TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Quan hệ Nga - Trung: 400 năm không yên tĩnh

Ngẫm lại : 6/4/2024 :  20/3/2023 Tập gặp Putin sau 1 năm cuộc chiến Ukraine Nga . 

Nay sau 2 năm cuộc chiến Ukraine Nga qua năm thứ 3 , Nhìn lại thấy rỏ ra  nếu không có sự giúp sức của Trung quốc thì Nga khó kéo dài cuộc chiến với Mỹ Nato  đến nay . Mặc dù Putin chuẫn bị tích lũy lương thảo cho cuộc chiến này 20 năm . Nhưng trước các sức ép bao vây cấm vận từ Mỹ , dự trử 600 tỷ USD đô la tài vật quả là khó chịu nỗi . Trung quốc đã giúp nhập dầu ,khí và cung cấp các tài vật thiết yếu cho Nga suốt 2 năm . 

 

Ông Blinken đã nêu lên những lo ngại về Trung Quốc trong mọi phiên họp của các ngoại trưởng NATO vào thứ Tư và thứ Năm. "Các cảnh báo rất rõ ràng", người này nói. "Đã có một sự thay đổi và nó đã được cảm nhận trong phòng. . . Đây là một diễn biến mới. Nó rất ấn tượng". Các nước phương Tây đã áp đặt hàng chục vòng trừng phạt và cấm vận thương mại đối với Nga trong nỗ lực làm tê liệt nền kinh tế, thiếu nguồn cung cấp quân sự và tạm dừng cuộc chiến kéo dài hai năm chống lại Ukraine. Nhưng Moscow đã có thể giữ cho nền kinh tế của mình hoạt động và mở rộng quy mô ngành công nghiệp quốc phòng nhờ phần lớn vào việc mở rộng thương mại với Trung Quốc, nhập khẩu từ các nước thứ ba cái gọi là hàng hóa lưỡng dụng có thể được sử dụng để chế tạo vũ khí và cung cấp quân sự trực tiếp từ Triều Tiên và Iran. Khả năng của Nga trong việc tăng đáng kể sản xuất vũ khí, đặc biệt là đạn pháo, tên lửa và máy bay không người lái kamikaze, đã khiến các thủ đô phương Tây hoảng sợ khi họ tranh giành để tăng sản lượng quốc phòng của riêng mình để tạo cơ hội cho Kyiv chống lại cuộc tấn công dữ dội của Moscow. Ông Blinken, người trong tuần này đã có cuộc hội đàm tại Paris trước khi tham dự các cuộc thảo luận cấp bộ trưởng NATO và vào thứ Sáu dự kiến gặp Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, đã kêu gọi các đồng minh làm ba việc. Ông yêu cầu họ nêu lên mối quan ngại trực tiếp với Trung Quốc trong các cuộc họp song phương của riêng họ, nói công khai về sự hợp tác sâu sắc hơn và có hành động thích hợp đối với các thực thể và công ty đang củng cố cơ sở công nghiệp của Nga. "Chúng tôi thấy cách Trung Quốc đang hỗ trợ nền kinh tế chiến tranh của Nga, cung cấp các thiết bị có khả năng kép cũng được sử dụng trong ngành công nghiệp quân sự Nga. Đổi lại, Moscow đang thế chấp tương lai của mình cho Bắc Kinh", Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết hôm thứ Năm sau cuộc hội đàm với ông Blinken. Tổng thống Joe Biden đã nêu vấn đề trực tiếp với Chủ tịch Tập Cận Bình trong một cuộc điện đàm hôm thứ Ba. Nhà Trắng cho biết ông Biden bày tỏ lo ngại về "sự hỗ trợ của Trung Quốc đối với cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga và tác động của nó đối với an ninh châu Âu và xuyên Đại Tây Dương". Phát biểu trước cuộc điện đàm, một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết Washington đã thấy Trung Quốc "bắt đầu giúp xây dựng lại cơ sở công nghiệp quốc phòng của Nga, về cơ bản là lấp đầy thương mại từ các đối tác châu Âu".

 

 

 

Một người quen thuộc với tình hình cho biết chính quyền Biden đặc biệt quan tâm đến việc cung cấp nhiên liệu cho tên lửa. Các quan chức Mỹ cho biết những cảnh báo mạnh mẽ mà họ đưa ra cho Trung Quốc ngay sau khi Nga xâm lược vào năm 2022 đã khiến Bắc Kinh đảo ngược kế hoạch cung cấp thiết bị quân sự cho Nga.

 

Mỹ vào tháng Hai năm ngoái đã bày tỏ lo ngại với các đồng minh về sự hỗ trợ của Trung Quốc cho lĩnh vực quốc phòng của Nga, nhưng sau đó đã gặp phải nhiều hoài nghi hơn, với một số quốc gia nói rằng họ đã không được cung cấp bằng chứng mạnh mẽ. Thương mại của Trung Quốc với Nga đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2020 từ 108 tỷ USD lên 240 tỷ USD vào năm ngoái, với các doanh nhân đổ xô qua biên giới chung để khám phá các cơ hội sau các lệnh trừng phạt của phương Tây. Bắc Kinh khẳng định họ không cung cấp hỗ trợ sát thương cho Nga và chính phương Tây đang "đổ thêm dầu vào lửa" của cuộc xung đột. Nhưng Mỹ và các đồng minh cáo buộc Trung Quốc cung cấp hỗ trợ ngầm, với việc ông Tập và các bộ trưởng Trung Quốc gặp gỡ các đối tác Nga nhiều lần kể từ cuộc xâm lược toàn diện.

 

Cho nên đây là cuộc chiến đầu thế kỷ là chiến tranh lạnh lần 2 .

 

Ngày 24-02-2022 cuộc chiến tranh huỷ diệt của Nga xâm lược Ukraine bắt đầu – đây là cuộc chiến tranh theo đuổi mục tiêu phục hồi đế chế Nga của khát vọng sa hoàng Putin, đồng thời là “tác phẩm” đầu tiên[1] của hợp tác không giới hạn giữa liên minh Nga-Trung. Quá trình toàn cầu hoá nói chung và thị trường thế giới nói riêng trước đó vốn đã bị đại dịch covid 19 làm tê liệt, nay bị những hệ luỵ của cuộc chiến tranh này làm vỡ tung thành nhiều mảng xung đột nhau. Chiến tranh lạnh II ngay tức khắc đi vào thời kỳ ác tính, trật tự quốc tế hiện hành bị đảo lộn và đi sâu vào cục diên 3 cực Mỹ, Trung, Nga với những tập hợp lực lượng mới rất phức tạp, nguy cơ chiến tranh lớn cận kề hơn bao giờ hết – Biden gọi đấy là nguy cơ một cuộc chiến của ngày tận thế (an Armageddon).

tuy nhiên ,bước vào năm thứ ba ,diễn biến cuộc chiến có nhiều pha mới kịch tính trong năm 2024 và 2025 . Chung qui là bởi phận người : 

Bắt phong trần phải phong trần 

cho thanh cao mới được phần thanh cao 

Thôi thì  thư thả thưởng trà  

thử xem con tạo xoay vần đến đâu 

6/4/2024  ô sào ẩn sĩ 

 

Ngày 20-3, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm chính thức nước Nga và gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin là "người bạn thân thiết".

Điều này cũng dễ hiểu, vì ông Putin là nhà lãnh đạo nước ngoài mà ông Tập gặp mặt nhiều nhất kể từ khi ông trở thành chủ tịch nước năm 2013: hơn 40 lần (theo thống kê của báo chí phương Tây). 

Mỗi cuộc gặp của họ hẳn nhiên đều mang nhiều ý nghĩa chính trị quan trọng, nhưng có lẽ chưa lần nào quan trọng bằng lần này.

So được với cuộc gặp này có lẽ chỉ có cuộc ngày 4-2-2022, tức chưa đầy ba tuần trước khi cuộc chiến ở Ukraine bùng phát. Bấy giờ, ông Tập gặp ông Putin bên lề Olympic mùa đông Bắc Kinh. 

Đó là cuộc gặp trực tiếp đầu tiên của ông Tập với một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng lên. 

Điểm mấu chốt của cuộc gặp là tuyên bố chung nhấn mạnh "Tình hữu nghị giữa hai quốc gia không có giới hạn, không có lĩnh vực hợp tác nào là vùng cấm", đồng thời tái khẳng định "mối quan hệ giữa Nga - Trung vượt trội so với liên minh chính trị và quân sự thời Chiến tranh lạnh".

Poster cổ động về quan hệ hữu nghị Xô - Trung thời Chiến tranh lạnh. Ảnh: Reddit

Poster cổ động về quan hệ hữu nghị Xô - Trung thời Chiến tranh lạnh. Ảnh: Reddit

Một mối quan hệ phức tạp

Nếu quay ngược lại lịch sử khoảng 400 năm trước, từ khi nước Nga bắt đầu nên hình nên dạng như ngày nay, có thể nói mối quan hệ Nga - Trung chưa bao giờ tốt đẹp như bây giờ. 

Riêng chuyện phân định được đường biên giới chung dài tới 4.209km như bây giờ là không hề dễ dàng. 

Hai đế chế đối mặt nhau ở vùng Viễn Đông vào thế kỷ 17, khi những người định cư Cossack Nga đầu tiên đến các khu vực dân cư thưa thớt phía bắc sông Amur, tức sông Hắc Long Giang trong tiếng Trung, vốn là vùng đã được người Mãn và đế quốc Đại Thanh tuyên bố chủ quyền.

Tranh chấp biên giới bắt đầu định hình mối quan hệ Trung - Nga suốt nhiều thế kỷ. Giao tranh lẻ tẻ giữa hai bên đã nổ ra trước khi Điều ước Nerchinsk 1689 được ký kết nhằm dàn xếp hòa bình giữa Sa hoàng Nga và triều đình Khang Hi. 

Nước Nga lúc này chú ý tới lãnh thổ châu Âu hơn là vùng Siberia lạnh giá. Điều ước Nerchinsk đã giúp ngăn viễn cảnh thất bại quân sự lớn của Nga trước nhà Thanh, nhưng đồng thời chặn luôn cuộc bành trướng về phía đông của Nga. 

Điều ước trao cho Trung Quốc thời Khang Hi các vùng đất ở thượng lưu sông Amur. Đổi lại, nước Nga Sa hoàng được Trung Quốc, lúc bấy giờ tự coi họ là trung tâm của vũ trụ, công nhận là một quốc gia bình đẳng.

Điều ước trở thành niềm tự hào của người Trung Quốc trước người Nga nói riêng và phương Tây nói chung, được tiểu thuyết hóa hết sức sống động trong tác phẩm Lộc Đỉnh Ký của Kim Dung. 

Nhân vật chính, chàng lưu manh Vi Tiểu Bảo, đã giúp quân Thanh đánh bại hai tướng biên phòng Alexei Tolbosin và Arsinsky của Nga ở khu vực Hắc Long Giang. Hầu tước Feodore Golovin của Sa hoàng đành chịu ký hòa ước, nhượng một vùng đất lớn cho Trung Quốc. 

Chưa hết, Kim Dung còn cho tay Vi Tiểu Bảo xuất thân vô lại dan díu với cả công chúa Nga Sophia - chị ruột của Sa hoàng Peter!

Niềm vui của Đại Thanh kéo dài hơn 150 năm, khi người Nga trở lại khu vực Siberia vào giữa thế kỷ 19, vào lúc triều đình Trung Quốc suy yếu trước các đế quốc thực dân phương Tây. 

Nga đã buộc nhà Thanh dưới thời vua Hàm Phong ký Điều ước Aigun (Ái Hồn) 1858, nhượng lại vùng đất ở phía bắc sông Amur và phần đất rộng lớn phía đông Ussuri, giáp Thái Bình Dương, cho nước Nga - tổng diện tích khoảng 600.000km2.

Sau thất bại trong cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ hai, nhà Thanh phải ký tiếp Điều ước Bắc Kinh 1860 với Nga, nhượng tiếp vùng "Ngoại Mãn Châu". Vùng Primorsky Krai với thủ phủ là thành phố Vladivostok từ đó chính thức trở thành lãnh thổ Nga. 

Ngày nay, nhiều người Trung Quốc theo chủ nghĩa dân tộc vẫn còn tiếc nuối thành phố từng mang tên Hải Sâm Uy đó. Ngoại Mãn Châu trở thành lãnh thổ Nga, Trung Quốc đã chính thức mất con đường thông thương ra biển Nhật Bản. Họ chỉ còn có thể tiến ra Thái Bình Dương qua hai hướng là biển Hoa Đông và Biển Đông (Việt Nam).

Màu vàng: Lãnh thổ Đại Thanh nhượng cho Nga năm 1858; màu cam: Lãnh thổ Đại Thanh nhượng cho Nga năm 1860, theo các hiệp ước bất bình đẳng. Ảnh: China - Relations and Future Dynamics 

Màu vàng: Lãnh thổ Đại Thanh nhượng cho Nga năm 1858; màu cam: Lãnh thổ Đại Thanh nhượng cho Nga năm 1860, theo các hiệp ước bất bình đẳng. Ảnh: China - Relations and Future Dynamics

Các chính quyền Trung Quốc sau này không công nhận những điều ước mà họ cho là "bất bình đẳng" đó. Chính quyền Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch đã luôn mong muốn một ngày đòi lại vùng Ngoại Mãn Châu. 

Mâu thuẫn tiếp tục dai dẳng ngay cả khi hai nước Liên Xô - Trung Quốc có cùng ý thức hệ trong thời Chiến tranh lạnh. Đầu những năm 1960, Matxcơva và Bắc Kinh bắt đầu công khai chỉ trích nhau. 

Tháng 4-1960, Bắc Kinh công khai gọi giới lãnh đạo Liên Xô là "những người theo chủ nghĩa xét lại". Matxcơva đáp trả bằng cách triệu hồi hàng nghìn cố vấn Liên Xô, hủy bỏ viện trợ kinh tế và quân sự cho Trung Quốc. Quan hệ Trung - Xô trở nên thù địch suốt những năm 1960 và sang cả những năm 1970.

Căng thẳng lên đến đỉnh điểm là cuộc đụng độ quân sự năm 1969 tại đảo Trân Bảo (Damansky) trên sông Ussuri, làm hàng chục binh sĩ của cả hai bên thiệt mạng. Cuộc đấu súng gần như đã leo thang thành chiến tranh và chỉ kết thúc sau đàm phán trực tiếp giữa thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai và thủ tướng Liên Xô Kosygin. 

Tuy nhiên, rạn nứt nghiêm trọng đến mức lãnh đạo Trung Quốc Mao Trạch Đông bắt đầu chuyển sang theo đuổi bình thường hóa quan hệ với Mỹ để tìm đối trọng với Liên Xô.

Mối quan hệ giữa hai nước chỉ được cải thiện vào cuối thập niên 1980, và phải tới tháng 12-1999, Trung Quốc và Nga, quốc gia thừa kế của Liên Xô, mới có thể chính thức tuyên bố tranh chấp biên giới kéo dài hàng trăm năm đã được giải quyết. 

Hai năm sau, Trung Quốc và Nga ký Hiệp ước láng giềng tốt và hợp tác thân thiện, "nỗ lực nâng quan hệ hai nước lên một tầm cao mới".

Thấy gì ở hiện tại

Ngay trước chuyến thăm của ông Tập tới Matxcơva, ngày 20-3 ông Putin đã có bài đăng trên Nhân dân Nhật báo, tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản Trung Quốc, ca ngợi hợp tác giữa hai nước: 

"Năm 2022, thương mại song phương của chúng ta, vốn đã rất đáng kể vào thời điểm đó, đã tăng gấp đôi, đạt 185 tỉ USD. Đây là một kỷ lục mới. Hơn nữa, chúng ta có mọi lý do để tin rằng mục tiêu 200 tỉ USD do Chủ tịch Tập Cận Bình và bản thân tôi đặt ra sẽ sớm đạt được vào năm nay, thay vì năm 2024".

Ảnh: CNBC

Hơn một thập niên qua, Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của Nga với các sản phẩm năng lượng và khoáng sản chiếm phần lớn hàng nhập khẩu của Trung Quốc, điều chắc chắn sẽ càng được củng cố bởi cuộc chiến ở Ukraine. 

Hiện mối quan hệ Trung - Nga tốt đẹp không chỉ xuất phát từ những nhân tố bên trong hai quốc gia này, mà còn bởi căng thẳng trong quan hệ giữa Mỹ với Trung Quốc và Nga. Việc họ xích lại gần nhau để cân bằng với Mỹ và phương Tây trở nên tự nhiên.

Sau khi xung đột Ukraine nổ ra, các biện pháp trừng phạt của phương Tây với Nga ngày càng khắc nghiệt, bao gồm lệnh cấm bán dầu, khí đốt và giới hạn giá dầu thô, cấm hệ thống ngân hàng Nga vào SWIFT - hệ thống nhắn tin quốc tế cho phép giao dịch ngân hàng, và đóng băng tài sản của Ngân hàng Trung ương Nga ở nước ngoài. 

Tuy nhiên, Trung Quốc đã không hùa theo phương Tây. Theo dữ liệu của Chính phủ Trung Quốc, Nga đã vượt qua Saudi Arabia trong hai tháng đầu năm 2023 để trở thành nhà cung cấp dầu hàng đầu của Trung Quốc. 

Năm 2022, bất chấp các lệnh cấm của phương Tây, Nga là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ hai của Trung Quốc, vận chuyển 86,2 triệu tấn. Tuy nhiên, các công ty lọc dầu Trung Quốc sử dụng công ty trung gian để xử lý vận chuyển và bảo hiểm dầu thô Nga nhằm tránh vi phạm lệnh trừng phạt của phương Tây.

Trong bài phỏng vấn với Hãng tin CNN, Jean-Pierre Cabestan, giáo sư danh dự tại khoa chính trị và nghiên cứu quốc tế của Đại học Baptist Hong Kong, cho rằng: "[Mối quan hệ Trung - Nga] nổi bật... vì nó nhằm chống lại Mỹ và các hệ thống đồng minh của Mỹ, cả ở châu Âu... và châu Á. Mục tiêu chính của Trung Quốc là làm suy yếu các hệ thống liên minh đó".

Về mặt chiến thuật, Trung Quốc và Nga hiện đang cảm thấy cần nhau hơn bao giờ hết. Đơn giản bởi lợi ích của hai bên đang song trùng: Nga có những gì Trung Quốc cần và ngược lại. 

Có điều, không biết lịch sử có lặp lại hay không khi thăng trầm của mối quan hệ song phương từng được xác định bởi bên nào mạnh hơn, qua rất nhiều hiệp ước bất bình đẳng trước đây. 

Hiện nay, dân số Trung Quốc đã gấp 10 lần của Nga, và nền kinh tế cũng vậy. Cho nên, mối quan hệ Trung - Nga sẽ không chỉ đứng trước thách thức từ phương Tây, mà còn cả từ những di sản quá khứ nữa.■

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness