TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 19
  • Hôm nay: 538
  • Tháng: 10987
  • Tổng truy cập: 5144305
Chi tiết bài viết

Cần xử lý phân lô, bán nền bằng nguyên tắc thị trường

Theo ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREA, xây dựng chính sách phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, theo từng giai đoạn, như nguồn lực, tiềm lực chứ không thể làm một cách rập khuôn.

Tại Hội thảo Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai: Những vấn đề bất cập và kiến nghị chính sách, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREA, cho rằng, Việt Nam đã vượt qua giai đoạn đầu của đại dịch Covid-19, nền kinh tế đang bước vào thời điểm phục hồi. Khi Luật Đất đai được chờ đợi sửa đổi, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang hoàn thiện Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai, với nội dung mở rộng phạm vi cấm phân lô, bán nền.

Ông Nam nhận định: “Động thái này xuất phát từ tình trạng thời gian qua, có những doanh nghiệp phân lô, bán nền làm ăn không nghiêm túc, thậm chí lừa đảo. Nhưng rõ ràng, việc siết phân lô, bán nền như dự thảo Nghị định thể hiện tư duy không “quản” được thì “cấm”, bởi lỗi không nằm trong quy định mà do năng lực quản lý của chính quyền địa phương”.

Ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch VNREA.

Liên quan đến quy định này, Chủ tịch VNREA phân tích, trong tính pháp lý của Nghị định cần làm rõ nội hàm quy định này có trái với pháp luật hiện hành hay không? Nghị định của Chính phủ chỉ để hướng dẫn chứ không quy định ngược lại cho việc sửa luật. Thậm chí, năm 2013,  Luật Kinh doanh Bất động sản còn ghi rõ, những điều nào Chính phủ được hướng dẫn, điều nào không. Do đó phải xem, việc sửa đổi Nghị định có xâm phạm vào Luật Đất đai, Luật Kinh doanh Bất động sản hay không?

Bên cạnh đó, ông Nguyễn Trần Nam cho rằng, đất được phân thành các nhóm như đất nông nghiệp, đất nhà ở và nếu đất đã có hạ tầng như đất nền thì đây là hàng hoá của thị trường bất động sản. Thế nên, quy định đất nền phải nằm trong Luật Kinh doanh Bất động sản. Nếu có sửa đổi thì cần đi từ Luật Kinh doanh Bất động sản chứ không phải sửa theo Luật Đất đai.

Mặt khác, Chủ tịch VNREA nhấn mạnh: “Xây dựng chính sách phải căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, theo từng giai đoạn, như nguồn lực, tiềm lực chứ không thể làm một cách rập khuôn”. 

Phân tích nhận định này, ông Nam chỉ ra, hiện tại, nguồn lực của doanh nghiệp bất động sản còn khiêm tốn. Trong khi đó, người dân Việt luôn mơ ước tới một căn nhà nhưng không thể lúc nào cũng bỏ tiền ra mua nhà, liền kề hay biệt thự, mà phải mua đất rồi dành dụm tiền xây nhà sau. Rõ ràng, đầu vào của nhà phát triển bất động sản gặp khó và đầu ra là khách hàng cũng còn nhiều trở ngại. Thế nên, việc xây nhà bán ngay thì rất khó. Chưa kể, người dân mua xong lại sửa đổi, đập phá, rất lãng phí.

“Nếu cấm phân lô, bán nền thì bắt buộc phải xây nhà mới được bán, điều này liệu có giải quyết được vấn đề đang tồn đọng hay không? Hiện nay, nhiều khu đô thị nhà xây nhiều năm không bán được nhưng vấn đề không phải xây nhà lên mới giải quyết nhu cầu ở, mà xây lên lại thiếu hạ tầng kỹ thuật, người dân cũng sẽ không vào ở. Nếu làm khéo léo, chọn được đúng vị trí, có hạ tầng giao thông tốt, thương mại tốt, có đồng bộ về y tế giáo dục thì chắc chắn người dân sẽ vào ở, khu đô thị được lấp đầy”.

Vị chủ tịch VNREA nhấn mạnh: “Chúng ta cần xử lý phân lô, bán nền bằng nguyên tắc thị trường. Nhiều dự án lớn có thể thấy lãng phí, tồn đọng, nên cần đi vào quản lý bằng cách khác. Nhiều khi xây nhà mà không bán được, trong khi phân nền vẫn bán tốt. Nên tính phù hợp thực tiễn là cần thiết, cần bàn đến, xem quy định phù hợp không. Ngòai ra, trong công tác xây dựng luật, các nhà làm luật nên học hỏi kinh nghiệm quốc tế. Ví như ở Malaysia, dự án quy định có những khu vực được bán đất nền".

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness