TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 10
  • Hôm nay: 1047
  • Tháng: 6530
  • Tổng truy cập: 5151794
Chi tiết bài viết

Tác dụng chữa bệnh của nước râu ngô và những lưu ý cần phải nhớ khi dùng

Dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe.

Râu ngô có chứa các vitamin K, vitamin A, B1, B2, B6, C… các chất đắng, dầu béo, tinh dầu và nhiều chất vi lượng khác. Vì thế khi uống nước râu ngô thường có cảm giác ngọt, ngậy và mát. Uống nước râu ngô hàng ngày có tác dụng làm tăng lượng bài tiết mật, giảm độ nhớt của mật tạo điều kiện dẫn mật vào ruột được dễ dàng. Ngoài ra, nó còn làm hạ đường huyết, làm máu chóng đông. Tỷ lệ các loại muối kali, canxi cao nên uống nước râu ngô không sợ mất các muối khoáng.

Trong y học, râu ngô vẫn được biết đến với tác dụng chữa viêm túi mật, viêm gan và có thể phối hợp với vitamin K để cầm máu. Sử dụng thường xuyên nước luộc râu ngô cho người sỏi thận hay sỏi bàng quang và niệu quản sẽ làm tan các loại sỏi tạo thành do urat, photphat, carbonat. Bên cạnh đó, còn giúp ngăn chặn các lần đi tiểu lắt nhắt của các bệnh nhân bị viêm hay phì đại tuyến tiền liệt. Nhờ tác dụng lợi tiểu mà râu ngô cũng có thể làm hạ huyết áp ở người huyết áp cao.

Tac dung chua benh cua nuoc rau ngo va nhung luu y can phai nho khi dung - Anh 1

1. Râu ngô trị bệnh sỏi đường tiết niệu

Râu ngô đem rửa sạch, có thể băm nhỏ, cho vào ấm cùng với nước, đun sôi để uống hằng ngày. Phối hợp râu ngô với các loại rau cỏ lợi tiểu khác như rễ tranh, kim tiền thảo, mã đề… sẽ cho hiệu quả cao hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể để nguyên râu ngô trong quả bắp khi luộc, thêm chút đường, chút muối vào nước luộc uống cũng mang đến những tác dụng rất tốt.

2. Râu ngô trị viêm thận, viêm bàng quang

Lấy 100g râu ngô, rau má, mã đề, ý dĩ mỗi loại 50g, cùng 40g sài đất. Đem rửa sạch, cho thêm nước vào ấm đất sắc lấy nước uống trong ngày. Mỗi lần chỉ sắc 1 lần dùng cho cả ngày. Kiên trì thực hiện trong một tháng bệnh sẽ thuyên giảm đi rất nhiều.

3. Râu ngô trị bệnh xuất huyết

Nếu gặp tình trạng băng huyết, xuất huyết tử cung, chảy máu chân răng, chảy máu niêm mạc, tiểu tiện ra máu… bạn chỉ cần lấy một ít râu ngô đem sắc nước uống hằng ngày. Nếu sợ râu ngô hư có thể đem cất vào tủ lạnh hoặc phơi khô để dùng dần. Nếu có thể, nên kết hợp râu ngô với các loại thảo dược khác như lá sen, cỏ nhọ nồi, lá huyết dụ, trắc bách diệp… để tăng công dụng.

4. Râu ngô trị cao huyết áp

Dùng râu ngô, hoa hòe, câu đằng, ngưu tất… sắc uống hằng ngày sẽ giúp giảm huyết áp và giữ huyết áp ở mức ổn định. Nếu không tìm được các thảo dược khác, bạn có thể dùng râu ngô để sắc uống thay nước hằng ngày cũng rất tốt cho bệnh.

5. Trị vàng da, xơ gan cổ trướng

Lấy râu ngô, nhân trần mỗi loại 30g, 10g cỏ ngọt đem sắc lấy nước uống mỗi ngày. Duy trì bài thuốc này liên tục trong vòng 1 tháng sẽ thấy chứng bệnh vàng da, xơ gan cổ trướng giảm hẳn.

Tac dung chua benh cua nuoc rau ngo va nhung luu y can phai nho khi dung - Anh 2

6. Trị bệnh đái tháo đường

Với những bệnh nhân đang mắc chứng bệnh đái tháo đường, mỗi ngày dùng 40-50g râu ngô sắc lấy nước uống. Bổ sung thêm các vị thuốc khác như: mạch môn, thiên môn, cỏ ngọt, tri mẫu… sẽ giúp điều trị bệnh tốt hơn.

Xem thêm: 3 loại rau ngon, chữa bệnh

Lưu ý: Dùng râu ngô làm nước giải khát theo kinh nghiệm dân gian là thói quen tốt vì loại đồ uống này tương đối lành tính, rẻ tiền mà rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi sử dụng cũng cần lưu ý để tránh gây hại sức khỏe. Râu ngô dễ bị nhiễm thuốc trừ sâu từ việc người dân phun nên khi sử dụng đun nước uống giải nhiệt cần rửa thật sạch.

Nhiều người có thói quen lấy râu ngô phơi khô dùng dần thay thế chè cũng rất tốt, song dùng râu ngô ở dạng tươi vẫn là tốt nhất vì chứa nhiều dưỡng chất hơn. Chọn râu sợi to, bóng, mượt và có màu nâu nhung. Để tăng hiệu quả tác dụng, cũng có thể phối hợp với các vị thuốc lợi tiểu khác như mã đề, cỏ xước, rễ tranh, rễ sậy, kim tiền thảo…

Các chuyên gia cũng khuyên, trong trường hợp đang dùng một loại thuốc khác để trị bệnh thì không nên dùng chung với trà râu ngô. Cần chú ý không được dùng chung với bất kỳ loại thuốc lợi tiểu nào khác, cần có ý kiến của bác sĩ chuyên khoa. Khi dùng râu ngô để trị bệnh chỉ nên dùng trong khoảng 10 ngày rồi ngưng dùng khoảng một tuần rồi dùng lại, tránh trường hợp rối loạn điện giải. Ngoài ra, cần tránh sử dụng các loại đồ uống lợi tiểu này quá nhiều vào buổi tối sẽ khiến bạn khó ngủ do phải đi tiểu nhiều về đêm.

T/h

Các bài viết khác

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness