TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 6
  • Hôm nay: 463
  • Tháng: 8302
  • Tổng truy cập: 5153566
Chi tiết bài viết

Sôi động vốn ngoại vào bất động sản

Hoạt động mua bán - sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản được dự báo sẽ tiếp tục diễn ra mạnh mẽ trong thời gian tới nhờ thị trường đang trên đà hồi phục và trở thành một kênh đầu tư hấp dẫn.

Một dự án nhà ở do đối tác Nhật hợp tác với nhà đầu tư trong nước thực hiện. Ảnh: Nam Minh

Làn sóng từ xứ mặt trời mọc

Theo ông Masataka Sam Yoshida, Giám đốc điều hành cao cấp của Recof, tập đoàn chuyên tư vấn các thương vụ M&A có trụ sở ở Tokyo, trước đây, cộng đồng nhà đầu tư Nhật không mấy quan tâm lĩnh vực bất động sản ở Việt Nam, nhưng gần đây, nhiều công ty, tập đoàn đã bắt đầu chấp nhận rủi ro.

Mới đây, tập đoàn Route Inn Group đã nhận quản lý khách sạn Grandvrio City ở Đà Nẵng. Theo Nikkei Asia, dự án khách sạn có vốn đầu tư khoảng 18 triệu đô la Mỹ này được xem là sự khởi động tham gia vào thị trường Việt Nam của tập đoàn khách sạn Nhật Bản này.

Hay gần đây, tập đoàn Kajima - một trong bốn nhà thầu lớn nhất Nhật Bản và cũng là một trong những nhà phát triển bất động sản ra thị trường nước ngoài lớn của nước này, đã “bắt tay” với Indochina Capital - nhà đầu tư có nhiều dự án bất động sản ở Việt Nam, thành lập liên doanh với tỷ lệ 50:50 để thực hiện kế hoạch đầu tư 1 tỉ đô la Mỹ trong vòng 10 năm. Bước đầu, liên doanh sẽ tập trung vào các dự án nhà ở, khách sạn, khu nghỉ dưỡng tại Hà Nội, TPHCM và Đà Nẵng. Ông Keisuke Koshijima, Giám đốc phát triển thị trường nước ngoài của tập đoàn Kajima, cho biết trước đây Kajima từng tham gia xây dựng một số dự án văn phòng, khách sạn tại Việt Nam và cả sân bay Tân Sơn Nhất, đây là lần đầu tiên Kajima ở trong vai trò nhà đầu tư phát triển dự án. “So với các nước trong khu vực, Việt Nam hiện là thị trường trọng tâm của Kajima”, ông Koshijima nói.

Tập đoàn đa ngành Mitsubishi được biết đến trên các lĩnh vực như năng lượng, kim khí, hóa chất, máy móc, thực phẩm, tài chính, môi trường..., giờ cũng đã liên doanh với tập đoàn Bitexco phát triển nhà ở tại Hà Nội với số tiền đầu tư hàng trăm triệu đô la Mỹ. Hay Công ty Maeda cũng hợp tác với Công ty Thiên Đức phát triển dự án Waterina ở TPHCM - dự án căn hộ cao cấp đầu tiên Maeda tham gia đầu tư ở thị trường Việt Nam.

Kajima, Mitsubishi và Maeda đã nối dài danh sách các công ty Nhật Bản hướng vào thị trường bất động sản Việt Nam, sau Creed Group, Tokyu, Hankyu Realty, Nishi Nippon Railroad, Pressance Corporation...

Ông Thân Thanh Vũ, Chủ tịch HĐQT Công ty Xúc tiến thương mại và Đầu tư Sao Khuê, doanh nghiệp chuyên tư vấn đầu tư các thương vụ M&A và có khoảng 20 năm kinh nghiệm làm việc với các doanh nghiệp Nhật, cho biết những tập đoàn lớn như Mitsubishi, Sumitomo, Taisei, Nomura, Haseko, Sanyo Homes, Daiwa House, Aeon, Toshin... đang tìm kiếm cơ hội phát triển các khách sạn 5 sao, nhà ở cao cấp, căn hộ dịch vụ, trung tâm thương mại, cao ốc văn phòng... ở khu vực trung tâm TPHCM và Hà Nội. Tuy nhiên, họ không dễ tìm được mặt bằng để đầu tư trực tiếp và vì thủ tục đất đai phức tạp. Phương án đầu tư được chọn là qua M&A. “Đã có một số tòa nhà căn hộ cao cấp, khách sạn được các nhà đầu tư đề nghị Sao Khuê tư vấn thâu tóm”, ông Vũ nói.

Quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tốt đẹp, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam gia tăng, du lịch phát triển, dân số trẻ, thu nhập của người dân gia tăng... được xem là những lý do thu hút dòng vốn đầu tư từ Nhật vào thị trường bất động sản Việt Nam.

2017: năm của kỷ lục?

Giới quan sat trong lĩnh vực bất động sản nhận định từ năm 2016, xu thế M&A đã trở nên sôi nổi trên thị trường này. Bên cạnh dòng vốn từ Nhật Bản còn có nhiều động thái đầu tư của các nhà đầu tư từ Hồng Kông, Singapore và Hàn Quốc.

Mới đây nhất, Công ty TNHH Keppel Land (Keppel Land), doanh nghiệp có danh mục đầu tư các loại hình dự án bất động sản đa dạng ở Hà Nội, TPHCM, Đồng Nai và Vũng Tàu, đã mua toàn bộ vốn góp khoảng 16% cổ phần trong dự án cao ốc văn phòng - trung tâm thương mại cao cấp Saigon Centre ở TPHCM của Tổng công ty Đường sông Miền Nam (Sowatco). Thương vụ trị giá 845,9 tỉ đồng này được Keppel Land thực hiện thông qua công ty thành viên là Krystal Investments Pte Ltd. Ông Ang Wee Gee, Tổng giám đốc, cho biết Keppel Land phát triển danh mục các dự án thương mại tại nhiều thành phố trọng điểm châu Á và Việt Nam là một trong những thị trường tăng trưởng quan trọng.

Theo Savills Việt Nam nhận định, các nhà đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục tham gia vào thị trường bất động sản Việt Nam thông qua M&A, thậm chí có thể kỳ vọng một sự “bùng nổ” ngay trong năm 2017.

Trước đó, Ông Stephen Wyatt, Tổng giám đốc Jones Lang Lasalle (JLL) Việt Nam, cũng cho rằng năm 2017, M&A trong lĩnh vực bất động sản sẽ tăng mạnh và có thể đạt mức kỷ lục. Theo quan sát của JLL, có hàng tỉ đô la Mỹ đang chờ cơ hội rót vào thị trường địa ốc Việt Nam ở hầu hết các phân khúc nhưng tập trung hơn ở các dòng căn hộ, văn phòng, khách sạn và khu công nghiệp trung cấp và bình dân. Trong khi đó, các nhà quan sát thị trường lâu năm cho rằng M&A là một liệu pháp giúp tăng tính thanh khoản cho thị trường bất động sản và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhà đầu tư.

Tuy nhiên, các chuyên gia tư vấn M&A cũng lưu ý dù việc thâu tóm bất động sản qua M&A là một cách thức mang lại hiệu quả cao, nhưng thường vẫn có nhiều vấn đề “ẩn giấu” sẽ lộ diện sau một thời gian. Theo các công ty tư vấn, cứ năm thương vụ thì có ít nhất một thương vụ thất bại, trong đó, một vấn đề được nhắc tới là giá thị trường của bất động sản có thể có khác biệt rất lớn với giá trị đã được thỏa thuận khiến công ty thâu tóm phải chịu rủi ro đáng kể về tài chính. 

Theo thesaigontimes

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness