TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 14
  • Hôm nay: 328
  • Tháng: 10777
  • Tổng truy cập: 5144095
Chi tiết bài viết

24.4 Ấn độ vỡ trận Covid ,Gần 124 triệu ca Covid-19 toàn cầu, Đức tính gia hạn phong tỏa

 Lới bình 25.4.2021  : 

   Cách nay 3 tháng ,Nhà nghiên cứu  tầm cở thế giới  Yuval Noah Harari đã  viết về bài học sau 1 năm  Covid .  Ông đặt câu hỏi   và kiến giải : Trong một năm có nhiều đột phá về khoa học - và những thất bại về chính trị - chúng ta có thể học được gì cho tương lai? 

m thế nào chúng ta có thể tóm tắt năm Covid từ một quan điểm lịch sử rộng lớn? Nhiều người tin rằng coronavirus gây ra số tiền khủng khiếp chứng tỏ sự bất lực của nhân loại trước sức mạnh của thiên nhiên. Thực tế, năm 2020 đã cho thấy nhân loại còn lâu mới bất lực. Dịch tễ không còn là lực lượng không thể kiểm soát của tự nhiên. Khoa học đã biến chúng thành một thách thức có thể kiểm soát được.

 Vậy tại sao lại có nhiều chết chóc và đau khổ? Vì những quyết định chính trị tồi tệ.

 Trong các thời đại trước, khi con người phải đối mặt với một bệnh dịch như Cái chết Đen, họ không biết điều gì đã gây ra nó hoặc làm thế nào để ngăn chặn nó. Khi đại dịch cúm năm 1918 xảy ra, các nhà khoa học giỏi nhất trên thế giới không thể xác định được loại virus chết người, nhiều biện pháp đối phó được áp dụng đều vô ích và những nỗ lực phát triển một loại vắc-xin hiệu quả đã trở nên vô ích.

 Nó rất khác với Covid-19. Hồi chuông cảnh báo đầu tiên về một đại dịch mới tiềm ẩn bắt đầu vang lên vào cuối tháng 12 năm 2019. Đến ngày 10 tháng 1 năm 2020, các nhà khoa học đã không chỉ phân lập được virus gây bệnh mà còn giải mã bộ gen của nó và công bố thông tin trực tuyến. Trong vòng vài tháng nữa, người ta đã thấy rõ những biện pháp nào có thể làm chậm và ngăn chặn các chuỗi lây nhiễm. Trong vòng chưa đầy một năm, một số loại vắc xin hiệu quả đã được sản xuất hàng loạt. Trong cuộc chiến giữa con người và mầm bệnh, chưa bao giờ con người lại mạnh mẽ đến thế.

 Di chuyển cuộc sống trực tuyến

 Cùng với những thành tựu chưa từng có của công nghệ sinh học, năm Covid cũng nhấn mạnh sức mạnh của công nghệ thông tin. Trong các thời đại trước đây, loài người hiếm khi có thể ngăn chặn dịch bệnh vì con người không thể theo dõi các chuỗi lây nhiễm trong thời gian thực, và vì chi phí kinh tế của các đợt khóa kéo dài là rất cao. Vào năm 1918, bạn có thể cách ly những người mắc bệnh cúm đáng sợ, nhưng bạn không thể theo dõi sự di chuyển của những người mang mầm bệnh có triệu chứng trước hoặc không có triệu chứng. Và nếu bạn ra lệnh cho toàn bộ dân số của một quốc gia phải ở nhà trong vài tuần, điều đó sẽ dẫn đến sự tàn phá kinh tế, suy sụp xã hội và nạn đói hàng loạt.

 Ngược lại, vào năm 2020, giám sát kỹ thuật số giúp việc theo dõi và xác định chính xác các vật trung gian truyền bệnh dễ dàng hơn rất nhiều, có nghĩa là việc kiểm dịch có thể chọn lọc hơn và hiệu quả hơn. Quan trọng hơn nữa, tự động hóa và internet đã khiến việc khóa mở rộng trở nên khả thi, ít nhất là ở các nước phát triển. Trong khi ở một số nơi của thế giới đang phát triển, trải nghiệm của con người vẫn gợi nhớ đến những bệnh dịch trong quá khứ, thì ở phần lớn thế giới phát triển, cuộc cách mạng kỹ thuật số đã thay đổi mọi thứ.

 Hãy xem xét lĩnh vực nông nghiệp. Trong hàng ngàn năm, sản xuất lương thực dựa vào sức lao động của con người, và khoảng 90% người dân làm nghề nông. Ngày nay ở các nước phát triển điều này không còn xảy ra nữa. Ở Hoa Kỳ, chỉ có khoảng 1,5% người dân làm việc trong các trang trại, nhưng điều đó không chỉ đủ để nuôi sống tất cả mọi người ở nhà mà còn đưa Hoa Kỳ trở thành nhà xuất khẩu thực phẩm hàng đầu. Hầu như tất cả các công việc đồng áng đều được thực hiện bởi máy móc, chúng miễn nhiễm với bệnh tật. Việc khóa cửa vì vậy chỉ có tác động nhỏ đến việc canh tác."

  Thật rất đúng với những nhận định của Harari , Trong  khi ,các lãnh tụ chính trị của thế giới hội nghị trực tuyến về biến đổi khí hậu thì  Ấn độ vỡ trận phòng chống Covid -19 . Các nhà chính trị tạo ra diễn đàn để thuyết trình theo kế hoạch của họ còn triệu triệu sinh linh ( nhất là những cư dân nông thôn đông đảo ) có chết hay sống thì đó chẵng qua là phận Trời đã định . Ấn độ mãi lo xuất khẩu Vaccin Covid  kiếm tiền  còn con dân  .. thì sao ?  Người dân Ấn  tin vào thần linh hơn khoa học  . Họ ào xuống sông Hằng tắm tập thể bởi họ tin nước sông Hằng cũng có thể làm sạch lây nhiễm Covid . Người dân Ấn "dân chủ tự do" hơn dân Trung quốc , Họ muồn đeo khẩu trang ,hay bắt tay ,nhãy múa v.v  là chuyện của họ .. 

 Khi Ấn độ vỡ trận Covid ,thì các nhà giàu ào ào tìm cách lên máy bay  rời Ấn ,bỏ mặc dân đen quằn quại với Covid . Họ ngồi trên máy bay và phán : đó là Karma : Nghiệp .

Covid 19 quả đang làm rỏ ,thật rỏ cái  bụng dạ  con người trong loài người . Hóa ra ,khi gặp nguy cơ thì Con người thường có khuynh hướng trỗi dậy cái phần Con trong xử lý với đồng loại còn Phần Người đẹp đẽ thánh thiện giống Chúa Ki tô  hoặc có chứa chút ít hay nhiều Phật tánh lại biến mất ( kể cả nhân chi sơ tánh bổn thiện của Ông Khổng cũng bay theo Lỗ Tấn mà thành ra loại ăn thịt người )

 Covid 19  lẽ ra kết thúc sớm nêu  giả như loại người là con người mà phần Người hơn 50% .Như Harari đã viết Bây giờ loài người mạnh hơn về công nghệ ,khoa học nhiều  mới 1 năm mà thuốc men ,vaccin , giải pháp này nọ đều đã áp dụng thành công ,. nhưng con người gặp phải con virus nghi ngờ ,con virus chia rẽ  nên thế giới khủng khoãng lãnh đạo . Ông nói 1 đàng Bà đi một nẽo . chẵng ai  nghe ai .  Ở những xứ tạm gọi là "yếu về dân chủ tự do "  thì trong  biễn loạn  họ nhất hô bá ứng . Họ rà soát ,họ cách ly  ,hạn chế tối đa sự tiếp xúc .. và vì ai cũng sợ chết hơn là cái gọi là tự do thoáng chốc thụ cảm tay sờ môi hôn ...nên  họ và dân của họ lại  an ổn hơn : số nhiễm  chỉ ít hơn 1/10  số chết chưa đến 1/ 100. 

Covid 19  lại giúp loài người thông thái biết rỏ rằng giờ Chúa gọi với Trái đất đã điểm ,hoặc như Ngài Địa Tạng theo Văn Hóa Phật Ấn Trung  đã nói : Thành TRụ Hoại không . Thời Tam Tai đã đã điểm . Không biết chắc là bao lâu 100 năm ,500 năm .Nhưng đã rỏ ra là Trái đất  cùng cái thế giới mà Con người ( với ít hơn 50 % phần Người  đã làm chủ quản hàng vạn năm ) sắp vào thời kỳ thoái . Từ Elon Musk ,Bezoz ..và hàng trăm tỷ phú cùng các  nhà thông thái   đều đầu tư cho 1 triển vọng Loài người Thái dương hệ ,loại người liên hành tinh . Con Tàu Noah trong kinh thánh trong Đại hồng Thủy  thì nay những con tàu ,những phương tiện giúp cho con người an ổn trong thiên tai ,dịch bệnh ,chiền tranh v.v đều là biến thể của con  Tàu Noah . 

 25/4/2021  

Ô Sào ẩn sĩ 

 

 

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19

 

24/04/2021 07:09 GMT+7

 

TTO - Tình hình lây nhiễm COVID-19 và tử vong tại Ấn Độ đã khiến cả thế giới sửng sốt. Có thông tin nhiều người khá giả phải rời nước ra đi vì lo sợ cho tính mạng dù giá vé máy bay bị đẩy lên gấp 10 lần bình thường.

  • Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 1.
 

Bệnh nhân với bộ mặt nạ thở oxy và bình oxy ở bên ngoài Bệnh viện Guru Teg Bahadur tại thủ đô New Delhi, ngày 23-4 do chưa có giường điều trị. Tình hình dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ đang diễn biến theo chiều hướng xấu đi, đặt hệ thống y tế của nước này trước nhiều thách thức khi số bệnh nhân nhập viện điều trị tăng, thiếu thốn nghiêm trọng trang thiết bị và vật tư y tế hỗ trợ cứu chữa bệnh nhân COVID-19. Ngày 22-4 là ngày đầu tiên Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới vượt 300.000 ca/ngày, sau chuỗi 8 ngày liên tiếp nước này có số ca nhiễm mới trên 200.000 ca/ngày. Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp số ca tử vong vượt 2.000 ca/ngày - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 2.

Người phụ nữ chăm sóc cho chồng nhiễm COVID-19 ở hành lang Bệnh viện Guru Teg Bahadur tại thủ đô New Delhi, ngày 23-4 do chưa có giường điều trị. Chỉ tính từ đầu tháng 4 đến giờ đã có hơn 4 triệu ca nhiễm mới tại Ấn Độ, trong khi trước đó đã có các số liệu cho thấy tình hình lây nhiễm đang giảm đầy khả quan - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 3.

Nhân viên y tế mệt mỏi ở thủ đô New Delhi. Là quốc gia sản xuất vắc xin ngừa COVID-19 hàng đầu thế giới nhưng hiện Ấn Độ đang gặp khó khăn về hậu cần y tế. Theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Uông Văn Bân (Wang Wenbin), Bắc Kinh chia sẻ với chính quyền New Delhi về tình hình dịch bệnh nghiêm trọng gần đây cũng như sự khan hiếm tạm thời các vật tư cần thiết cho công tác chống dịch. Ông khẳng định Trung Quốc sẵn sàng cung cấp hỗ trợ và giúp đỡ cần thiết - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 4.

Các tài xế xe cứu thương chờ được cấp bình oxy tại Bengaluru, Ấn Độ ngày 21-4. Thiếu giường điều trị cho bệnh nhân mắc COVID-19 có biến chứng nặng, thiếu oxy cho máy thở, thiếu đội ngũ y tế... khiến tình trạng thêm trầm trọng. Theo Đài CNN, hàng chục ngàn người đã viết trên Twitter yêu cầu thủ tướng phải từ chức vì để xảy ra tình trạng nghiêm trọng này - Ảnh: AFP

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 5.

Người thân của một bệnh nhân nam qua đời vì COVID-19 ở Bệnh viện Guru Teg Bahadur tại thủ đô New Delhi, ngày 23-4. Tình trạng thiếu phòng vệ y tế, không thực hiện giãn cách là một trong những nguyên nhân chính làm tình trạng lây nhiễm vượt mức báo động ở Ấn Độ thời gian gần đây. Có nhiều ý kiến cho rằng dịch bệnh COVID-19 tại Ấn Độ diễn biến nghiêm trọng hiện nay là do sự lây lan của các biến thể SARS-CoV-2 và sự lơ là của người dân trong thực hiện các biện pháp phòng dịch sau khi làn sóng dịch thứ nhất lắng xuống. Người dân lại tụ tập đông trong các sự kiện lễ hội tôn giáo, vận động tranh cử... - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 6.

"Mọi thứ đã vượt khỏi tầm kiểm soát. Ôxy cạn kiệt. Rất khó để tìm giường bệnh. Không thể làm xét nghiệm vì phải chờ đợi hơn một tuần lễ. Hệ thống y tế gần như sụp đổ", Ramanan Laxminarayan, giám đốc Trung tâm nghiên cứu Dịch bệnh tại New Delhi, cho biết. Trong ảnh là cảnh người thân đưa bệnh nhân COVID-19 đến Bệnh viện Guru Teg Bahadur tại thủ đô New Delhi, ngày 23-4 bằng xe thô sơ vì không còn đủ xe cứu thương - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 7.

Các bệnh nhân nhiễm COVID-19 nằm chờ giường điều trị ở hành lang Bệnh viện Guru Teg Bahadur tại thủ đô New Delhi, ngày 23-4. Các cơ quan truyền thông cho biết nhiều người đã qua đời ngay bên ngoài bệnh viện vì không được chăm sóc kịp thời và đầy đủ. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã bác bỏ khả năng nước này ban bố lệnh phong tỏa và khẳng định đây là lựa chọn sau cùng để ứng phó với dịch bệnh. Tuy nhiên, ngày càng có nhiều chuyên gia y tế cho rằng chính phủ cần ban bố lệnh phong tỏa trong 15 ngày để có thể khống chế dịch bệnh lây lan - Ảnh: REUTERS

Ấn Độ vỡ trận phòng chống COVID-19 - Ảnh 8.

Điểm thiêu xác bệnh nhân COVID-19 tại thủ đô New Delhi, ngày 23-4. Các phương tiện truyền thông mô tả xác người chết vì COVID-19 được nhìn thấy khắp nơi ở thủ đô New Delhi, nơi được ghi nhận trung bình 5 phút có 1 ca tử vong. Bộ Y tế Ấn Độ ngày 23-4 cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 332.730 ca mắc mới COVID-19 và 2.263 ca tử vong. Cả hai con số này đều là những con số ghi nhận theo ngày cao nhất kể từ khi dịch COVID-19 bùng phát ở Ấn Độ - Ảnh: REUTERS

 

 

Thế giới ghi nhận gần 124 triệu người nhiễm, hơn 2,7 triệu người chết do nCoV, Đức đang xem xét kéo dài phong tỏa tới ngày 18/4.

Thế giới đã ghi nhận 123.838.618 ca nhiễm nCoV và 2.727.152 ca tử vong, tăng lần lượt 408.879 và 5.651, trong khi 99.731.646 người đã bình phục, theo trang thống kê thời gian thực Worldometers.

Sau khi ca nhiễm mới nCoV tiếp tục gia tăng, văn phòng của Thủ tướng Đức Angela Merkel hôm 21/3 đề xuất dự thảo gia hạn biện pháp phong tỏa ngăn Covid-19 sang tháng thứ năm, tiếp tục kéo dài tới ngày 18/4.

Đề xuất được chuẩn bị trước hội nghị trực tuyến của các lãnh đạo khu vực và chính phủ Đức ngày 22/3, nhằm quyết định các biện pháp tiếp theo để đối phó với đại dịch. Theo đề xuất của văn phòng Merkel, cần hạn chế di chuyển nhiều nhất có thể, tiến hành cách ly và yêu cầu kết quả xét nghiệm âm tính với những người tái nhập cảnh Đức.

Đề xuất về các biện pháp mới ngăn Covid-19 của Đức cũng đề cập tới khả năng áp lệnh giới nghiêm buổi tối đối với các khu vực ghi nhận số ca nhiễm nCoV cao, song thời gian giới nghiêm chưa được nêu chi tiết.

Khả năng gia hạn phong tỏa ngăn Covid-19 có thể khiến nhiều người dân Đức phẫn nộ. Khoảng 20.000 người đã tuần hành ở thành phố Kassel cuối tuần qua để phản đối các biện pháp hạn chế, khiến cảnh sát phải dùng vòi rồng và hơi cay để giải tán.

Đức đang là vùng dịch lớn thứ mười thế giới, với 2.670.000 ca nhiễm và 75.270 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 11.149 và 74 ca so với ngày hôm trước. Số ca nhiễm mới ở Đức tiếp tục tăng cao do các biến chủng nCoV.

Mỹ, vùng dịch lớn nhất thế giới, báo cáo 30.519.279 ca nhiễm và 555.296 ca tử vong do nCoV, tăng lần lượt 37.010 và 437 trường hợp so với một ngày trước đó.

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ thông báo tính tới ngày 21/3, nước này đã tiêm 124.481.412 liều vaccine Covid-19 từ Moderna, Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson.

Quá trình tiêm chủng vaccine Covid-19 nhanh chóng dường như đã làm nảy sinh tâm lý chủ quan với nhiều người dân Mỹ, khiến họ lơ là các biện pháp chống dịch. Thành phố Miami Beach, bang Florida, cuối tuần qua phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp khi người dân lũ lượt kéo về bãi biển vui chơi tới mức mất kiểm soát giữa đại dịch.

Brazil, vùng dịch lớn thứ hai thế giới, ghi nhận 11.998.233 ca nhiễm và 294.042 ca tử vong vì Covid-19, tăng 47.774 và 1.186 trong 24 giờ qua.

Brazil hôm 21/3 nhận được lô vaccine Covid-19 đầu tiên từ chương trình phân phối đảm bảo vaccine Covax của Liên Hợp Quốc. Hơn một triệu liều vaccine AstraZeneca đã được chuyển đến Sao Paulo và Bộ Y tế Brazil dự kiến nhận thêm 1,9 triệu liều vào cuối tháng theo chương trình Covax.

Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro trong khi đó vẫn tiếp tục phải đối các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19, nói với những người ủng hộ hôm 21/3 rằng ông sẽ đấu tranh cho "tự do" của họ.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Anand Vihar, Delhi, hôm 21/3. Ảnh: Reuters.

Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân ở Anand Vihar, Delhi, hôm 21/3. Ảnh: Reuters.

Ấn Độ báo cáo thêm 47.009 ca nhiễm và 213 ca tử vong, nâng tổng số người nhiễm và chết vì nCoV toàn quốc lên lần lượt 11.645.719 và 160.003.

Khi các ca nhiễm liên tục gia tăng, chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đã bị chỉ trích vì xuất khẩu nhiều vaccine Covid-19 hơn số người được tiêm chủng trong nước.

Dưới áp lực thúc đẩy nguồn cung tại địa phương, Viện Huyết thanh của Ấn Độ hôm 21/3 thông báo hoãn chuyển lô hàng vaccine AstraZeneca cho Brazil, Arab Saudi và Maroc.

Ấn Độ đã tài trợ 8 triệu liều và bán gần 52 triệu liều vaccine Covid-19 cho tổng số 75 quốc gia. Nước này đã tiêm hơn 44 triệu liều vaccine cho người dân kể từ khi bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ giữa tháng một.

Anh, vùng dịch lớn thứ năm thế giới, báo cáo 4.296.583 người nhiễm và 126.155 người chết, tăng lần lượt 5.312 và 33 trường hợp. Ca nhiễm mới ở nước này có xu hướng liên tục giảm trong những ngày gần đây.

Bộ trưởng phụ trách vaccine của Anh, Nadhim Zahawi, hôm 21/3 cho biết nước này đã tiêm 873.784 mũi vaccine Covid-19 cho người dân hôm 20/3, mức cao kỷ lục trong chiến dịch tiêm chủng ở nước này.

Anh và EU đang tiếp tục tranh cãi về vấn đề xuất khẩu vaccine Covid-19 của AstraZeneca. EU tố Anh không chuyển lại bất cứ lô vaccine Covid-19 nào, trong khi Anh cáo buộc khối này không tuân thủ cam kết khi dọa cấm xuất khẩu vaccine Covid-19.

Pháp, vùng dịch lớn thứ sáu thế giới, ghi nhận thêm 30.581 ca nhiễm và 138 ca tử vong, nâng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 4.282.603 và 92.305.

Gần một phần ba người dân Pháp từ ngày 21/3 đã sống dưới lệnh phong tỏa kéo dài một tháng trong bối cảnh chính phủ nước này đang đặt mục tiêu ngăn các ca nhiễm nCoV lây lan ở khu vực thủ đô Paris và các vùng phía bắc đất nước.

Tại Đông Nam Á, Indonesia là vùng dịch lớn nhất khu vực với 1.460.184 ca nhiễm, tăng 4.396, trong đó 39.550 người chết, tăng 103.

Indonesia bắt đầu chiến dịch tiêm chủng từ tháng một và đặt mục tiêu tiêm vaccine cho 181,5 triệu người trong vòng một năm. Khoảng 6,2 triệu người đã được tiêm vaccine.

Philippines, vùng dịch lớn thứ hai Đông Nam Á, ghi nhận 663.794 ca nhiễm và 12.968 ca tử vong, tăng lần lượt 7.757 và 39 ca.

Philippines từ hôm nay sẽ mở rộng các biện pháp hạn chế ngăn Covid-19 từ thủ đô Manila sang 4 tỉnh lân cận gồm Bulacan, Cavite, Laguna và Rizal. Các biện pháp hạn chế gồm giới nghiêm ban đêm, cấm tụ tập đông người và chỉ đi lại khi cần thiết.

Ngọc Ánh (Theo Reuters/AFP)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness