TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 17
  • Hôm nay: 203
  • Tháng: 10208
  • Tổng truy cập: 5143526
Chi tiết bài viết

Khó có bong bóng bất động sản tại Việt Nam ít nhất đến 2020

Ba người đứng đầu của Công ty Tư vấn Đầu tư Bất động sản John Lang LaSalle tại Việt Nam, Châu Á Thái Bình Dương và Đông Nam Á dự báo thị trường bất động sản tại Việt Nam vẫn sẽ vẫn phát triển lành mạnh ít nhất là đến 2020 và không bị ảnh hưởng nhiều từ các chính sách của Donald Trump.

Khó có bong bóng bất động sản tại Việt Nam ít nhất đến 2020

Trao đổi với phóng viên BizLIVE, ông Christopher Fossick, Giám đốc Điều hành của John Lang LaSalle (JLL) khu vực Singapore và Đông Nam Á cho biết ông và các nhà đầu tư nhận thấy không có nhiều khả năng cứu vãn Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) của Tổng thống Obama khi ông Trump lên nhậm chức.

Do đó, Việt Nam và những nước đang tham gia TPP sẽ phải phụ thuộc nhiều hơn vào các hiệp định thương mại tự do khác đã kí.

Tuy nhiên, đối với thị trường bất động sản, ông cho rằng tác động của việc huỷ bỏ TPP chỉ có ảnh hưởng nhiều nhất đến ngành sản xuất. Dù sao, Việt Nam vẫn tăng trưởng với mức bình quân khoảng 6% trong những năm qua khi chưa có TPP và thuộc hàng những nước tăng trưởng kinh tế nhanh nhất thế giới.

“Do đó, việc không có TPP chưa chắc tạo ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Việt Nam”, ông Fossick nói.

Ông Stephen Wyatt, Tổng Giám đốc JLL Việt Nam nói thêm rằng các nhà đầu tư từ Mỹ vẫn rất an tâm vào tình hình đầu tư tại Việt Nam và sẽ không có nhiều thay đổi lớn trong chiến lược đầu tư của họ vào ngành bất động sản, cho dù kết quả cuộc bầu cử có thế nào chăng nữa.

Điều mà chính phủ Việt Nam nên làm là tiếp tục các chính sách đã và đang thu hút các nhà đầu tư nước ngoài ở mọi lĩnh vực, đồng thời kêu gọi các doanh nghiệp trong nước cần trở nên cạnh tranh hơn. Việc chính phủ mở cửa chào đón các nhà đầu tư nước ngoài vì họ mang các ý tưởng mới, lạ và các tiêu chuẩn quốc tế đến với thị trường nội địa và qua đó, tạo tiêu chuẩn để các nhà phát triển dự án nội địa học hỏi và noi theo.

Ông Stephen Wyatt cho rằng những phân khúc “nóng” nhất trong năm sau sẽ là phân khúc khách sạn, nghỉ dưỡng, nhà ở và thương mại. Nhìn chung, Việt Nam là một thị trường mới nổi nên cơ hội sẽ có ở gần như mọi phân khúc, đặc biệt là cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, vấn đề đồng đô la Mỹ tăng giá vẫn làm những nhà quản lý đau đầu khi doanh thu đến từ tiền đồng nhưng các khoản vay chủ yếu vẫn là bằng đồng đô la.

Khi được hỏi về nguy cơ tồn tại một bong bóng bất động sản từ nay cho đến khoảng 2020, ông Christopher Fossick nói hiện nay thị trường chưa có dấu hiệu nào cho thấy một bong bóng bất động sản đang hình thành.

Cụ thể tại TP.HCM, tuy nguồn cung sẽ tăng gấp đôi trong vòng ba năm tới nhưng so với dân số hơn 8 triệu người tại TP.HCM thì các dự án nhà ở vẫn mới chỉ đáp ứng được một phần nhỏ so với nhu cầu của thị trường này. Tuy thị trường nhà ở cao cấp có phần “nóng” lên thái quá trong thời gian trước nhưng gần đây, nguồn cung cho phân khúc cao cấp chững lại cho thấy thị trường đang có những bước tự ổn định để tránh các nguy cơ về bong bóng.

Ngoài ra, giá nhà ở tăng theo chiều hướng tương đối ổn định chứ không bị đội giá lên cao. Cụ thể, giá nhà ở trung bình chỉ cao hơn 3 lần so với thu nhập bình quân của một hộ gia đình tại TP.HCM. Ở những thành phố khác như Hong Kong, giá nhà cao hơn 13 lần so với thu nhập; tại Sydney và Melbourne thì giá nhà cao hơn 10 đến 11 lần. Do đó, nếu giá nhà chỉ cao hơn thu nhập hộ gia đình từ 3 đến 4 lần được coi là mức hợp lý.

Nhận xét về tình trạng đầu cơ bất động sản, ông Stephen Wyatt cho biết trường bất động sản tại Việt Nam hiện đang rất “lành mạnh” vì số lượng người đầu cơ, mua đi bán lại chỉ chiếm 25% thị trường, còn lại là những người mua nhà với nhu cầu ở thật, theo một nghiên cứu gần đây của JLL.

Về những hạn chế của thị trường bất động sản tại Việt Nam so với các thị trường khác trong khu vực, theo ông Anthony Rouse, Giám đốc điều hành của JLL tại khu vực Đông Nam Á thì phân khúc nhà ở trung cấp vẫn còn rất rộng mở nhưng chưa được khai khác triệt để vì nhiều lý do.

“Nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn còn e dè khi đầu tư vào phân khúc này vì chi phí xây dựng còn cao, nhà thầu nội địa chưa chuyên nghiệp, giá đất ở nhiều nơi còn chưa hợp lý...Chỉ khi nào những khó khăn này được giải quyết thì nhà đầu tư nước ngoài mới có thể mạnh dạn vào phân khúc nhà ở, căn hộ trung cấp,” ông Anthony Rouse nhận xét.

TRƯỜNG KỲ

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness