong lĩnh vực không gian và điện từ. Trung Quốc tiếp tục tập trung chuẩn bị cho xung đột ở eo biển Đài Loan, tuy nhiên, đối với quân đội Trung Quốc, các nhiệm vụ khác cũng ngày càng quan trọng, ví dụ tình thế xảy ra khẩn cấp ở biển Nhật Bản, Biển Đông và bán đảo Triều Tiên”.

Trung Quốc nguy cơ
 Trung Quốc ngày càng lộng hành trên Biển Đông.

Bản cáo cáo phân tích, xây đảo trái phép trên Biển Đông, tăng cường sự hiện diện của lực lượng quân sự tại nước ngoài và cải cách quân đội toàn diện là ba xu hướng lớn của quân đội Trung Quốc năm 2015, trong đó đáng nói nhất là việc Bắc Kinh đang áp dụng sách lược cường quyền trên Biển Đông, thông qua những phương thức dày công thiết kế, tăng cường sự tồn tại lâu dài trên biển Đông, đồng thời lại khiến cục diện không phát triển đến mức độ dẫn đến xung đột, từ đó thúc đẩy lợi ích cho mình. Trung Quốc xây đảo khiến Trung Quốc với Mỹ và các nước đối tác đồng minh hoặc các quốc gia châu Á – Thái Bình Dương khác tiến vào ngưỡng xung đột công khai”. 

Báo cáo c̣ũng chỉ ra rằng, Trung Quốc đã xây dựng đường băng với tổng chiều dài 2.980m, sân bay, bến đỗ tàu thuyền, thiết bị giám sát và vũ khí ở ba đảo lớn, các thiết bị này sẽ giúp Trung Quốc tăng cường sự hiện diện dài hạn ở Biển Đông. Dựa vào bản báo cáo này, tạp chí Quartz của Mỹ đã rút ra kết luận: Bắc Kinh đang đang châm ngòi cho chiến tranh biển Đông, qua các hoạt động lấp biển, xây đảo nhân tạo trái phép, Bắc Kinh có thể đặt ḿình ở vị trí không bị quốc gia nào thách thức, và khi bị thách thức, họ sẽ lấy cớ đó để khai chiến. 

Năm tháng "xế chiều" Trung Quốc sẽ là 2020?

Tờ Đại Tây Dương của Mỹ số mới nhất đăng tải bài viết có nhan đề Năm cùng tháng tận của Trung Quốc (China's Twilight Years) cho biết, ở hai đầu địa cầu đang có hai cuộc tranh luận sẽ ảnh hưởng sâu sắc đến tương lai của nước Mỹ và cả thế giới. Một là cuộc tranh luận vấn đề người nhập cư đang diễn ra sôi nổi tại Mỹ, còn cuộc tranh luận kia diễn ra tại Bắc Kinh, liên quan đến vấn đề Trung Quốc cần xây dựng lực lượng hải quân trên quy mô lớn để có thể thách thức sự bá quyền trên biển của nước Mỹ. Xét ở một góc độ nào đó có thể thấy, hai cuộc tranh luận này có liên quan đến cơ cấu dân số của hai quốc gia. 

Trung Quốc đang tích cực thúc đẩy quan hệ kinh tế, chính trị với nước ngoài, xây dựng đảo trái phép trên biển Đông, xây dựng Ngân hàng đầu tư và xây dựng cơ sở hạ tầng châu Á, dự án "Một vành đai, một con đường" không những nhằm thúc đẩy sức mạnh thương mại cho Trung Quốc, mà còn khôi phục vị thế trung tâm của thế giới cho Bắc Kinh. Nếu những điều này còn chưa đủ khiến cho Mỹ lo ngại thì một vấn đề đáng lưu tâm hơn là Trung Quốc còn tỏ ra rất có hứng thú trong việc tiến vào sân sau của Mỹ. 

Tuy nhiên rất nhiều nhà kinh tế cho rằng, sau nhiều năm đạt tốc độ tăng trưởng cao, kinh tế Trung Quốc đã quay trở về mức trung bình. So với một cuộc khủng hoảng xã hội tiềm ẩn khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc phát triển chậm lại là một thách thức không nhỏ. Hiện tại tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và dân số trong độ tuổi nghỉ hưu của Trung Quốc là 5:1, đến năm 2050, dân số trên 65 tuổi có tới 329 triệu người, vượt tổng số dân của 4 nước Đức, Nhật, Pháp, Anh cộng lại. Đây sẽ là một gánh nặng lớn cho Bắc Kinh. 

Nhà chính trị học của Đại học Duquesne Mark L.Haas cho biết, đến năm 2020, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với sự lựa chọn đầy khó khăn, hoặc là khiến cho nhóm dân số cao tuổi ngày càng nghèo hơn, hoặc là phải cung cấp tài nguyên cần thiết để tránh tình trạng này. Nếu Trung Quốc lựa chọn vế thứ hai thì Mỹ sẽ được hưởng lợi. Trong tương lai sẽ xuất hiện "nền hòa bình của những người già" - Các quốc gia khác trên thế giới (bao gồm Trung Quốc) sẽ phải gánh vác một trách nhiệm nặng nề, không còn đủ sức thách thức quyền uy của nước Mỹ. 

Đ.Q - Theo Viettimes

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness