TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 64
  • Hôm nay: 393
  • Tháng: 7132
  • Tổng truy cập: 5140451
Chi tiết bài viết

Tử Cấm Thành Bắc Kinh - Beijings Forbidden City

 
 
Beijings Forbidden City

 

File:Gugun panorama-2005-1.jpg
 Tập tin:Forbidden city map wp 1.png
Tập tin:ForbiddenCity InnerPalace.png
Sơ đồ Hậu Cung
 Thumbnail

TỬ CẤM THÀNH 

Bộ phim do đài truyền hình Đức thực hiện và được phụ đề Việt ngữ. Nội dung của cuốn phim nhằm ca ngợi công trình kiến trúc tuyệt vời của một người Việt Nam, mà người Tàu cầm nhầm hàng trên 600 năm qua. Đây là tài liệu lịch sử rất quý giá trong kho tàng văn hóa VN. 

1.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part1/6

2.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part2/6

  

3.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part3/6

 

4.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part4/6

 

5.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part5/6

 

6.     Tử Cấm Thành - Bản di chúc của một bạo chúa - Part6/6

 

Công việc phụ đề Việt ngữ cho bộ phim lịch sử này do 3 người trẻ ở Âu châu khởi xướng và thực hiện. Thoạt tiên do cô Phương Thùy (Finland) giới thiệu và Xuân Trường cùng Cẩm Vân (Germany) bắt tay thực hiện và hoàn tất vào giữa tháng 9, 2009.

Bộ phim “Tử Cấm Thành: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa” được phát hình rộng rãi từ tháng 11 năm 2008. Nội dung phim xoay quanh bạo chúa Tàu triều Minh, Thành Tổ Vĩnh Lạc, tức Chu Đệ, con thứ tư của vua khai sáng triều Minh Chu Nguyên Chương. Từ bé, Chu Đệ được đánh giá là người đa mưu, túc trí. Khi mới 9 tuổi đầu, Chu Đệ đã một mình, không cần tùy tùng, có thể tự mưu sinh được trong rừng sâu núi thẳm. Sau khi dấy binh cướp ngôi vua từ tay ấu chúa vốn là cháu của mình, Chu Đệ đã ra tay tàn sát tất cả triều thần cũ để trừ hậu hoạn và thay vào đó, ông trọng dụng thái giám. 

Trong đám thái giám cận thần, có Nguyễn An, nguyên là tù binh từ Việt Nam, được Chu Đệ giao cho việc vẽ kiểu và chỉ huy hàng triệu nhân công để xây dựng cung đình, nội phủ cho Minh triều.

Phim có đoạn mở đầu thật hay:

“Tử Cấm Thành giữa trung tâm Bắc Kinh, một thời là nơi ngự triều của những hoàng đế Trung Hoa hùng mạnh, ngày nay vẫn là cung điện lớn nhất trên thế giới. Lịch sử của nó gắn với hoài bão của một con người. Tên ông ta là: Chu Đệ.

“Chu Đệ là một kẻ tiếm ngôi, ông đã dùng bạo lực để dành quyền thống trị Trung Hoa. Chu Đệ đày đọa tất cả những ai cản trở tham vọng quyền lực tuyệt đối của mình. Biểu tượng quyền lực của vị hoàng đế này là Tử Cấm Thành, một thế giới đầy bí ẩn với những nghi lễ duy trì từ đời này sang đời khác.

“Viên thái giám Nguyễn An là kiến trúc sư trưởng của công trình này. Thiết kế bậc thầy của ông dựa trên những chuẩn mực lâu đời. Không có chi tiết nào được phác thảo một cách ngẫu nhiên, mà tất cả đều mang một ý nghĩa biểu trưng nào đó.  Làm thế nào mà Nguyễn An lại có thể xây dựng một cung điện đồ sộ như thế chỉ trong có 3 năm ?

“Tham vọng xây dựng một cung điện sánh ngang với đất trời của Chu Đệ đã trở thành hiện thực. Tuy nhiên công trình để đời của ông lại chứa đựng sẵn trong nó mầm mống của sự suy tàn...”

Thế mà suốt trong 600 năm liền, người Tàu dấu nhẹm tác giả công trình xây dựng Tử Cấm Thành, niềm hãnh diện của dân tộc và đất nước Trung Hoa. Nay thì đã có các công trình soi sáng lịch sử, đưa sự thật ra công luận.

Đầu tiên là đại học Cambridge, Hoa Kỳ, vào năm 1986, ghi thuật chi tiết việc kiến trúc Tử Cấm Thành vào thời Minh Thành Tổ, do kiến trúc sư Nguyễn An, người Việt Nam đảm trách.

Tháng 9 năm 2008, Trung Tâm Nghiên Cứu Văn Hóa Việt Nam tại Little Saigon, California, cho xuất bản tác phẩm Việt Nam: Suối Nguồn Văn Minh Phương Đông của tác giả Du Miên. Đề tài người Việt Nam vẽ kiểu và xây Tử Cấm Thành Bắc Kinh chiếm ¼ nội dung tác phẩm.

Tháng 11 năm 2008, đài truyền hình ZDF Dokukanal (Germany) thực hiện bộ phim Tử Cấm Thành Bắc Kinh: Bản Di Chúc Của Một Bạo Chúa, một lần nữa làm sáng tỏ thêm về tác giả công trình kiến trúc đồ sộ bậc nhất thế giới này: Nguyễn An, một tù binh Việt Nam.

Gần đây, Trung Cộng được thế giới để ý nhiều trên cả 2 mặt xấu và tốt. Sự phát triển kinh tế và bành trướng sức mạnh quân sự của TC. Bên cạnh đó, thế giới đã thận trọng với những gì liên quan đến nhãn “Made in China”, thường là hàng nhái, kém phẩm chất và đôi khi đầy chất độc hại.

Tại các nước láng giềng, TC càng củng cố quyết tâm đồng hóa Tây Tạng ; kiềm tỏa Miến Điện, Bắc Hàn và chứng tỏ vai thiên tử và chư hầu giữa Bắc Kinh và Hà Nội.

Mối bang giao giữa TC và VN ngày càng hé lộ nhiều âm mưu toan tính thâm độc đã khiến cho người Việt khắp nơi trên thế giới đặc biệt quan tâm.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness