TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 65
  • Hôm nay: 168
  • Tháng: 6907
  • Tổng truy cập: 5140226
Chi tiết bài viết

Về “câu thơ Vương Bột”

 

Đọc trên mạng, thấy ông Lê Vĩnh Huy đã đưa ra những giải thích sáng tỏ về câu trích dẫn gọi là “thơ Vương Bột” trong bài phát biểu của ngài Tập Cận Bình sáng 6-11 -2015 tại hội trường Quốc hội Việt Nam (xem dưới). Quốc hội chúng ta chắc hết phải nhốn nháo hỏi nhau: “Câu thơ ấy là trong bài thơ nào ấy nhỉ?”. Một học giả khác, ông Hải Võ, cũng chịu khó giải mã tường tận hầu hết các điển cố được họ Tập sử dụng trong bài nói dài 20 phút rất “văn hoa kiểu cách” mà ta vừa nhắc (xem dưới: Giải mã “chiêu” dùng cổ ngữ của ông Tập khi phát biểu ở Việt Nam).

Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam dài 20 phút, gấp đôi thời lượng so với dự kiến. Ảnh: Giang Huy.

Bản thân tôi nghĩ, hình như họ Tập đi chuyến này là muốn làm một màn trình diễn trước dư luận quốc tế, về cái hình ảnh mình được đón tiếp hết mực long trọng, “làm hòa” được với Việt Nam rồi. Chứ thực tâm, ông ta cũng biết, người Việt Nam từ trong đáy lòng không ai chấp nhận ông ta, kể cả ngay với một số nhân vật đương quyền đương chức. Đứng về góc độ ấy (thuyết phục Việt Nam) mà nhìn, thì ông ta thất bại chứ không thắng lợi. Và chắc ông ta cũng không cố giành cho được thắng lợi ở cái mục tiêu khó gặm này (khác với Bắc Triều Tiên, ông ta quả đang muốn thuyết phục).

 

Riêng trong các điển cố ông ta sử dụng trong bài nói, có điển cố Vương Bột, theo tôi là hết sức thâm thúy, và rất giảo quyệt nữa, mà có vẻ trong cả bài, ông ta cũng chỉ muốn dồn công sức vào riêng cái điển cố hóc hiểm đó thôi. Người xưa gọi cách mô phỏng những câu thơ cũ của một nhà thơ nào đó mà mình tâm đắc là “tập cổ”, 

cũng xin nhắc lại nội dung cụ thể của đoạn trích kể trên, để có dịp giải trình với bạn đọc đôi điều về cách dùng điển của họ Tập mà có người cho là tinh quái, “vượt mặt” người nghe, tại Hội trường Diên Hồng. Này nhé, Tập đã dẫn một câu mà chính là một vế trong bài luậnbằng văn xuôi biền ngẫu (chứ không phải thơ) Bát quái đại diễn luận 八卦大演論 của Vương Bột (王勃 650-676) đời Đường. Cả hai vế đầy đủ như sau: 據滄海而觀眾水.則江河之會歸可見也,登泰山而覽群岳,則岡巒之本末可知也. Phiên âm: “Cứ thương hải nhi quan chúng thủy, tắc giang hà chi hội quy khả kiến dã Đăng Thái Sơn nhi lãm quần nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã“. Xin tạm dịch: “Tựa vững vào biển cả mà quan sát đông đúc dòng chảy, thì sông ngòi hội tụ về đâu đều có thể nhìn thấy / Trèo lên núi Thái Sơn mà ngắm nhìn cả bầy núi, thì gốc nguồn của mọi gò, ghềnh đều có thể biết hết“.

Ta chú ý chữ “bản mạt” 本末 là gốc và ngọn, ở đây có hàm ý là chủ thể đứng trên đỉnh núi cao ngất có khả năng nhìn thấu đến tận gốc nguồn của từng thực thể nhấp nhô trong suốt cả một vùng. Dùng một vế trong ngữ đoạn của bài văn Vương Bột, tất nhiên thâm tâm Tập Cận Bình muốn nhắc cho người ta phải nhớ đến cả hai vế. Qua đấy, ông chủ Đại Hán nhằm kín đáo gửi đến người nghe – không chỉ trong phạm vi Việt Nam – hai thông điệp quan trọng sau đây:

1Với bản lĩnh cao cường như ta, ta nhìn thấu tim đen của hết thảy các nước láng giềng, là trước sau gì cũng chỉ có quy tụ vào đại cường Trung Hoa mà thôi

Vế này Tập chủ ý nhắc lại lời Mao tại hội đàm Vũ Hán năm 1963, muốn lấy Việt Nam làm cửa ngõ để tràn xuống thôn tính sạch các nước Đông Nam Á (xem ở đây). Nhưng Tập hữu ý ẩn đi, bởi nói lộ liễu trong tình hình ASEAN đang rất cảnh giác với ông “bạn vàng” phương Bắc thì… lợi bất cập hại. Vuốt mặt phải nể mũi chứ! Chứng tỏ họ Tập hết sức tinh khôn, đúng như chữ “hồ nghi” – con cáo già, bước một bước lại phải ngó quanh ngó quất dọ dẫm kẻ thù ẩn nấp đâu đó.

2Với tầm vóc cao vọi như ta, chỉ ta mới biết được tận ngọn ngành mọi đảo đá trên Biển Đông là thuộc nước chúng ta từ thời Cổ đại, chứ thấp lè tè như lũ chúng bay thì có biết đầu đuôi xuôi ngược gì đâu (chân lý không thuộc kẻ yếu như chúng bay).

Rõ ràng, tuy trong hai ngày đặt chân sang Việt Nam họ Tập không hề tuyên bố một lời nào về Biển Đông, nhưng đấy chỉ là bề ngoài. Thực chất, ông ta đã dùng chính câu văn Vương Bột để nhờ Bột phát ngôn giùm cho lời tuyên bố trắng trợn của ông ta. Ghê gớm sao mồm miệng sắc lẻm của ngài ngự hoàng triều phương Bắc.

.

 “Trèo lên núi Thái Sơn mà ngắm nhìn cả bầy núi, thì gốc nguồn của mọi gò, ghềnh đều có thể biết hết”. Ha ha, đừng có tưởng bở! Các ngươi thấy chưa, các ngươi chỉ là lũ chim gi chim sẻ ở chỗ đầm hồ, nghe ta nói “hòa” thì cứ nông nổi ngỡ là ta nói hòa thực, có biết đâu ta đây, đứng ở chóp núi Thái Sơn, ta đã dự liệu đâu đấy hết cả. Ta nói Biển Đông là thuộc quyền sở hữu của Trung Hoa từ thời Cổ đại, rành rành ra thế mà còn không biết ư? Không phải là nói chơi đâu. Để rồi xem.

Quả nhiên, vừa rời khỏi Việt Nam bay sang Singapore thì vị chúa tể nước Tàu đã không cần úp mở nữa. Ngài lộ mặt ngay là một kẻ bành trướng bá quyền trắng trợn, lên tiếng thẳng thừng rằng mọi đảo đá Trung Quốc cướp được của Việt Nam năm 1974, 1988, cũng như tất cả những gì chìm nổi trên Biển Đông, từ rất xa xưa vốn đã thuộc về Trung Quốc! Thế nghĩa là Việt Nam vào cái thuở nảo thuở nào đã từng xua dân chúng ra tận ngoài khơi chiếm đoạt đảo đá từ tay Trung Quốc, chứ đâu có phải Trung Quốc xâm lược Việt Nam. Một cái tát? Một cú lật bài tẩy đến là ngoạn mục, có phải thế hay không? 

“Câu thơ Vương Bột”

Lê Vinh Huy 06/11/2015 – Khoảng hơn 10 giờ sáng nay, Tập Cận Bình phát biểu trước quốc hội Việt Nam, và bài diễn văn này được cư dân mạng Việt Nam chú ý mổ xẻ ở chi tiết… thân thế Vương Bột. Tôi thấy tội nghiệp cho các nhà ái quốc, hiện họ còn đang bàn tán với nhau mà vẫn chưa tìm ra “câu thơ” kia của Vương Bột là trong thi phẩm nào; rồi túng thế, họ quay ra bươi móc tiểu sử Vương Bột (bị chết đuối khi sang Giao châu), để mà hể hả: “Thấy chưa? Tàu qua Việt thì chỉ có từ chết tới bị thương”, vậy là cả đám hả hê like comment của nhau, cười hí hí!

Họ không thèm tìm hiểu ý tứ thông điệp từ bài diễn văn của họ Tập, mà chỉ săm soi ngoáy vào cái chết của một thi nhân ngàn năm trước để vui sướng và tự hài lòng, xem như vậy là đã rửa được quốc nhục, giữ được quốc thể

 

Nguyên văn đoạn phát biểu này của Tập:

同志们,朋友们!1942年至1943年,胡志明主席在中国从事革命活动期间,写下了“登山登到高峰后,万里舆图顾盼间”的诗句。中国唐代诗人王勃也说过,“登泰山而揽群岳,则冈峦之本末可知也”。

(Thưa các đồng chí và các bạn! Từ năm 1942 đến 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh trong thời gian tham gia hoạt động cách mạng ở Trung quốc, đã viết “Núi cao lên đến tận cùng/ Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”. Nhà thơ Vương Bột thời nhà Đường của Trung quốc cũng từng nói: “Leo lên đỉnh núi Thái để nhìn các núi khác, sẽ nhìn thấy được những điều mình chưa thấy qua”.

Đó là một câu văn, không phải câu thơ, và ở trong thiên khảo luận Bát quái đại diễn luận của Vương Bột. Nguyên cả câu là:

據滄海而觀眾水.則江河之會歸可見也,登泰山而覽群岳,則岡巒之本末可知也

Cứ thương hải nhi quán chúng thủy, tắc giang hà chi hội qui khả kiến dã; đăng Thái sơn nhi quán chúng nhạc, tắc cương loan chi bổn mạt khả tri dã.

(Hãy đứng nơi biển cả để quan sát các dòng chảy, sẽ biết các sông rạch tụ về đâu; hãy lên núi Thái để nhìn các núi non, sẽ thấy được các đèo dốc nhấp nhô mà ta chưa từng biết).

Tập đã ngắt vế trước hàm nghĩa nước chảy về nguồn đi, “ý tại ngôn ngoại”, vi diệu là chỗ đó.

Giải mã “chiêu” dùng cổ ngữ
của ông Tập khi phát biểu ở Việt Nam

Hải Võ (Soha.vn) 07/11/2015 – Bài phát biểu của ông Tập Cận Bình trước Quốc hội Việt Nam ngày 6/11 nhận được nhiều sự chú ý khi nhà lãnh đạo Trung Quốc tạo điểm nhấn bằng nhiều thành ngữ, ngạn ngữ và thơ cổ.

Image result for Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh

Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đặt vòng hoa và viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 6/11. Ảnh: Xinhua

“Huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim”

Câu nói này vẫn đường được người dân Trung Quốc hiện đại sử dụng hàng ngày, như một cách nhấn mạnh tình nghĩa anh em, kêu gọi đồng tâm hiệp lực, giống với câu thành ngữ Việt Nam “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao”.

Câu nói được “biến thể” từ một câu trong “Chu Dịch” thời Tiên Tần: “Nhị nhân đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim; đồng tâm chi ngôn, kỳ xú như lan”.

Ý nghĩa nguyên thủy từ thời xưa là hai người đồng lòng thì sức mạnh sẽ giống như lưỡi dao sắc bén cắt đứt được kim loại; nếu hai người hòa hợp về chí hướng, đồng tâm đồng đức thì sẽ tỏa hương như hoa lan.

Trên thực tế, câu nói trên còn trở thành một “công cụ” ngoại giao mà nhà lãnh đạo Trung Quốc sử dụng trong khá nhiều trường hợp khi muốn nêu cao mối quan hệ hợp tác, gần gũi với các nước láng giềng và khu vực.

Ngày 25/2/2013, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hội kiến Chủ tịch danh dự Quốc dân đảng Liên Chiến đã đem câu “huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim” để mô tả “cộng đồng vận mệnh” của Trung Quốc đại lục và Đài Loan.

Sau đó 5 tháng, ngày 20/7/2013, trong điện mừng ông Mã Anh Cửu tái đắc cử chức Chủ tịch Quốc dân đảng, ông Tập nhắc lại câu này và nhấn mạnh “giấc mơ Trung Quốc cùng tiền đồ của Đài Loan có tương quan mật thiết”.

Đây cũng trở thành câu nói “phải có” trong các cuộc trao đổi của Chủ tịch Trung Quốc với các lãnh đạo, quan chức phía Đài Loan và được xem là “khái niệm của Tập Cận Bình về quan hệ 2 bờ eo biển Đài Loan”.

Ngày 13/9/2014, ông Tập Cận Bình cùng Tổng thống Tajikistan Emomali Rahmon tham dự lễ khởi công đường ống dẫn khí qua khu vực Trung Á.

Tại đây, ông tuyên bố: “Huynh đệ đồng tâm, kỳ lợi đoạn kim; chỉ cần chúng ta đồng tâm hiệp lực thì không có khó khăn nào không giải quyết được”.

“Ngàn vàng chỉ để mua láng giềng”

Câu nói này được ông Tập nhấn mạnh trong bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam, xuất phát từ câu ngạn ngữ “thiên kim mãi lân” (ngàn vàng mua láng giềng) của người Trung Quốc, tương tự với câu nói “bán anh em xa, mua láng giềng gần” của người Việt Nam.

Tuy nhiên, ý nghĩa nguyên thủy của câu ngạn ngữ này là lời khuyên dành cho con người, nhấn mạnh nên biết “chọn bạn mà chơi”, “gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Cụ thể hơn là khuyên người ta có ý thức tự cường và biết giao kết với những người có chí tiến thủ.

Thời Nam Bắc Triều ở Trung Quốc, có một người tên Lữ Tăng Trân, nhiều đời sinh sống ở khu vực Quảng Lăng. Lữ là người chính trực, có mưu trí và đảm lược, được mọi người trọng vọng.

Có một người cố ý tìm đến mua căn nhà ở sát vách Lữ Tăng Trân. Mọi người hỏi ông ta: “Ông mua nhà hết bao nhiêu tiền.”

Người này đáp lại: “1.100 lượng. 100 lượng tôi mua nhà, còn 1.000 lượng kia là để mua láng giềng”.

Hôm 4/7/2014, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu quan trọng tiêu đề “Cùng xây dựng tương lai hợp tác Trung-Hàn đưa châu Á chấn hưng thịnh vương” tại Đại học Seoul, Hàn Quốc.

Trong bài diễn thuyết, ông Tập chỉ ra: “Trăm lượng mua nhà, ngàn lượng mua láng giềng. Láng giềng tốt ngàn vàng cũng không đánh đổi.”

Ông Tập Cận Bình phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

“Thân mong thân hơn, láng giềng mong gần gũi hơn”

Đây cũng là một câu nói thường sử dụng của người dân Trung Quốc và đã được ông Tập Cận Bình khái quát lên thành quan điểm về quan hệ trong khu vực.

Ngày 7/4/2013, ông Tập có bài diễn văn tại lễ khai mạc Diễn đàn Bác Ngao châu Á, trong đó nêu ra: “Người thân mong thân hơn, láng giềng mong gần gũi hơn.

Trung Quốc sẽ kiên trì thiện chí, hợp tác với láng giềng, củng cố tình hữu nghị láng giềng, đi sâu vào hợp tác, nỗ lực để sự phát triển của Trung Quốc đem lại lợi ích cho các nước xung quanh.”

Trước thềm chuyến thăm Tajikistan của mình vào tháng 9/2014, ông Tập Cận Bình cũng gửi đến truyền thông nước này văn kiện có ký tên.

Trong văn kiện này, ông Tập chỉ ra: “Người thân mong thân hơn, láng giềng mong gần gũi hơn. Trung Quốc xem Tajikistan là đối tác hợp tác quan trọng để mở cửa về phía Tây.”

Nói về vấn đề an ninh châu Á hồi tháng 5/2014 tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 4 về tín nhiệm và hợp tác chung châu Á tổ chức ở Thượng Hải, Chủ tịch Trung Quốc nhắc lại những gì ông từng nói ở Diễn đàn Bác Ngao 2 năm trước đó như một lời cam kết về chính sách ngoại giao khu vực.

Xét một cách tổng thể, cả 3 câu nói mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình từng sử dụng ở những bối cảnh khác nhau kể từ năm 2013, sau khi ông trở thành lãnh đạo cao nhất, đều được ông Tập đưa vào bài phát biểu trước Quốc hội Việt Nam.

Động thái này được cho là một sự tổng kết và thông báo tới Việt Nam cũng như các quốc gia trong khu vực về sách lược và tôn chỉ ngoại giao đối với láng giềng của Trung Quốc, trong đó sự lặp lại của các điểm nhấn nhằm chứng minh tính nhất quán, không thay đổi của Bắc Kinh.

Một điểm nhấn độc đáo hơn mà Chủ tịch Trung Quốc chưa thể hiện trong các bài diễn văn hay phát biểu ngoại giao nhiều năm qua, đó là việc ông dẫn câu thơ của nhà thơ thời Đường Vương Bột trong bài diễn thuyết tại Việt Nam.

Ông Tập “mào đầu” và dẫn dắt bằng câu thơ của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Núi cao lên đến tận cùng, Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non”.

Tiếp đó, ông đưa vào hai câu thơ của Vương Bột: “Đăng Thái sơn nhi quán chúng nhạc, tắc cương loan chi bản mạt khả tri dã” (Đứng trên Thái Sơn mà nhìn các ngọn núi khác sẽ thấy vì sao Thái Sơn là đứng đầu).

Cây bút bình luận nổi tiếng của Tân Hoa Xã Quốc Bình phân tích, ông Tập Cận Bình dẫn câu thơ nổi tiếng thời Đường không ngoài mục đích nhấn mạnh quan hệ Việt-Trung “đang đứng ở một khởi điểm lịch sử mới” và kêu gọi song phương “cùng nhìn về đại cục lâu dài”.

Theo Quốc Bình, tuyên bố trên tại Việt Nam không chỉ góp phần thúc đẩy quan hệ Việt-Trung phát triển ổn định, mạnh mẽ trong giai đoạn tới, mà còn có sức lan tỏa tới các quốc gia láng giềng khác trong khu vực, phát huy vai trò hỗ trợ xây dựng “vận mệnh cộng đồng” như Trung Quốc thường kêu gọi.


Sau 3 năm từ ngày Tập đọc bài thơ Vương Bột .Hóa ra sự việc lại ngược ý Tập ..Trump Pence phát khởi chiến tranh kinh tế toàn diện đồng thời với ban hành Luật kiềm chế Tập đặt sa án ở Biển Đông .Mấy cái sa án tí xíu của chú Tập làm sao ngăn được cả bầy giao long phượng hoàng vần vủ vui hòa nhạc với bằng hữu Việt Nam ASean tụ hội ..

TÀU nổi tiếng là dóc  láo và giả dối . Nghề giả thì thế giới rỏ cả rồi .còn dóc láo thì Mỹ đang tổng kết ..Số là năm 1958 ,khi 
Mao Trạch Đông và Thủ tướng Nikita Khrushchev, bề mặt công khai là đồng minh quốc tế, nội bộ lại bị chia rẽ về mặt ý thức hệ.
..Mao cho rằng Liên xô có tư tưởng hòa bình cầu an không dám đấu tranh với Mỹ ..Mao nói tướng rằng Mỹ chỉ là con hổ giấy mà thôi .Mao đã từng đánh Mỹ ở Triều tiên ..Khrushchev nói với Mao rằng Mỹ là con hổ có răng nanh nguyên tử ..
Mao nói dóc ,nói liều mà thôi .Nhưng hóa ra nước Mỹ ,do có nhiều khuynh hướng và nhất là trong chiến tranh Việt Nam đụng phải Ông Hồ cực kỳ bản lĩnh lãnh đạo toàn dân chiến tranh gây thiệt hại lớn cho Mỹ . Do vậy ,Mỹ đành chọn kế sách Hòa trung thoái Việt phá Xô..một mũi tên 3 đích .
Kết cục ,Mao nói dóc mà Mỹ hòa hoãn giúp Trung hoa làm giàu ,Xô dè dặt đề phòng cuối cùng tan rã ...
Tổng kết 60 năm lịch sử ,Giới tinh hoa Mỹ thấy ra bài học kỷ 20 của Mỹ là bị mắc mưu lừa của Trung hoa nên chọn ra một tay cừ là Trump Pence giả giả thật thật để đấu với Tàu vừa trả mối đại thù bị lừa vừa chế áp Tàu mãi mãi làm đệ mà thôi.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness