TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 68
  • Hôm nay: 174
  • Tháng: 6913
  • Tổng truy cập: 5140232
Chi tiết bài viết

TS Mỹ bật mí 6 cách giảm ợ nóng và trào ngược dạ dày, từ đó ngăn ngừa ung thư

Trào ngược axit có thể dẫn đến ung thư thực quản. Ngoài việc cảnh báo, các chuyên gia còn đưa ra 6 giải pháp để giảm tình trạng trào ngược axit và ợ nóng, rất đáng để tham khảo.

TS Mỹ bật mí 6 cách giảm ợ nóng và trào ngược dạ dày, từ đó ngăn ngừa ung thư

Hầu hết mọi người đều từng bị ợ nóng một lần trong đời. Đó là cảm giác nóng rát, lan tỏa từ dạ dày lên ngực và họng sau khi ăn no, khi khom cúi người xuống, khi cố gắng nâng một vật nặng và khi nằm, nhất là nằm ngửa.

Ợ nóng là triệu chứng chính của bệnh trào ngược dạ dày - thực quản (GERD).

"Ợ nóng gây khó chịu hoặc đau ngực là do axít của dịch vị di chuyển từ dạ dày lên thực quản, có một số dấu hiệu tiêu biểu như cảm giác bỏng rát ở vùng thượng vị, sau đó di chuyển lên ngực", Tiến sĩ Kevin Ghassemi, Giám đốc Chương trình Điều trị lâm sàng tại Trung tâm điều trị các chứng rối loạn thực quản (UCLA) cho biết.

Tình trạng này xảy ra có thể xuất phát từ một vài lí do: Thừa cân hoặc béo phì có thể tạo ra một "áp lực ở bụng" khiến thức ăn bị đẩy lại thực quản; uống một số loại thuốc nhất định (thuốc giảm đau, thuốc kháng histamine, thuốc chẹn kênh canxi hoặc thuốc chống trầm cảm) có thể khiến van liên kết dạ dày và thực quản gặp sự cố.

Theo tiến sĩ Ghassemi, khi điều này xảu ra, các thứ trong dạ dày có thể chuyển tới thực quản, nơi mà chúng vốn không thuộc về. Bệnh nhân bị trào ngược dạ dày-thực quản thường được kê thuốc ức chế bơm proton để ngăn chặn sự sản sinh axít trong dạ dày.

Nếu bạn không muốn phụ thuộc quá nhiều vào thuốc, các chuyên gia gợi ý một số biện pháp tự nhiên để giảm triệu chứng của căn bệnh này. Những bài thuốc này có thể thực hiện tại nhà và chỉ trong vài phút.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng nếu các phương pháp này không hiệu quả, tình trạng ợ nóng và một số triệu chứng khác vẫn không khỏi, hãy đi khám bác sĩ để được tư vấn.

"Mọi người nghĩ ợ nóng chỉ là một triệu chứng bình thường thôi, nhưng thực tế nó có thể gây ra một số hậu quả nghiêm trọng", giáo sư Bruce Greenwald, bác sĩ chuyên khoa dạ dày ruột, hiện đang công tác tại Trường đại học Y Maryland cho biết.

Trào ngược axit có thể dẫn đến ung thư thực quản. Axit dạ dày tràn vào thực quản gây ợ nóng và làm tổn thương niêm mạc thực quản.

Nếu điều này diễn ra quá trường xuyên, tế bào lót thực quản sẽ bị thay thế bằng tế bào kháng axit hay còn gọi là hiện tượng Barrett thực quản, khiến nguy cơ ung thư thực quản tăng cao.

Tiến sĩ Greenwald cảnh cáo tình trạng này cũng gây ra các vấn đề về hô hấp - bao gồm bệnh hen suyễn và mất men răng. Vì vậy, mọi người không nên chủ quan.

Ngoài việc cảnh báo, các chuyên gia còn đưa ra một số giải pháp để giảm tình trạng trào ngược axit, rất đáng để tham khảo.

 TS Mỹ bật mí 6 cách giảm ợ nóng và trào ngược dạ dày, từ đó ngăn ngừa ung thư - Ảnh 1.

1. Uống nước nha đam (lô hội)

Nha đam được biết đến là có thể làm dịu các vết cháy nắng nhưng một số bệnh nhân bị trào ngược axit và bệnh GERD khẳng định loại cây này có thể giảm triệu chứng ợ nóng.

"Một số bệnh nhân nói với tôi rằng, cây nha đam thật sự có hiệu quả trong vấn đề này. Tính chất kháng khuẩn của nha đam giúp làm dịu đường thực quản và hệ tiêu hóa, từ đó làm giảm các triệu chứng của tình trạng trào ngược axit", tiến sĩ Kevin Ghassemi nói.

Cả 2 chuyên gia đều cho biết kết luận trên chưa được kiểm chứng nhưng một nghiên cứu gần đây phát hiện uống khoảng gần 30g siro nha đam có thể giảm triệu chứng trào ngược axit.

2. Không nên ăn uống hà khắc

"Trong nhiều năm qua, bệnh nhân bị trào ngược axit luôn được khuyên tránh dùng các thực phẩm có chứa axit hoặc gây ra axit trong dạ dày. Thực phẩm béo là một ví dụ", giáo sư Greenwald cho biết.

Đó là những món ăn chứa cà chua, cay nóng, đồ uống chứa caffein hoặc cacbonat, socola, thức ăn nhanh. Nhưng thật ra, sự cẩn thận này có thể không cần thiết.

"Nhiều người cho rằng họ không có bất kỳ triệu chứng nào khi tiêu thụ các thực phẩm trên. Mỗi người có độ nhạy cảm với thức ăn khác nhau. Một chế độ ăn uống nghiêm khắc có thể không cần thiết trong việc kiểm soát tình trạng trào ngược axit", bác sĩ Ghassemi giải thích.

 TS Mỹ bật mí 6 cách giảm ợ nóng và trào ngược dạ dày, từ đó ngăn ngừa ung thư - Ảnh 2.

3. Ăn từng bữa nhỏ

Những gì bạn ăn cũng quan trọng ngang bằng bạn ăn bao nhiêu. Ăn quá nhiều có thể khiến tình trạng trào ngược axit tồi tệ hơn. Nhưng ăn từng bữa nhỏ, ăn nhiều bữa sẽ hiệu quả hơn.

Để đảm bảo những bữa ăn mini không làm bạn tăng cân, hãy cân bằng lượng calo trong mỗi bữa ăn.

4. Tránh ăn tối muộn

Ăn tối muộn khi bạn dễ bị ợ nóng và trào ngược axit. Vì khoảng cách giữa bữa tối và thời điểm đi ngủ bị rút ngắn, thức ăn chưa kịp tiêu hóa hết nên khi bạn nằm xuống, axit trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, gây khó chịu.

Bác sĩ Ghassemi khuyên mọi người nên thưởng thức bữa ăn cuối cùng trong ngày ít nhất là 2 tiếng trước khi đi ngủ.

Nếu bị trào ngược dạ dày hoặc ợ nóng vào ban đêm, bạn hãy đặt một miếng lót mỏng và cứng ở bên dưới đầu giường, để tạo ra một góc nghiêng nhẹ. Và bạn nên nằm nghiêng bên trái.

"Nâng cao đầu giường lên một chút có thể giảm triệu chứng một cách nhanh chóng".

5. Châm cứu

Một nghiên cứu ở quy mô nhỏ tại Trung Quốc đã so sánh hiệu quả của 6 tuần châm cứu và uống thuốc chống trào ngược axit. Kết quả thật bất ngờ. Cả 2 phương pháp này đều mang lại hiệu quả tương đương nhau.

Thậm chí, 4 tuần sau khi kết thúc liệu trình châm cứu, các bệnh nhân bị trào ngược axit cũng cảm thấy tình trạng cũng giảm xuống nhiều. Trong suốt quá trình tham gia nghiên cứu, họ đã được châm cứu 2-3 lần/tuần.

6. Giấm táo

Cũng giống như nha đam, giấm táo cũng có tác dụng với những bệnh nhân bị trào ngược axit.

"Đó là một dung dịch chứa axit. Tôi không thể giải thích tại sao nó lại hiệu quả nhưng nhiều bệnh nhân đã nói với tôi như vậy", tiến sĩ Ghassemi nói.

* Theo Prevention

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness