TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 8
  • Hôm nay: 373
  • Tháng: 7659
  • Tổng truy cập: 5152924
Chi tiết bài viết

Về CÁCH MẠNG KHOA HỌC và BÀI HỌC VƯỢT COVID 2021 CỦA ẤN ĐỘ

 

 ngày 12.10.2021  Bổ sung vào Lời bình : 18.02.2021

Gần 8 tháng qua , từ đầu năm 2021 Tân Sửu , Thế giới  diễn ra những sự việc ,sự cố  mang tầm thế kỷ 21 ( Tức là có ảnh hưởng quan trọng đến cả thế kỷ ) .

Một là Đại dịch bùng phát tại Ấn độ - Một xứ đông dân nhất nhì thế giới ,đa sắc tộc ,đa thần, đa nguyên về chính trị và cực kỳ phân hóa giàu nghèo ,phân hóa mức độ thông minh - Nó chứng minh ra một điều : Mặc dù anh có trí tuệ tìm ra vaccin  ,anh có năng lực để sản xuất vaccin cho cả loài người ,nhưng anh yếu và kém  năng lực quản trị xã hội  để cho xã hội hỗn loạn tùy ý ,đám đông mù quáng tin vào thần quyền  thì cái thuốc của anh cũng vô dụng như Mục Kiền Liên có thần thông quãng đại khi đem cơm đến cho Mẹ ở  Địa ngục thì cơm hóa lữa .  Một lần nữa trong hàng tỷ lần ,các vị Chân sư ,thánh đạo lại nhắc nhở loài người : Trí tuệ là chưa đủ để giải thoát con người khỏi khổ đau .

Phải chăng ,chỉ với một lòng từ bi ,bác ái  cùng với cái quyết đoán tập trung của loài người có tổ chức chứ không phân liệt mới có thể giúp loài người ,từng dân tộc vượt qua Đại dịch ..

  Từ tháng 5 2021  là thời điểm bùng phát Dịch ở Ấn độ . Cả thế giới hoang mang lo lắng cho Nước Ấn ,nơi 1 tỷ 3 dân  đồng loại đang gặp nguy hiểm ,gần như  nguy cơ tận thế . Nhưng ,như 1 phép màu  huyền diệu , đến tháng 7 /2021 , Sau khi có sự hổ trợ toàn cầu từ các nước Phương Tây là chủ yếu , và đặc biệt là quyết tâm của  giới tinh hoa vừa giàu vừa giỏi vừa thương dân ,  hàng trăm triệu liều vắc xin xuất xưởng  với lao đông xuyên đêm , hàng trăm tấn khí Oxy, v.v đã nâng nhanh con số  chủng vắc xin đạt  tỷ người dân .  Và  thàng 8/2021 ,đánh dấu Ấn độ vượt qua Đại dịch và tiếp tục tăng sản lượng Vắc xin cho thế giới .  Bài học vượt dịch của Ấn độ năm 2021 đang trở thành bài học của thế giới  đối phó với khủng hoảng ,thiên tai ,Dịch bệnh ..  Ấn độ  là 1/5 dân số thế giới ,một xã hội  phản ánh tính đa sắc tộc ,đa thần, đa nguyên về chính trị và cực kỳ phân hóa giàu nghèo ,phân hóa mức độ văn minh   đã vượt  qua thảm họa nhờ vào đâu :  Lòng yêu dân ,thương người của đạo Từ Bi , Trí tuệ Văn Thù đã công nghiệp hóa thành các ứng dụng thực tiễn  của   chứ không dừng ở khẩu hiệu ,ngôn từ... , Ý chí vượt thoát khổ đau của Dược sư Bồ Tát  .  Ấn độ với một tâm thế 2021 ắt không xa sẽ trở thành một chuẫn siêu cường cân bằng các xung đột   cho Châu Á Thái Bình Dương Ấn độ Dương .

   Hai là  Mặc dầu loài người đang trong Đại dịch Covid ,nhưng ngọn lữa chiến tranh từ lòng tham ( chính đáng hay không chính đáng ) ,Từ sự nóng giận mất kiềm chế , và từ sự chưa thấy hết sự việc một cách toàn diện ,sâu xa ( như gã mù sờ voi ) mà Cuộc xung đột Giữa Người Do Thái ( vốn là thợ xây Kim tụ tháp cho các Pharaon Ai Cập ) và người Palestin ( là con cháu của các Pharaon ) vẫn tiếp tục gia tăng , Xung đột giữa người Iran Hồi giáo muốn biến thế giới thành thánh địa Alah và người Phương Tây , Xung đột giữa người Nga và người Ukraine cùng người Châu Âu , Xung đột giữa Trung Quốc Toàn trị với Đài loan dân chủ ,giữa  Trung Hoa đại hán với các nước , các quyền lợi tại Biển Đông ...v.v  vẫn cứ tiếp diễn . 

 Có thể 120 năm sau – năm  Tân sửu 2141 – thế hệ có nguồn gốc loài người sinh ra tại Sao Hỏa sẽ  kỷ niệm 120 năm ngày (18/2/2021) tổ tiên gần nhất của họ đưa con tàu thăm dò Perseverance đến Hành tinh Sao Hỏa bắt đầu cuộc khảo sát thực địa để chuẩn bị cho cuộc đổ bộ đầu tiên của con người đến Sao Hỏa. Con cháu loài người ở Sao Hỏa lúc đó sẽ nói “Bây giờ chính con người, ông cha ta, trở thành Thần Tạo hóa, Thượng đế tạo lập thế giới “

Ô sào ẩn sĩ

Kỷ nguyên mới trên sao Hỏa từ 18.2.2021

Cuộc đổ bộ lịch sử lên sao Hỏa của tàu thăm dò Perseverance là thành công bước đầu cho việc lần đầu tiên loài người mang mẫu vật từ hành tinh khác về trái đất.

 

Ảnh mô phỏng miêu tả thiết bị bay phản lực dùng dây cáp thả tàu thăm dò Perseverance xuống sao Hỏa

Rạng sáng 19.2, tàu thăm dò Perseverance (Kiên Trì) của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) chính thức lăn bánh trên sao Hỏa trong sự reo mừng của các nhà khoa học tại Phòng thí nghiệm động cơ đẩy phản lực (JPL) thuộc NASA ở TP.Pasadena, bang California.

Đây là tàu thăm dò thứ 5 của nhân loại tiếp đất thành công ở sao Hỏa và toàn bộ đều là của người Mỹ. Theo Reuters, thành công này là kết quả nỗ lực suốt 2 năm của các nhà khoa học và tiêu tốn kinh phí 2,7 tỉ USD.

7 phút kinh hoàng

Để có được thành công ngày 19.2, tàu thăm dò Perseverance đã phải trải qua hành trình 472 triệu km từ trái đất đến sao Hỏa trong gần 7 tháng qua. Trong đó, giai đoạn từ khi phi thuyền đi vào bầu khí quyển của sao Hỏa cho đến lúc tiếp đất được cho là quan trọng nhất và được miêu tả là “7 phút kinh hoàng” với nhiều lần hạ cánh thất bại trước đó.

 

Các nhân viên NASA mừng rỡ sau khi tàu Perseverance được xác nhận đã đáp xuống sao Hỏa - ẢNH: AFP

Theo AFP, phi thuyền mang theo tàu Perseverance lao vào bầu khí quyển sao Hỏa với vận tốc 20.000 km/giờ và chịu sức nhiệt khoảng 1.300 độ C. Một chiếc dù lớn được bung ra để làm giảm tốc độ trước khi thiết bị bay phản lực mang theo Perseverance tách ra khỏi phi thuyền. Khi cách bề mặt sao Hỏa khoảng 20 m, tàu Perseverance được thả từ từ xuống bằng một hệ thống dây cáp.

Đúng 3 giờ 55 sáng qua (giờ VN), trưởng bộ phận vận hành của sứ mệnh Swati Mohan thông báo từ phòng điều khiển rằng việc tiếp đất đã được xác nhận. Trên thực tế, con tàu nặng 1 tấn đã tiếp đất từ trước nhưng phải mất 11 phút để tín hiệu vô tuyến truyền từ sao Hỏa về trái đất.

 

Ảnh mô phỏng phi thuyền mang theo tàu Perseverance lao vào khí quyển sao Hỏa

Những thí nghiệm tiên phong

Ngay sau đó, tàu Perseverance đã gửi những hình ảnh trắng đen đầu tiên chụp bề mặt sao Hỏa về trái đất. Khu vực hạ cánh của tàu Perseverance là Lòng chảo Jezero, nằm phía bắc đường xích đạo của sao Hỏa.

Theo NASA, lòng chảo này được hình thành từ hàng tỉ năm trước do một vật thể lớn lao xuống bề mặt sao Hỏa. Các nhà khoa học cho rằng lòng chảo này từng chứa nước vào khoảng 3,5 tỉ năm trước và việc nghiên cứu các lớp đất đá, trầm tích tại đây có thể hé lộ về lịch sử sao Hỏa.

Trong khi các nhiệm vụ trước đây đã xác định việc sao Hỏa là nơi có thể sinh sống, nhiệm vụ của Perseverance là xác định liệu đã từng có sự sống trên hành tinh này hay không.

 

Phó quản lý dự án Perseverance, bà Jennifer Trosper chụp ảnh với mô hình tàu Perseverance

Ngoài mục tiêu nói trên, NASA còn thực hiện nhiều thí nghiệm đầu tiên trong nhiệm vụ lần này. Theo đó, tàu Perseverance mang theo một trực thăng tự hành nhỏ tên Ingenuity, được thử nghiệm để khảo sát địa hình trên sao Hỏa và vẽ bản đồ cho các tàu thăm dò trong tương lai.

Tàu Perseverance còn mang theo một thiết bị giúp chuyển đổi khí CO2 trên sao Hỏa thành ô xy, giúp các phi hành gia không cần mang theo bình dưỡng khí và cho việc vận hành tên lửa đẩy, đưa con người từ sao Hỏa về lại trái đất.

Nhiệm vụ của tàu Perseverance là nền tảng quan trọng nhưng đó chỉ mới là bước khởi đầu cho những công việc sắp tới của các nhà khoa học trong việc tìm kiếm dấu hiệu sự sống trên sao Hỏa.

Tàu Perseverance sẽ thu thập 30 mẫu trầm tích, đất đá từ nhiều địa điểm và cho vào các hộp kín. Các mẫu vật này sẽ được tàu thăm dò của NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) mang về trái đất trong hai nhiệm vụ kế tiếp vào thập niên 2030.

Theo dự kiến, tàu Perseverance sẽ di chuyển khoảng 24 km và hành trình này sẽ kéo dài nhiều năm. Tuy nhiên, so với những điều mà các nhà khoa học có thể khám phá về sao Hỏa thì điều này được cho là đáng để chờ đợi.

Thành tựu lịch sử

Quyền Giám đốc NASA Steve Jurczyk gọi đây là thành tựu tuyệt vời và là thời khắc then chốt cho NASA, Mỹ cũng như ngành khám phá vũ trụ của thế giới. Ông Jurczyk nói rằng sứ mệnh Perseverance thể hiện tinh thần kiên trì của đất nước trong thời điểm khó khăn nhất, giúp truyền cảm hứng và thúc đẩy khoa học, khám phá vũ trụ. Quyền Giám đốc NASA cho biết nhiệm vụ này sẽ giúp chuẩn bị cho việc đưa con người lần đầu tiên thám hiểm sao Hỏa vào thập niên 2030.

Trong khi đó, cấp phó của ông Jurczyk, ông Thomas Zurbuchen xé toạc những kế hoạch dự phòng để miêu tả thành công của cú đáp và thừa nhận đã vi phạm quy tắc phòng dịch Covid-19 khi ôm các đồng nghiệp trong lúc vui mừng. Tổng thống Mỹ Joe Biden ca ngợi đây là “sự kiện lịch sử”, chứng minh rằng với sức mạnh của khoa học thì không gì là không thể.

Từ khám phá ra sự  ngu dốt đến Toán học ..khoa học thống kê  ,khám phá vủ trụ …

Cách nay ( 19/2/2021 )  76 năm  ,tại Alamogordo ,Ngày  16 tháng Bảy năm 1945. 05:29:53. Giây thứ 8 sau khi quả bom nguyên tử đầu tiên phát nổ. Nhà vật lý hạt nhân Robert Oppenheimer, khi chứng kiến vụ nổ này đã trích dẫn từ Chí Tôn Ca (Bhagavadgita): “Bây giò ta trở thành Thần chết, kẻ hủy diệt thế giớì".

 

Vụ nổ Trinity, Alamogordo 0,025 giây sau khi quả bom phát nổ.

Điểm cao nhất của bán cầu quan sát thấy trong bức hình là khoảng 200 m (660 ft)

 

BẮT ĐẦU CỦA BẮT ĐẦU  LÀ PHÁT HIỆN RA SỰ NGU DỐT

Giả sử một nông dân Tây Ban Nha chìm trong giấc ngủ dài vào năm 1000, và 500 năm sau đó choàng dậy bởi tiếng huyên náo từ đám thủy thủ của ngài Columbus đang leo lên cảc con tàu Nina, Pinta và Santa Maria, thì thế giới đối với anh ta có vẻ vẫn quen thuộc như ngày nào. Dẫu có nhiều thay đổi về kỹ thuật, cách cư xử, và những ranh giới chính trị, nhưng anh nông dân ngủ quên Rip Van Winkle thời trung cổ vẫn cảm thấy như ở nhà.

Nhưng nếu một thủy thủ của Columbus rơi vào giấc ngủ tương tự và thức dậy vởi tiếng nhạc chuông iPhone thế kỷ 21, anh ta có thể thấy mình đang ở trong một thế giới kỳ lạ không thể hiểu nổi.

“Phải thiên đường đây không?” Anh ta chắc hẳn sẽ tự hỏi mình. “Hay lẽ nào địa ngục?”

500 năm qua ( 1500 -2000)đã chứng kiến một sự tăng trưởng phi thường và Chưa từng có tiền lệ trong sức mạnh con người. Năm 1500 có khoảng 500 triệu Homo sapiens trên toàn thế giới. Ngày nay, con số này là 7 tỷ Tổng giá trị hàng hóa và dịch vụ được sản xuất bởi loài người trong năm 1500 ước tính vào khoảng 250 tỉ đô-la, với tỉ giá hiện tại.

 Ngày nay, giá trị một năm sản xuất của con người là gần 60 nghìn tỉ đô-la.3

Trong năm 1500, loài người tiêu thụ khoảng 13 nghìn tỷ calo năng lưọmg mỗi ngày. Ngày nay, chúng ta tiêu thụ 1.500 nghìn tỉ calo cho một ngày.4 (Hãy nhìn lại những con số này dân số đã tăng gấp 14 lần, sản xuất gấp 240 lần, và tiêu thụ năng lượng gấp 115 lần.)

Giả sử một chiến hạm hiện đại được mang trở lại thời Columbus.

Chỉ một vài giây, nó có thể biến những con thuyền Nina, Pinta và Santa Maria thành những mảnh ván bập bềnh trên biển, và sau đó đánh chìm lưc lượng hải quân của tất cả những cường quốc thế giới vào thời đó, mà không hề sây sát. Chỉ cần năm con tàu chuyên chở hiện đại là có thể chở được hết số hàng hóa của toàn bộ đội tàu buôn của thế giới thời đó.5

Một máy vi tính hiện đại có thể dễ dàng lưu trữ từng chữ, từng số trong tất cả sách và kinh chép tay của mỗi thư viện thời trung cổ mà vẫn còn dư dung lượng. Bất kỳ một ngân hàng lớn nào ngày nay cũng giữ nhiều tiền hơn so với số tiền của mọi vương quốc tiền hiện đại trên thế giới cộng lại.

Năm 1500, rất ít thành phố có hơn 100.000 dân. Hầu hết cảc tòa nhà được xây bằng bùn, gỗ và rơm; một tòa nhà ba tẩng đã được coi là một tòa nhà chọc trời. Phố xã là những con đường mòn bẩn thỉu, bụi bặm vào mùa hè và lầy lội vào mùa đông, ngược xuôi dòng người đi bộ, ngựa, dê, gà và một vài chiếc xe kéo. Âm thanh đô thị quen thuộc nhất là tiếng người và động vật, cùng tiếng búa và tiếng cưa. Khi Mặt trời lặn, cả thành phố chìm trong bóng tối, thi thoảng vài ánh nến hoặc ánh đuốc lập lòe trơng bóng đêm. Nếu một cư dân thành phố ấy được thấy Tokyo, NewYork hay Mumbai ngày nay, anh ta sẽ nghĩ gi?

Từ thế kỷ 16 trở về trước, chưa có người nào từng đi vòng quanh Trái đất. Điều này đã thay đổi vào năm 1522, khi đoàn thuyền thám hiểm của Magellan trở về Tây Ban Nha sau một hành trình dài 72.000 km, kéo dài ba năm và tước đi mạng sống của gần như toàn bộ thủy thủ đoàn, gồm cả chính Magellan. Vào năm 1873, Jules Verne đã tưởng tượng chuyện Phileas Fogg, một người Anh giàu có ưa mạo hiểm, có thể đi vòng quanh thế giới chỉ trong 80 ngày. Ngày nay bất cứ ai có mức thu nhập tầm trung cũng có thể đi vòng quanh thế giới một cách an toàn và dễ dàng chỉ trong vòng 48 giờ.

Năm 1500, con người chỉ chôn chân trên bề mặt Trái đất. Họ có thể xây những tòa tháp cao và leo núi, nhưng bầu trời chỉ dành cho chim chóc, thiên sứ và những vị thần.

Ngày 20 tháng Bây năm 1969, con người đặt chân lên Mặt trăng. Đây không chỉ là một thành tựu mang tính lịch sử, mà còn là một dấu ấn của tiến hóa và mang tầm vóc vũ trụ. Trong suốt 4 tỷ năm tiến hóa trước đây, chưa có sinh vật nào ra được khỏi bầu khí quyển của Trái đất, và chắc chắn cũng chưa có sinh vật nào để lại dấu chân hay dấu xúc tu trên Mặt trăng.

Trong phần lớn lịch sử của mình, con người không bỉết gì về 99,99% những sinh vật trên hành tinh này cụ thể là những vi sinh vật. Lý do không phải vì chúng ta không bận tâm đến chúng. Mọi người trong chúng ta đều mang trong mình hàng tỉ sinh vật đơn bào, và chúng khỏng phải là những kẻ ăn không ngồi rồi. Chúng là những người bạn tốt nhất của con người nhưng cũng là kẻ thù nguy hiểm nhất. Một số tiêu hóa thức ăn và làm sạch ruột của chúng ta, trong khi một số khác gây đau ốm và bệnh dịch. Thế nhưng, chỉ đến năm 1674, con người mới lần đầu tiên được diện kiến tận mắt một vi sinh vật, khi Anton van Lceuwenhoek liếc qua chiếc kính hiển vi tự chế của ông và giật mình khi thấy cả một thế giới của những sinh vật nhỏ bé lao xao ttong một giọt nước. Trong 300 năm sau đó, con người đã làm quen với một số lượng lớn các loài vi sinh Vật. Chúng ta đánh bật thành công hầu hết những bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất mà chúng gây ra, và chinh phục được vi sinh vật để phục vụ cho y tế và công nghệ. Ngày nay chúng ta điều khiển vi khuẩn để sản xuất thuốc, chế tạo nhiên lìệu sinh học và tiêu diệt ký sinh trùng.

Nhưng thời khắc đáng chú ý và quyết dịnh nhất trong 500 năm qua đã đẽn vào lúc 05g29:45 ngày 16 tháng Bảy năm 1945. Vào chính giây phút đó, các nhà khoa học Mỹ đã cho nó quả bom nguyên tử đầu tiên tại Alamogordo, bang New Mcxico. Từ thời điểm đó trở đi, loài lìgười đã có khả năng không chỉ thay đổi tiến trình lịch sử, mà còn có thể kết thúc nó.

Tiến trình lịch sử dẫn đến vụ thử nghiệm Alamogordo và sự kiện con người đặt chân lên Mặt trăng được biết đến với tư cách là Cách mạng Khoa học. Trong cuộc cách mạng này, loài người đã giành được vô số quyền năng mới thông qua việc tập trung đầu tư nguồn lực vào nghiên cứu khoa học. Đây là một cuộc cách mạng, bởi vì đến khoảng năm 1500, con người trên khắp thế giới vẫn còn hoài nghi về khả năng có được những sức mạnh mới trong lĩnh vực y tế, quân sự và kinh tế của mình. Trong khi chính quyền và các nhà bảo trợ giàu có phân bổ nguồn tài chính cho giáo dục và học thuật với mục đích bão toàn những năng lực hiện có hơn là phát triển những khả năng mới, thì một nhà  cai trị điển hinh thời tiên hiện đại sẽ cấp tiền cho linh mục, triết gia và thi sĩ với hy vọng họ sẽ hợp pháp hóa sự cai trị của ông ta và duy trì trật tự xã hội. Ông ta không mong đợi họ sẽ khám phá ra những dược phẩm mới, phát minh ra vũ khí mới hay kích thích tăng trưởng kinh tể.

Vòng lặp của Cách mạng Khoa học.

Khoa học cần nhiều hon các nghìên cứu để tạo ra sự tiên bộ Nó phụ thuộc vào sự củng cố lẫn nhau giữa khoa học, chính trị và kinh tế. Các thể chế chính trị và kình tế cung cấp nguồn lục mà nếu không có chúng thì nghiện cúu khoa học gần như là điều không thể. Đổi lại, nghiên cúu khoa học cung cấp những súc mạnh mới, mà cùng vói những thứ khác. sẽ được sử dụng nhằm gìành những nguồn luc mới; trong số nhũng nguồn lực mới này. một số lại được tái đầu tư cho nghiên cứu.

Trong năm thế kỷ vừa qua, con người ngày càng tin tưởng rằng có thể củng cố năng lực của mình bằng việc đầu tư vào nghiên cứu khoa  học Đây không phải là một niềm tin mù quáng - nó đã nhiều lần được chứng minh bằng thực nghiệm. Càng tìm được nhiều bằng chứng khoa học, người giàu và các chính phủ càng sẵn sàng đầu tư nhiều nguồn lực cho khoa học. Hẵn chúng ta đã không bao giờ có thể đi bộ trên Mặt trăng, điều khiển vi sinh vật và phân chia nguyên tử nếu không có những đầu tư như vậy. Chẳng hạn, chính phủ Mỹ trong nhiều thập kỷ gần đây đã chu cấp hàng tỉ đô-la cho lĩnh vực nghiên cứu vật lý hạt nhân. Kiến thức thu được từ những nghiên cứu biến việc xây dựng cậc nhà máy điện hạt nhân trở thành hiện thực, cung cấp điện giá rẻ cho những ngành công nghiệp ở Mỹ; các ngành này nộp thuế cho chính phủ và chính phủ sử dụng một phần thuế này để tài trợ cho những nghiên cứu xa hơn về vật lý hạt nhân.

Tại sao con người hiện đại ngày càng bộc lộ niềm tin vào khả năng đạt đến những quyền lực mới qua nghiên cứu của mình? Cái gì đúc kết nên mối ràng buộc giữa khoa học, chính trị và kinh tế? Trong chương này, ta sẽ xem xét bản chất độc đáo của khoa học hiện đại để đưa ra một phần câu trả lời. Hai chương tiếp theo xem xét sự thành hình liên minh giữa khoa học, các đế quốc châu Âu và kinh tế học của chủ nghĩa tư bản.

Sự ngu muội của con người

Con người đã tìm cách khám phá về vũ trụ ít nhất là từ Cách mạng Nhận thức. Tổ tiên chúng ta đã bỏ ra rất nhiều thời gian và công sức hòng khám phá những quy luật chi phối thế giới tự nhiên. Nhưng khoa học hiện đại và tất cả những truyền thống tri thức trước đây có ba điểm khác nhau căn bản:

a. Sẵn sàng thừa nhận mình ngu dốt. Khoa học hiện đại dựa trên huấn thị tiếng La-tinh ignoramus có nghĩa là “chúng tôi không biết”. Nó giả định rằng chúng ta không biết gì về mọi thứ. Thậm chỉ nghiêm trọng hơn, nó mặc nhận là những thứ mà chúng ta nghĩ rằng mình biết có thể được chứng minh là sai khi chúng ta có thể thu lượm được nhiều kiến thức hơn. Không có khái niệm, tư tưởng, hay lý thuyết nào là bất khả xâm phạm và vượt ra ngoài thách thức.

b. Trung tâm của sự quan sát và toán học. Khi đã thừa nhận sự ngu dốt, khoa học hiện đại đặt mục tiêu thu lượm kiến thức mới. Nó làm vậy bằng cách thu thập các quan sát, rồi sau đó dùng những công cụ toán học để kết nối các quan sảt này thành những lý thuyết toàn diện.

c. Sự thu nhận những sức mạnh mới. Khoa học hiện đại không bằng lòng với việc tạo ra lý thuyết. Nó muốn dùng lý thuyết này để thu nhận những sức mạnh mới, và đặc biệt để phát triển những công nghệ mới.

Cách mạng Khoa học không phải là một cuộc cách mạng về tri thức. Trên hết, nó là một cuộc cách mạng về sự ngu dốt. Khám phá lớn lao đặt nền móng cho Cách mạng Khoa học chính là việc loài người chưa có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất của họ.

Những truyền thống tri thức tiền hiện đại, như Hồi giáo, Ki-tô gỉáo, Phật giáo và Khổng gìáo đã khắng định rằng, mọi thứ quan trọng mà loài người cần biết về thế giới đều đã được biết rồi. Những vị thần vĩ đại, hay Đấng tối cao toàn năng, hay những bậc hiền triết trước đây đã sở hữu mọi sự uyên thâm mà họ tiết lộ cho chúng ta qua các bộ kinh và những truyền thống truyền miệng. Dân gian thu nạp kiến thức bắng cách mày mò từ những văn bản và những truyền thống cổ đại, học hành thấu đáo từ chúng. Thật không thể tin rằng Kinh Thảnh, kinh Koran, hay kinh Vệ Đà đã bỏ qua một bí mật quan trọng của vũ trụ một bí mật mà có thể vẫn chưa được những sinh vật bằng xương bằng thịt khám phá.

Những truyền thống tri thức cổ đại chỉ thừa nhận hai loại ngu dốt. 'lhứ nhất, một cá nhân có thể không biết gì về một thứ gì đó quan trọng. Để thu lượm kiến thức cẩn thiết, anh ta chỉ cần đi hỏi một bậc minh triết hơn. Không cần phải khám phá những điều mà chưa ai từng biết. Ví dụ, chẳng hạn có một nông dân vùng quê Yorkshire nào đó ở thế kỷ 13 muốn biết loài người xuất thân từ dâu, anh ta sẽ mặc định truyền thống Ki-tô gíao nắm giữ câu trả lời chính xác, và tất cả những gì anh ta làm là chỉ cần đến hỏi linh mục địa phương.

Thứ hai, một truyền thống toàn vẹn có thể rất mù mờ về những thứ không quan trọng. Theo định nghĩa, bất cứ những gì mà các vua chúa vĩ đại hay bậc minh ttiết trong quá khứ, nếu đã không buồn nói cho chúng ta biết, thì đều là những thứ không quan trọng. Ví dụ, nếu người nông dân Yorkshire của chúng ta muốn biết loài nhện dệt mạng của chúng như thế nào, thì đi hỏi linh mục cũng chắng ích gì, vì không có đáp án nào cho câu hỏi này trong bất kỳ cuốn Kinh Thánh nào. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là Kitô giáo có khiếm khuyết, mà là việc tìm hiểu xem loài nhện dệt mạng thế nào là điều không quan trọng. Xét cho cùng, Chúa biết rất tỏ cách loài nhện làm việc đó thế nào. Nếu việc này là thông tin có ý nghĩa sống còn, không thể thiếu được cho sự thịnh vượng và cứu rỗi của nhân loại, thì hắn Chúa đã đưa ra lời giải thich thấu đáo trong Kinh Thánh rồi.

Ki-tô giáo không cấm mọi người nghiên cứu về nhện. Nhưng những học giả về loài nhện nếu có người nào như vậy vào thời trung cổ ở châu Ảu đã phải chấp nhận vai trò thứ yếu của họ trong xã hội và rằng những phát hiện của họ không dính dáng gì đến những chân lý vĩnh cửu của Ki-tô giáo. Bất kể điều gì một học giả có thể khám phá về loài nhện hay loài bướm, hay loài chim sẻ Galapagos, thì thứ kiến thức đó đều gần như vô vị, không có nghĩa lý gì đối với những chân lý cơ bản của xã hội, chính trị và kinh tế.

Trên thực tế, mọi thứ không bao giờ hoàn toàn đơn giản như vậy .Ở mọi thời kỳ, ngay cả thời kỳ sùng đạo và bảo thủ nhất, đều có những người cho rằng có những thứ quan trọng mà truyền thống toàn vẹn của họ mù tịt về chúng. Tuy nhiên, những người như vậy thường bị gạt ra hgoài xã hội, hoặc bị ngược đãi nếu không thì họ đã hình thành một truyền thống mới và bắt đầu tranh luận rằng họ đã biết tất cả những gì cần phải biết. Ví dụ, nhà tiên tri Muhammad bắt đầu sự nghiệp tôn giáo của mình bằng cách lên án đồng bào Ả-rập của ông đã sống mà không biết đến chân lý thiêng liêng. Thế nhưng chính Muhammad lập tức lý luận rằng ông đã biết chân lý toàn vẹn rồi, và tín đồ bắt đầu gọi ông là "Nhà tiên tri Cuối cùng”. Từ đó về sau, không cần sự thiên khải nào nữa, ngoài những gì Muhammad đã mang đến.

Khoa học hiện đại là một truyền thống tri thức độc đáo, bởi nó công khai thừa nhận sự ngu dốt tập thể liên quan đến những câu hỏi quan trọng nhất. Darwin không bao giờ nhận mình là “Nhà sinh vật học cuối cùng” hay mình đã giải được câu đố về sự sống một lần và mãi mãi. Sau nhiều thế kỷ nghiên cứu khoa học trên phạm vi rộng, các nhà sinh vật học thưa nhận rẳng họ vẫn chưa có bất kỳ kiến giải giá trị nào về việc bộ não đã tạo ra ý thức như thế nào. Các nhà vật lý thừa nhận rằng họ không biết điều gì đã gây ra vụ nổ Big Bang, hay làm thế nào để dung hòa giữa cơ học lượng tử với thuyết tương đối rộng.

Trong các trường hợp khác, những lý thuyết khoa học cạnh tranh gây tranh luận dữ dội dựa trên những bằng chứng mới liên tục xuất hiện. Một ví dụ điển hình là các tranh luận về việc điều hành nền kinh tế thế nào cho tốt nhất. Dù mỗi nhà kinh tế học đều có thể khẳng định phương phảp của họ là tốt nhất, song lý thuyết chính thống thay đổi với mỗi cuộc khủng hoảng tài chính và bong bóng thị trường chứng khoán, và người ta thường chấp nhận rằng những nhận định cuối cùng về kinh tế vẫn chưa được nói ra.

Trong các trường hợp khác, những lý thuyết cụ thể được củng cố kiên định bởi những bằng chứng có sẵn, tới mức mọi lựa chọn thay thế khảc từ,lâu đã bị bỏ rơi bên vệ đường. Những lý thuyết như vậy được chấp nhận là chân lý nhưng tất cả mọi người đều đồng ý rằng, nếu có bằng chứng mới xuất hiện phản bác lại lý thuyết, nó sẽ phải được sửa đổi hoặc loại bỏ. Các ví dụ hay về những trường hợp này là lý thuyết kiến tạo mảng và thuyết tiến hóa.

Tinh thần sẵn sàng thừa nhận sự ngu dốt khiến khoa học hiện đại trở nên năng động hơn, linh hoạt hơn, và ham tìm tòi hơn bất kỳ truyền thống nào trước đó của tri thức. Điều này giúp mở toang năng lực hiểu biết về cách thức hoạt động của thế giởi, cũng như khả năng phát minh ra những công nghệ mới của chúng ta. Nhưng nó đặt ra cho chúng ta một vấn đề nghiêm trọng mà hầu hết ông bà tổ tiên chúng ta không phải đối mặt. Giả định hiện tại của chúng ta rằng chúng ta không biết hết mọi thứ, và thậm chí những kiến thức mà ta đang sở hữu cũng chỉ là nhất thời phát huy ảnh hưởng đến cả những huyền thoại chung tạo điều kiện cho hàng ttiệu người lạ mặt có thể hợp tác hiệu quả với nhau. Nếu có bằng chứng cho thấy nhiều trohg số những huyền thoại đó là đáng ngờ, làm thế nào chủng ta có thể giữ vững xã hội. Làm thế nào các cộng đồng, quốc gia và hệ thống quốc tế của chúng ta có thể vận hành?

Tất cả những nổ lực hiện đại để ổn định trật tự chính trị xã hội

đã không có lựa chọn nào khác ngoài dựa vào một trong hai phương Pháp phi khoa học:

a. Chấp nhận một lý thuyết khoa học, và đi ngược lại với những fập quán khoa học chung, tuyên bố rằng đó là  một chân lý cuối cùng và tuyệt đối. Áp dụng phương phảp này có Đức quốc xã (tuyên bố những Chính sách kỳ thị chủng tộc của họ là hệ quả của các thực tế sinh học).

b. Gác khoa học ra ngoài và sống theo một chân lý tuyệt đối phi khoa học. Đây là chiến lược của chủ nghĩa nhân văn tự do được xây dựng trên một niềm tin giáo điều vào giá trị độc đáo và các quyền con người- một học thuyết mà, thật bẽ bàng, có ít điểm chung với những nghìên cứu khoa học về Homo sapiens.

Nhưng chúng ta không nên ngạc nhiên vì điều này. Ngay cả bản thân khoa học cũng phải dựa vào những niềm tin tôn giáo và hệ tư tưởng để biện mình và tài trợ cho nghiên cứu của nó.

Văn hóa hiện đại, dù sao đi nữa, đã sẵn sàng đón nhận sự ngu dốt ở chừng mức lớn hơn nhiều so với bất kỳ văn hóa nào trước dó. Một trong những thứ khiến trật tự xã hội hiện đại có thể duy trì được, đó là sự truyền bá của niềm tin gần như tôn giáo trong kỹ thuật và các phương pháp nghiên cứu khoa học mà ở mức độ nào đó đã thế chổ cho niềm tỉn vào các chân lý tuyệt đối.

Giáo điều khoa học

Khoa học hiện đại không có giáo điều. Tuy nhiên, có một nguyên tắc chung cho các  phương phảp nghiên cứu: đểu dựa vào việc thu thập cảc quan sát thực nghiệm những gì chúng ta có thể quan sát được với ít nhất một trong những giác quan của mình và hệ thống chúng lại với sự giúp đỡ của những công cụ toản học.

Xuyên suốt lịch sử, con người đã thu thập những quan sát thực nghiệm, nhưng tẩm quan trọng của những quan sát này thường bị giới hạn. Tại sao lại đi lãng phí nguồn lực quý giá để có được những quan sát mới, trong khi chúng ta đã có tất cả các đáp án mà chúng ta cẩn có? Nhưng khi con người hiện đại đi đến chỗ thừa nhận minh không biết câu trả lời cho một số câu hói rất quan trọng, họ thấy mình buộc phải đi tìm kiếm kiến thức boàn toàn mới. Kết quả là, phương pháp nghiên cứu hiện đại đang nhống lĩnh hiện nay mặc nhiên thừa nhận sự thỉếu sót`của những kiến thức cũ. Thay vì nghiên cứu những truyền thống cũ, ngày nay trọng tâm được đặt vào các quan sát và thử nghiệm mới. Khi quan sát hiện tại xung đột với truyền thống quá khứ, chúng ta ưu tiên cho việc quan sảt. Dĩ nhiên, các nhà vật lý phân tích quang phổ của những thiên hà xa xôi, cảc nhà khảo cổ phân tích những phát hiện từ một thành phố thờỉ đại Đồ đồng, và cảc nhà chính trị học nghiên cứu sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản đã không gạt bỏ truyền thống. Họ bắt đẩu bẳng việc nghiên cứu những gì các nhà thông thái cổ đại đã nói và viết ra. Nhưng ngay từ năm thứ nhất đại học, các nhà vật lý, khảo cổ và chính trị học giàu khát vọng này đếu được dạy rằng nhỉệm vụ của họ là phải đi xa hơn tẩm hỉểu biết cùa Einstein, Heinrich Schlicmann và Max Weber.

Tuy nhiên, chỉ những quan sảt đơn thuần thì không phải là kiến thức. Để hiểu được vũ trụ, chúng ta cẩn phải kết nối những quan sát thành hệ thống lý thuyết toàn diện. Truyển thống trưởc đây thường xây dựng lý thuyết dưới dạng những câu chuyện. Khoa học hiện đại dùng toán học.

Có rất ít phương trình, biểu đồ và các tính toản trong Kinh Thảnh, kinh Koran, kinh Vệ Đà hay cảc tác phẩm Nho giáo kinh đỉển. Khi kinh kệ và cảc huyền thoại truyền thống đặt ra những luật lệ chung, chúng được trình bày dưới dạng kể chuyện chứ không phải dưới dạng toản học. Thế nên, một nguyên lý cơ bản của Mani giáo khắng định rắng thế giới là một cuộc chỉến giữa thiện và ác. Thế lực ác tạo ra vật chất, trong khi thế lực thiện tạo ra tinh thẩn. Con người bị kẹt giữa hai thế lực này và cần chọn thiện hơn là ảc. Tuy nhiên, nhà tiên tri Mani giáo đã không tìm cách đưa ra một công thức toán học, có thể ảp dụng để tiên đoản những lựa chọn cùa con người bằng cách định lượng sức mạnh tương ứng của hai thế lực này. Ông không bao giờ tính toán rằng “lực tảc động lên con người tương đương với gia tốc tinh thần của người ấy chia cho trọng lượng cơ thể của người ấy”.

Đây đúng là những gì mà cảc nhà khoa học nổ lực chinh phục; Năm 1687, Isaac Newton xuất bản Nbững nguyên tắc toán bọc cúa tríết học tự nhìên, có thể xem là cuốn sảch quan trọng nhất trong lich sử hiện đại. Newton đã trình bày một lý thuyết tổng quảt về chuyển động và thay đổi. Cái vĩ đại của học thuyết Newron là khả năng gíãì thích và tiên đoán những chuyến động của tẩt cả các vật thể trong Vũ trụ từ quả táo rơi, dến ngôi sao băng, dựa vào ba định luật toản học rất đơn giản:

1. ∑ F = 0

2. ∑F = ma

3. F 1,2= -F 2,1

Từ đó về sau, bất cứ ai nếu muốn tìm hiểu và tiên đoán về sự chuyển động của một viên đạn đại bác hoặc một hành tinh, thì đơn giản chỉ cần đo trọng lượng, hướng chuyển động, gia tốc của đối tượng và những lưc tác động lên nó. Bằng cách đưa những con số này vào các phương trinh Newton, vị trí tương lai của đối tượng có thể tiên đoán được. Nó hoạt động như trò ảo thuật vậy. Chỉ đến khoảng cuối thế kỷ 19, các nhà khoa học mới gặp một vài quan sát không phù hợp hoàn toàn với các định luật của Newton, và một vài quan sát ấy dẫn đến cuộc cách mạng tiếp theo trong vật lý -thuyết tương đối và cơ học lượng tử.

Newton đã cho thấy cuốn sách về tự nhỉên được viết bằng ngôn ngữ của toán học. Một số chương (ví dụ) được cô đọng thành những phương trình gọn gàng; nhưng các học giả từng cố gắng giản lược sinh học, kinh tế học và tâm lý học thành các phương trình Newton cô đọng đã phảt hỉện ra rằng mấy lĩnh vực này khá phức tạp, khiến cho một tham vọng như vậy trở nên vô ích. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là họ từ bỏ toán học. Một nhánh toán học mới đã phát triển trong vòng 200 năm qua để giải quyết những khía cạnh phức tạp hơn trong thực tế: toán thống kê.

Năm 1744, hai mục sư của giáo hội Trưởng lão Scotland, Alexander Webster và Robert Wallace quyết định thành lập một quỹ bảo hiểm nhân thọ để trả tỉển trợ cấp cho các quả phụ và trẻ mồ côi của các cố mục sư. Họ đề nghị mỗi mục sư trong gỉáo hội trích một phần nhỏ thu nhập của mình để góp vầo quỹ, quỹ sẽ đem đẩu tư. Nếu một mục sư chết , vợ của ông ta sẽ nhận được cổ tức trên lợi nhuận của quỹ. Như vậy sẽ tạo điều kiện cho vợ của mục sư sống thoải mái cho phần đời còn  lại. Tuy nhiên, để xác định các mục sư phải đóng bao nhiêu để quỹ có  đủ tỉền thực hiện các nghĩa vụ này cùa nó, Webster và Wallace cẩn phái có khả năng dự đoán sẽ có bao nhiêu mục sư chết mỗi năm họ sẽ để lại bao nhiêu quả phụ và trẻ mồ côi, và các quả phụ sẽ sống lâu hơn những ông chồng quá cố của họ bao nhiêu năm nữa.

Hãy lưu ý những gì hai vị mục sư này đã không làm. Họ đã không cẩu nguyện Thiên Chúa mặc khải cho họ câu trả lời. Họ đã không tìm câu trả lời trong Kinh Thánh thiêng liêng, hay trong những. tảc phẩm của các nhà thấn học Cổ đại. Họ đã không sa vào một cuộc tranh luận triết học trừu tượng. Người Scotland như họ rất thực tế. Vì vậy, họ đã liên lạc với Colin Madaurin, một giảo sư tóan học ở Đại học Edinburgh. Cả ba người sau đó thu thập dữ liệu về độ tuổi tử vong của người Scotland, và dùng những dữ liệu này để tính toản xem có bao nhiêu mục sư có thể sẽ tử vong trong một năm bất kỳ.

Công trình của họ dựa trên một số đột phá ở thời điểm đó trong iĩnh vực xác suất và thống kê. Một trong những đột phá này là Luật số lớn của Jacob Bernoulli. Bemoulli đã hệ thống hóa thành một nguyên lý cho rằng, mặc dù khó có thể tiên đoán chắc chắn một sự kiện đơn lẻ, chẳng hạn như cải chết của một người nào đó, nhưng có thể tiên đoán được với độ chính xác cao kết quả trung bình của nhiều sự việc tương tự.

Nghĩa là, Maclaurin không thể dùng toán học để tiên đoán liệu Webster và Wallace có chết vào nãm tới hay không, nhưng nếu có đủ dữ liệu, ông có thể nói cho Webster và Wallace biết có bao nhiêu mục sư giáo hội Trưởng lão ở Scotland cầm chắc là chết vào năm tới. Thật may mắn, họ đã có những dữ liệu được thu thập sẵn để sử dụng. Những bảng thống kê được Edmond Halley công bố 50 năm trước tỏ ra đặc bỉệt hữu ích. Halley đã phân tích hồ sơ của 1.238 ca sinh và 1.174 ca tử mà ông có được từ thành phố Breslau, Đức. Các bảng này của Halley có thể cho thấy rằng, lấy ví dụ, một người 20 tuổi có xác suất tử vong là 1/ 100 trong một nãm nhất định, nhưng với một người 50 tuổi, xác suất này là    1/ 39.

Sau khi xử lý những con số này, Webster và Wallace đã kết luận rằng, tại bất kỳ thời điểm nào, sẽ có trung bình 930 mục sư thuộc giáo hội Trưởng lão ở Scotland, và trung binh 27 mục sư qua đời mỗi năm, 18 người trong số đó để lại các bà quả phụ. Năm trong số cảc mục sư không để lại quả phụ sẽ bỏ lại những đứa trẻ mồ côi, và hai trong số mục sư mất để lại quả phụ cũng sẽ bỏ lại những đứa con của cuộc hôn nhân đầu khi đó chưa đến 16 tuổi.

Họ tính toản thêm quãng thời gian đến khi những quả phụ này chết hoặc tái gía là bao lâu (trong cả hai tình huống đều chấm dứt việc trả tiển trợ cấp cho họ). Dựa vào những con số này, Webster và Wallace có thể xác định được số tiền các mục sư gia nhập quỹ sẽ phải đóng góp là bao nhiêu để chu cấp cho những người thân yêu của họ. Bằng việc đóng góp 2 bảng 12 shillling 2 xu mỗi năm, một mục sư có thể bảo đảm rằng người vợ góa của ông ta sẽ nhận được ít nhất là 10 bảng mỗi năm một số tiền lớn vào thời điểm đó. Nếu ông ta nghĩ rằng như thế là không đủ, ông ta có thể đóng nhiều hơn, lên đến 6 bảng 11 shilling 3 xu mỗi năm để bảo đảm người vợ góa của mình sẽ nhận được món tiền hậu hĩnh hơn nhiều, 25 bảng mỗi năm.

Theo tính toán của họ, đến năm 1765, quỹ bảo hiểm cho vợ góa con côi cúa những mục sư thuộc giáo hội Scotland sẽ có số vốn tổng cộng là 58.348 bảng. Tính toán của họ đã chứng tỏ sự chính xác đến tuyệt vời. Tới năm đó, vốn của quỹ đứng ở mức 58.347 bãng chi thấp hơn 1 bảng so với dự đoán! Con số này thậm chí còn chính xác hơn so với lời tiên tri của Habakkuk, Jeremiah hay Thánh John. Ngày nay, Quỹ Webster và Wallace, được gọi chân phương là Scottish Widows, là một trong những công ty trợ cấp dưỡng lão và bảo hiểm lớn nhất thế giới. Với tài sản trị giá 100 tỉ bảng Anh, công ty không chỉ bảo hiểm cho các góa phụ Scotland, mà còn cho bất cứ ai sẵn sàng mua hợp đổng bảo hiểm của họ.

Các tính toán xác suất, như hai mục sư Scotland sử dụng, đã trở thành nền tảng của không chỉ ngành kế toản bảo hiểm, vốn là trọng tâm của ngành trợ cấp và bảo hiểm, mà của cả ngành khoa học về nhân khẩu học (do một mục sư Anh giáo, Robert Malthus, thành lập). Nhân khẩu học, đến lượt nó, là nền tảng mà dựa vào đó Charles Darwin (suýt trở thành một mục sư Anh gỉáo) xây dựng thuyết tiến hóa của ông. Trong khi chưa có các phương trinh dự đoản loại sinh vật nào sẽ tỉến hóa dưới một tập hợp cảc đỉều kiện cụ thể, các nhà di truyền học dùng toán xác suất để tính khả năng một đột biến nào đó sẽ lan rộng trong một quẩn thể nhất định. Cảc mô hình xác suất tương tự đã trở thảnh trọng tâm đối với kinh tế học, xã hội học, tâm lý học, chính trị học, những ngành khoa học tự nhìên và xã hội khác. Ngay cả vật lý học cuối cùng cũng bổ sung vào cảc phương trình cố đỉển của Newton những đám mây xảc suất của cơ học lượng tứ. Lịch sử chế tạo vủ khí hạt nhân vẫn còn ghi nhân vai trò của Toán học và máy tính qua trí tuệ của bác học Người Mỹ gốc Hung

John von Neumann 

(John von Neumann (Neumann János28 tháng 12 năm 1903 – 8 tháng 2 năm 1957) là một nhà toán học người Mỹ gốc Hungary và là một nhà bác học thông thạo nhiều lĩnh vực đã đóng góp vào vật lý lượng tử, giải tích hàm, lý thuyết tập hợp, kinh tế, khoa học máy tính, giải tích số, động lực học chất lưu, thống kê và nhiều lĩnh vực toán học khác.

Đáng chú ý nhất, von Neumann là nhà tiên phong của máy tính kỹ thuật số hiện đại và áp dụng của lý thuyết toán tử (operator theory) vào cơ học lượng tử (xem đại số Von Neumann), một thành viên của Dự án Manhattan, người sáng lập ra lý thuyết trò chơi và khái niệm cellular automata. Cùng với Edward Teller và Stanisław Ulam, von Neumann khám phá ra những bước quan trọng trong vật lý hạt nhân liên quan đến phản ứng nhiệt hạch (thermonuclear) và bom khinh khí.)

Chúng ta chỉ cần nhìn vào lịch sử giáo dục thì sẽ nhận ra quá trình này đã đưa chúng ta đi xa đến đâu. Trong suốt chiều dài lịch sử, toán học là một lĩnh vực bí truyền mà ngay cả những người có học thức Cũng ít khi nghiên cứu một cảch nghiêm tủc. Tại châu Àu thời trung cổ, logic học, ngữ pháp và tu từ học đã hình thành nên cốt lõi của giảo dụq trong khi việc dạy toản hiếm khi vượt quá hai môn số học và hình họọ đơn giãn. Không ai nghiên cứu thống kê. Ngai vàng không bị tranh giành của tất cả các ngành khoa học là thẩn học.

Ngày nay, rất ít sinh vỉẻn theo học tu từ học; logic học thì bị bó hẹp trong các khoa ttỉết học, và thần học chỉ được dạy tại các trường dòng. Nhưng ngày càng nhiêu sinh viên được khích lẹ hay ép buộc học  toán. Có một xu thể tự nhiên không thể cưỡng lại được đối với khoa học chính xác  định nghĩa là “chính xác» bởi chúng sử dụng các công cụ toán học. Ngay cả những lĩnh vực nghiên cứu từng là một phần truyền thống của khoa học nhân văn, chắng hạn như nghiên cứu về ngôn ngữ của con người (ngôn ngữ học) và tâm lý con người (tâm lý học), cũng ngày càng dựa vào toản học và tìm cách thể hiện mình là ngành khoa học chính xác. Các khóa học về thống kê này là một phẩn của những môn đại cương, không chỉ trong vật lý học và sinh học, mà Cả tâm lý học, xã hội học, kinh tế học và chính trị học.

Trong danh sách những môn học ở khoa Tâm lý học tại trường đại học của tôi, môn học bắt buộc đẩu tiên trong chương trình là “Dẫn luận về Thống kê và Phương pháp luận trong Nghiên cứu Tâm lý”. Sinh viên ngành tâm lý năm thứ hai phải học “Các phương pháp Thống kê trong Nghiên cứu Tâm lý”. Khổng Tử, Phật, Jesus và Muhammad ắt sẽ bối rối, nếu bạn nói với họ rằng để hỉểu được trí não con người và muốn chữa trị Các bệnh của nó trước tiên cẩn nghiên cứu môn thống kê.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness