TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 15
  • Hôm nay: 386
  • Tháng: 10835
  • Tổng truy cập: 5144153
Chi tiết bài viết

Bạch Truật- vị thuốc quý của các vị đế vương

Tương truyền, Hán Vũ đế trong lần ngự giá tuần du đã gặp một lão nông 90 tuổi vẫn cuốc cỏ dưới ruộng, hỏi ra thì cụ khỏe nhờ dùng bạch truật. Về sau, vị thuốc này được nhiều bậc vương hậu Trung Hoa sử dụng như Từ Hy thái hậu, vua Quang Tự…

Bạch Truật- vị thuốc quý của các vị đế vương 1

1. Tên gọi

Bạch truật còn có tên gọi khác như:

  • Tên đồng nghĩa: Atractylis Ovata Thunb, Atractylis Macrocephala (Koidz). Hand – Mazz.
  • Tên nước ngoài: Large – headed atractylodes (Anh)

Họ: Cúc (Asteraceae).

2. Đặc điểm

Bạch Truật là cây thảo, sống nhiều năm, cao 40-60cm. Rễ củ mập, có vỏ ngoài màu vàng xám. Thân hình trụ, mọc đứng phía trên phân nhánh, phần dưới hóa gỗ. Lá mọc so le, lá phía dưới có cuống dài, xẻ sâu thành 3 thùy (ít khi 5) như những lá chét riêng biệt, thùy giữa to hơn, hình bầu dục hoặc hình trứng, gốc lệch, đầu nhọn, mép có răng cưa như gai; lá gần ngọn có cuống ngắn, không chia thùy, mép khía răng; gân lá nổi rất rõ ở mặt dưới.

Cụm hoa mọc thành đầu ở đầu cành; mỗi đầu gồm nhiều hoa hình ống, màu tím; tổng bao lá bắc hình chuông gồm những lá hẹp xẻ nhiều thùy rất sâu hình lông chim; nhị 5, hàn liền.

Quả bế hình cầu hoặc bầu dục, hơi dẹt có một chùm lông dài trắng.

Mùa hoa quả: tháng 8-11

3. Bộ phận dùng

Rễ củ thu hoạch vào tháng 6-7 (ở đồng bằng) và tháng 12 (ở miền núi). Thời vụ thu hái tốt nhất là khi lá ở gốc cây đã úa vàng, thân tàn lụi.

Rễ củ đào về, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, sấy diêm sinh 12 giờ rồi phơi khô, phân loại củ to, củ nhỏ.

Dược liệu bạch truật có thể chất cứng nhắc, vỏ có màu nâu, ruột trắng ngà có mùi thơm nhẹ là loại tốt. Dược liệu cần được bảo quản trong thùng kín, chống mối mọt.

Khi dùng đắp nước vào khăn, ủ rễ cho mềm rồi thái thành từng miếng. Tùy theo cách sử dụng mà có những cách chế biến khác nhau như sau:

  • Dùng sống: sắc hoặc tán thành bột uống.
  • Sao cháy: sao cho đến khi dược liệu cháy đen lấy ra phun nước cho tắt hết lửa than.
  • Tẩm mật ong loãng: sao cho đến vàng và có mùi thơm.
  • Tẩm hoàng thổ sao: lấy hoàng thổ, tán bột, sao nóng, cho dược liệu vào rồi đảo đều cho hoàng thổ dính vào dược liệu rồi sàng bỏ hoàng thổ thừa.
  • Tẩm hay phun rượu rồi sao với cám (dùng chữa bệnh phổi)
  • Tẩm sữa rồi sao (chữa bệnh thận).
  • Tẩm nước đất rồi sao (chữa bệnh về tỳ vị)

4. Thành phần hóa học

Trong rễ củ bạch truật có tinh dầu 1,4%. Thành phần tinh dầu chủ yếu gồm: atractylon, acetoxy atractylon, hydroxyatractylon, atractylat kali.

Các sesquiterpen: α – eudesmol, β – eudesmol. Các dẫn chất lacton như atractynolid I, II, III.

Từ phân đoạn ái dầu của bạch truật người ta tách được Juniper camphor (Chinese Drugs of Plant origin, 1992).

5. Tác dụng dược lý

Bạch truật đã được nghiên cứu về các tác dụng dược lý như chống loét dạ dày, tăng tiết mật, tăng cường chức năng giải độc của gan và chống viêm, với những kết quả như sau:

Tác dụng chống loét dạ dày

Tác dụng này đã được nghiên cứu trên 3 mô hình:

  • Gây loét dạ dày thực nghiệm, tạo nên những tổn thương có bệnh sinh khác nhau.
  • Loét Shay bằng cách thắt môn vi, có khả năng gây nên không những tình trạng ứ trệ dịch vụ dạ dày, mà còn gây tổn thương về mạch máu kèm theo thiếu màu nguồn gốc thần kinh thực vật.
  • Loét bằng cách cho nhịn đói có thể do nguồn gốc tâm lý, loét bằng cách tiêm Histamin được gây nên một phần do tăng tiết dịch vị, và phần khác do tác dụng làm hư hại mạch máu bởi liều cao Histamin.

Bạch truật có tác dụng ức chế rõ rệt loét Shay và loét do nhịn đói, không tác dụng với loét do Histamin.

Giảm rõ rệt lượng vị tiết ra

Việc nghiên cứu ảnh hưởng đối với hoạt động tiết dịch vị đã chứng minh Bạch truật có tác dụng làm giảm rõ rệt lượng vị tiết ra và không làm giảm độ Acid tự do của dịch vị.

Không gây biến đổi về lưu thông mật

Việc nghiên cứu ảnh hưởng đối với chức năng ngoại tiết của gan đã chứng minh Bạch truật không gây biến đổi về lưu thông mật, nhưng làm tăng một cách có ý nghĩa hàm lượng cắn khô trong mật, và như vậy đã tăng lượng các chất thải trừ qua mật.

Bạch truật không ảnh hưởng đối với chức năng này của gan

Việc nghiên cứu tác dụng đối với chức năng gan trong nghiêm pháp BSP về khả năng phân huỷ và thải trừ chất màu của gan cho thấy Bạch truật không ảnh hưởng đối với chức năng này của gan.

Hoạt tính chống viêm

Hoạt tính chống viêm của Bạch truật được thể hiện rõ rệt trên hai giai đoạn cấp tính của phản ứng viêm, tương ứng với những biến đổi về mạch máu gâu thoát huyết tương ở khoảng ngoài tế bào và tạo phù nề. Tác dụng này đã được chứng ming trong thi nghiệm gây phù bằng Kaolin với liều Bạch truật từ 7,5 g/kg thể trọng trở lên. Đối với giai đoạn bán cấp phản ứng viêm tương ứng với sự tạo thành tổ chức hạt trong mô hình u hạt thực nghiệm với Amian, Bạch truật có tác dụng ức chế rõ rệt với liều từ 10 g/kg thể trọng trở lên.

 Tác dụng gây teo tuyến ứ chuột cống non

Tuyến ức có vai trò quan trọng trong sự hình thành hệ thống miễn dịch của cơ thể. Bạch truật có tác dụng gây teo tuyến ứ chuột cống non từ liều 15 g/kg thể trọng trở lên.

Tác dụng khác

Bạch truật không ảnh hưởng đối với thành phần các Protein huyết thanh và chức năng bài tiết Urê của thận.

Bạch truật tỏ ra không độc trong các thí nghiệm về độc tính cấp và bán cấp, không gây phản ứng phụ trong thí nghiệm cho động vật dùng thuốc dài ngày.

Các tác giả Trung Quốc đã nghiên cứu tác dụng dược lý của Thương thuật – Atractylodes lancea (Thunb) DC. Liều nhỏ tinh dầu Thương truật có tác dụng trấn tĩnh đối với một loại Ếch xanh, liều cao ức chế trung khu thần kinh và chết do ngừng hô hấp. Cao Thương truật tiêm dưới da cho Thỏ gây giảm đường huyết trong vòng 2 – 5 giờ, có tác dụng gây chậm nhịp tim Ếch, liều cao làm tim tê liệt và ngừng đập. Trên huyết áp, liều nhỏ làm huyết áp hơi tăng, liều cao gây hạ huyết áp. Tác dụng lợi tiểu, tác dụng ức chế cho bóp tá tràng Thỏ cô lập.

Bạch truật và Thương truật có tác dụng gần giống nhau. Bạch truật có tác dụng ức chế đối với một loại vi khuẩn gây bệnh ngoài da. Glucosid Kali Atractylat chiết từ Bạch truật có tác dụng chọn lọ trên đường huyết, đầu tiên gây tăng, sau đó gây hạ đường huyết có thể có thể tới mức gây co giật do hạ đường huyết quá thấp. Lượng Glucogen trong gan Chuột nhắt giảm đáng kể, nhưng lượng Glucogen trong tim hơi tăng, dước tác dụng của Glucosid này. Rễ Bạch truật có hoạt tính nghiệm In Vitro. Ở Nhật Bản người ta thường dùng loài Atractylodes Japonica Koidz. Là biến giống của Atractylodes Ovata DC. Loài A. Japonica Koidz có những tác dụng dược lý như sau:

  • Tác dụng lợi tiểu, làm giảm phù đối với phù nhẹ.
  • Nước sắc có tác dụng hạ đường huyết rõ rệt..
  • Ức chế sự đông máu. Nước sắc có tác dụng giảm khả năng máu đông trong trường hợp hoạt tính tạo Fibrin trong máu tăng cao.
  • Chất Atractylon trong Bạch truật có tác dụng chống suy giảm chức phận gan.

Bạch truật chế biến với giấm có tác dụng tăng tiết mật khi dùng uống.

  • Nước sắc của Bạch truật có tác dụng mạnh chống loét các cơ quan đường tiêu hoá.
  •  Các chất Atractylenolid I, II, III có tác dụng chống viêm và dịch chiết nước của Bạch truật có tác dụng chống viêm khớp rất rõ.

Cao nước của rễ Atractylodes Japonica Koidz. Có tác dụng hạ đường huyết trên Chuột nhắt, cao được phân tách trên hoạt tính dược lý và thu được 3 Glycan, là các Atraxtan A, B, C. Những thành phần này có tác dụng hạ đường huyết trên Chuột nhắt bình thường và Chuột được gây đái tháo đường bằng Aloxan.

6. Tính vị, công năng

Bạch truật có vị ngọt đắng, mùi thơm nhẹ, tính ấm, có tác dụng kiện tỳ, táo thấp, chỉ tả, hoà trung, lợi thuỷ, an thai.

7. Công dụng

Bạch truật được coi là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng điều trị các chứng bệnh đau dạ dày, bụng trướng đầy, nôn mửa, ăn chậm tiêu, thấp nhiệt, tiêu chảy, phân sống, viêm ruột mãn tính, an thai trong trường hợp có thai đau bụng, ốm nghén nôn oẹ, chữa sốt trong các trường hợp sốt ra mồ hôi, phù thũng, Ngày dùng 6 – 12 g dưới dạng thuốc sắc hoặc bột.

Kiêng kỵ: Đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng.

Viên Kim truật, công thức phối hợp giữa Bạch truật và nghệ đã được ứng dụng trong điều trị bệnh loét dạ dày, hành tá tràng, với những kết quả như sau:

  • Trên đa số bệnh nhân, viên Kim truật có tác dụng làm giảm khá nhanh các cơn đau, người bệnh nhân thấy hết chướng và đầu, hết cảm giác nóng rát vùng thượng vị và ăn được. Tất cả các triều chứng rối loạn tiêu hoá như táo bón, đi lỏng, ợ chua, ợ hơi đều khỏi.
  • Trên hình ảnh chụp X quang, khó phân biệt sự khác nhau giữa các vết loét đang phát triển và các vết loét đã lành sẹo.
  • Độ toan dịch vị có hạ, chủ yếu là độ Acid tự do.
  • Chức phận gan vẫn bình thường. Đa số bệnh nhân có thể trọng tăng.

Trong y học Trung Quốc, Bạch truật được dùng uống để chống phù, do tác dụng lợi tiểu và làm tăng tiết mồ hôi; chữa ho dưới dạng nước sắc, và phối hợp với một số cây khác để chữa đái tháo đường. Dược liệu còn được chỉ định trong các trường hợp viêm các cơ quan đường tiêu hoá (viêm dạ dày, viêm ruột) để làm ăn ngon miệng, chữa bệnh thấp khớp và chứng đau nhức đầu, dưới dạng thuốc ngậm. Dùng ngoài tác dụng diệt nấm. Liều thuốc một lần, dạng nước sắc để trị ho: 5 – 20 g và điều trị các bệnh đường tiêu hoá: 3 – 15 g.

Trong y học cổ truyền Nhật Bản, Bạch truật được dùng làm thuốc lợi tiểu trong các trường hơp đái ít, đái buốt, di tinh, hoa mắt. Ngày nay, nhân dân Nhật Bản dùng Bạch truật để tăng cường tiêu hoá, lợi tiểu (tăng lượng nước tiểu và số lần đi tiểu), chữa đau mình mẩy, ho, đờm nhiều, buồn nôn, di mộng tinh, kiết lỵ.

Nguồn “Cây thuốc và động vật làm thuốc VN”

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness