TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 65
  • Hôm nay: 1183
  • Tháng: 7922
  • Tổng truy cập: 5141241
Chi tiết bài viết

Are We Seeing the Mekong Rivers Last Days?

A book review of Last Days of the Mighty Mekong, Brian Eyler, Zed 2019.

Are We Seeing the Mekong River's 'Last Days'?

 

 

CHÚNG TA ĐANG CHỨNG KIẾN NHỮNG NGÀY CUỐI CÙNG CỦA DÒNG MEKONG?

Ông Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Tổ chức phi chính phủ Stimson - nơi hoạt động để giải quyết những mối đe dọa lớn cho an ninh và sự thịnh vượng của thế giới - vừa xuất bản cuốn sách "Last Days of the Mighty Mekong" (Những ngày cuối của dòng Mekong Vĩ Đại). Ông đặc biệt quan tâm đến tiểu vùng Mekong và tác động của kinh tế Trung Quốc đối với khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái này.

Trong hơn 320 trang sách, Eyler công bố những sự thật không dễ chấp nhận: “Trừ khi chúng ta tôn trọng dòng sông và địa hình xung quanh nó như một hệ thống kết nối chặt chẽ với nhau để cùng hành động bảo tồn hệ sinh thái nước ngọt khổng lồ này ngay từ hôm nay, những ngày cuối cùng của dòng Mekong Vĩ Đại hiện đang xảy ra.”

Từ bên triền núi của nóc nhà thế giới Himalaya ở bình nguyên Tây Tạng và tỉnh Vân Nam (Trung Quốc), những dòng chảy băng tan hình thành ngọn nguồn của con sông Mekong, chảy qua 6 quốc gia ở Đông Á và Đông Nam Á, chia thành chín cửa đổ vào Biển Đông. Đó là sự kỳ diệu của tự nhiên được sắp đặt sẵn từ hàng triệu năm trước. Các tinh thể băng tan trên đỉnh núi hóa thành hàng tỷ giọt nước, di chuyển qua hơn 4.000 km sông ngòi, biến vùng hạ du và ven sông trở thành những miền đất trù phú, cung cấp dinh dưỡng và phù sa cho miền đồng bằng bên dưới, trước khi chảy ra đại dương bao la.

Dòng Mekong là nguồn cung ứng cá nước ngọt nằm trong lục địa lớn nhất thế giới, với tổng sinh khối cá gấp 13 lần tổng số cá ở trong các sông ngòi và hồ chứa ở Bắc Mỹ cộng lại. Riêng Biển Hồ Tonle Sap của Campuchia đã chứa nhiều cá hơn cả lục địa Bắc Mỹ, mặc cho nhiều tập đoàn và dân đánh cá địa phương đã khai thác tận thu từ nhiều năm nay. Năm 2005, ngư dân Thái Lan đã bắt được con cá nước ngọt kỷ lục lớn nhất thế giới - một con cá bông lau khổng lồ có khối lượng 293 kg, với chiều dài thân 2,7 mét. Hệ sinh thái tự nhiên của Mekong cũng rất phong phú. Mười năm sau khi đánh bắt được con cá lớn nhất, người ta khám khá một vườn thú ở Khu vực Kinh tế Tam giác Vàng (Golden Triangle Economic Zone) đang giam giữ lậu 26 con hổ Châu Á còn sống. Hơn 1/4 dân số Campuchia (16 triệu người) đang sống dọc theo dòng chính của con sông Mekong. Hơn 20 triệu người Việt Nam đang sống dựa vào canh tác nông ngư nghiệp trên vùng Đồng bằng trù phú tạo ra từ phù sa kết lắng do các dòng hạ lưu sông Mekong mang đến. Trong hàng chục nghìn năm qua, hàng triệu con người đã xem Mekong như là động mạch chủ bơm sức sống cho các vùng đất đang nuôi sống họ. Thế nhưng, trong 60 năm qua, 6 quốc gia đang được dòng Mekong nuôi dưỡng một cách bao dung và miễn phí không hiểu được điều đó. Họ luôn tìm cách khẳng định chủ quyền và khai thác từng khúc sông nằm trên lãnh thổ của mình theo nhiều cách khác nhau.

Đất Trung Quốc chiếm hơn 1/2 chiều dài con sông, nhưng đoạn sông này chỉ chứa ít hơn 20% tổng số nước của Mekong, và họ cũng chỉ chiếm 10% tổng số dân sống phụ thuộc vào lưu vực con sông. Trong khi đó, các chuyên gia về khí hậu dự báo khối lượng nước nơi khu vực này sẽ gia tăng nhanh chóng trong 3 thập kỷ tới do hiện tượng các dải băng hà trên triền núi Himalaya sẽ tan rã vì biến đổi khí hậu, rồi sau đó, nguồn cung ứng nước này sẽ đột ngột giảm nhanh mà không thể phục hồi được nữa. Các bạn nên xem lại status này của chúng tôi để hiểu tình trạng cạn kiệt nguồn nước do băng tan trên các đỉnh núi thượng nguồn là như thế nào:

https://www.facebook.com/savio.nguyendatan/posts/10218559033591053

Trong khi đó, nhu cầu năng lượng của Trung Quốc cũng sẽ tăng 90% trong vòng 20 năm kế tiếp. Để đáp ứng và chuẩn bị trước, Trung Quốc đã xây 10 đập thủy điện lớn trên dòng chính Mekong, và sẽ hoàn thành tiếp 9 đập nữa vào năm 2030. Quốc gia này còn bơm tiền tài trợ cho 9 đập khác cũng đặt trên dòng chính tại Lào, với kế hoạch mua lại lượng điện từ hầu hết các đập này. Chắc chắn rằng, họ đã biết sau 40 năm nữa, lượng nước ở các đập thượng nguồn nằm trên lãnh thổ của họ sẽ hoàn toàn không đủ để khai thác thủy điện được nữa. Thế cho nên, Bắc Kinh mới có tham vọng kết hợp với người Lào để biến quốc gia nhỏ bé này trở thành "viên pin của Đông Nam Á" để cung ứng lượng điện thiếu hụt trong tương lai của chính Trung Quốc. Và khi Vientiane đã phá vỡ lời cam kết bảo vệ hệ sinh thái của dòng sông chung, thì người Thái và Camuchia cũng nhảy vào đòi khai thác thủy điện trên dòng sông này. Chỉ có người dân Campuchia ở vùng Biển Hồ Tonlesap và người dân Nam Bộ ở Việt Nam sẽ bị thiệt hại nghiêm trọng, khi tất cả 160 đập thủy điện dự kiến đặt dọc theo dòng chính và các dòng phụ của Mekong được hoàn thành. 70% lượng phù sa sẽ bị chặn lại từ các đập do người Trung Quốc ở thượng nguồn dựng lên, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản lượng thủy sản và nông nghiệp của các quốc gia thuộc khu vực hạ lưu. Cùng với Biến đổi Khí hậu sẽ làm cho lượng nước cung ứng từ dãy Himalaya giảm nghiêm trọng trong tương lai và mực nước biển dâng ít nhất là 2m do băng ở hai cực tan ra, Đồng Bằng Sông Cửu Long sẽ sụp xuống và bị nhấn chìm trong các con sóng của Biển Đông chỉ trong 50 - 80 năm nữa - nghĩa là một thế hệ con người. Khó có thể hình dung 100 triệu dân Việt Nam trong tương lai sẽ sống sót thế nào, nếu vùng đồng bằng quan trọng này không còn tồn tại và không còn cung cấp 50% lượng thực phẩm nông nghiệp/ngư nghiệp, chiếm hơn 23% GDP của quốc gia này.

Tham vọng khai thác năng lượng để phục vụ cho nền kinh tế tăng trưởng và văn hóa tiêu thụ hàng hóa, dù đến từ nơi nào - Trung Quốc với các đập thủy điện chặn dòng chảy phù sa, hay Mỹ và Châu Âu với các nhà máy nhiệt điện xả thải khí nhà kính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu gây băng tan - đều sẽ phá hủy dòng Mekong và nhấn chìm Đồng Bằng Sông Cửu Long của Việt Nam. 

Như Eyler đã chỉ ra và than thở, nguồn cung năng lượng từ thủy điện hoàn toàn tương hợp một cách hoàn hảo (và dư thừa) vào “mô hình phát triển mà Trung Quốc đã học hỏi và tiếp cận từ phương Tây.” Giống như năng lượng hạt nhân, thủy điện cũng từng được các quốc gia công nghiệp xem là phương cách thay thế hữu hiệu cho than đá. Nguồn năng lượng từ các đập thủy điện ở Mỹ và Châu Âu đã góp công không ít giúp phát triển nhiều dự án kinh tế quốc gia trong nhiều năm, rồi sau đó mới bị hủy bỏ vì vấn đề tác động môi trường. Rõ ràng là, với tham vọng của Trung Quốc, dòng Mekong sẽ bị chia cắt để phục vụ cho mục tiêu này, và Ủy Hội Sông Mekong (Mekong River Commission’s - MRC) sẽ rất khó khăn trong việc đưa ra các chính sách phát triển chung hiệu quả để bảo vệ cho dòng Mekong.

Cuối cùng, Eyler nói rằng, "nếu Việt Nam - quốc gia nằm ở cuối dòng Mekong - có thể đấu tranh để đạt được mức cân bằng trong hoạch định kết hợp nguồn năng lượng, để giúp các quốc gia láng giềng (như Lào, Campuchia) phát triển các cơ sở điện gió, điện mặt trời và điện sinh học", thì tình hình có thể thay đổi đôi chút. 

Lời bình của Hành tinh Titanic:

Tuy nhiên, làm thế nào Việt Nam có thể thực hiện được điều đó, khi mà chính quyền đất nước này vẫn còn tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện than đá và ngóng cổ lên chờ đợi nguồn viện trợ của Mỹ và phương Tây về công nghệ năng lượng tái tạo? Còn trong khi đó, sau khi Hiệp định Khí hậu Paris với các điều khoản yêu cầu bồi hoàn và tài trợ công nghệ năng lượng xanh cho các nước nghèo và đang phát triển đã bị Mỹ xé bỏ, thì cũng chẳng còn hy vọng gì cho cả Việt Nam, Lào hay Campuchia sẽ nhận được những điều tương tự từ Mỹ và phương Tây? 

Đường nào thì dòng Mekong cũng sẽ bị tiêu diệt, và Đồng bằng Sông Cửu Long cũng sẽ bị nhấn chìm. Đó là định mệnh của dân tộc Việt Nam. Người Việt Nam nên nhìn cho rõ những ai là thủ phạm, hiểu cho thấu nguyên nhân sâu xa gây ra điều đó, có tầm nhìn để chuẩn bị trong vòng chỉ 1 thế hệ sắp tới, và hành động vì mạng sống và sinh kế của mình ngay lập tức. Chúng ta đừng nên dựa vào lời hứa của người khác cùng các kế hoạch ảo tưởng về thích nghi và phát triển đặc khu kinh tế vùng miền của nhà cầm quyền Việt Nam, nhưng những ai đại diện cho đất nước phải yêu cầu đích danh thủ phạm (Mỹ, Trung Quốc, Châu Âu, Nhật Bản...) bồi hoàn và giúp đỡ di chuyển dân số ra khỏi vùng thảm họa, cũng như bảo đảm xây dựng một sinh kế mới cho toàn dân tộc trong tương lai. Người Việt Nam đang đứng trước thời khắc quyết định sống chết cho các thế hệ tiếp nối của mình. Nếu chúng ta không quyết tâm đứng lên và thay đổi ngay lập tức thể chế chính trị để bảo đảm quyền kiểm soát của người dân và trật tự công bằng xã hội, chuyển đổi tận gốc hệ thống kinh tế quốc dân để đáp ứng lợi ích căn bản của toàn dân (chứ không phải các tập đoàn tư bản lợi ích), thì chúng ta sẽ không còn cơ hội nào khác trong tương lai nữa.

Bao nhiêu người Việt Nam hiểu được điều đó? Những ngày cuối cùng của dòng Mekong cũng chính là ngày tàn của dân tộc Việt Nam, với nghĩa đen của nạn đói, khủng hoảng kinh tế, di cư môi trường trên diện rộng, xáo trộn và đứt gãy cấu trúc dân số, nổi loạn, và giết chóc, chứ không phải nghĩa bóng về mặt thay đổi chính trị, lụn bại văn hóa hay tôn giáo.

Và thật đáng buồn thay, một dòng sông đã bao dung chở che, nuôi dưỡng cho hàng chục triệu người qua bao nhiêu thế hệ, nay lại bị chính con người quay qua bức tử vì lòng tham tăng trưởng kinh tế và thói tiêu dùng hoang phí. Vô ơn thay, giống loài được gọi là Homo Sapiens.

#hanhtinhtitanic

Nguồn tham khảo:

https://thediplomat.com/2019/03/are-we-seeing-the-mekong-rivers-last-days/?fbclid=IwAR3yFOd9T0ETDYGJjS865qitb2dTctwhy_NHvTLZ6sw_DNxQ4zh0uRSoH2g

 

---------- Forwarded message ---------
From: Minh Trí Nguyễn <a10mtri@gmail.com>
Date: 14:33, T.6, 22 Th3, 2019
Subject: mùa đông của anh - Recherche Google
To: triminh <a10mtri@gmail.com>


 

 

 

In the introduction to his new book, Brian Eyler cautions that “the reader should not get the impression from the book’s title that the Mekong River is in its death throes.” Yet 320 pages later, he signs off with a warning: “Unless we begin today to see the river and the landscape around it as a connected system and act jointly for its conservation, the Mighty Mekong’s last days are here and now.” Regardless of the impressions Eyler wishes to convey — of the river itself, of China, of the other five riparian nations, of the peoples and cultures within its basin — his final words are the far more convincing. To his credit, Eyler offers an unbiased, balanced, and nuanced sitrep of the challenges facing the Mekong, and one cannot begrudge him a hopeful, if not optimistic, perspective. But his facts, expertly marshaled and managed, ultimately betray him: at every level of elevation, latitude, organization, and politics, Eyler’s “connected system” is being pulled apart.

The problem, like the river itself, begins in China. Eyler starts there too, on a “journey down the Mekong from the edge of the Himalaya in China’s Yunnan province to Vietnam’s Mekong Delta.” China hosts more than half of the river’s length, but less than 20 percent of the water and just 10 percent of its basin’s population. While water volume is set to rise over the next three decades as climate change melts a third of the Himalayan glaciers, irreversible shortages will follow. China’s energy demand is also set to increase by 90 percent over the next 20 years. In both response and anticipation, China has already constructed 10 dams on the Mekong’s mainstream, and aims to complete nine more by 2030. It is financing nine mainstream dams in Laos as well, with plans to buy back most of the resultant hydropower.

In the book’s first three chapters, Eyler duly acknowledges China’s need for water and energy security, but also examines what Chinese policymakers do not: the dams’ adverse effects on farms, forests, and fish, and the displaced people who depend on them. Even more importantly, he sets the scene for what plays out over the remainder of the journey south, as China’s designs on the Mekong River emerge as clearly geopolitical. With water fast surpassing fossil fuels as a currency of political power the world over, China is leveraging its “national development” to cultivate dependency and dictate terms among its neighbors. As the only Mekong country completely upstream, it has the upper hand over the other five — that is, over mainland Southeast Asia.

Enjoying this article? Click here to subscribe for full access. Just $5 a month.

Eyler’s credibility as both an analyst and a practitioner with mud on his boots is also established in these early chapters; now at Washington’s Stimson Center, he spent 15 years in China and speaks its language fluently. Moreover, the reader’s “journey” down the Mekong is the author’s as well, as he weaves first-hand observations, experiences, and conversations into his analysis. This all proves central to the book, for Eyler’s conception of the Mekong is expansive and holistic. In describing China’s Erhai Valley, he introduces the river’s rich history, culminating in an opportune account of the Mekong Delta’s decades of colonization, canalization, and war. In noting the astonishing 149 ethnic groups that reside in Laos’s portion of the basin, he adds another layer to the river’s well-known biodiversity. Chapter Four’s “The Ahka as Modern Zomians” is a deep-dive into how one such “hill tribe” has negotiated cultural compromises with authorities it has historically kept at arm’s length. And in detailing the rapid growth of tourism in Tibet’s Yubeng, Eyler reminds the reader that the Mekong’s “local people” also includes those who capitalize on top-down policies and help drive market forces.

Indeed, as the river flows south through Laos, Thailand, and Cambodia, this tension between victim and participant cascades. Even as China infringes upon those nations’ riparian rights by manipulating the upper Mekong, each continues the cycle vis-a-vis its downstream neighbor(s) in the same or similar ways. Laos in particular, if once the “contested space” of its chapter name, is today a Chinese appendage. While it thus has little choice in becoming the “battery of Southeast Asia,” it also exploits its position against all but the most collective and convincing protests from the three Mekong countries further down.

For them, however, geopolitics is not the central issue, but rather their political economies. As Eyler points out and bemoans, hydropower fits perfectly (and abundantly) into “the development model that China has appropriated from the West.” Like nuclear power, it was also once (and rightly) seen as a desirable alternative to coal. Damming was thus written into multiyear national development and economic plans, which are politically and practically difficult to alter once underway. Add to this the uncoordinated “project by project” approach taken by the lower Mekong countries, and that the Mekong River Commission’s (MRC) remit only covers mainstream dams, and it is hard to envisage effective policy pushback.

The book discusses the MRC’s weaknesses — at least 160 more dams are planned for the Mekong’s tributaries — with characteristic balance. Its coverage of the 13 other pieces of related regional architecture is notably lacking, however, particularly the Lancang-Mekong Cooperation (LMC) framework. Established by China in 2015 and including the five lower Mekong nations, it has surged to the fore with funding and projects linked to Beijing’s geostrategic Belt and Road Initiative.

In contrast, Eyler spotlights and rightly champions the efforts of committed individuals, small groups, and NGOs that too often go unrecognized. These fellow travelers offer a grassroots alternative to the official “G-to-G” narrative, and inject new meaning into “riparian rights.” The inclusion of their experiences, knowledge, and viewpoints in the book’s pages also stands in contrast to the deficiency (or total lack) of public consultations and assessments by governments and companies. Yet, despite certain victories, such inspired resistance does not inspire equal confidence that the march of “progress” can be halted. After all, not a single nation among the six that host the Mekong is governed by democratic principles.

Finally, of Vietnam, the most downstream country, Eyler writes that it “could strike a balance in its energy mix planning by helping its neighbors develop their solar, wind, and biomass assets.” He makes a convincing case for such a transition on environmental and economic grounds, but far less so in suggesting that it might occur soon enough. For as with climate change, whose time-sensitive and terminal effects he adeptly describes, Eyler concedes that “How countries in the region respond to … power demand shifts over the course of the next 5 years will determine the fate of the Mekong River’s ecology.”

Contrasting with its distracting number of typos, Last Days of the Mighty Mekong is also full of stimulating facts and figures that grab and hold the reader’s attention. The Mekong is the world’s largest inland freshwater fishery, yielding 13 times more fish each year than all of North America’s rivers and lakes combined. Cambodia’s Tonle Sap section alone contains more fish than North America, despite overfishing by big players and locals alike. In 2005, Thai fishers caught the largest freshwater fish ever recorded, a Mekong Giant Catfish weighing 293 kilograms (646 pounds) and measuring 2.7 meters (8 feet, 10 inches) long. Ten years later, a zoo in the Golden Triangle Economic Zone was found to contain 26 (trafficked) live tigers. More than a quarter of Cambodia’s population of 16 million lives within sight of the Mekong’s mainstream. Lao hydropower is used by Bangkok’s Paragon shopping complex to cool its exterior walls.

For millions of years, millions of people regarded the Mekong River as their heartland’s most vital artery. For less than 60 years, the six nations claiming sovereignty over the territory it both links and divides, have seen the river very differently. Eyler’s journey explores how and why this disconnect has come about, and what it means for the “connected system” he advocates. His eye-opening book is intended as a warning, but its title anticipates the elegy it seems destined to become.

Benjamin Zawacki (@benjaminzawacki) is a lawyer and analyst based in Bangkok, and author of Thailand: Shifting Ground Between the US and a Rising China.

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness