TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 14
  • Hôm nay: 734
  • Tháng: 11183
  • Tổng truy cập: 5144501
Chi tiết bài viết

5 bất ổn của thị trường bất động sản 2019

Kết thúc một năm 2018 đầy sôi động, thị trường bất động sản đã chứng kiến sự giảm tốc với nhiều dấu hiệu bất ổn trong năm 2019.

1. Sự trượt dốc của condotel

Năm 2019 đánh dấu sự trượt dài thê thảm của phân khúc condotel. Từ một dòng sản phẩm đầy sức hút, với tốc độ tăng trưởng nóng, đồng thời là mặt hàng ưu thích của nhiều nhà đầu tư trong giai đoạn 2016 - 2018 thì đến nay, condotel đã có sự chững lại đáng kể.

Theo số liệu mới nhất của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, trong quý III/2019 nguồn cung căn hộ condotel chỉ đạt khoảng 3.680 căn, giảm gần một nửa so với quý 1/2019. Nhiều lý giải đặt ra rằng, áp lực về mặt pháp lý cũng như cuộc sản xuất "công nghiệp" ồ ạt đã dẫn tới tình trạng cung tăng mạnh.

Lo ngại cho bức tranh thị trường bất động sản được đưa ra khi lượng condotel còn tồn lớn vẫn đang được đặt ra. Chưa kể, phần lớn các doanh nghiệp địa ốc đều có dự án bất động sản liên quan tới mô hình này.

2. Nguồn cung sụt giảm

Dấu hiệu của nguồn cung chững lại thời gian vừa qua, đặc biệt trong TP.HCM vẫn đang để lại nhiều lo ngại về tác động chung đến thị trường. Cụ thể, các báo cáo bất động sản trong quý II và III của những tổ chức nghiên cứu đều cho rằng, nguồn cung thị trường sụt giảm mạnh, số lượng dự án ra đời nhỏ giọt. 

Chỉ ra nguyên nhân của hiện tượng này, các báo cáo nhận định, cuộc thanh tra, rà soát của các cơ quan chức năng đã dẫn tới tình trạng nghẽn dự án. 

Tất yếu của một doanh nghiệp bất động sản muốn "tái tạo nguồn vốn" thì yếu tố thời gian rất quan trọng. Khi dự án bị chậm so với tiến độ thì rủi ro mà doanh nghiệp phải đối mặt là rất lớn.

3. Đất nền tăng trưởng nóng

Chuộng đất nền là tâm lý lâu đời của người Việt. Song sự gia tăng giá quá nóng của thị phần này cũng đặt ra lo ngại về bong bóng cục bộ. 

Theo các chuyên gia phân tích, việc đầu tư đất nền của khách hàng chủ yếu là việc ăn chênh giá. Điều này có thể tạo ra nhiều rủi ro nghiêm trọng cho thị trường, nhất là sự tồn đọng vốn từ một loại hình sản phẩm không tạo ra giá trị gia tăng.

4. Nguồn vốn ngân hàng đổ nhiều vào bất động sản

Từ thời điểm cuối năm 2018, Ngân hàng Nhà nước đã có chính sách rà phanh tín dụng vào thị trường bất động sản. Tuy nhiên, các chuyên gia kinh tế vẫn cho rằng, vốn của ngân hàng đã và đang đổ quá lớn vào bất động sản. Lo ngại về một kịch bản năm 2009 sẽ lặp lại khi ngân hàng phải đối mặt với nợ xấu quá lớn.

 TS. Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính trong nhiều cuộc hội thảo đã cho rằng, ngân hàng cần phải giảm bớt vốn đổ vào bất động sản bởi nếu tín hiệu xấu xảy ra thì hệ lụy đổ vỡ toàn bộ của nền kinh tế là rất lớn.

5. Loạn dự án ma

Chấn động nhất của bức tranh bất động sản thời gian qua đó là tình trạng dự án ma tràn lan, điển hình là vụ Alibaba. 

Hệ lụy của sự việc này chính là mất niềm tin trên thị trường. Điều này còn đặt ra lỗ hổng về mặt pháp lý trong việc quản lý cũng như đăng tải thông tin quảng cáo trên thị trường./.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness