TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 21
  • Hôm nay: 996
  • Tháng: 5358
  • Tổng truy cập: 5150623
Chi tiết bài viết

Vụ Luật gia thắng kiện 55 tỷ đồng: Bất thường từ bản kháng nghị giám đốc thẩm

Vụ án tranh chấp hợp đồng hứa thưởng của luật gia Đặng Đình Thịnh liên quan đến trụ sở của ngân hàng ACB ở số 446 – 448 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1, TP.HCM gây xôn xao dư luận trong thời gian qua tưởng đã khép lại với bản án phúc thẩm tuyên cho ông Thịnh thắng kiện, được sự đồng tình cao của dư luận. Thế nhưng, mới đây Tòa án nhân dân tối cao ra Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm. Quyết định kháng nghị này khiến nhiều chuyên gia pháp luật đánh giá là vô lý và bất thường.

Đề nghị hủy bản án sơ thẩm và phúc thẩm

Ngày 6/5/2016, Tòa án nhân dân cấp cao tại TPHCM ra bản án phúc thẩm dân sự số 87/2016/DS-PT với những quyết định được đánh giá là đầy tính công tâm. Nguyên đơn, luật gia Đặng Đình Thịnh được bản án công nhận quyền lợi hợp pháp từ hợp đồng hứa thưởng mà ông Thịnh đã thực hiện trọn vẹn nhưng phía bị đơn đã bội ước.

Hai bản án sơ thẩm và phúc thẩm đều công nhận quyền được nhận lợi ích vật chất từ hợp đồng hứa thưởng, là một sự công nhận hợp tình hợp lý. Có thể nói đây là bước tiến mới trong nhận thức về quyền giao dịch dân sự của người dân trong giao kết hứa thưởng. Ngoài ra, bản án còn tuyên hủy những giao dịch trái pháp luật của nhiều đối tượng, đặc biệt là của ngân hàng ACB.

Tuy nhiên, khi nguyên đơn đang chờ thi hành bản án để được nhận quyền lợi chính đáng của mình thì Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm số 33/2017/KN-DS (QĐ kháng nghị số 33) ngày 15/5/2017 do bà Phó chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Thúy Hiền ký được ban hành. Trong đó đề nghị Hội đồng thẩm phán hủy cả hai bản án sơ thẩm, phúc thẩm và yêu cầu tạm dừng thi hành án.

Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân tối cao.

Tuy nhiên khi thụ lý vụ án, bị đơn cùng nhiều người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan lại đưa ra nhiều yêu cầu khác của họ. Những yêu cầu này không phải là yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn mà các yêu cầu chéo giữa những người đó với nhau, có quyền lợi xung đột nhau, làm cho vụ án trở nên phức tạp.

Chính vì không phải là yêu cầu phản tố với nguyên đơn nên bản án phúc thẩm của Tòa án cấp cao đã tách riêng các yêu cầu này thành những vụ án khác để giải quyết và tuyên chấp thuận yêu cầu của nguyên đơn.

Điều này rất phù hợp với nguyên tắc tách vụ án làm cho việc xét xử khoa học, đơn giản và minh bạch hơn, đồng thời không làm ảnh hưởng đến việc giải quyết các quan hệ dân sự khác trong cùng vụ án. Tuy nhiên, Quyết định kháng nghị lại bất ngờ yêu cầu nhập các vụ án lại với nhau mà theo đanh giá của nhiều luật gia là không hợp lý.  

Yêu cầu hỏi ý kiến người không bị ảnh hưởng quyền lợi

Trong vụ án này, khi bắt tay vào ký hợp đồng nhờ ông Thịnh tiến hành các thủ tục pháp lý đòi căn nhà bị tịch thu trái pháp luật ở Việt Nam, bà Khanh là một Việt kiều lớn tuổi ở Mỹ, có đến 8 người con ở nhiều nơi trên thế giới nên không thể hỏi ý kiến toàn bộ các người con.

Vì vậy, bà Khanh đã cam kết dùng chính phần tài sản của mình trong khối tài sản chung và phần tài sản được hưởng thừa kế để trả thưởng, không dính líu đến phần tài sản của các người con mà bà Khanh không liên hệ được, trừ ông Quang là người con đã cùng bà đứng ra nhờ nguyên đơn đòi nhà.

Tuy vậy, tòa án cũng đã triệu tập được phần lớn những người con tham gia, chỉ thiếu ba người do mất liên lạc từ lâu không thể triệu tập. Nhưng cần phải nói rõ, cho dù có triệu tập thêm ba người đó thì bản chất vụ án cũng không có gì thay đổi, vì phần thừa kế của ba người đó luôn luôn cố định, cho dù tuyên như thế nào.

Trong các văn bản thỏa thuận hứa thưởng các bên đều thống nhất nội dung: “Tranh chấp giữa bên A (bà Khanh, ông Quang) với các đồng thừa kế căn nhà nêu trên (nếu có) do bên A cam kết tự giải quyết và không ảnh hưởng đến nội dung hợp đồng”.

Khu nhà đất ông Thịnh nhiều năm đi khiếu nại đòi về cho gia đình bà Khanh, nay Ngân hàng ACB đang thuê làm hội sở.
Khu nhà đất ông Thịnh nhiều năm đi khiếu nại đòi về cho gia đình bà Khanh,
nay Ngân hàng ACB đang thuê làm hội sở.

Đây là một cách lập luận theo kiểu đánh đố pháp luật. Bởi, ba người con lưu lạc khắp thế giới không biết định cư phương nào, ông Thịnh lại không hề đòi hỏi quyền lợi trong phần thừa kế theo pháp luật của những người đó, bà Khanh và ông Quang cam kết tự giải quyết và “bao” hết cho các người con.

Trên thực tế, phần tài sản của bà Khanh nhiều hơn phần tài sản trả thưởng cho ông Thịnh nên không hề ảnh hưởng đến quyền lợi của các người con, vì vậy yêu cầu hỏi ý kiến của những người không liên quan là không thực sự cần thiết.

Mặc dù thủ tục tố tụng của Việt Nam cho phép xem xét giám đốc thẩm lại bản án, nhưng giám đốc thẩm cũng chỉ nên xem xét những bản án có sai lầm nghiêm trọng, còn việc vạch lá tìm sâu để kháng nghị vụ án như thế này thì không thể chấp nhận. Đó là một sự lạm quyền kháng nghị.” – Ông Thịnh nói.

Với văn bản hứa thưởng của bà Khanh, đấy là một giao dịch dân sự, không có quy định pháp luật nào bắt buộc phải trải qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự. Mặt khác trong quá trình xét xử vụ án, phía bị đơn cũng chưa bao giờ cho rằng các con dấu, chữ ký và chức danh của công chứng viên ở Mỹ thể hiện trên văn bản là giả mạo để tòa án yêu cầu xem xét.

Trong hai cấp tòa bị đơn không hề yêu cầu giám định chữ ký, con dấu trên văn bản thỏa thuận nên tòa án công nhận văn bản trên là hoàn toàn hợp pháp. Thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự chỉ dừng ở mức độ xác nhận con dấu, chữ ký và chức danh viên chức trên văn bản là đúng, không xác nhận nội dung văn bản, nên chỉ khi những điều này bị nghi ngờ giả mạo thì tòa mới cần xem xét.

Theo Luật sư Trần Đình Dũng (Luật sư đoàn Luật sư TP HCM) việc hợp thức hóa lãnh sự tại Việt Nam được hiểu như sau:

Đối với các văn bản lập ở quốc gia này thực hiện ở quốc gia khác, Việt Nam phân ra 2 trường hợp để có quy định. Nếu lập ở Việt Nam thực hiện ở nước ngoài thì có thủ tục “chứng nhận lãnh sự”, trong đó cơ quan thẩm quyền Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký và chức danh của viên chức ký trên văn bản là đúng sự thật, không giả mạo.

Còn đối với văn bản lập ở nước ngoài thực hiện ở Việt Nam thì có thủ tục “hợp pháp hóa lãnh sự” trong đó cơ quan thẩm quyền của Việt Nam trú đóng ở nước sở tại chứng nhận con dấu, chữ ký và chức danh của viên chức ký trên văn bản là đúng sự thật, không giả mạo.

Việc chứng nhận này chỉ chứng nhận con dấu, chữ ký và chức danh, không chứng nhận nội dung đó là đúng hay sai. Với thủ tục chứng nhận lãnh sự thì Nghị định 111/2011/NĐ-CP có liệt kê các trường hợp bắt buộc phải chứng nhận lãnh sự, nhưng với thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự như trong vụ án này, thì theo Nghị định 111/2011/NĐ-CP không liệt kê cụ thể và không bắt buộc, Thông tư số 01/2012/TT-BNG của Bộ Ngoại giao cũng không nêu cụ thể.

Mặt khác tại Điều 9 của Nghị định 111/2011/NĐ-CP có nêu những trường hợp không cần phải hợp pháp hóa lãnh sự trong đó Khoản 4 quy định rõ là “Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài”. 

Nguyễn Hiếu

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness