TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 4
  • Hôm nay:
  • Tháng:
  • Tổng truy cập:
Chi tiết bài viết

Thủ tướng: “Sao người giàu ra nước ngoài khám chữa bệnh đông như vậy?”

“Tại sao người giàu lại ra nước ngoài khám và chữa bệnh đông như vậy. Ngành y tế phải nêu giải pháp cho vấn đề này", Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.

Thủ tướng: “Sao người giàu ra nước ngoài khám chữa bệnh đông như vậy?”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Cùng BizLIVE điểm lại phát ngôn ấn tượng tuần qua:

“Tại sao người giàu ra nước ngoài khám chữa bệnh đông như vậy?”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đặt câu hỏi như trên đối với ngành y tế tại hội nghị tổng kết diễn ra hôm 12/1.

“Tại sao người giàu lại ra nước ngoài khám và chữa bệnh đông như vậy. Ngành y tế phải nêu giải pháp cho vấn đề này. Nhiều bệnh viện tuyến dưới, tuyến cơ sở, tuyến huyện vẫn được Nhà nước đầu tư, nhưng lại ít có người khám, ai cũng muốn lên tuyến trên khám, vậy nguyên nhân vì sao và biện pháp nào? Chúng ta tôn trọng quyền tự do lựa chọn nơi khám bệnh, vậy giải pháp nào để người dân tự thấy rằng khám tuyến dưới có lợi hơn, hiệu quả hơn là khám vượt tuyến?”, Thủ tướng nói.

Thủ tướng cũng đặt vấn đề: Hiện tại hệ thống trạm y tế xã đã phủ khắp, nhưng vẫn chưa có cơ chế hoạt động hiệu quả, vì thế, Bộ Y tế cần làm gì để có giải pháp đổi mới toàn diện hệ thống trạm y tế xã.

Nhiều bệnh viện ở một số thành phố lớn, như TPHCM, Hà Nội thường xuyên quá tải vì phải gánh thêm người nhập cư, người dân các tỉnh lân cận đổ về khám chữa bệnh và ngân sách dành cho y tế các địa phương này vô hình đã bao cấp chéo cho người dân tỉnh khác có đúng không. Giải quyết vấn đề bao cấp chéo như thế nào?

“Sao có thể cho thuê Hội trường Diên Hồng”

Cho ý kiến về dự thảo Luật quản lý sử dụng tài sản Nhà nước tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ngày 10/1, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng cần có danh mục cụ thể tài sản Nhà nước không được cho thuê, tránh chuyện nơi họp Quốc hội cũng được mang ra kinh doanh.

Theo dự thảo, tài sản công chưa sử dụng hết công năng có thể cho thuê, khai thác, góp vốn liên doanh, liên kết... Chủ nhiệm Uỷ ban Tài chính ngân sách - Nguyễn Đức Hải nêu quan điểm, do tài sản công chủ yếu là phục vụ công tác quản lý Nhà nước như trụ sở làm việc, xe công… nên phải sử dụng tiết kiệm, đúng tiêu chuẩn, định mức.

Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Hạnh Phúc - Tổng thư ký Quốc hội, quy định như dự thảo luật chưa rõ ràng, có điểm chưa hợp lý. Ông Phúc dẫn chứng, hội trường Diên Hồng của toà nhà Quốc hội một năm được sử dụng hai lần vào các kỳ họp của Quốc hội. Theo quy định như dự thảo thì giữa hai kỳ họp không sử dụng đến sẽ cho thuê lại để khai thác hết công suất.

“Nếu hội trường Diên Hồng mà cho thuê thì sao được, không ổn", ông Phúc dứt khoát và đặt tiếp câu hỏi: "Hay như hiện Chính phủ cho thuê nhà 37 Hùng Vương làm dịch vụ ăn uống, bia hơi chẳng hạn… Có nên không?”... 

“Muốn hành khách đến sớm 3 tiếng là đẩy khó cho dân”

Tại buổi làm việc với Cảng vụ hàng không Miền Nam ngày 11/1, sau khi nghe các hãng hàng không cho biết đã khuyến cáo hành khách đến sớm 3 tiếng để kịp làm thủ tục vì sợ kẹt xe, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ cho rằng điều này thể hiện yếu kém về tổ chức.

“Hãng nào cũng khuyến cáo đến sớm như thế thì hành khách phải ăn, ngủ ở sân bay à. Khuyến cáo tới sớm không tốt, điều này thể hiện khâu tổ chức kém, không thể điều tiết. Phải tính toán lại chứ không thể bắt hành khách đổ về đây hết có khi lại sinh ra ách tắc trong sân bay”, ông Thọ nói.

Ông Thọ đã đề nghị các hãng, sân bay cùng các đơn vị liên quan phải có giải pháp thích hợp, không được đẩy khó cho người dân. (Xem tiếp)

“Buýt nhanh không nhanh vì cách làm nửa vời”

TS Phan Lê Bình, chuyên gia JICA cho rằng không nên trách "buýt nhanh không nhanh" khi tính kỷ luật chỉ nửa vời và chính quyền chưa kiên quyết dành làn riêng cho loại hình giao thông này.

Ông Bình nói: Tôi khá ngạc nhiên khi dư luận cho rằng xe buýt nhanh mà "không nhanh". Ra hiện trường tôi thấy dù có làn riêng nhưng buýt nhanh bị rất nhiều phương tiện len vào phía trước, đến đèn đỏ vẫn phải dừng chờ. Như vậy không nên trách “buýt nhanh không nhanh”, mà cần hiểu rõ là tại cách thực hiện nên buýt nhanh chưa nhanh.

Cũng cần nói thêm, nếu vào giờ thấp điểm thì tốc độ của xe buýt nhanh cũng không khác nhiều so với buýt thường do lưu lượng xe cá nhân ít. Song cái chúng ta cần nhất là giao thông trơn tru giờ cao điểm.

Năm 2004, tôi đã có dịp sang Jakarta (Indonesia) nghiên cứu kinh nghiệm làm BRT của Indonesia. Đơn vị quản lý cho biết, ngày đầu tiên vận hành BRT, họ đã phải huy động 200 cảnh sát trên 12,9 km đường (tức là hơn 100 m có một cảnh sát) để đảm bảo không xảy ra lộn xộn. Họ phân cách làn ưu tiên bằng khối bê tông cứng. Còn với chúng ta, qua kinh nghiệm vận hành một tuần qua, tôi cho rằng chúng ta thiếu kiên quyết trong thực hiện.

N.MẠNH

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness