TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 3
  • Hôm nay:
  • Tháng:
  • Tổng truy cập:
Chi tiết bài viết

Tại sao Trung Quốc “hoan nghênh” Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam?

Chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama sẽ không có gì đặc biệt, bởi đây là lần thứ 3 các đời Tổng thống Mỹ sang thăm Việt Nam, nếu như không có tuyên bố Mỹ bãi bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam tồn tại hơn 4 thập kỷ qua. Chuyến thăm nhằm xây dựng phát triển mối quan hệ hợp tác song phương Việt-Mỹ, nhưng đặc biệt thay, mối quan hệ đó lại có tác động mạnh đến cục diện dịa chính trị khu vực.

Hợp tác Việt-Mỹ trong thông điệp “bỏ cấm vận vũ khí”

Rõ ràng, đây là một cú đánh hiểm của Mỹ trong cuộc chiến địa chính trị với Trung Quốc trên khu vực Châu Á-Thái Bình dương.

Giới quan sát và giới quân sự thừa hiểu, khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam thì Việt Nam không phải hùng mạnh ngay để bảo vệ lợi ích của mình khi bị xâm hại, mà trước mắt, chủ yếu chỉ là biểu tượng, nhưng là biểu tượng phản ảnh thực tế của một bản chất: Việt Nam và Mỹ đã không còn là kẻ thù, ít nhất về mặt ngoại giao.

Bắt đầu từ đây, Việt Nam có thể giao lưu, mua bán vũ khí không chỉ trực tiếp với Mỹ mà với đồng minh của Mỹ như Ixrael và phương Tây trong khối NATO…những thứ mình cần, tùy theo túi tiền, tùy theo yêu cầu chiến thuật của mình mà vũ khí Mỹ chưa chắc đã phù hợp.

Tuyên bố bỏ cấm vận vũ khí của Mỹ với Việt Nam sau một thời gian dài thù địch đã khiến ASEAN có cơ hội và lý do để lựa chọn, vị thế Việt Nam được nâng một bậc, nhưng Mỹ cũng được lợi khi tạo ra được một lòng tin và thế lực đáng kể trong hợp tác với ASEAN.

Hơn ai hết, Trung Quốc thừa hiểu nguyên nhân khiến cho hợp tác Việt-Mỹ tiến triển nhanh chóng, vượt qua nhiều sự “khác biệt” đến không ngờ.

Trung Quốc đã đánh giá thấp tầm nhìn chiến lược, tư duy chính trị của Việt Nam trong tình hình thế giới mới. Trung Quốc đã chủ quan khi cho rằng sự “khác biệt” là rào cản mà Việt Nam, Mỹ khó vượt qua dù cho Việt Nam bị áp lực, bị chèn ép bao nhiêu đi nữa trên Biển Đông.

Nên nhớ rằng, điều kiện để Trung Quốc bắt tay Mỹ năm 1972 không sâu đậm, nhưng Trung-Mỹ vẫn vượt qua được sự “khác biệt” khắc nghiệt, gay gắt vào thời đó, thì ngày nay, động lực để Việt-Mỹ bắt tay hợp tác, vượt qua sự “khác biệt” có điều kiện thuận lợi gấp trăm lần.

Điều người ta chú ý, quan tâm là không phải sau khi bỏ cấm vận vũ khí thì vũ khí Mỹ sẽ ồ ạt vào Việt Nam như thế nào, bởi đó là hoang tưởng mà quan trọng hơn là hợp tác quân sự Việt Nam-Mỹ ra sao để tạo thế và lực của đôi bên trên Biển Đông mới là cốt tử.

 

Tại sao Trung Quốc “hoan nghênh”?

Về logic, việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí sát thương với Việt Nam là một tín hiệu không tốt lành cho Trung Quốc. Và, tất nhiên, cũng như việc Nga cung cấp trang bị vũ khí hiện đại cho Việt Nam trong phòng thủ biển, đều là tín hiệu không tốt lành cho Trung Quốc.

Bởi đơn giản là vì trong khi Trung Quốc và Việt Nam đang căng thẳng, có nguy cơ xung đột quân sự vì tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông thì bất kỳ vũ khí của ai trong tay quân đội Việt Nam cũng đều khiến Hải quân Trung Quốc (PLAN) phải dè chừng.

Trung Quốc im lặng dù cảm thấy rất bất an khi vũ khí Nga, những loại vũ khí có uy lực lớn, hiện đại, lợi hại dồn dập đến tay Việt Nam là dễ dàng giải thích, bởi chính Trung Quốc cũng mua vũ khí Nga, bởi Nga-Việt có mối quan hệ truyền thống…

Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam, Trung Quốc buộc phải chấp nhận thực tế này trên khu vực khi Mỹ và Trung Quốc đang có mâu thuẫn đối kháng về mục tiêu chiến lược là điều không dễ chịu chút nào, nhưng nếu phản đối công khai thì chứng tỏ Trung Quốc đang lo sợ.

Hiện nay, hơn ai hết Trung Quốc cũng rất mong Mỹ bỏ lệnh cấm vận vũ khí cho mình sau vụ Thiên An Môn. Nếu điều này xảy ra, Trung Quốc cũng không mơ mua được vũ khí CNC hiện đại của Mỹ, nhưng cái Trung Quốc cần là mua được vũ khí từ phương Tây.

Ngay Việt Nam, trong thời gian Mỹ dở bỏ lệnh cấm vận vũ khí một phần thì nhiều hợp đồng vũ khí với Ixrael cũng bị loại bỏ bởi không được sự đồng ý của Mỹ. Do đó, Trung Quốc cũng không tránh khỏi tình trạng này như Việt Nam đã từng.

Trong khi đó, Nga là đối tác chính trong buôn bán vũ khí với Trung Quốc thì Trung Quốc luôn bị Nga bắt bí. Không ít lần giới quân sự Trung Quốc tỏ ra bất bình khi vũ khí Nga bán cho Việt Nam luôn khác với bán cho Trung Quốc cùng loại.

Và, khi nếu có xung đột trên Biển Đông với Việt Nam xảy ra thì liệu với vũ khí Nga có trong tay, Trung Quốc có vấp phải tình trạng như Argentina hay không…cũng là một vấn đề không thể không nghĩ đến của giới quân sự Trung Quốc.

Chính vì vậy, đa dạng hóa vũ khí, tiếp thu, phát triển vũ khí CNC từ nhiều nguồn, tránh phụ thuộc vào Nga là nhu cầu mang tầm chiến lược của Trung Quốc, cho nên, nếu phản đối việc Mỹ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam là tự ghè đá vào chân.

Tuy nhiên Trung Quốc dù “vui mừng” với quan hệ hợp tác Việt Nam-Mỹ hoàn toàn bình thường khi Mỹ bỏ cấm vận vũ khí, song vẫn không quên cảnh cáo Việt Nam và Mỹ rằng, mối quan hệ hợp tác đó “không được chống Trung Quốc, gây bất ổn khu vực”.

Tất nhiên rồi, Việt Nam chẳng quá háo hức đặt trọn niềm tin vào “đối tác toàn diện” mà quên Trung Quốc là láng giềng hữu nghị, là “đối tác chiến lược toàn diện”. Việt Nam rất mong muồn hòa bình hữu nghị với Trung Quốc trên có sở tôn trọng độc lập, chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ của nhau.

Thành thực mà nói, Mỹ vẫn đang và sẽ là một cường quốc kinh tế, quân sự hàng đầu thế giới. Vì thế hợp tác, quan hệ tốt đẹp với Mỹ, là bạn với Mỹ là mong muốn chung của bất cứ quốc gia nào trong đó có Việt Nam.

Nhân dân Việt Nam vốn yêu chuộng hòa bình, hữu nghị thì quan hệ hợp tác với Mỹ trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng độc lập, chủ quyền, thể chế chính trị của nhau….để phát triển xây dựng đất nước giàu mạnh là một mục tiêu đối ngoại quan trọng, hàng đầu của Đảng, nhà nước Việt Nam.

Tuy nhiên, thế giới đang dần chuyển hóa thành đa cực bởi sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, của nước Nga…đã tạo ra những sự “cọ xát” quyền lực, địa chính trị mạnh giữa các cường quốc với nhau khiến cho các quốc gia nhỏ bị ảnh hưởng, chi phối rất lớn.

 

Thế nào là cân bằng lực?

Với sự trỗi dậy mạnh mẽ thực lực nền kinh tế, quân sự, nhà cầm quyền Bắc Kinh không cần che đậy tư tưởng bành trướng, bá quyền nước lớn thâm căn cố đế của mình. Trung Quốc muốn bành trướng xuống Biển Đông với ý đồ chiếm hơn 80% Biển Đông bằng “đường 9 khúc”.

Đương nhiên, hành động này xâm hại đến chủ quyền biển đảo của Việt Nam và do vậy quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đã trở nên căng thẳng, nguy cơ xung đột quân sự trên Biển Đông và thậm chí một cuộc chiến tranh tổng lực luôn tiềm tàng.

Rõ ràng là, dù có Mỹ xuất hiện trên Biển Đông hay không thì quan hệ song phương Trung Quốc-Việt Nam đều luôn trong tình thế như vậy. Việt Nam luôn phải đối phó với tư tưởng và hành động bành trướng hung hăng, ngang ngược của Trung Quốc.

Kể từ năm 2012, bằng chiến lược “xoay trục”, Mỹ xuất hiện trên Biển Đông với danh nghĩa vì tự do an toàn hàng hải nhưng thực chất là để đối phó, ngăn chặn ý đồ quân sự của Trung Quốc trên Biển Đông. Lúc này, Mỹ là lực lượng thứ hai chống Trung Quốc trên Biển Đông.

Sự xuất hiện của Mỹ trên khu vực Biển Đông đã tạo ra một tình thế mới khi không chỉ Việt Nam đơn độc đối phó với Trung Quốc mà cả Mỹ và thậm chí đồng minh của Mỹ cũng vào cuộc khiến cho cơ hội và thách thức về chiến tranh và hòa bình trên Biển Đông là không thể nói trước.

Mục tiêu chiến lược của Mỹ và Việt Nam trên Biển Đông là không trùng khớp nhưng lại tương đồng và thống nhất cao là có chung một đối tượng. Đó là Trung Quốc. Vì thế, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Mỹ, trong đó trọng điểm là hợp tác quân sự là nhu cầu tất yếu.

Điều đặc biệt quan trọng là, sự hợp tác toàn diện Việt Nam-Mỹ với tâm điểm là quân sự ở mức độ như thế nào, ra sao…chính là “phương tiện” để đấu tranh bằng biện pháp hòa bình rất hiệu quả. Hợp tác Việt Nam-Mỹ, hiệu lực, kết quả của nó tạo ra sức răn đe, ngăn ngừa chiến tranh trên Biển Đông.

Đây là vấn đề mà thuật ngữ ngoại giao gọi là “cân bằng lực”, một đối sách có tính khả thi và tối ưu của Việt Nam để xử lý mối quan hệ tay 3 giữa Việt Nam-Trung Quốc-Mỹ trên chiến trường Biển Đông.

Làm sao để “cân bằng lực” trên Biển Đông theo ý muốn mà vẫn thực hiện được chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam, đó là một nghệ thuật, đòi hỏi tài trí của giới tinh hoa chính trị đầu não Việt Nam.

Trong tình thế này, Trung Quốc và một số thế lực thù địch muốn xúc xiểm, hạ thấp vai trò vị thế Việt Nam nên rêu rao ngạo mạn cho rằng Việt Nam đang “đi dây” giữa Trung Quốc và Mỹ để che đậy âm mưu, hành động xấu xa với Việt Nam mà thôi. Bởi vì, có Mỹ hay không có Mỹ trên Biển Đông thì Việt Nam vẫn phải đối phó với Trung Quốc.

 

Mỹ đã “chuyền bóng vào chân” Việt Nam

Khi Mỹ đã tuyên bố dỡ bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam thì có nghĩa hợp tác an ninh quốc phòng Việt Nam-Mỹ là không có rào cản. Việt Nam có thể mua vũ khí Mỹ, Việt Nam có thể tập trận chung với Mỹ, Việt Nam có thể hợp tác cùng Mỹ xây dựng các trung tâm thông tin, quan sát an toàn Biển Đông, chia xẻ tin tức…

Vấn đề là tùy thuộc vào Việt Nam tùy chọn như thế nào, ra sao, trong hợp tác với Mỹ nhằm tạo điều kiện tốt cho đấu tranh bằng biện pháp hòa bình có hiệu quả, tạo ra sức mạnh răn đe ngăn ngừa chiến tranh mà thôi. Nghĩa là Việt Nam phải giải tốt bài toán “cân bằng lực” như đã nói trên.

Có thể nói diễn biến trên Biển Đông có 2 vấn đề rất quan trọng mà Việt Nam nhận thức rõ để đừng quá háo hức, lạc quan tếu, chủ quan mất cảnh giác, có thể đưa con thuyền Việt Nam vào những vòng xoáy nguy hiểm, không mong muốn.

Thứ nhất về mâu thuẫn. Trên Biển Đông chỉ tồn tại 2 mâu thuẫn đối kháng đó là mâu thuẫn giữa Trung - Mỹ và mâu thuẫn Trung - Việt mà không có mâu thuẫn Việt - Mỹ.

Thứ hai là mục tiêu chiến lược của Mỹ trên Biển Đông có tính chất “vạn biến”, nghĩa là khi cần thiết Mỹ có thể thỏa hiệp với Trung Quốc nhằm thu lợi ích nhiều hơn, hoặc thỏa hiệp khi căng thẳng đã đến “điểm sôi” để tránh chiến tranh xảy ra giữa Trung-Mỹ.

Trong khi đó, mục tiêu chiến lược của Việt Nam trên Biển Đông có tính “bất biến”, nghĩa là không thể thỏa hiệp vì đây là chủ quyền lãnh thổ. Việt Nam sẵn sàng chấp nhận chiến tranh để bảo vệ Tổ quốc nếu như chủ quyền biển đảo bị xâm hại.

Có thể coi như đây là 2 cơ sở, nguyên tắc cơ bản, nòng cốt, để giải quyết bài toán khó “cân bằng lực” trên Biển Đông của Việt Nam khi Mỹ đã bỏ lệnh cấm vận vũ khí.

Mục tiêu chiến lược của Mỹ là ngăn chặn và chống Trung Quốc nhưng Mỹ không hành động vì mục tiêu chiến lược của Việt Nam, đó là, Mỹ tuyên bố Mỹ không can thiệp và ủng hộ bên nào trong việc tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông.

Nếu Việt Nam hành động cho mục tiêu chiến lược Mỹ, chẳng hạn như tuần tra chung với Mỹ trên Biển Đông, thì đó được coi như là hợp tác với Mỹ để chống Trung Quốc. Điều này vừa trái ngược với chính sách quốc phòng “3 không” của Việt Nam vừa gây căng thẳng với Trung Quốc.

Tuy nhiên, cung cấp các dịch vụ cho các tàu Mỹ tại cảng quốc tế Cam Ranh lại là chuyện bình thường, vì đó là hoạt động thương mại. Hay, hợp tác xây dựng, khôi phục trung tâm quan trắc “an ninh hàng hải” tại Sơn Trà…là hợp lý, không thể coi là chống Trung Quốc.

Nói chung bóng đã đến chân, Việt Nam có rất nhiều tùy chọn. Lúc nào, như thế nào, ra sao, ở đâu…thuộc về kinh nghiệm chiến trận dày dạn của Đảng cầm quyền Việt Nam.

 

Liệu Mỹ có “tái cân bằng lực lượng” hay thực chất là tập hợp lực lượng để đối phó, ngăn chặn được Trung Quốc từ Biển Đông?

Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Mỹ Barack Obama (từ 23-25/5) đang là tâm điểm được cả thế giới chú ý. Bởi đây là một sự kiện lớn, mang tầm quốc tế, vượt ra ngoài khuôn khổ thông thường của quan hệ song phương Việt-Mỹ, dẫu trọng tâm của chuyến thăm lại là bàn về phát triển mối quan hệ giữa hai đối tác từng là cựu thù này.

 

Bỏ cấm vận vũ khí không chỉ là biểu tượng!

Trong tình hình hiện nay, việc bãi bỏ cấm vận vũ khí hoàn toàn với Việt Nam của chính quyền Mỹ không chỉ là biểu tượng mà còn mang ý nghĩa chiến lược toàn cầu rất quan trọng của Mỹ. Và thú vị thay, chính bãi bỏ cấm vận hay không lại là áp lực lớn với Mỹ chứ không phải là Việt Nam.

Rất nhiều và ngay cả trong giới chính khách Mỹ đều cho rằng dù Việt Nam-Mỹ đã bình thường hóa, trở thành đối tác toàn diện song  vẫn tồn tại sự không bình thường, đó là Mỹ vẫn đang cấm vận vũ khí với Việt Nam mà nguyên nhân chính là nhân quyền, dân chủ.

Hà nội cho rằng cái gọi là nhân quyền, dân chủ của Mỹ áp dụng vào Việt Nam là mầm móng của sự bất ổn xã hội, là một trong những thành tố của công thức “Cách mạng màu”, (cụ thể như: thành phần đối lập, tài trợ của nước ngoài, biểu tình, bạo loạn, lật đổ…) đe dọa tồn vong của chế độ.

Hà Nội sẽ lựa chọn những điều hay, phù hợp về nhân quyền dân chủ Mỹ để áp dụng vào Việt Nam và thậm chí để tạo lòng tin, Hà Nội sẵn sàng áp dụng những điều không muốn, chưa muốn, vì chưa phù hợp, nhưng khi những điều đó nằm trong tầm kiểm soát của Hà Nội.

Khi Wasington chuyên dùng cái gọi là nhân quyền, dân chủ để gây áp lực chính trị, ra điều kiện với các quốc gia khác không theo Mỹ thì việc Hà Nội không thỏa mãn những điều này và do đó cấm vận vũ khí vẫn tồn tại là điều đương nhiên.

Một câu hỏi đặt ra là, nếu như lấy nhân quyền, dân chủ kiểu Mỹ làm tiêu chuẩn thì Arabia Saudi, Thổ Nhĩ Kỳ…có nền dân chủ, nhân quyền còn xa  tiêu chuẩn Mỹ hàng trăm lần so với Việt Nam, nhưng tại sao Mỹ vẫn bám lấy những quốc gia này, thậm chí là đồng minh quân sự như Thổ Nhĩ Kỳ?

Như vậy, rõ ràng là quan hệ với quốc gia đó có lợi ích chiến lược, lợi ích quốc gia gì với Mỹ mới là quyết định còn vấn đề nhân quyền, dân chủ giống hay khác Mỹ chỉ là phương tiện chứ không phải là mục đích trong quan hệ quốc tế của Mỹ.

Dó đó, vai trò, vị thế Việt Nam trong mối quan hệ với Mỹ như thế nào mới quyết định Hà Nội và Wasington cùng nhau đi tiếp hay dừng lại thông qua chỉ dấu “cấm vận vũ khí”.

 

Chỉ dấu “cấm vận vũ khí” trong quan hệ Việt-Mỹ?

Trong quan hệ quốc tế, việc mua, bán vũ khí nhau không chỉ là vấn đề tiền bạc mà quan trọng hơn là biểu hiện lòng tin. Vũ khí được bán cho người mua là bạn, không phải là kẻ thù. Ngoài ra đắt mấy cũng không bán.

Nếu Mỹ vẫn tiếp tục cấm vận vũ khí với Việt Nam thì điều đó chứng tỏ đôi bên chưa có đủ lòng tin về nhau. Đó là lý do vì sao mọi con mắt đổ dồn về vấn đề Mỹ bỏ cấm vận vũ khí hay không trong chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Obama đến Việt Nam sắp tới.

 

Đã đến lúc Việt-Mỹ “gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, pháy huy tương đồng, hướng tới tương lai”.

Đáng tiếc là nếu tiếp tục cấm vận thì lợi ích quốc gia Việt Nam-Mỹ bị thiệt hại nghiêm trọng.

Với Việt Nam. Nếu chỉ đơn thuần là vũ khí Mỹ, thì không mấy quan trọng và cần thiết với Việt Nam vì 90% vũ khí của quân đội ViệtNam đều của Nga và với vũ khí đó Việt Nam đủ khả năng buộc kẻ thù trả giá đắt khi xâm phạm chủ quyền.

Bằng chuyến xuất ngoại đầu tiên của vị tân Bộ trưởng QP Ngô Xuân Lịch đến Nga, Việt Nam cũng đã gửi một tin nhắn đến Mỹ là hợp tác quốc phòng để bảo vệ chủ quyền biển đảo thì Nga-Việt Nam vẫn là mối ưu tiên đặc biệt với độ tin cậy cao.

Nga cũng chứng tỏ bằng việc triển khai nhanh việc đóng cặp tàu Gerpad thứ 2 cho Việt Nam nhanh kỷ lục với uy lực, cấu hình theo yêu cầu cao của Việt Nam…

Vì thế cấm vận vũ khí hay không, với Việt Nam chỉ là biểu tượng, Việt Nam không hề bị áp lực với chuyện này.

Có điều, sự phát triển mối quan hệ Việt Nam-Mỹ mới khiến Việt Nam quan tâm. TBT Đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng trong chuyến thăm Mỹ tuyên bố: Gác lại quá khứ, vượt qua khác biệt, phát huy tương đồng, hướng tới tương lai là tư tưởng, hành động của ViệtNam muốn là bạn với Mỹ.

Thiếu lòng tin, Việt Nam sẽ như thế nào trong TPP với Mỹ, làm sao để phát huy sự tương đồng trên Biển Đông?...Đó chẳng phải là lợi ích quốc gia Việt Nam?

Với Mỹ. Nếu như chiến lược xoay trục sang Châu Á-Thái Bình dương, Mỹ lấy ASEAN làm trọng tâm và Việt Nam là trọng điểm thì cấm vận vũ khí Việt Nam có nghĩa là chiến lược của Mỹ không có trọng điểm.

Hơn ai hết Mỹ quá hiểu vai trò, bản lĩnh của ASEAN trước khi Việt Nam, Lào, Campuchia tham gia là như thế nào, Mỹ hiểu Việt Nam sẽ ở đâu trong cục diện địa chính trị ĐNA. Do đó, Việt Nam trở thành một yếu tố quan trọng trong chiến lược Châu Á-Thái Bình dương của Mỹ.

Cấm vận vũ khí, nghĩa là về nguyên tắc Mỹ vẫn coi Việt Nam là kẻ thù, hay như một số người nói là chiến tranh Mỹ-Việt Nam vẫn chưa kết thúc, điều đó khiến cho Mỹ không có lợi thế Việt Nam trong chiến lược đối phó với Trung Quốc trên Biển Đông.

Vậy, cái gọi là nhân quyền, dân chủ của Mỹ có được thực thi hay không ở Việt Nam liệu có ảnh hưởng gì đến lợi ích quốc gia, an ninh Mỹ? Liệu cái nhân quyền, dân chủ đó ở Việt Nam có ngăn chặn được việc Trung Quốc biến Biển Đông thành ao nhà, đe dọa an ninh bờ Tây nước Mỹ?

Có thể nói, tại khu vực Châu Á-Thái Bình dương này, nếu như Mỹ Mỹ đang triển khai chiến lược “tái cân bằng” thì Nga và đặc biệt là Trung Quốc cũng không ngồi nhìn khi Mỹ cứ kéo dần lực lượng về phía mình để đối phó, ngăn chặn Trung Quốc.

Trung Quốc, Nga sẽ hành động tập hợp lực lượng  ra sao để chống Mỹ hay ít nhất để không bị cô lập? Mỹ có bỏ cấm vận vũ khí với Việt Nam không và Việt Nam sẽ xử lý ra sao mối quan hệ với Mỹ khi Mỹ tuyên bố bỏ cấm vận?

Bài viết sẽ hoàn thành trước khi Tổng thống Mỹ Obama đặt chân xuống sân bay Nội Bài-Hà Nội.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness