TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 7
  • Hôm nay: 298
  • Tháng: 4105
  • Tổng truy cập: 5149369
Chi tiết bài viết

Chuyên đề về bất động sản 2016

Kiến nghị "bơm" vốn trung và dài hạn cho kinh doanh bất động sản

Đến cuối 2013 ,Tình trạng nguội lạnh của thị trường bất động sản (BĐS) trong cả 3 năm 2010 -2013 đã đặt ra cho các cơ quan quản lý một bài toán hóc búa: Trong năm 2014, làm sao để "hâm nóng" thị trường này mà vẫn có thể quản lý các hoạt động giao dịch, kinh doanh có hiệu quả, giá BĐS không tăng đột biến ? đặc biệt là quản lý vừa xử lý cục nợ xấu ngân hảng đang khoanh lại  và không để phát sinh nợ xầu mới .

Nhà, đất đua nhau giảm giá

Tại Hà Nội, trong năm 2010, các sàn giao dịch địa ốc có tháng không có lấy một cuộc giao dịch thành công. Những tháng cuối năm, trung bình ở đây có 1-2 cuộc giao dịch mua bán nhà ở so với vài chục cuộc giao dịch/ngày trước đây 2008. Giá đất giảm rất rõ rệt: tại quận Long Biên, có lô đất ở ngách đường Nguyễn Văn Cừ tháng 10.2008 rao bán 20 triệu đồng/m2 đến 2010 đã rao giảm còn 15 triệu đồng/m2.

Tại khu vực quận Ba Đình, căn hộ chung cư tầng 2 diện tích 70m2 đầu năm 2010 rao bán 1800 triệu đồng cuối năm chỉ bán được giá 1200 triệu đồng. Giá đất tại các dự án khu đô thị mới giảm trung bình 5-10 triệu đồng/m2 so với năm 2008. Một cán bộ quản lý nhà ở Hà Nội nhận xét: "Sức mua nhà, đất chỉ bằng 50-60% so với năm 2004".

Tại TP.HCM, các hoạt động giao dịch nhà đất cũng rất trầm lắng. Giá nhà chung cư bình dân phổ biến ở mức 400-500 triệu đồng/căn nhưng vẫn khó bán. Số hồ sơ về mua bán chuyển nhượng trên thị trường 6 tháng đầu năm 2005 là 4.518 hồ sơ, chỉ bằng 30% so với cùng kỳ năm 2004. Theo Sở Tài nguyên và Môi trường, giao dịch BĐS 7 tháng đầu năm giảm 51-68% tùy theo khu vực.

Thành phố Đà Nẵng tổ chức đấu giá nhiều lô đất ở khu mới quy hoạch nhưng chỉ thành công đúng... 1 lô ở mặt tiền đường Điện Biên Phủ. Các lô khác không tổ chức đấu giá được vì... không có người nộp hồ sơ đăng ký đấu giá. Hà Nội cũng chỉ tổ chức đấu giá đất đạt 20% chỉ tiêu đề ra. Nhiều quận, huyện phải hoãn đấu giá nhiều lần do số người tham gia không đủ quy định. TP.HCM từ đầu năm đến nay mới chỉ tổ chức đấu giá 3 lô đất nhưng cũng không thành công.

Bất động sản đóng băng, đại gia đi... “săn thỏ”

 

Chứng khoán tụt dốc, giết chết tiềm lực của không biết bao nhiêu đại gia. Nhiều người chưa kịp hoàn hồn thì ngay sau đó, cơn lốc bất động sản đóng băng cũng khiến không ít đại gia hóa “điên” khi nhìn tiền không cánh mà bay...

Ám ảnh con nợ đòi tiền

Theo các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, nhìn vào bản danh sách các bệnh nhân phải nhập viện vì tâm thần thì nhóm người nghiện chất (rượu, bia, ma túy tổng hợp) có số lượng nhiều nhất. Nhưng nhóm người bệnh liệt vào hàng “đại gia” - những doanh nhân, giám đốc, đối tượng làm ăn kinh doanh lớn - lại gây sự bất ngờ đối với dư luận.

Cứ nghĩ, những người lắm tiền nhiều của thì làm sao có thể điên được. Nhưng thực tế lại khác, kinh doanh trong bối cảnh kinh tế khó khăn như hiện nay khiến nhiều doanh nhân bị trầm cảm nặng nề. Khi càng kiếm được nhiều tiền thì họ càng bị stress và khi mất trắng, họ xuống dốc không phanh.

Khi gặp cú sốc tâm lý lớn, nhiều đại gia hóa... “điên”- ảnh minh họa

Theo bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Dũng, Viện Sức khỏe tâm thần Quốc gia (Bệnh viện Bạch Mai), thời gian gần đây, mật độ bệnh nhân trầm cảm xuất hiện và nhập viện dày hơn, đặc biệt là đối tượng làm ăn kinh doanh lớn có sự gia tăng đáng kể. Nguyên nhân chủ yếu khiến họ lâm vào tình trạng này là do quá bế tắc trong công việc.

Mượn câu chuyện hai nữ đại gia tên Nguyễn Thị Thanh Thi và Hồ Thị Minh vỡ nợ 200 tỷ đồng ở Nghệ An bị bắt hồi tháng 2/2012, BS Dũng muốn ám chỉ đến chuyện các đại gia thời nay bị áp lực đồng tiền chi phối dẫn đến việc phải tìm mọi cách để bám trụ, tồn tại.

Hai nữ đại gia này đã huy động hơn 200 tỷ đồng đầu tư vào bất động sản. Khi thị trường này đóng băng, hai nữ đại gia bị vỡ nợ và bỏ trốn. Trước đó, năm 2011, thị trường nhà đất ở Nghệ An, Hà Tĩnh lên cơn sốt, người ta đổ hết tiền bạc vào đất đai. Cũng vì thế, hàng chục vụ vỡ nợ được điểm mặt, chỉ tên.

Nhiều đại gia xin đi tù để trốn nợ hoặc bị cảnh sát bắt, họ xin vào viện tâm thần để chữa bệnh. Đó là lý do điên… ngụy biện. Nhưng, có những đại gia bị áp lực công việc quá lớn mà điên thật lúc nào không hay.

BS. Dũng kể cho chúng tôi nghe một đại gia bất động sản tên Hồ Đại Tuấn. Ông này là giám đốc một công ty bất động sản, có nhiều công trình xây dựng dang dở, nhiều chung cư đã hoàn thành nhưng “đắp chiếu” không bán được, khiến tiền bạc đóng băng một chỗ dù đã đưa ra nhiều hình thức cắt lỗ như khuyến mại tặng quà, giảm giá…

Trong khi bất động sản đóng băng, vị giám đốc này cần đến khối lượng tiền kếch xù để trả lương cho hệ thống nhân viên của công ty và đặc biệt là tiền lãi ngân hàng. Mỗi ngày ông Tuấn phải trả đến cả tỷ đồng tiền lãi vì số vay ngân hàng là rất lớn. Ông Tuấn không thể xoay xở tiền ở các ngân hàng khác vì lãi suất rất cao, huy động vốn từ các cá nhân cũng khó.

Mỗi ngày thức dậy, ông lại phải đối mặt với khoản nợ hàng tỷ đồng. Nhiều ngày ròng, sống trong áp lực tiền bạc, ông Tuấn rơi vào tình cảnh căng thẳng cao độ. Đặc biệt, khi tiền lương công nhân nợ chồng chất, một số người đã bỏ việc, số khác thì ngày nào cũng đến đòi giết, ông Tuấn tìm mọi cách lẩn trốn. Và sự lẩn trốn ấy khiến ông bị điên.

Theo lời kể của BS Dũng, ban đầu, ông Tuấn dần bộc lộ những dấu hiệu bất thường về tâm lý, tính cách như hay cáu gắt, quát mắng người nhà, thậm chí đập phá đồ đạc. Nguy hiểm là ông rơi vào trạng thái mất ngủ triền miên, tinh thần sa sút nghiêm trọng và sụt cân nhanh chóng. Mỗi khi người nhà mang cơm vào, ông Tuấn đều lớn tiếng la ó: “Cho tôi khất ít ngày nữa…”, “Đừng đòi tiền tôi nữa…”. Thấy ông Tuấn có nhiều dấu hiệu bất thường, gia đình tá hỏa đưa ông vào viện Sức khỏe tâm thần khám, bác sĩ đã kết luận ông bị rối loạn tâm thần nặng.

Sau này, khi kết thúc quá trình điều trị trị liệu, ông Tuấn đã lấy lại trạng thái cân bằng tâm lý. Tuy nhiên, sợ bệnh tái phát, gia đình ông Tuấn vẫn thường xuyên mời bác sĩ về tận nhà thăm khám bệnh cho ông.

Náo loạn bệnh viện vì lo... tìm tiền

Một trong những trường hợp khiến BS Dũng ấn tượng nhất là một thanh niên tên Hùng, 28 tuổi ở Cầu Giấy, Hà Nội. Trước khi phá sản thì cậu là một người thành đạt sớm khi sở hữu trong tay khối tài sản lớn dưới nhiều hình thức như cổ phiếu, đất đai, xe cộ, nhà cửa…

Nhưng bi kịch của Hùng chính là từ khi rót vốn vào bất động sản. Khối tài sản lớn mà Hùng tích lũy được từ chứng khoán cứ “đội nón ra đi”. Đang từ một doanh nhân thành đạt, Hùng bỗng trở thành một con nợ khổng lồ. Cú sốc này khiến tinh thần cậu suy sụp và khủng hoảng, không kiểm soát được hành vi của mình. Cuối cùng, cậu đã phải nhập viện khi những biểu hiện rối loạn tâm thần trên ngày một nặng nề. Điều đặc biệt là khi cậu ta vào viện rồi, ngay cả khi người nhà đến thăm hỏi, Hùng đều “nổi loạn” bằng cách la ó, chửi bới... vì nghĩ rằng con nợ đến đòi tiền.

Kể về trường hợp của Hùng, BS Dũng cho biết, có nhiều hôm cậu thanh niên này đã làm loạn cả buồng bệnh. Cậu ta bị ám ảnh bởi việc nợ nần nên những câu chuyện hoang tưởng cũng chỉ liên quan đến việc mất tiền. Có hôm cả phòng đang yên lặng, Hùng la ó thất thanh: “Tiền. Em đánh rơi bọc tiền hơn trăm triệu. Ai nhặt được không, cho em xin?”. Vừa nói bệnh nhân Hùng vừa khóc vừa cười cuối buồng bệnh. Sau một hồi la ó kêu mất tiền, cả buồng bệnh ào ào như một cuộc cãi vã thật.

Khi BS Dũng bước vào thăm khám, bệnh nhân Hùng ghé sát tai thì thầm nhưng thực chất anh đang hét toáng lên: "Tìm nhanh đi. Tôi vừa thấy tiền “chạy” dưới ngầm giường bí mật nhé không người ta nhặt mất”. Vừa “chỉ huy” bác sĩ, Hùng vội đưa tay chỉ cho hai bệnh nhân chỗ tiền đang “trốn”. “Đâu đâu”, hai bệnh nhân lao ra khỏi giường. Người khác vỗ vào thành giường ầm ầm và luôn miệng "kia kìa".

Quá quen với cảnh tượng này, các hộ lý và điều dưỡng không can thiệp mà chỉ nhắc nhở giữ trật tự yên lặng. Sau khi Hùng và hai bệnh nhân tìn tiền thành công - thực chất là tờ báo vò nhàu dưới gầm giường- phòng bệnh mới yên tĩnh trở lại.

Một điều dưỡng viên cho biết, chuyện la hét hay bệnh nhân nổi cơn rồi có những hành động bất thường như thế đã trở nên quá quen thuộc với những ai làm việc tại bệnh viện này. "Nhiều đêm tôi trực ở phòng mà tiếng la hét từ khu điều trị nội trú cứ vọng lên suốt đêm. Biết làm sao được bởi những người vào đây đều bị khủng hoảng tâm lý, sang chấn tâm lý".

Tại viện Sức khỏe Tâm thần quốc gia, rất nhiều bệnh nhân là những nhà đầu tư, kinh doanh lớn cũng rơi vào cảnh cùng quẫn phải tìm đến điều trị. Đó là chưa kể đến những trường hợp chưa đến mức phải điều trị tâm thần nhưng đã cần đến sự tư vấn của bác sĩ vì quá stress. Tuy nhiên, theo BS Dũng, con số vào viện hoặc phải nhờ tới bác sĩ tâm thần riêng có lẽ chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong tổng số những người bị stress trên thực tế. Bởi hiện nay, ở Việt Nam người dân vẫn còn mặc cảm với việc đi khám tâm thần. Chính vì tâm lý ngại đến viện mà dẫn đến nhiều trường hợp đáng tiếc - tự tử vì nợ nần, phá sản. (Còn nữa)

Doanh nhân Việt Nam stress thứ 3 thế giới

Tháng 3/2012, công ty Nghiên cứu và Kiểm toán Grant Thornton đã đưa ra một nghiên cứu, kết quả cho thấy trong năm 2009 doanh nhân Việt Nam đứng thứ ba trong bảng xếp hàng stress toàn thế giới, chỉ sau đồng nghiệp Trung Quốc và Mexico. Các nguyên nhân gây stress đối với các doanh nhân gồm: Mức độ cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp với nhau; Giá xăng dầu và điện tăng; Thiếu vốn kinh doanh so lãi suất ngân hàng cao; Thiếu thời gian nghỉ ngơi; Mối quan hệ gia đình bị ảnh hưởng vì họ không có thời gian đầu tư cho mái ấm riêng; Sức khỏe suy giảm; Ô nhiễm môi trường và kẹt xe.

 

Bất động sản 8.2012

Chuyên gia này dự báo, sắp tới, đất nền giá rẻ có hạ tầng hoàn chỉnh, sổ đỏ trao tay cũng như căn hộ giá 600-700 triệu đồng kèm theo tiến độ thanh toán giãn tối đa nhiều khả năng sẽ bung hàng nhiều hơn và trở thành điểm sáng cho thị trường

TP.HCM: BĐS giá rẻ rục rịch bung hàng

a-tb-1-nha-dat-gia-re-1349861563_480x0.j

Dự án Ehome Đông Sài Gòn quận 9 từng được nhiều khách hàng săn đón hồi năm 2009 do có giá hơn 500 triệu đồng một căn, vừa túi tiền với người có thu nhập ổn định tại Sài Gòn.

Với mục tiêu săn "tiền lẻ" giữa thời địa ốc khó khăn, nhiều dự án giá 270-800 triệu đồng đang ra mắt thị trường, bất chấp phân khúc trung - cao cấp thi nhau hoãn mở bán.

Khảo sát của PV, trong ba tuần đầu tháng 7, khi tín hiệu lãi suất được nới lỏng còn chưa kịp thẩm thấu, nhiều doanh nghiệp địa ốc đã lập chiến lược đo phản ứng của thị trường bằng nhà đất giá 270-800 triệu đồng.

Cuối tháng này và đầu tháng sau, Công ty Cổ phần đầu tư Nam Long - chuyên phát triển nhà giá trung bình tại TP HCM, sẽ tung hai dòng sản phẩm nhà phố vườn và căn hộ chung cư giá vừa túi tiền. Trong đó, nhà phố vườn Ehome Bắc Sài Gòn (Bình Dương) có giá 867 triệu đồng một căn. Còn chung cư Ehome 3 tại quận Bình Tân giá 615 triệu đồng một căn 2 phòng ngủ, diện tích trung bình 50-60 m2, hạ tầng khu vực hoàn chỉnh. 

Hôm 21/7, tại TP HCM, Công ty Đầu tư và Xây dựng Phúc Khang cùng Công ty Địa ốc Thăng Long đồng mở bán 268 nền đất dự án Sunflower City (Đồng Nai) giá 2,3 triệu đồng mỗi m2, trung bình 270 triệu đồng một nền. Cũng vào trung tuần tháng 7, Công ty Tấc đất tấc vàng tung 50 sản phẩm dự án Green River Villas giá 2 triệu đồng mỗi m2, trung bình 720 triệu đồng một nền đất biệt thự gần thành phố mới Bình Dương.

Trong khi các dự án giá "mềm" rục rịch bung hàng đầu quý 3 thì dự án Thanh Bình thuộc quận 7 (do HAGLLand làm chủ đầu tư) từng được Bầu Đức tuyên bố sẽ bung hàng bằng 50% giá dự án cùng vị trí đã hoãn kế hoạch mở bán. Trước đây dự án này được dự kiến sẽ mở bán vào cuối tháng 6, chậm nhất đầu tháng 7 tuy nhiên, chủ đầu tư đã quyết định lùi thời gian bán hàng. Mục đích của việc "hoãn binh" là chờ lãi suất giảm đồng bộ và tác động sâu rộng hơn đến thị trường nhà đất.

Tổng giám đốc Công ty địa ốc Phúc Khang, Lưu Thị Thanh Mẫu nhận xét, khi bất động sản khủng hoảng, phân khúc cao cấp và trung cấp thường bị ảnh hưởng nhiều hơn giá rẻ. Điều này lý giải vì sao hiện nay lượng sản phẩm nhà đất giá "mềm" đang có mặt trên thị trường chiếm tỷ trọng cao hơn.

a

Đất nền giá 200-300 triệu đồng vẫn bán được hàng dù thị trường bất động sản đang khủng hoảng.

 

 

Theo bà Mẫu, thị phần nhà đất giá rẻ vẫn đầy tiềm năng vì nhu cầu rất lớn, khả năng chi trả cao do đó cơ hội phục hồi nhiều hơn so với các phân khúc còn lại. "Tuy nhiên, bên cạnh giá rẻ, bất động sản muốn hút khách hàng phải có giá trị ổn định hoặc gia tăng theo thời gian bằng việc đầu tư nghiêm túc cho hạ tầng giao thông và hạ tầng xã hội", bà nói.

Trao đổi với VnExpress.net, Tổng giám đốc Công ty địa ốc Á Châu, Phạm Văn Hải cho biết: "Trong giai đoạn bất động sản trầm lắng như hiện nay, thị trường rất cần có những sản phẩm giá mềm kích thích sức mua. Săn tiền lẻ và dòng vốn nhỏ trong lúc này khả thi hơn là tìm bạc tỷ mà phải vay ngân hàng".

Ông Hải phân tích, bất động sản trung và cao cấp đang gặp khó khăn về thanh khoản do giá còn cao so với thu nhập của người dân, lãi suất vẫn kém hấp dẫn và làn sóng giảm giá chưa xác định được điểm dừng. Địa ốc giá rẻ ít nhiều vẫn duy trì được sức hút nhờ giá "mềm", dễ được khách hàng tiếp cận và chấp nhận. Hơn nữa số lượng người có trong tay 200-300 triệu đồng vượt trội so với người có tiền tỷ nên cơ hội của nhà đất giá vài trăm triệu đồng nhiều hơn. 

Chuyên gia này dự báo, sắp tới, đất nền giá rẻ có hạ tầng hoàn chỉnh, sổ đỏ trao tay cũng như căn hộ giá 600-700 triệu đồng kèm theo tiến độ thanh toán giãn tối đa nhiều khả năng sẽ bung hàng nhiều hơn và trở thành điểm sáng cho thị trường

Thị trường bất động sản - Dưới đáy còn có đáy

Bất chấp những động thái tích cực từ kinh tế vĩ mô, bất chấp những nhận định lạc quan đầy sự động viên của các chuyên gia thị trường bất động sản (BĐS) vẫn tiếp tục chứng kiến những bước lùi khiến các nhà đầu tư thêm nản lòng. 


Thi công móng dự án chung cư Đại Thanh, điểm sáng về nhà thương mại giá rẻ tại Hà Nội.

 

Doanh nghiệp... hụt hơi

Từ đầu năm đến nay, tại Hà Nội, các căn hộ chung cư cao cấp, đất nền dự án và kể cả nhà đất thổ cư vẫn hầu như không có giao dịch và tiếp tục có những bước thụt lùi về giá. Đặc biệt, ở các khu vực ngoại thành, giá đất vẫn liên tục “phá đáy”.

Hiện giá đất ở huyện Mê Linh chỉ còn từ 11 - 12 triệu đồng/m², giảm 30% so với hồi đầu năm, giá đất ở khu vực phía Tây còn giảm tới 40 - 45%, ví dụ dự án Nam An Khánh chỉ còn 24 - 25 triệu đồng/m², khu Dương Nội còn 28 triệu đồng/m², khu Gelexim Lê Trọng Tấn còn 30 triệu/m²…

Với loại nhà chung cư, nhiều chủ đầu tư đã tung ra những chiêu khuyến mãi khủng như mua nhà tặng xe hơi, vàng miếng, thẻ thành viên VIP, hoàn thiện nội thất “miễn phí” và gần đây là trào lưu hỗ trợ lãi suất ngân hàng cho khách hàng, thế nhưng tình hình vẫn hầu như không được cải thiện.

Theo nhận định của bà Nguyễn Việt Hà, Phòng Nghiên cứu và tư vấn, Công ty TNHH CBRE Việt Nam, các hình thức hỗ trợ tài chính này đang trở thành một cuộc đua tranh quyết liệt về giá giữa các chủ đầu tư và thu hút mạnh mẽ sự chú ý của công chúng. Nhưng điều nằm sau hậu trường mà công chúng ít biết đến là tiến độ xây dựng thực sự của các dự án. Thực tế là, nhiều dự án mặc dù đã cố gắng hạ giá đến mức thấp nhất có thể nhưng do đang trong giai đoạn khởi công hoặc tiến độ thi công chậm nên cũng bị khách hàng quay lưng.

Mặc dù được các chuyên gia nhận định là khả quan hơn thị trường khu vực phía Bắc nhưng theo các báo cáo mới nhất về thị trường BĐS của công ty tư vấn BĐS đang hoạt động tại Việt Nam như TNHH CBRE Việt Nam, Savill Việt Nam, Collier International... không khí ảm đạm vẫn đang bao phủ thị trường BĐS toàn quốc. Và như cách nói “cười ra nước mắt” của giới kinh doanh thì thị trường BĐS Việt Nam “dưới đáy còn có đáy”. Thị trường ảm đạm một cách vô thời hạn đã khiến nhiều doanh nghiệp lớn sau một thời gian gồng mình cũng đã bị hụt hơi.

Chưa thể thay đổi cơ cấu sản phẩm

Trong khi thị trường đang cực kỳ ế ẩm, hầu như không có giao dịch thì mới đây, theo ghi nhận của CBRE Việt Nam, thị trường BĐS tại 2 thành phố lớn Hà Nội và TPHCM đã có dấu hiệu ấm lên khi các giao dịch nhà dưới 1 tỷ đồng xuất hiện nhiều hơn.

Tại TPHCM, nhiều doanh nghiệp công bố một loạt dự án BĐS bao gồm: Đất nền, nhà phố, căn hộ đã hoàn thiện và sẵn sàng giao nhà ngay, được niêm yết với giá từ 700 - 950 triệu đồng, tùy theo diện tích.

Tại Hà Nội, các căn hộ ở khu Đại học Công Đoàn, Thanh Xuân, có giá từ 1 tỷ - 1,2 tỷ đồng/căn với diện tích 25 - 35m². Các căn hộ có diện tích trên dưới 30m² tại khu Cầu Lủ, Kim Giang chỉ còn chưa đến 1 tỷ đồng. Đặc biệt, tại Hà Nội, dự án chung cư Đại Thanh của Xí nghiệp Xây dựng tư nhân số 1 Lai Châu làm chủ đầu tư có giá dưới 1 tỷ đồng, vừa tung ra thị trường đã được khách hàng mua hết ngay trong vòng chưa đầy 10 ngày.

Theo nhận định của ông Phan Thành Mai, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: “Các doanh nghiệp đã nhìn ra cơ hội từ phân khúc thị trường nhà có diện tích nhỏ, giá thấp và đã có ý thức điều chỉnh kế hoạch đầu tư nhằm có những sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường. Tuy nhiên, cơ cấu sản phẩm không thể thay đổi một sớm một chiều mà cần có thời gian”.

Bích Quyên


Giải pháp

Nhiều ý kiến cho rằng, nếu thị trường BĐS vẫn còn "đóng băng" như hiện nay thì có nguy cơ một số doanh nghiệp kinh doanh BĐS sẽ thua lỗ, phá sản trong năm 2006. Nhiều ngân hàng cũng sẽ gặp khó khăn lớn do theo ước tính có tới khoảng 50% vốn đầu tư vào BĐS là vốn vay từ ngân hàng. Theo Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính, để khơi thông thị trường BĐS hiện nay, cần có một loạt giải pháp. Trong đó, trước hết phải nâng cao năng lực quản lý thị trường BĐS về quy hoạch và kiến trúc. Các địa phương phải có quy hoạch sử dụng đất lâu dài, rà soát lại kế hoạch giao đất và xử lý dứt điểm tình trạng quy hoạch "treo", công khai quy hoạch để chống đầu cơ, giảm cầu "ảo"; đẩy mạnh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở đô thị.

Cũng theo Cục Quản lý giá, một giải pháp khác là nên bổ sung, sửa đổi một số nội dung hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2003 như sửa đổi quy định cấm phân lô, bán nền với dự án xây dựng, kinh doanh nhà ở. Quy định này chỉ nên áp dụng cho các thành phố, thị xã. Biện pháp quan trọng khác là thực hiện cung ứng vốn cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh BĐS bằng nhiều kênh, nhất là vốn trung và dài hạn. Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Phó cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính kiến nghị nên nghiên cứu cho Hà Nội, TP.HCM thí điểm hình thành quỹ nhà xây dựng mới hằng năm có giá phù hợp với người thu nhập thấp qua việc Nhà nước miễn, giảm tiền sử dụng đất, ưu đãi thuế với dự án nhà ở loại này... Ngoài ra, cũng theo ông Thỏa, cần có thêm các biện pháp như áp dụng chính sách thuế lũy tiến trong việc  sử dụng đất đai, nhà ở để chống đầu cơ; cải cách hành chính trong đấu giá đất, phê duyệt dự án, giao đất, cho thuê đất.

Tuy nhiên, căn cứ trên khảo sát sơ bộ và báo cáo của Sở Tài chính 8 tỉnh, thành phố, Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính cho rằng tình trạng "đóng băng" không phải diễn ra ở toàn bộ thị trường BĐS mà chỉ diễn ra ở khu vực thị trường nhà ở và đất ở; một số mảng thị trường BĐS khác vẫn sôi động. Theo đánh giá của cả Bộ Tài nguyên - Môi trường và Bộ Tài chính, thị trường cho thuê, thế chấp, thậm chí nhiều khu dân cư và đô thị đã hoàn chỉnh về hạ tầng kinh tế - xã hội vẫn sôi nổi (ví dụ như khu đô thị Phú Mỹ Hưng tại TP.HCM). Kết quả khảo sát của một số tổ chức nước ngoài cho thấy, văn phòng cho thuê tại Việt Nam dù có giá rất cao, gấp đôi ở Bangkok (Thái Lan) nhưng hiệu suất cho thuê vẫn rất cao. Văn phòng cho thuê hạng A tại Hà Nội đạt hiệu suất sử dụng 99,45%, văn phòng loại B đạt 99%. Tại TP.HCM, hiệu suất cho thuê suýt soát 100%.

Mạnh Quân

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness