TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Vài nét Dự báo thời đại phục hưng và khai sáng của loài người sau đại dịch Corona-2019.7-2021(khởi đầu từ tháng 9 năm giáp thìn 2024)

Vài nét Dự báo thời đại phục hưng và khai sáng của loài người sau đại dịch Corona-2019. 7-2021

 (tạm tính khởi đầu từ tháng 9 năm giáp thìn 2024)

I .Đại dịch covid -19 và những biến đổi thiên nhiên 

Trong 5 Năm  2019 ,2020 ,2021,2022,2023  có  các đại sự kiện rất quan trọng :  Đại dịch Covid 19 từ virus Corona Vủ Hán Trung Hoa ,Cuộc chiến tranh tại Ukraine giữa Nga với Nato Phương Tây Hoa Kỳ , Sự khủng hoãng kinh tế kéo dài cùng chiến tranh kinh tế Mỹ Trung và  khởi đầu chu kỳ nhật hoa cùng với tốc độ tan băng ở 2 Cực  diễn ra đẫy nhanh quá trình thảm họa của biến đổi khí hậu 

 Là 5 đại sự kiện lịch sử  cũng như thiên  nhiên cực kỳ quan trọng  xãy ra từ 2019…vào cuối thập kỷ thứ 2 và đầu thập kỷ thứ ba của Thế kỷ 21.Năm  đại sự kiện này đã đang và sẽ  tác động gây ảnh hưởng rất lớn đến cục diện thế giới loài người trong 25 năm thứ hai của thế  kỷ 21 và trong cả thế kỷ 21 .

  Ngày 10/8/2021 Tổng Thư ký LHQ António Guterres  công bố "Báo cáo của Nhóm làm việc số 1 của IPCC hôm nay là báo động đỏ cho nhân loại

 Năm tác động trong tương lai rất gần xãy ra từ  9/2021 với cường độ tăng nhanh qua từng năm  

         1/Tới năm 2030, nhiệt độ sẽ tăng 1,5C so với giai đoạn 1850-1900 theo tất cả các kịch bản về khí thải

          2/Bắc Cực có khả năng sẽ không còn băng trong tháng Chín ít nhất một lần trước năm 2040 trong tất cả các kịch bản được xem xét.

          3/ Các hiện tượng khí hậu khắc nghiệt sẽ xảy ra ngày một nhiều với "các kỷ lục chưa từng thấy" ngay cả khi trái đất chỉ nóng lên 1,5C. 

           4/ Các hiện tượng mực nước biển thay đổi mạnh trước đây chỉ xảy ra một lần mỗi thế kỷ nay được dự đoán sẽ xảy ra gần như hàng năm ở trên một nửa các địa điểm có triều cường vào 2050. 

          5/ Nhiều khả năng sẽ xảy ra thời tiết gây cháy rừng ở nhiều khu vực. ( đã và đang xãy ra liên tục từ 2018 đặc biệt ở Úc chiếm gần đến 20% diện tích rừng của Úc gần 1 triệu km2 / 7 triệu km2  )

              Vài ý chính từ các  báo cáo của IPCC

 Nhiệt độ bề mặt toàn cầu giai đoạn 2011-2020 cao hơn 1.09C so với giai đoạn 1850-1900.

Trong 5 năm 2015-2020, Trái Đất có nhiệt độ nóng nhất kể từ năm 1850 (  170 năm trước ).  Từ năm 2021  đến 2023  nhiệt độ năm sau nóng hơn năm trước .Qua đó ,có thể dự báo  những năm từ nay 2024 đến 2030 nhiệt độ  ngày càng nóng . Tùy vùng ,tùy lúc cụ thể có thể vượt 55 độ C . Lưu ý là nhiệt độ từ 46 độ C trở lên là nhiệt độ  vượt quá giới hạn sống của người ,sinh vật và cây trồng .Hậu quả của nhiệt độ nóng là cháy rừng làm mất đi thảm xanh giải nhiệt của Trài đất , làm tan băng nhanh gây lủ lụt lớn ở vùng ven sông ,biển , Hạn mặn các vùng duyên hải ...

Mức độ dâng nước biển gần đây tăng nhanh gấp ba lần so với giai đoạn 1901-1971. Qua đó ,có thể dự báo những năm từ nay 2021 đến 2030 nước biển dâng tùy nơi tùy lúc vượt 1m so với mực nước năm 2015 . Và xuất hiện sóng thần .Ảnh hưởng của con người " chắc chắn" (95%) là nguyên nhân chính khiến các sông băng lùi dần trên toàn cầu kể từ những năm 1990 và khiến biển băng Bắc Cực thu nhỏ

"Gần như chắc chắn" các hiện tượng nóng quá mức, trong đó có các đợt nắng nóng đã trở nên thường xuyên hơn và gay gắt hơn từ những năm 1950, 

    Greenland mất gần 200 tỷ tấn băng trong một tháng

Nắng nóng làm tan một lượng lớn băng ở Greenland, khiến mực nước biển toàn cầu dâng cao 0,5 mm và hiện tượng này vẫn đang tăng lên

Môi trường - Greenland mất gần 200 tỷ tấn băng trong một tháng | Michael  Moss

Băng ở Greenland tan nhanh khiến mực nước biển dâng . Ảnh: Joe Raedle.

Tháng 7/2020, 197 tỷ tấn băng trên bề mặt của Greenland tan vào Đại Tây Dương. Ngày băng tan nhiều nhất là 31/7/2020 với khối lượng lên đến 10 tỷ tấn.

Đây là một trong những đợt mất băng trầm trọng nhất của Greenland kể từ năm 2012, khi 97% lớp băng trên bề mặt có hiện tượng tan chảy. Năm nay lớp băng bề mặt mới tan 56%, nhưng nhiệt độ lại cao hơn đợt nóng năm 2012. Riêng lượng băng tan trong tháng 7 cũng đủ khiến mực nước biển trung bình toàn cầu tăng 0,5 mm.

Hiện tượng băng tan ồ ạt lần này xảy ra sau khi một đợt nóng quét qua  Bắc Mỹ ,châu Âu,  Châu Úc tạo nên mức nhiệt kỷ lục ở Pháp và ảnh hưởng tới Greenland. Tháng 6 năm ( 2020 )là tháng 6 nóng nhất từng ghi nhận trong lịch sử.Sự ấm lên toàn cầu diễn ra đồng thời với việc mức CO2 trong khí quyển tăng mạnh, chạm ngưỡng chưa từng thấy trong 800.000 năm qua.  

Băng tan gắn liền với  lượng nhiệt Trái Đất giữ lại trong bầu khí quyển tăng gần gấp đôi kể từ 2005, góp phần làm thời tiết nóng lên .Lượng nhiệt mà Trái Đất giữ lại trong bầu khí quyển đang ở mức chưa từng có", Norman Loeb, nhà khoa học Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) kiêm tác giả chính của nghiên cứu công bố tháng 6 2021 trên tạp chí Nghiên cứu Địa Vật lý, nói. "Trái Đất đang nóng lên nhanh hơn dự kiến".

Trái Đất đang giữ lại lượng nhiệt kỷ lục - VnExpress

Ảnh chụp Trái Đất từ Trạm Vũ trụ Quốc tế bay trên Đại Tây Dương, tây nam Nam Phi. Ảnh: NASA.

Stuart Evans, nhà khoa học khí hậu tại Đại học Buffalo, cho hay khi tỷ lệ mất cân bằng này ở mức dương, nghĩa là Trái Đất hấp thụ nhiệt nhiều hơn tỏa nhiệt, "Đó là dấu hiệu Trái Đất đang tích thêm năng lượng". Nghiên cứu cho thấy sự mất cân bằng đó đã tăng gần gấp đôi từ năm 2005 tới 2019.

"Đó là lượng năng lượng khổng lồ", Gregory Johnson, nhà hải dương học tại Phòng thí nghiệm Môi trường biển Thái Bình Dương của Cơ quan Khí quyển Đại dương Mỹ (NOAA), đồng tác giả của nghiên cứu, nói.Johnson cho hay mức tăng nhiệt lượng này tương đương với 4 quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima nổ trong mỗi giây, hoặc mỗi người trên Trái Đất bật 20 ấm điện đun nước cùng lúc.

Trái Đất nhận khoảng 240 W nhiệt lượng từ Mặt Trời trên mỗi m2. Vào giai đoạn đầu nghiên cứu, năm 2005, nó đã bức xạ lại không gian khoảng 239,5 W, khiến sự mất cân bằng dương 0,5 W. Cuối năm 2019, mức chênh lệch này tăng gần gấp đôi, lên khoảng 1 W/m2.

Đại dương hấp thụ hầu hết số nhiệt lượng đó, khoảng 90%. Khi so sánh dữ liệu vệ tinh với kết quả đo nhiệt độ từ hệ thống cảm biến đại dương, các nhà nghiên cứu phát hiện một mô hình tương tự.

Loeb gọi kết quả mất cân bằng này là "cái đinh đóng vào quan tài". "Việc các nhà nghiên cứu sử dụng hai cách quan sát khác nhau và đều phát hiện xu hướng giống nhau là điều đáng chú ý", Elizabeth Maroon, nhà khí hậu học tại Đại học Wisconsin, Madison, nói. "Nó khiến họ tự tin hơn với kết quả nghiên cứu".

 Trái Đất đang giữ lại lượng nhiệt kỷ lục - VnExpress

Kênh Lemaire, phía tây bán đảo Nam Cực ngày 3/3/2016. Ảnh: AFP.

Câu hỏi lớn nhất là điều gì đã thúc đẩy Trái Đất tăng hấp thu nhiệt. Nghiên cứu chỉ ra độ giảm che phủ của mây và băng biển, những thứ phản xạ năng lượng Mặt Trời trở lại vũ trụ, cùng sự gia tăng khí nhà kính do con người phát thải như metan và carbon dioxit, cũng như hơi nước, thứ giữ nhiệt ở lại lâu hơn trên Trái Đất, cùng các yếu tố khác. Nhưng rất khó để phân biệt thay đổi do con người gây ra với thay đổi theo chu kỳ khí hậu."Chúng đã kết hợp cùng nhau", Quãng thời gian nghiên cứu trùng với những biến động về khí hậu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng nhiệt, bao gồm hiện tượng El Nino mạnh từ năm 2014 tới 2016, dẫn tới nước biển ấm lên bất thường. Dao động Thập niên Thái Bình Dương (PDO - hiện tượng biến đổi khí hậu theo chu kỳ 10 năm trên Thái Bình Dương), một hiện tượng giống El Nino, cũng chuyển từ "mát" sang "ấm" vào năm 2014.

Sự mất cân bằng nhiệt lượng Trái Đất thể hiện "tổng lượng nhiệt đi vào hệ thống khí hậu".Trenberth cho rằng bất kể lý do nào thúc đẩy sự mất cân bằng năng lượng Trái Đất, việc tỷ lệ này ở mức dương thể hiện "toàn cầu đang nóng lên". Lượng nhiệt tăng, đặc biệt ở đại dương, đồng nghĩa với việc các trận bão và sóng nhiệt ở biển sẽ dữ dội hơn.

  Từ 15/9/2020 năm Canh tý  là khởi đầu một chu kỳ nhật hoa  mặt trời ( có thể cộng trừ 1 ). Chu kỳ này  xác định sự thay đổi định kỳ về số lượng các vết đen trên bề mặt Mặt Trời. Trong đó, khoảng thời gian ngôi sao tĩnh lặng nhất, tức có ít vết đen nhất, được gọi là giai đoạn cực tiểu và ngược lại, giai đoạn cực đại chỉ thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh nhất, tức có nhiều vết đen nhất.

Mặt trời phun trào nhật hoa "sáng nhất, nhanh nhất" sượt qua Trái đất 

Một vụ phun trào nhật hoa từ Mặt trời quét qua từ quyển của

Mặt trời phun trào nhật hoa

Từ vệ tịnh  nhìn về Trái đất trong ngày 1.6. 2020 Ảnh: NASA.

Hình ảnh so sánh Mặt Trời cực đại (tháng 4/2014) và Mặt Trời cực tiểu (tháng 12/2019). Ảnh: NASA.

Hình ảnh so sánh Mặt Trời cực đại (tháng 4/2014) và Mặt Trời cực tiểu (tháng 12/2019). NASA.

Theo SCPP, chu kỳ mới đã bắt đầu từ tháng 12/2019 ( lưu ý là đây chính là thời điểm xuất hiện virus corona Vủ Hán ) .

 Bắc Mỹ như 'biển lửa' nhìn từ vệ tinh

 Vệ tinh Copernicus Sentinel-3 của ESA đo được nhiệt độ mặt đất lên tới 69 độ C ở bang Washington, Mỹ.

 

Bản đồ nhiệt sử dụng dữ liệu nhiệt độ mặt đất từ vệ tinh Copernicus Sentinel-3. Ảnh: ESA.

                                                                                                                  Bản đồ nhiệt sử dụng dữ liệu nhiệt độ mặt đất từ vệ tinh Copernicus Sentinel-3. Ảnh: ESA.

 Sóng nhiệt hiếm gặp trong lịch sử quét qua khu vực tây bắc Thái Bình Dương ở Mỹ và phía tây Canada vào cuối tháng 6, khiến nhiệt độ tăng vọt ở các nơi từ Portland to Vancouver, những thành phố thường chỉ nằm ở mức nhiệt trung bình. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hôm 30/6/2021 chia sẻ ảnh chụp hé lộ Bắc Mỹ chìm trong màu đỏ rực của nắng nóng nhìn từ vệ tinh.

 ESA mô tả sóng nhiệt lần này có sức tàn phá đặc biệt lớn với nhiều kỷ lục nhiệt độ bị xô đổ và hàng trăm người trở thành nạn nhân của nắng nóng cực hạn. Bức ảnh đến từ vệ tinh Copernicus Sentinel-3 hôm 29/6 cho thấy nhiệt độ mặt đất trong khu vực.

 Nhiệt độ đo hơi nóng phát ra từ mặt đất và có thể chênh lệch đáng kể với nhiệt độ không khí, vốn thường dùng trong dự báo thời tiết. NASA giải thích các nhà khoa học theo dõi nhiệt độ mặt đất bởi hơi nóng bốc lên từ bề mặt Trái Đất ảnh hưởng tới thời tiết và mô hình khí hậu thế giới và ngược lại.

 Trong khi Vancouver, Calgary và Portland tất cả đều ghi nhận nhiệt độ mặt đất trên 43 độ C, các khu vực khác thậm chí còn vượt ngưỡng trên. Theo ESA, nhiệt độ nóng nhất được ghi nhận ở bang Washington của Mỹ (hiển thị bằng màu đỏ đậm trong ảnh vệ tinh) với nhiệt độ mặt đất tối đa khoảng 69 độ C.

 Nhiệt độ không khí ở Portland vào cuối tháng 6 phá vỡ kỷ lục cao nhất trong lịch sử. Làng Lytton ở Canada đạt nhiệt độ 49,5 độ C, lập kỷ lục mới trong cả nước. Khu vực tây bắc Thái Bình Dương và Canada không phải nơi duy nhất chịu ảnh hưởng từ nắng nóng trong năm nay. Sentinel-3 cũng đo được nhiệt độ bề mặt 48 độ C ở Siberia phía trên Vòng cực Bắc vào đầu tháng 6/2021.

    Nhà khoA hc nói v đt nng nóng kinh hoàng  Mỹ 2021

Các nhà nghiên cứu đã báo trước từ lâu về cuộc khủng hoảng này và giờ họ đang thấy các nghiên cứu và mô hình của họ trở thành cuộc sống thực.                                                                

Đợt nắng nóng bao trùm phía Tây nước Mỹ đang đồng thời phá vỡ hàng trăm kỷ lục nhiệt độ, làm trầm trọng thêm đợt hạn hán lịch sử và tạo cơ hội cho cảnh quan mùa hè và mùa thu cháy rừng khắc nghiệt.

Thành phố Salt Lake đạt kỷ lục 107F (42C), trong khi ở Texas và California, các nhà điều hành lưới điện đang yêu cầu cư dân tiết kiệm năng lượng để tránh mất điện và mất điện. 

 

II  Đại dịch Cái chết đen năm 1347 và thời đại Phục hưng (thế kỷ 13 -15),Thời đại khai sáng ( thế kỷ 17-18) của Châu Âu

Trước khi bàn chuyện nay và chuyện tương lai ( năm 2021 ,2022,2023,2024 ..) chúng ta thử lướt qua 700 năm ( 1264 -1984 ) ( hay 2 vận của hội Ngọ ).  Sau  120 năm thượng ngươn của vận 11 ( 1264 -1624) Châu Âu trãi qua thời kỳ chuyễn mình qua 60 năm bản lề của Vận 11 , từ 1340   Bốn năm 1347( đinh Hợi ) 1348( Mậu Tý ) 1349 ( Kỹ sửu ) 1350 ( Canh Dần ) xãy ra Đại dịch (  trong thượng ngươn 120 năm đầu của vận 11 ( 360 năm  từ 1264  ( giáp tý ) đến 1624) của vận 11 của hội Ngọ  Đại dịch kéo dài 10 năm đã cướp đi sinh mạng lớn hơn bất kỳ trận dịch hay chiến tranh nào khác được biết đến vào thời điểm đó..

  Để xác định thời gian , Đại dịch cái chết đen năm 1347-1348 là xãy ra năm Đinh Hợi Mậu Tý .Năm 1348 ( Mậu tý, Tích lịch hỏa  ) đến năm 1351 ( Tân mão ).Theo sách Hoàng Cực Kinh thế của Thiệu Ung  thì Năm 1348 nằm trong thời  thượng ngươn -120 năm đầu- của vận 11 ( 360 năm  từ 1264 đến 1624).   Dịch bệnh của thế kỷ 14 bắt nguồn từ Trung Quốc và Nội Á. Nó được truyền đến châu Âu vào năm 1347, khi một đội quân Á-Âu bao vây một trạm buôn bán của Ý, phóng những xác chết nhiễm bệnh dịch vào thị trấn. Sau đó, dịch bệnh lây lan từ các cảng Địa Trung Hải, ảnh hưởng đến Sicily vào năm 1347; Bắc Phi, lục địa Ý, Tây Ban Nha, Anh và Pháp vào năm 1348( Mậu tý ); Áo, Hungary, Thụy Sĩ, Đức, v.v vào năm 1349; và Scandinavia và các vùng đất Baltic vào năm 1350..   

 Bệnh dịch hạch tái diễn với mức độ thấp hơn nhờ loài người đã có thuốc và giải pháp phòng chống kéo dài đến 60 năm mới căn bản kết thúc vào sau năm 1400 . các lần tái dịch đều nằm trong chu kỳ nhật hoa  mặt trời   nhằm  vào các năm  có can Canh ,Tân ,Nhâm ,Giáp  và có chi Tý ,Sửu ,Dần ,Mão ,thìn như 1361–63, 1369–71, 1374–75, 1390, và 1400

             Nghiên cứu của các tài liệu lưu trữ hiện đại cho thấy tỷ lệ tử vong từ một phần tám và hai phần ba dân số tùy vùng . Tuyên bố của biên niên gia người Pháp Jean Froissart rằng khoảng một phần ba dân số châu Âu chết vì dịch bệnh có thể khá chính xác. Dân số ở Anh năm 1400  bằng một nửa so với 100 năm trước đó; chỉ riêng ở  Anh , Cái chết Đen chắc chắn đã gây ra sự suy giảm hoặc biến mất hoàn toàn của khoảng 1.000 ngôi làng. Một ước tính sơ bộ là 25 triệu người ở châu Âu đã chết vì bệnh dịch hạch trong Cái chết Đen. Số nạn nhân quá đông nên chỉ còn  một lễ tang nghiệt ngã, trong đó người chết được thu gom hàng đêm và đưa đến những ngôi mộ tập thể được gọi là “hố dịch hạch”.

Cái chết đen kéo theo nhiều hệ lụy. Hệ quả  trực tiếp là lực lượng lao động giảm mạnh. Sự thiếu hụt lao động chứng tỏ là sự tàn lụi của nhiều chủ đất. Những người lao động được thuê bắt đầu yêu cầu mức lương cao hơn và thức ăn ngon hơn. Những tá điền nông dân, số lượng cũng ít hơn, yêu cầu các điều kiện hưởng dụng tốt hơn khi họ chiếm đất. Những thay đổi này bắt đầu làm mờ ranh giới giữa các tầng lớp xã hội. Nỗ lực của chính phủ Anh nhằm thiết lập mức lương tối đa trong thời kỳ thiếu hụt lao động đã dẫn đến Cuộc nổi dậy của nông dân .  Nữa thế kỷ sau Đại dịch vào Năm 1381,  Khởi nghĩa Nông dân (Peasants’ Revolt), một đám đông nông dân Anh do Wat Tyler lãnh đạo đã tiến vào London và bắt đầu đốt phá, cướp bóc khắp thành phố. Một số tòa nhà chính phủ bị phá hủy, tù nhân được giải phóng, Nghị viện Anh đã tìm cách chống lại những thay đổi đối với hệ thống phong kiến truyền thống của mình và thông qua luật nhằm duy trì mức lương như cũ, trong khi khuyến khích địa chủ tái khẳng định quyền làm chủ đất đai của mình. Năm 1380, sự bất mãn của nông dân lên đến đỉnh điểm khi Nghị viện hạn chế quyền bầu cử bằng cách tăng thuế đi bầu (poll tax – mức thuế một người trưởng thành phải nộp để được bỏ phiếu) và Khởi nghĩa Nông dân bùng phát.

       Một hậu quả của Cái chết Đen là sự suy giảm phần nào niềm tin của Giáo hội Công giáo La Mã trong nhân dân . Vỡ mộng vì nhà thờ không có khả năng ngăn chặn dịch bệnh, mọi người ngày càng tìm đến các phong trào dị giáo hoặc thần bí để cứu lấy linh hồn của họ. Nhưng lại đồng thời vang lên  tiếng nói của các giới trí thức khoa học khẳng định những thành quả nghiên cứu  thực nghiệm gắn liền với thực tiễn đời sống của quần chúng .  

            Ngay sau 60 năm  của Đại dịch cái chết Đen và chiến tranh 100 năm   là Thời kỳ Phục hưng (  Thời kỳ Phục hưng bắt đầu ở Ý trong thế kỷ 14 và đạt đến đỉnh cao vào thế kỷ 15. ). Đây chính  là Thời Đại  biến dịch nối tiếp theo sau thời kỳ được gọi là thời Trung cổ. ,  Phục Hưng  được nối tiếp bởi Thời đại Khai sáng trong thế kỷ 16 ,17 ( với cuộc cách mạng nhân quyền 1789 tại Pháp ) lan rộng ra phần còn lại của châu Âu sau đó là Mỹ rồi  tỏa ra  toàn cầu trong thế kỷ 18,19 ,20 ( ứng với vận 12   360 năm trong hội Ngọ ). Lưu ý là thế kỷ 18 ,19 và 20 loài người phải trãi hơn 200 năm ( 2 ngươn là 240 năm  )để làm chủ Đại dương và  120 năm kỷ 20 cũng như thế kỷ 21( Hạ ngươn của Vận 12 ) để tiến lên bầu trời và bay ra ngoài khí quyển Trái đất tiếp cận Thái dương hệ.

             Đại dịch cái chết đen lại nối tiếp theo là  cuộc chiến tranh 100 năm cuối thời Trung cổ ở Âu Châu  giữa 2 cường quốc là Anh  và Pháp (1337–1453). Nó kéo dài, với một số gián đoạn, qua các triều đại của năm vị vua Anh (Edward III đến Henry V) và năm vị vua Pháp (Philip VI đến Charles VII).Nguyên nhân sâu xa của chiến tranh nằm ở chế độ phong kiến và mâu thuẫn giữa các tầng lớp xã hội cũng như nội bộ giai cấp quý tộc về giải quyết các vấn đề cấp thiết  kinh tế chính trị đang bế tắc . Kể từ thời Henry II, vua Anh đã là công tước của đại công quốc Guienne ở tây nam nước Pháp. Đối với thái ấp này, ông đã tỏ lòng tôn kính đối với nhà vua của Pháp . Philip VI, vua Pháp, đang muốn tiêu diệt quyền lực của các chư hầu phong kiến của mình. Nước Anh sẽ không phục tùng sự mất mát của Guienne.Thật vậy, Edward III tuyên bố rằng bản thân ông đúng là vua nước Pháp vì mẹ ông là em gái của cố vua Pháp, trong khi Philip VI chỉ là em họ. Người Pháp tuyên bố rằng luật ở Pháp là không phụ nữ nào được thừa kế ngai vàng, và vương miện cũng không được thừa kế thông qua phụ nữ.

 Nguyên nhân trước mắt của cuộc chiến là kinh tế. Những người nuôi cừu ở Anh đã bán len dài mịn của họ cho những người thợ dệt ở Flanders, bên kia eo biển Anh. Những người thợ dệt Flemish cũng như những người nuôi cừu ở Anh phụ thuộc vào hoạt động buôn bán này để kiếm sống. Năm 1336, Philip VI đã bắt tất cả các thương gia người Anh ở Flanders và lấy đi các đặc quyền của các thị trấn Flemish và các phường hội thủ công. Nhóm Flemings nổi dậy chống lại sự kiểm soát của Pháp và liên minh với Anh.

    Một kết quả  của Chiến tranh Trăm năm là cuộc đấu tranh đuổi ngoại bang ra khỏi đất của họ đã gieo vào người Pháp hạt giống của lòng yêu nước mãnh liệt trở thành đặc trưng của nước Pháp. Nhưng tình cảm dân tộc đã phải trả giá đắt. Hơn 100 năm chiến tranh liên miên đã diễn ra trên đất Pháp. Bất kỳ lợi thế nào mà Pháp giành được đều bị phản ứng bởi những tổn thất đáng sợ gây ra cho đất đai và con người của họ, sự kiểm soát dân số, và sự tàn bạo đi kèm với cuộc xung đột kéo dài. Đúng vào thời điểm đen tối nhất của vận may nước Pháp này, một thế lực mới đã xuất hiện trong con người của Joan of Arc, Người hầu gái của Orléans. Kích động bởi lòng yêu nước củaJoan of Arc , người Pháp đã chiến đấu quyết liệt vì Tổ quốc . Chiến thắng nối tiếp chiến thắng liên tiếp nhanh chóng, cho đến khi cuối cùng Joan dẫn dauphin đi qua một quốc gia thù địch để lên ngôi tại Reims với tư cách là Vua Charles VII. Ngay cả sau khi Joan bị bắt và bị xử tử bởi người Anh và Burgundi, tinh thần của cô ấy  đã truyền cảm hứng cho người Pháp và đánh thức trong họ một tình cảm dân tộc mới.

            Điểm nhấn quan trọng rút ra từ lịch sử là : từ những biến dịch trong Vận 11( 360 năm  từ 1264 đến 1624) ,rồi Thượng ngươn của vận 12 ( 1624-1744) ,Loài người chuyễn từ  giai đoạn cực suy gần như tận thế  với Đại dịch , chiến tranh và nghèo đói  sang một thời đại mới  Cực Thịnh : Phục Hưng ,Khai Sáng ( 1624-1800)

        Tóm lại , Đại dịch Cái chết đen  nằm trong  Hậu kỳ Trung Cổ hay Giai đoạn cuối Trung Cổ (tiếng AnhLate Middle Ages) là một thời kỳ lịch sử của châu Âu kéo dài trong hai thế kỷ 14 và 15 (năm 1300-1500). Trước nó là giai đoạn giữa Trung Cổ và sau nó là Thời kỳ cận đại.

 Từ khoảng năm 1300, sự thịnh vượng và phát triển của châu Âu trong nhiều thế kỷ đã bị dừng lại. Một chuỗi những trận dịch bệnh (như Cái chết Đen) và nạn đói (như nạn đói lớn 1315-1317) đã làm giảm đáng kể dân số châu Âu. Song song với sự sụt giảm dân số là sự lộn xộn trong xã hội và những cuộc chiến tranh vùng miền xảy ra liên miên, điển hình như cuộc Chiến tranh Trăm năm giữa hai nước Anh và Pháp. Một vấn đề khác là cuộc ly giáo phía Tây đã phá vỡ sự thống nhất của Giáo hội. Gộp chung lại, tất cả những sự kiện trên đôi khi được gọi là Cuộc khủng hoảng của giai đoạn cuối Trung Cổ.[1]

 Bất chấp các cuộc khủng hoảng, thế kỷ 14 là một thời đại của những sự phát triển trong các ngành khoa học và nghệ thuật. Sự quay trở lại với nền văn hóa Hy Lạp-La Mã cổ đại đã đưa đến cuộc Phục Hưng Italy, được xem là mở đầu cho thời kỳ Phục Hưng trên toàn châu Âu. Một trong những nguyên nhân của chuyện này là do sau khi thành phố Constantinopolis bị Đế chế Ottoman đánh chiếm, các học giả Byzantine đã chạy sang Italy trú ẩn và mang theo nhiều tài liệu quý giá được viết bằng tiếng Hy Lạp.[2]

 Kết hợp với dòng chảy tràn vào của các tư tưởng cổ đại là sự phát minh ra ngành in ấn, giúp cho việc sao lưu các tài liệu và dân chủ hóa kiến thức. Chính những điều này đã dẫn đến phong trào Cải cách Kháng Cách. Vào cuối thời kỳ này, một kỷ nguyên của sự thám hiểm được bắt đầu. Sự bành trướng của Đế chế Ottoman đã ngăn chặn tuyến đường giao thương với phương Đông, vì thế nên những người châu Âu phải đi tìm một con đường khác. Kết quả của chuyện này là cuộc khám phá châu Mỹ của Christopher Columbus và chuyến hải hành vòng qua châu Phi để tới Ấn Độ của Vasco da Gama. Những cuộc khám phá này đã khiến kinh tế của các nước châu Âu trở nên hùng mạnh trong những năm sau đó.

 Những sự thay đổi được đưa tới bởi các tiến bộ này khiến nhiều học giả nhìn nhận rằng chúng đã dẫn đến kết thúc của thời Trung Cổ, và là sự mở đầu của thế giới hiện đại. Mặc dù vậy, nhiều học giả khác cho rằng sự phân chia này chỉ là áp đặt. Quan điểm của họ là những kiến thức cổ đại chưa bao giờ mất hẳn ở châu Âu, nên phải có một sự liên tục nhất định giữa Thời Cổ đại và Thời Hiện đại. Có những học giả ở Italy bỏ qua giai đoạn cuối Trung Cổ mà xem thế kỷ 14 như là bước quá độ trực tiếp lên Thời Hiện đại.[3]

      Câu chuyện hôm nay Đại dịch Covid 2020 thế kỷ 21 ,Hiện nay , loài người đang khởi đầu vận 13 từ 1984  Trái đất cùng  loài người phải chăng đang lập lại các sự kiện  của đầu vận 11 của hội Ngọ ( 1264 -1624 ) ở Châu Âu . Thế kỷ 12 và 13 là 2 thế kỷ cuối của Thời kỳ Trung Cổ với bao thảm họa như Đại dịch  cái chết đen  1348 ( Mậu tý ) liên hệ đến sự kiện hiện nay là Đại dịch Corona 2020(Canh Tý )  , cũng như   Sự kiện lịch sử cuộc  chiến tranh 100 năm giữa nước Châu Lục ( Pháp ) với 1 nước Anh  ở cách Biển  nhưng có 1 phần đất tại châu lục ( Anh),kết thúc một thể chế cai trị phong kiến tồn tại 5000 năm từ xã hội nông nghiệp để mớ đầu một thể chế mới Dân chủ khai phóng  liên hệ  tương ứng đến sự kiện lịch sử hiện nay là  kết thúc 100 năm chiến tranh giữa Mỹ Phương Tây với Đức,Nhật Ý   Thế chiến I  ,II (1930-1945 )  Mỹ cùng Phương Tây ,Nato với  Liên Xô và hệ thống XHCN  (1945-1991),  Mỹ cùng Phương Tây Nato,Úc ,Nhật, ASEAN  .với  Nga ,Trung Hoa chuyên chế   từ 2010 - 2040.

     Có thể bước đầu nhận ra rằng :  120 năm thượng ngươn của vận 13 ( từ  1984 Giáp tý  - đến 2104 Giáp tý  ) dường như  đã và đang xãy ra  những sự kiện  khá tương đồng  với  các sự biến lịch sử  trong thời Thương ngươn vận 11( Từ năm 1264) . Có thể  đối chiếu với  thế kỷ 13 là thế kỷ xãy ra Đại dịch ,chiến tranh ,thảm họa do thiên nhiên trong vòng 600 năm ( năm 1000- 1500) ,thì  thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 cũng  là thế kỷ  xãy ra Đại dịch ,chiến tranh ,thảm họa qui mô châu lục và toàn cầu do thiên nhiên trong vòng 600 năm  (  1500-2100). Và  một đặc điểm rỏ nét là nối tiếp sau Đại dịch của  thế kỷ 13 ,thế giới bước vào thời đại Khai Sáng và Phục Hưng ( Renaissance ) với các sáng tạo đột phá của loài người trên các lĩnh vực  và khởi đầu thời kỳ bước ra đại dương ,khai phá các vùng đất mới như Châu Mỹ ,Châu Úc …  ( trong Kỷ 14 và 15 ) và tiếp theo là  thời kỳ toàn cầu hóa  và bắt đầu tiến vào không gian vủ trụ trong kỷ 20 ( cuối  vận 12 )

  Nhìn lại thời Phục hưng  , Có thể thấy rằng sau gần 200 năm đại họa ,đại dịch  ,chiến tranh của  thiên niên kỷ  thứ nhất . . nhân loại xuất hiện cuộc Đại cách mạng khoa học công nghệ của nhiều nhà khoa học dũng cảm, dám chống lại những suy nghĩ lầm lẫn  nghìn đời trong suốt thời Trung Cổ . 

  Trước hết và trên hết là sự thay đổi cách mạng về quan điểm vủ trụ quan ,thế giới quan khác hoàn toàn với thời kỳ Trung Cổ .Nổi bật lên là nhà bác học  N. Côpecnic ( Nikolai Kopernik - 1473 - 1543 ) là một giáo sĩ người Ba Lan. Qua nhiều năm nghiên cứu, ông đã đi tới một kết luận đáng sợ vào  thời đó là: Trái đất quay xung quanh Mặt trời chứ không phải là Mặt trời quay xung quanh Trái đất. Thuyết Mặt trời là trung tâm của ông vậy là trái hẳn với thuyết Trái đất là trung tâm đã được nhà thờ công nhận hàng nghìn năm. Điều phát hiện này được ông trình bày trong tác phẩm Bàn về sự vận hành của các thiên thể. Nhưng vì tránh  bị kết tội, ông chưa dám công bố. Mãi tới khi cảm thấy sắp từ giã cõi đời ông mới công bố. Gioocđanô Brunô ( Giordano Bruno - 1548-1600 ), là một giáo sĩ trẻ người Ý. Ông tích cực hưởng ứng học thuyết của Côpecnic khi giáo hội cấm lưu hành. Không những thế, ông còn phát triển thêm tư tưởng của Côpecnic. Ông cho rằng Mặt trời không phải là trung tâm của vũ trụ mà chỉ là trung tâm của Thái dương hệ. Trong vũ trụ, bên cạnh Mặt trời còn có nhiều hệ mặt trời khác. Đương nhiên thời đó, ông bị đưa ra toà án tôn giáo. Toà án hồi đó buộc ông phải công bố lại là đã bị quỉ ám thì sẽ tha tội chết nhưng ông thà chết chứ không chịu nói trái với niềm tin của mình. Cuối cùng, ông đã bị thiêu trên dàn lửa.

     Cùng với  cuộc cách mạng  về  vủ trụ quan là cuộc cách mạng về phương pháp nghiên cứu sự vật  dựa trên chủ nghĩa chủ quan thần bí hay trên khảo sát thực nghiệm khách quan . Điển hình là nhà thiên văn học người Ý Galilê ( Gallileo Gallilei - 1564-1642 ) tiếp tục phát triển quan điểm của Côpecnic và Brunô. Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng phóng to gấp 30 lần để quan sát bầu trời. Ông đã chứng minh là Mặt trăng có bề mặt gồ ghề chứ không phải là nhẵn bóng; Thiên hà là do vô số vì sao tạo thành. Ông đã giải thích hiện tượng sao chổi. Ông là cha đẻ của khoa học thực nghiêm, phát hiện ra định luật rơi tự do và dao động con lắc.

           Qua  thực nghiệm,  khoa học  đã tổng hợp phân tích từ đó phát hiện ra qui luật vận động của tự nhiên  , Nổi bật lên trong thời kỳ Phục hưng là nhà thiên văn học người Đức là Kêplơ ( Kepler - 1571-1630 ) đã phát minh ra ba qui luật quan trọng về sự vận hành của các hành tinh xung quanh Mặt trời. Ông đã chứng minh rằng quĩ đạo chuyển động của các hành tinh không phải là hình tròn mà là hình elíp, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động càng tăng lên và càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại. Ông đã chứng minh rằng quĩ đạo chuyển động của các hành tinh không phải là hình tròn mà là hình elíp, càng đến gần Mặt trời, vận tốc chuyển động càng tăng lên và càng xa Mặt trời thì vận tốc chuyển động càng chậm lại

             Triết học cũng có những bước phát triển mới. Người mở đầu cho trường phái triết học duy vật thời Phục hưng là một người Anh, F. Baicơn ( Francis Bacon - 1561- 1626 ). Ông đề cao triết học duy vật Hy Lạp cổ đại, phê phán triết học duy tâm và triết học kinh viện.Văn hoá Phục hưng thực chất đây là một nền văn hoá hoàn toàn mới, dựa trên nền tảng kinh tế-xã hội mới và hệ tư tưởng của các tầng lớp xã hội công nghiệp  đang hình thành.. Nhiều tác phẩm văn hoá đã công khai đả kích, châm biếm thói đạo đức giả, dốt nát của tầng lớp quí tộc, phong kiến.

            Các nhà văn hoá thời Phục hưng đấu tranh đòi văn hoá phải không bị kiểm soát bởi nhà thờ. Nhiều tác phẩm công khai ca ngợi quyền được sống tự do phóng khoáng, quyền được hưởng thụ. Họ chủ trương văn hoá phát triển phải lấy mục đích vì hạnh phúc con người; đối tượng ca ngợi phải là con người... Có thể nói tư tưởng chủ đạo là chủ nghĩa nhân văn (humannisme). Phong trào Văn hoá Phục hưng còn ca ngợi tình yêu tổ quốc, tinh thần dân tộc và ý thức các tác phẩm văn hoá phải hướng về phục vụ tầng lớp bình dân.  Nhiều nhà văn hoá thời Phục hưng đã dũng cảm chống lại những quan điểm phản khoa học của những thế lực cầm quyền đương thời, bất chấp sự đe doạ của những hình phạt, kể cả dàn thiêu. Các tác phẩm của họ đã giáng những đòn quyết liệt vào triết học kinh viện và chủ nghĩa duy tâm đương thời, làm lung lay quyền uy của các tăng lữ.  Phong trào Văn hoá Phục hưng là tấm gương phản chiếu sức sống mãnh liệt của xã hội phương Tây lúc đó và đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.  Phong trào Văn hoá Phục hưng là một cuộc cách mạng trên mặt trận văn hoá, tư tưởng của giai cấp mới doanh nghiệp  đang hình thành  chống lại xã hội phong kiến cổ xưa để chuẩn bị mở đường cho một cuộc cách mạng xã hội.Người châu Âu nói chung rất sùng đạo. Không chỉ trong thời đại của chúng ta sau này, mà cả ngàn năm trước, Kitô giáo luôn luôn là chỗ dựa tinh thần cho mọi người trong xã hội, không phân biệt học giả hay người dân bình thường ít học. Dù mỗi người có một cách nhìn khác nhau về giáo hội, nhưng đạo đức Kitô vẫn là chuẩn mực cho mọi người noi theo. Niềm tin tuyệt đối vào Thượng Đế là lẽ sống, là kim chỉ nam cho hành động.Như tác giả Giovanni Boccaccio đã minh họa trong cuốn tiểu thuyết “The Decameron” (1353), nhiều người tin rằng dịch hạch là sự trừng phạt vì tội báng bổ Đức Chúa Trời. Họ quay sang nương tựa vào tôn giáo, ẩn náu trong các nhà thờ để cầu mong sự giải thoát. Nhưng bất chấp lời cầu nguyện của họ, dịch bệnh tiếp tục hoành hành. Điều này đã khiến nhiều người quay lưng lại với nhà thờ và Đức Chúa Trời.

   Thành tựu có thể nói là lớn nhất của Thời Phục Hưng là về Khoa học và Kỹ thuật : Sự tiến bộ về kỹ thuật Trải qua một quá trình tích luỹ kinh nghiệm lâu dài, tới thế kỉ XIV - XVI về mặt kĩ thuật ở Tây Âu đã có những tiến bộ đáng kể, cụ thể trong lĩnh vực khai khoáng, luyện kim, hàng hải và chế tạo vũ khí. Thời trung đại, hầu như mọi việc đều làm bằng tay, năng lượng con người sử dụng lúc đó chỉ có sức gió và sức nước. Vì vậy, việc cải tiến nguồn nước thế kỉ XIV đóng một vai trò rất quan trọng. Lúc đầu, người ta đặt guồng nước cạnh sông để lợi dụng sức nước chảy quay guồng. Đến thế kỉ XIV, khi để quay guồng nước người ta đã biết làm những con kênh dẫn nước từ trên cao đổ vào các máng đặt trên guồng nước. Điều đó tạo ra năng lượng lớn hơn và nhà máy không nhất thiết phải kề các con sông tự nhiên và cũng sẽ an toàn hơn. Trong nghề khai khoáng, người ta cũng đã biết dùng máy bơm chuyển động do các guồng nước để hút nước từ các hầm lò lên. Các công đoạn rửa quặng, nghiền quặng cũng được cơ giới hoá. Nghề luyện kim cũng bắt đầu được cơ giới hoá nhờ sức nước. Nhiều lò nấu quặng cao tới 2 mét, 3 mét được thông gió nhờ quạt chạy bằng guồng nước, thay thế cho những lò nhỏ quạt tay hay lợi dụng gió tự nhiên trước kia'..

        Kĩ thuật quân sự cũng có những bước tiến lớn nhờ kĩ thuật luyện kim. Nòng đại bác được đúc bằng thép dày hơn, lớn hơn. Đạn bằng gang đã thay thế đạn bằng đồng, bằng đá trước kia và còn nổ lần nữa khi chạm mục tiêu vì vậy có sức công phá lớn hơn. Tới thế kỉ XVI, súng bộ binh đã có qui lát thay thế cho dây dẫn lửa. Áo giáp, mũ trụ của kị sĩ trở nên mất tác dụng trước những vũ khí mới này. Điều này tất yếu dẫn tới những thay đổi trong chiến thuật quân sự.

         Trong ngành hàng hải, người ta cũng đã đóng được những con tàu đáy nhọn có kh năng vượt đại dương, mỗi tàu đều có trang bị la bàn, thước phương vị để xác định vị trí trên biển.  Những tiến bộ về mặt kĩ thuật đã làm năng suất lao động tăng hẳn lên, tạo điều kiện cho kinh tế phát triển.

III/ PHƯƠNG ĐÔNG và GIẤC NGỦ SAY  7 THẾ KỶ ( từ 1300-2000..)

Thời đại Phục hưng và Khai Sáng ở Âu Châu là vậy .Còn ở Phương Đông , tương tự như   thế kỷ 13  cuối thời Trung Cổ ở Châu Âu là một thời kỳ đen tối trong Phong kiến và lạc hậu .Mãi đến ,thời nhà Minh  thế kỷ 15, có một học giả Trung Hoa tên là Vương Dương Minh (Wang Yangming, 1472-1529) đã bỏ ra bảy ngày đêm để nhìn vào một cây măng nhằm hiểu về nó ( Cách vật trí tri ).Cuối cùng ông bị ngã bệnh và tuyên bố rằng sự nghiên cứu nhằm thông hiểu về thế giới khách quan chỉ có thể đạt được khi cá nhân trở về lại quán chiếu đời sống nội tâm.

Một nhà địa lý thời Thanh, Lưu Hiển Đình (Liu Xianting, 1648-1695) cũng viết tương tự:

"Ta có nghe nói rằng một miếng sắt có thể ngăn cản một khúc nam châm khỏi hấp lực một miếng sắt khác và đã bày ra thử nghiệm để xác nhận điều đó. Nhưng đó là việc không cần thiết bởi vì những thử nghiệm như thế chỉ đưa đến những sự thật nhỏ nhoi. Ta cũng nghe nói rằng củ tỏi có thể ngăn cản cục nam châm khỏi hấp lực một miếng sắt. Ta cũng chưa hề thử nghiệm điều này."

Chuyện tuy nhỏ trong  lịch sử văn minh Trung Hoa, nhưng chúng nói lên một thảm kịch lớn của tinh thần trí thức Trung Hoa, vốn say sưa ngủ say và khinh thế hạo nhiên  trong học thuyết và truyền thống Khổng Mạnh, nên hoàn toàn bỏ mặc nhiều cơ hội cách mạng khoa học cho nền văn minh cổ đại này. Thậm chí ,cho rằng các thứ kỹ thuật từ Phương Tây là vụn vặt của bọn nô di .

 Phương Đông kém sau châu Âu vì bỏ qua khoa học thực nghiệm.

Ðối với người Trung Hoa thời đó, mọi quy trình thực nghiệm (empirical experimentation) đều vô ích nên cho đến cuối thế kỷ 20 họ vẫn còn ở lại với trình độ thủ công và thực dụng, không có nền tảng bằng chứng thực nghiệm để vươn lên tới chiều cao lý thuyết.

Cũng ở thời gian đó,  Sau Đại dịch cái chết đen ,cuối thế kỷ 15, thì ở Âu Châu một cuộc cách mạng khoa học thời Phục hung trỗi dậy như cơn thuỷ triều.

Khi Vương Dương Minh ngồi nhìn cây măng, thì ở Ý, Leonardo da Vinci (1452-1519) đang vẽ nàng Mona Lisa với nụ cười bí mật, đồng thời thực hiện những thí nghiệm phẫu thuật về cơ thể con người và thiết kế những máy móc gia dụng khác.

da Vinci tuyên bố rằng khoa học chỉ là vô dụng và đầy những phi lý nếu nó không được minh xác bằng con đường thực nghiệm. Ðó là quan điểm chung của giới trí thức khoa học Âu Châu đương thời - một lập trường tri kiến phát xuất từ siêu hình học Aristotle.

Cùng thời, đoàn thuyền của Ferdinand Magellan vừa hoàn tất chuyến viễn hành vòng quanh địa cầu lần đầu tiên, Paracelsus khám phá ra hóa học y khoa, còn Copernicus và Vesalius đã đem một cách mạng mới về vũ trụ quan và khoa học - thuyết "Thái dương tâm luận" (Heliocentrism) - vốn thay thế "Địa cầu tâm luận (Geocentrism) với hai đại tác phẩm De revolutionibus Coelestium và De humani corporis fabrica.

Ngoài sự khác biệt về vũ trụ quan và nhân sinh quan, thì có một sự phân định quan trọng cho lý do tại sao cuộc cách mạng khoa học đã được khởi sinh ở Âu Châu mà không ở Trung Hoa: nền độc tài của các cơ chế xã hội.

Sở dĩ khoa học được tung cánh ở Âu Châu vào thời đó là nhờ sự suy hoại  của quyền lực Giáo hội La Mã - vốn đã đè nén năng lực trí thức Tây Âu trong nhiều thế kỷ, gọi là kỷ nguyên Bóng Tối (the Dark Age).

Cho đến khi sự độc tôn trí thức bởi giáo quyền đi vào thoái trào, thì Vườn hoa khoa học của nhân loại được vươn lên ngay ở Âu Châu.

Trong khi đó, ở Trung Hoa, dù trí thức không bị áp chế bởi một giáo hội - nhưng họ lại bị nghiêm trị bởi các cơ chế chính trị vương quyền. Mọi triết học và lý thuyết khoa học đều nhấn mạnh đến sự biện minh cho tính chính thống của thiên tử và trật tự vương quốc. Kỹ nguyên Bóng tối (The Dark Age) của chính trị Trung Hoa vẫn còn tiếp diễn cho đến hôm nay.

Trên một phương diện khác, Trung Hoa mang một gánh nợ trí thức thứ hai không kém nặng nề và phản tiến bộ. Ðó là một truyền thống bản thể luận thiếu minh bạch. Trong lúc khoa học Tây phương đang vươn lên không gian bao la thì người Hoa vẫn còn bị dính chằng chịt vào một hệ thống vật luận (metaphysics) huyền bí và mơ hồ.Khúc Nhân Tông (Qiu Renzong), giáo sư khoa triết ở Bắc Kinh đã viết:

"Các hiện tượng đa dạng của vũ trụ đã chỉ được hiểu (bởi người Trung Hoa) với những hệ thức (schemes) như là Âm-Dương, Nhu-Cương... Trong khung thức Âm-Dương, Nhu-Cương, những hệ thống vũ trụ luận đại thể (holistic cosmic systems) được thiết lập, mà trong đó, sự phân biệt giữa hiện tượng thiên nhiên và những vấn đề xã hội trở nên rất lu mờ. Hai hệ thống đại thể Âm-Dương và Nhu-Cương này được coi như là nền tảng của thiên văn học và là một bí thuật, không thể bị chứng minh là sai - do vậy mà không được thay đổi cả hàng ngàn năm."

Hãy tưởng tượng rằng văn minh Hy Lạp mà siêu hình học bị dừng lại ở Plato - và Aristotle không bao giờ xuất hiện. Ðó là trường hợp của Trung Hoa.

Sau Khổng Tử - người nêu triết học rất gần với Plato - không còn có một triết gia tầm cỡ nào phủ định và vượt qua ông cả. Từ đó, nền tảng bản thể học và vũ trụ luận của người Trung Hoa bị đóng băng. Chúng trở nên cơ sở biện minh cho chính thống chính trị vương quyền Trung Quốc suốt cả chiều dài lịch sử của họ.

Nay,  các nhà tư tưởng giáo điều bảo thủ ở Trung Hoa   đứng lên làm lịch sử với biện minh nhân dân và giai cấp mới , bản chất quyền lực đế chế vẫn không hề thay đổi: khép kín, độc tài, cưỡng chế, bạo lực. Nền chính trị Trung Hoa hiên nay  chỉ là một chiếc bình mới cho một chất rượu văn hóa chính trị cổ đại mà người Hoa cho đến bây giờ vẫn còn đang bị đóng khung.

Con người và văn hóa Trung Hoa mang nặng tính bảo thủ, cố chấp, và bản địa. Tính dân tộc của họ rất là cao - nhiều khi đến độ không cần thiết.

Thế hệ ngườì Hoa thứ hai, thứ ba, sinh ra ở các quốc gia khác, như ở Mỹ hay ở Việt Nam, vẫn coi Trung Hoa là "mẫu quốc" và vẫn cho mình là người Hoa. Có thể nói rằng vì tinh thần văn hóa này mà người Hoa đã kiến lập một vũ trụ luận sai lầm.

Khi Alexander de Rhodes đến truyền giáo ở Trung Hoa vào những thập niên đầu của thế kỷ 17, ông đã có lần viết:

"Người Trung Hoa tưởng đất nước của họ là tất cả những gì đẹp nhất cõi đất. Họ bỡ ngỡ khi nhìn vào bản đồ của ta (Pháp), cho thấy nước họ chỉ nhỏ bé so với toàn quả địa cầu. Họ có bản đồ của họ, họ vẽ Trái Đất vuông, tự đặt mình ở giữa (vì thế mà gọi là Trung Quốc), biển ở dưới với mấy đảo nhỏ, một đảo là Âu Châu, đảo khác là châu Phi, đảo khác nữa là Nhật Bản. Nhìn thấy đó, chúng tôi cho họ biết họ chẳng thông thái gì hơn chúng tôi."

IV/ VƯỢT QUA ĐẠI DỊCH PHẢI CHĂNG LÀ MỞ ĐẦU MỘT THỜI ĐẠI MỚI  THIÊN NIÊN KỶ THỨ 3  

Chúng ta đang ở trong 720 năm khoãng giữa  hội Ngọ là hội thứ 7 tính từ hội Tý là hội đầu tiên trái đất có loài người sống theo xã hội bộ tộc là 69.153 năm .. đến năm 2014 . Mỗi hội chia làm 30 vận . Vận có 360 năm .  Từ Hội Tý khi khởi đầu Trái đất có mầm mống sinh vật ,có homosapien sơ cấp nhất đến đầu hội Ngọ là  64.800 năm . Các nhà khảo cố học đã chứng minh rằng cách nay 15000 năm là thời kỳ kỷ băng hà cuối cùng trước Công Nguyên . Thời kỳ này nước biển và sông hồ cao hơn hiện nay khoảng 100-200m . các di chỉ khảo cổ trong hang động đã xác định con người hiện đại từng sống ở những vùng núi đồi  cao nguyên vào thời kỳ này ( di chỉ Đông Sơ ở miền Bắc VN ).

Thời kỳ này ứng với 10.800 năm của hội Tỵ cách nay hơn  6000 năm  . Trong nữa cuối hội Tỵ  do các biến đổi khí hậu từ mặt trời  ,mặt trăng các sông băng hình thành ở 2 cực trái đất , nước biển rút dần  và mặt đất nở rộng ra cho loài người và sinh vật nẩy nở .

Mỗi Nguyên có 129.600 năm Mỗi một Hội có 10800 năm , Hội Ngọ khởi đầu và năm thứ 8 đời vua Hạ Vủ  tại đất Trung Hoa ứng với năm  2696 trước Công nguyên .cách nay 4716 năm ( nay là năm 2021 ).  Phân ra thời gian Nguyên ,Hội ,Vận  là căn cứ vào các tài liệu quan sát Mặt Trời ( Nhật ) ,Mặt Trăng ( Nguyệt ) và các sao ,Tinh vân .  Nguyên 129.600 năm theo Thiệu Ung là toàn bộ thời kỳ tồn tại của Loài người từ thượng cổ , săn bắt ,hái lượm ,..cho đến văn minh  của thế kỷ 26  ( năm 2700 ) và  cho đến 64.800 -năm (nữa sau của Nguyên khoảng năm 62,000 Sau Công nguyên). Như vậy ,Theo Thiệu Ung - tổng kết các tri thức của  Triết học Trung Hoa  về Thời không gian của thế giới - Loài người  cũng chỉ còn tối đa 62.000 năm hiện diện trên Trái đất này mà thôi .  Điều này , có vẽ lạc quan hơn nhiều so với các dự báo của khoa học  mới nhất về  Trái đất chỉ khả dĩ còn có thể thích hợp cho sự sống con người  đến cuối năm 3000  ( Stephen Hawking )

Loài người hiện nay  theo khoa học thực nghiệm trên các di chỉ khảo cổ v.v , tổ tiên của chúng ta là loại vượn loại lớn. Loài vượn loại lớn ấy không chỉ là tổ tiên của loài người mà còn cả tổ tiên của các loài tinh tinh, khỉ đột, đười ươi ngày nay. Trong đó, loài sapiens (tinh khôn) thuộc về chi Homo (người). Sau khi Homo floreiensis tuyệt chủng từ 45.000 năm trước, homo sapiens là loài người duy nhất còn sót lại. Do vậy, ta sử dụng thuật ngữ Homo sapiens để chỉ về loài người ngày nay. 

Toàn bộ nền văn minh có chử viết từ trên lá ,trên đá ,rồi trên da ,trên gổ .. của loài người Homo sapiens mà ngày nay còn lại các di tích khảo cổ khoa học  chủ yếu nằm trong 5 hội  54.000 năm  gồm : hội  Dần ( 45 896 năm trước CN ),Hội Mão và  Hội Thìn ( 24 296 Trước Công Nguyên) ,Hội Tỵ ( 13.496 Trước CN ) và  hội Ngọ bắt đầu vào khoảng năm 2696 trước công nguyên. Theo đối chiếu lịch sử thì  Hội Ngọ hình thành xã hội Phong kiến tập trung ở Phương Đông ,Văn Minh Hy La và Châu Âu .  Khoảng 1000 năm giữa hội Ngọ là giai đoạn hình thành xã hội Công Nghiệp cận đại và hiện đại  hiện nay .

Chúng ta còn 684 năm nữa là vào khoãng 12 năm giữa của hội Ngọ  cũng là  2 vận ( 720 năm ) nằm khoảng giữa của Nguyên 129.600 năm . Đó là những năm từ  năm 2700 . Vậy mà chỉ trong khoảng từ năm 894 đến 1254 của vận 10 , 1254 đến 1614 của vận 11 , rồi 1614  đến 1984 của vận 12 . Gộp cả 3 vận 10 -11 -12  là 1080 năm tương ứng với thiên niên kỷ 2000 . Hội Ngọ bị chi phối bởi quẻ  thiên phong cấu.

Tức là năng lượng của trời gặp phải sự vận động vật chất khí của đất thì tượng như sự cấu hợp để sinh ra vật mới  ,tức là loài người có ngôn ngữ ,triết học .Hội Ngọ cũng là giai đoạn giữa của  Nguyên 129.600 năm   .Thời kỳ  Trung dung cân bằng ổn định  của vật và người . Nữa cuối của hội Ngọ là  hào âm  bắt đầu trưởng với sự mở đầu những dấu hiệu của chu kỳ thoái của cả Nguyên  và hội . Loài người nếu không làm chủ Thái dương hệ và bước ra thiên hà thì khó thoát được sự diệt vong trong vận 14- 15 tức là 2341-2701 ( giữa hội Ngọ và cũng là giữa Nguyên ).Nói nôm na ,nếu loài người không tiến lên thành Thánh thì sẽ toi .Vì không thể nào  chịu nổi  sự thay đổi về môi trường khí hậu trái đất do ảnh hưởng  bởi thay đổi từ Mặt Trời ,mặt trăng và cả thái đượng hệ . Ngay cả trong 40 năm đầu của vận 13 này từ 2024 là đã xuất hiện dấu hiệu suy .Thời  gian nữa cuối của hội Ngọ  vận 14- 15 tức là  từ năm 2344 đến  2704 là bắt đầu  thời kỳ giảm với những biểu hiện cực đoan của Tam tai.

Tong quả địa cầu ,sinh vật chỉ có thể tồn tại và phát triển vào các thời kỳ giữa các kỷ băng hà, là những giai đoạn khí hậu ôn hoà hơn kéo dài hàng triệu năm, khí hậu hầu như là nhiệt đới. nhưng trong kỷ băng hà tạm gọi là cuối cùng kỳ băng hà gần đây nhất với các băng hà lớn ở bắc bán cầu (115 000 - 12 000 năm trước), có những giai đoạn khí hậu ôn hoà và giai đoạn dữ dội. Các giai đoạn lạnh hơn được gọi là 'giai đoạn băng giá', các giai đoạn ấm hơn được gọi là 'gian băng', như Giai đoạn gian băng Eemian. Sông băng là giai đoạn lạnh hơn trong kỷ băng hà, trong đó các sông băng tiến lên; các mặt băng được phân tách bằng interglacials . Do đó, sự kết thúc của kỷ băng hà cuối cùng, cách đây khoảng 11.700 năm ( tương tợ thời gian một hội của Thiệu Ung là 10.800 năm ), không phải là kết thúc của kỷ băng hà cuối cùng vì băng rộng quanh năm vẫn tồn tại ở Nam Cực và Greenland . Hiện chúng ta đang ở trong một thời kỳ gian băng, lần rút lui cuối cùng đã kết thúc khoảng 10.000 năm trước.

Năm canh tý 2020 - 36 năm trôi qua  từ 1984 ( năm Giáp Tý )- : nhân loại chứng kiến hết sự việc này đến sự kiện khác  chấn động cả thế giới và trái đất vốn đã tích lũy thương tổn đầy mình  .Theo sách xưa  thì từ 1984 trái đất vào Thượng  ngươn của vận 13 ( 1984 -2344 giáp tý  ) :.một tiểu ngươn có 120 năm là một phần ba của 1 vận,- tiểu ngươn lại chịu tác động bởi  cường độ Nhật Hoa tai lữa  từ mặt trời phóng ra  150 triệu km mỗi chu kỳ dài là 120 năm ,ngắn là 12 năm từ năm tý thì phóng xạ cực nhỏ tượng như con chuột ( tý ),sang năm thứ hai thì bùng lên như con trâu (Sửu ) , rồi  dần ,năm thứ tư  thu lại như con mèo  ... - .

     Ông Hồ Hữu Tường một tiến sĩ  Đại học Pháp  từ đầu kỷ 20 . Thời những năm 1960 có viết sách Phi lạc sang Tàu ,Phi lạc bỡn Nga ,Phi lạc náo Hoa kỳ  nói về người Việt với vị thế trung lập trong quan hệ với các Đại cường .Ông Tường có thơ rằng :                                      Cuối hạ ngươn ,quỉ vương xuất hiện, Đời đổi mới xích tử tranh công.

Hạ ngươn mà ông nói có lẽ từ 1864 -1984 là ngươn cuối của vận 12 với bao biến động của 2 cuộc thế chiến  ,chiến tranh lạnh  và cũng với bao phát kiến phát minh  đưa loài người vào thời đại hạt nhân nguyên tử.

Vận 13  từ 1984 -2344  chia làm 3 ngươn : Thượng ,Trung ,Hạ. Mỗi  ngươn lại chia thành 3 tiểu ngươn 40 năm – thường ứng dụng trong Phong thủy địa lý vì nó phối hợp các biến dịch giữa địa lý (nước và đất )  và  chu kỳ tai lữa mặt trời chu kỳ 12 năm( 11 năm cọng trừ 1 ) . Loài người hiện đang ở trong thương ngươn ( 120 năm đầu 1984 -2104 ) của vận 13  .  40 năm đầu của thượng ngươn cũng  chính là thời kỳ đầu của Vận 13 gồm 360 năm. Biến đổi trên Mặt Trời được người xưa quan sát để phát hiện các dấu hiệu có tính chu kỳ vận 360 năm ,Mỗi Ngươn là   120 năm , sơ thượng  ngươn 40 năm và mỗi 11  năm cộng trừ 1 là chu kỳ tăng giảm của Nhật Hoa trên mặt Trời  . Chỉ còn 3 năm nữa là chuyễn sang Trung Thượng ngươn của Vận 13 ( 2024-2064).

Cũng giống  năm  Tý khởi đầu Đại dịch Cái chết  đen ở Châu Âu 7 thế kỷ trước ( năm  1348 ) khởi từ năm tý ( Mậu tý tích lịch hỏa ) ,  Đại dịch Corona 19 khởi từ năm  Canh tý  2020.  Năm tý theo nghiên cứu của Phương Đông thường là năm khởi đầu chu kỳ  nhật hoa ( có thể cộng trừ 1 ).Từ 15/9/2020 năm Canh tý  là khởi đầu một chu kỳ nhật hoa ( corona ) mặt trời  . Chu kỳ này  xác định sự thay đổi định kỳ về số lượng các vết đen trên bề mặt Mặt Trời. Trong đó, khoảng thời gian ngôi sao tĩnh lặng nhất, tức có ít vết đen nhất, được gọi là giai đoạn cực tiểu và ngược lại, giai đoạn cực đại chỉ thời kỳ Mặt Trời hoạt động mạnh nhất, tức có nhiều vết đen nhất.

       Thiệu Ung còn chia vận 360 năm ra làm 12 thế ứng với 30 năm ,có lẽ liên quan đến các thế hệ nối tiếp của con người  vì tuổi thọ loài người 1 ngàn năm trước chỉ tầm 30 -40 năm , Ai mà quá 50 năm là về hưu và thành Cụ . Còn sống trên 70 tuổi hay 90 tuổi mà còn cỡi lừa ngựa ,trâu đi đây đó thì dân gian gọi là  tiên ông . Ngày nay ,tuổi thọ bình quân trên 70 thì không biết tính   chia vận 360 năm ra làm mấy cho phù thời hợp thế  ,  Ở Việt Nam thì khoảng 50 năm lại đây nếu 60 tuổi người ta kêu là thọ . 60 năm tức là 2 thế 30x 2 = 60.

Nhắc lại là Vận có  360 năm có 3  ngươn  - là tiểu ngươn có 40 năm trong một vận .Nguyên  129.600 năm vòng đại dịch chuyễn của Mặt Trời theo Sách  Hoàng Cực kinh thế ( Thiệu Ung 1011-1077), Theo đó Vận 12 có 3 ngươn là (Thượng ngươn từ 1624  – 1744) Trung ngươn của vận 12 (1744 - 1864) và hạ ngươn từ (1864 – 1984 ).

     Từ năm giáp tý 1624  , sau hơn một thế kỷ  Đại dịch mở ra thời đại  Phục Hưng và tiếp đó Thời đại khai sáng Trong 240 năm  thượng và trung  ngươn  ( 1624 -1864 ) sự bành trướng của  các cường quốc Châu Âu  Anh ,Pháp,Tây ban nha  .Sự chuyển đổi từ một xã hội phong kiến trên tòan cầu sang một khuynh hướng Phi phong kiến .Từ một nền nông nghiệp và công nghiệp máy hơi nước   sang một nền công nghiệp cơ khí điện  dầu mỏ . Lịch sử dở qua vài  trang mà  nhân loại đã trôi qua 240 năm . 240 năm , một phần tư thiên niên kỷ ,thế giới đã kết thúc căn bản xã hội phong kiến vua quan và nền kinh tế nông nghiệp bằng sức chân tay .Nhưng vẫn còn gần ½  dân số thế giới sống trong  xã  hội  mà  ông bà chúng ta sống hơn vài nghìn  năm trước . 

  Dịch bệnh đã khơi mào cho thời kỳ Phục hưng và theo một cách nào đó đã thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa.Đại dịch tiếp theo xảy ra  tiếp sau vào thời kỳ Giao lưu Colombo (Columbian Exchange) hồi thế kỷ XV, khi người châu Âu lần đầu tiên vượt Đại Tây Dương và bắt đầu thuộc địa hóa châu Mỹ. Người ta nói rằng khoảng 90% các dân tộc bản địa của Tân Thế giới đã chết do các mầm bệnh như bệnh đậu mùa từ châu Âu sang. Tuy nhiên, đại dịch đã không ngăn cản việc di cư sang thế giới mới, với tốc độ toàn cầu hóa tiếp tục diễn ra.( Tương tự như hiện nay  2020-2021 ,các hoạt động thám hiểm Sao Hỏa ,Mặt Trăng ngày càng tăng tốc theo hướng chuẩn bị cuộc sống di cư đến nơi cư ngụ mới ngoài Trái đất .Đến mức , Bezos ,một tỷ phú giàu nhất thế giới  bay vào vủ trụ  vào 7.2021 )

Nói cách khác, Các đại dịch trước đây đã giúp đẩy nhanh quá trình toàn cầu hóa,khoa học,... Nhìn nhận lịch sử theo cách này ,hy vọng rằng toàn cầu hóa ,khoa học hóa ,nhân văn hóa  bao gồm số hóa ,trí tuệ nhân tạo  và chinh phục hành tinh trong  thái dương hệ…. sẽ tăng tốc ngay trong  và sau cuộc khủng hoảng Đại dịch COVID-19 thế kỷ 21.

Trong khi đó, theo ông James Manyika, Chủ tịch Viện Toàn cầu McKinsey (McKinsey Global Institute - MGI), sau COVID-19, thế giới khó có thể trở lại như trước đây. Nền kinh tế số đang được đẩy mạnh với sự gia tăng của các hoạt động số như làm việc từ, học từ xa, khám bệnh từ xa và dịch vụ giao hàng. Xu hướng công việc trong tương lai cũng đang diễn ra nhanh hơn cùng với những thách thức của nó, trong đó nhiều thách thức đang tăng lên theo cấp số nhân như sự phân cực về thu nhập, tính dễ bị tổn thương của người lao động, hay nhu cầu thích ứng với việc chuyển đổi nghề nghiệp…

Sự tăng tốc này không chỉ là kết quả của những tiến bộ công nghệ mà còn là của sự cân nhắc về sức khỏe và sự an toàn. Chủ tịch MGI kết luận, như lịch sử đã chứng minh, những lựa chọn được đưa ra trong các cuộc khủng hoảng có thể định hình thế giới trong nhiều thập kỷ tới. Điều quan trọng là cần hành động chung để mang lại tăng trưởng kinh tế toàn diện, thịnh vượng và an toàn cho tất cả mọi người.

Một câu hỏi rất ,rất lớn  là điều gì sẽ xãy ra sau Đại dịch .  Nên chăng , Từ những đối chiếu với lịch sử  của thế kỷ 13 đến 17 thời kỳ sau Đại dịch cái chết Đen (1347 )Chúng ta có thể  nghĩ đến một kịch bản khai sáng bắt đầu từ  nữa cuối kỷ 21 và nằm trong kỷ 22  là  Sau nhưng suy hoại ,tam tai cuối kỷ 20 và đầu kỷ 21 ( vận 12   hạ hạ ngươn  =40 năm từ 1944 -1984 ,vận 13 sơ thượng ngươn 40 năm từ 1984 -2024 ). Từ ngử trong lịch sử : phục hưng có nghĩa là "tái sinh." Nó đề cập đến việc các học giả khám phá lại các tác phẩm cổ điển — của người Hy Lạp và La Mã cổ đại. Tuy nhiên, trên thực tế, thời kỳ Phục hưng là thời kỳ khám phá ra nhiều lĩnh vực — các quy luật khoa học mới, các hình thức nghệ thuật và văn học mới, các ý tưởng tôn giáo và chính trị mới, và các vùng đất mới, bao gồm cả nước Mỹ kể cả những ý tưởng về vủ trụ hoàn toàn khác với nhận thức thời trung cổ .

Vượt qua đại dịch và chiến tranh , ngày từ thập kỷ thứ 3 thế kỷ 21  ,năm 2034 ,  Nhân loại phải chăng sẽ khởi đầu một thời kỳ mới khai sáng với Trí tuệ nhân tạo , với  thiết chế xã hội với vai trò ảnh hưởng  toàn cầu  ,với  sản xuất 3D ,với phương tiện bay ra ngoài hành tinh giống như máy bay cùng với các cơ sở lưu trú,nghiên cứu và sản xuất trong không gian cũng như tại Mặt trăng  hướng tới hình  thành thế hệ loài người Thái dương hệ  ( từ 2400)  chứ không chỉ là loài người với quê hương trái đất và sẵn sàng chuẫn bị cho loài người chu du trong  Ngân hà thăm thẳm từ kỷ 27. 

Đại dịch và khủng khoảng hậu đại dịch có thể kéo dài đến 2030 , Loài người sẽ cải thiện  năng lực đối phó  xử lý Biến đổi khí hậu đang ngày càng   ảnh hưởng nghiêm trọng;    Những năm 2030 đã được đánh dấu bằng một sự thay đổi nhanh chóng trên toàn thế giới đối với năng lượng sạch, nhiên liệu sinh học từ tảo và các nguồn tái tạo khác -  Những tiến bộ về mặt điện toán trong sức mạnh tính toán - song song với di truyền học, công nghệ nano và robot - tiếp tục vào những năm sau 2030,. Các thiết bị cực nhỏ hơn và phức tạp hơn đã trở nên có thể cấy ghép và tích hợp bên trong cơ thể con người - có khả năng giúp loại người giám sát sức khõe từ bên trong cơ thể ,chống lại dịch bệnh , tăng cường các giác quan theo những cách mà trước đây không thể thực hiện được. Tiến bộ trong phản ứng tổng hợp hạt nhân từ sau 2025 và khả năng triển khai các nhà máy năng lượng tổng hợp hạt nhân vô tận sẽ giúp loài người từng bước  gần như làm chủ một năng lượng không giới hạn vào 2060 và cuối thể kỷ  21  . 

Nhân loại bắt đầu thoát khỏi sự giới hạn trong hành tinh trái đất  với việc mở ra một vùng căn cứ vủ trụ mới trên Mặt Trăng cùng hàng loạt các trung tâm không gian qui mô lớn quanh Trái đất và  Trạm thực nghiệm  trên Mặt Trăng vào những năm 2040. 

Sau Đại dịch Covy 19  những năm 2030 sẽ chứng kiến một sự bùng nổ trong những khám phá khoa học. Điều này đã giúp làm chậm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mở đường cho một tương lai bền vững hơn trong nữa cuối thế kỷ 21. Sau 2040 ,Người và máy tích hợp (Transhumanism) sẽ  là một hiện tượng phổ biến , công dân  trở nên phụ thuộc nhiều vào giao diện não-máy tính và các thiết bị cấy ghép khác.Đến những năm 2050,  Khoảng 50% các hoạt động hàng ngày của thế giới giờ đây được xử lý bởi cácmáy siêu nhanh, siêu thông minh, rô bốt và các thực thể ảo.  

Tái cấu trúc và đổi mới thế hệ lãnh đạo toàn cầu sau những năm 2030, một thế hệ lãnh đạo mới và những người ra quyết định mới đang nổi lên trên thế giới. Với   cái kết thúc an nghĩ dịu dàng cuối cùng của thế hệ  ra đời trước 1940 (Silent Generation   sẽ trên 95 tuổi đến 105 vào năm 2025), và thế hệ Baby Boomers ( tương ứng với thế hệ sinh ra từ 1944 -1964 sẽ trên 70 tuổi  đến 81 uổi  vào năm 2025  )đang sống những dạ tiệc  hoàng hôn  của cuộc  đời với một thế giới thay đổi hoàn toàn nhưng vẫn đang còn trong ảnh hưởng của họ  ( ảnh hưởng còn khoảng  20-30% )."Thế hệ X" đang từng bước nắm lấy quyền lực .

Thế hệ X" sinh ra giữa cuối những năm 1960 và đầu những năm 1980 (theo Dịch học phương Đông tương ứng với  người sinh ra từ sau  Giáp thìn ( 1965 ) đến giáp dần ( 1974), Gen-Xers : đa dạng về chủng tộc, văn hóa và sắc tộc. Họ tự do và tiến bộ hơn thế hệ bố mẹ,  ít tôn trọng các quy tắc, thẩm quyền và các chính sách được thiết lập. Họ ít chịu ảnh hưởng với tín điều  tôn giáo hơn cha mẹ họ. Đối với hầu hết hoặc tất cả cuộc sống của họ, họ đã lớn lên ở tuổi trưởng thành  bao quanh bởi máy tính - làm cho họ hiểu biết và thoải mái với công nghệ, linh hoạt và cởi mở hơn với những ý tưởng mới. Họ có nhiều quan tâm đến môi trường, tin vào sự biến đổi khí hậu và nói chung là chấp nhận khoa học nhiều hơn.

Phản ứng với các  di sản xã hội, chính trị và kinh tế mà các thế hệ trước để lại cho  họ -  Gen-Xers đang sử dụng sức mạnh mới của họ để xây dựng một loại thế giới khác. Họ không còn sẵn lòng cúi đầu trước các yêu cầu của Baby Boomers,một số người thế hệ X cảm nghĩ rằng  đã lấy đi tương lai của họ. Họ cũng không sẵn sàng để cho  thế hệ kế tiếp Millennials (Thế hệ Y) được dễ dàng có được một chuyến đi miễn phí đến tương lai mà buộc thế hệ Y phải chia xẽ gánh nặng trên con tàu đến tương lai . Từ năm 2025 trở đi, có một sự thay đổi về pháp luật thừa kế tài sản , tiền bạc và nguồn lực từ thế hệ  công dân cao niên( sinh từ 1944 -1954) . Luật tài sản và thừa kế, lương hưu, kế hoạch nghỉ hưu và một số lợi ích cao tuổi trải qua những thay đổi đáng kể, khi Gen-Xers làm việc để ngăn chặn khoảng cách giữa chính họ và thế hệ  cha mẹ của họ. Nhân viên có được nhiều quyền, tự do và linh hoạt hơn tại nơi làm việc, với văn phòng trở nên bình thường và không chính thức hơn, cùng với việc mở rộng bài tập về nhà và nền kinh tế biểu diễn. Truyền thông xã hội và các công nghệ khác tiếp tục thúc đẩy sự lan truyền của nền dân chủ trên toàn thế giới.

Nhờ Gen-Xers, nhiều quốc gia bắt đầu thư giãn luật của họ về  giải trí tư nhân, hôn nhân đồng tính, mại dâm,  và vân vân. . Nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường được ưu tiên cao hơn. Một số trong những xu hướng này đang nổi lên trong mọi trường hợp, nhưng hiện đang được tăng tốc bởi Gen-Xers.

NHỮNG DỰ BÁO SẮP  HIỆN THỰC  2025-2035

 

Một chiếc du thuyền chạy bằng năng lượng hạt nhân dài hơn cả tàu Titanic, với 22 phòng thí nghiệm hiện đại và “quả cầu khoa học” 13 tầng, nghe có vẻ giống như trụ sở nổi của một kẻ chủ mưu tội phạm. Nhưng Earth 300 thực sự là một tàu thăm dò mang tính cách mạng được thiết kế để điều tra biến đổi khí hậu và những thách thức khác mà hành tinh của chúng ta phải đối mặt. Được thiết kế bởi kiến trúc sư hải quân Iván Salas Jefferson, người sáng lập Iddes Yachts, con tàu dài 300 m có kiểu dáng khí động học hoàn toàn. Nó được hình dung như một “nền tảng công nghệ cực đoan”, kết hợp robot, AI và điện toán lượng tử để thu hút những bộ óc giỏi nhất và sáng suốt nhất từ nhiều lĩnh vực. Một Davos trên mặt nước, nếu bạn muốn.

 

 SIÊU DU THUYỀN THỰC NGHIỆM KHOA HỌC ĐẠI DƯƠNG  2025

 

ngay bây giờ  con tàu do công ty kiến trúc hải quân NED của Ba Lan đóng, dao động trong khoảng từ 500 đến 700 triệu đô la. Được thiết kế để giống với Trái đất, "thành phố khoa học" của quả cầu sẽ có các nhà khoa học hàng đầu về khí hậu, những người sẽ sử dụng công nghệ hiện đại của con tàu để phát triển các giải pháp sáng tạo.

 

thuyền trong nước

 

Con tàu được thiết kế để chứa các nhà khoa học khí hậu hàng đầu.

 

 “ chúng tôi muốn họ được truyền cảm hứng để bảo vệ Trái đất. Khi một người bước vào lĩnh vực này, hiện đang là nơi ở của thành phố khoa học và cảm nhận được hoạt động của tất cả các công trình khoa học đang diễn ra, chúng tôi muốn họ được truyền cảm hứng để trở thành nhà giả kim về các giải pháp toàn cầu. ”

 

 Có kích thước rộng nhất là 150 feet - gần bằng chiều dài của một sân bóng đá - con tàu kiểu dáng đẹp bao gồm một đài quan sát đặc biệt ở mũi tàu, một sân bay trực thăng foredeck để vận chuyển hành khách đến và đi từ tàu, và một loạt các phương tiện thám hiểm dưới nước tiên tiến để đi sâu- thám hiểm biển.

 

Aaron Olivera, giám đốc điều hành của Earth 300 cho biết: “Con tàu sẽ giới thiệu các tính năng được tìm thấy trên du thuyền, thám hiểm, nghiên cứu và du thuyền sang trọng "Chúng tôi muốn xây dựng ngọn đuốc Olympic của khoa học toàn cầu, để mở rộng kiến thức và hiểu biết của chúng tôi về vũ trụ, cả trên và dưới bề mặt đại dương."

 

thuyền trong nền thành phố nước

 

Danh sách những người ủng hộ dự án rất ấn tượng và bao gồm IBM, Triton Submarines, EYOS Expeditions và RINA, một công ty hàng đầu quốc tế về an toàn hàng hải. TerraPower, công ty đổi mới hạt nhân do Bill Gates thành lập, đã phát minh ra công nghệ cho lò phản ứng muối nóng chảy trên tàu, sẽ cung cấp năng lượng không phát thải.

 

Dự kiến ra mắt vào năm 2025, Earth 300 sẽ có chỗ cho 160 nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, cũng như 165 thành viên phi hành đoàn và hàng chục chuyên gia nội trú và sinh viên nghiên cứu.

 

Cũng sẽ có những chỗ dành cho 40 khách VIP, những người sẽ trả 3 triệu đô la mỗi người cho đặc quyền này. Đó là hơn 10 lần chi phí của một chỗ ngồi trên Virgin Galactic. Với rất nhiều hướng nhìn về không gian, tại sao lại phát triển một loại tàu đi biển tiên tiến?

 

“Các đại dương đang chết dần,” Salas Jefferson nói với Architectural Digest . “Sinh ra ở Palma de Mallorca, tôi đã tận mắt chứng kiến nó ở Địa Trung Hải. Bây giờ là lúc để khởi động lại, kết nối lại và chuyển hướng vận mệnh hành tinh của chúng ta. Các đại dương của chúng ta giữ cho chúng ta — và hành tinh của chúng ta — tồn tại, và nhiệm vụ của Earth 300 là bảo vệ các đại dương của chúng ta và đảm bảo sức khỏe của chúng cho các thế hệ sau ”. Không gian có thể là tương lai, Salas Jefferson nói, nhưng "ngày nay, Trái đất là ngôi nhà duy nhất của chúng ta."

Tàu Starship có thể chở một lúc 8 người lên MẶT TRĂNG 2024 . 

Trước mắt ,trong khoảng 10 năm sau khi Đại dịch căn bản kết thúc ( dự kiến 9/2023  -9/2024 ).  Các hoạt động thám hiểm Mặt trăng ,Sao Hỏa v.v sẽ đạt những thành tựu chưa từng có :  Trạm Căn cứ Mặt Trăng qui mô  50-100  phi hành gia , tàu Starship chủ đạo sẽ có “cabin riêng, khu vực chung rộng lớn, kho chứa tập trung, khu tránh bão năng lượng mặt trời và phòng trưng bày, mỗi chiếc có thể chở tới 100 người, Tàu không gian tái sử dụng đạt mức 200 lần ,  Nhà máy khai khoáng thực nghiệm trong không gian ,  Nhà máy sinh học trong không gian  v.v

 Elon Musk tiết lộ kế hoạch tiếp theo lên sao Hỏa | Tin tức mới nhất 24h -  Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

Mô phỏng thiết kế tàu Starship có thể chở một lúc 100 người lên sao Hỏa. Ảnh: SpaceX

Theo tờ Independent, giám đốc điều hành SpaceX cho biết, "sân bay vũ trụ đại dương" ngoài khơi - được đặt tên là Deimos theo tên một trong những mặt trăng của sao Hỏa - đang được xây dựng và sẽ sẵn sàng để phóng tàu lên sao Hỏa vào một thời điểm nào đó trong năm 2022.

SpaceX có kế hoạch thiết lập các bãi phóng Starship trên khắp thế giới và đã mua lại các giàn khoan dầu không sử dụng để chuyển chúng thành các sân bay vũ trụ ngoài khơi.

Deimos và một giàn khoan khác tên là Phoibos đang được chuyển đổi tại cảng Brownsville gần cơ sở Starbase của SpaceX ở Boca Chica, Texas.

Elon Musk tiết lộ kế hoạch tiếp theo lên sao Hỏa | Tin tức mới nhất 24h -  Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn

“Sân bay vũ trụ đại dương” Demois. Ảnh: SpaceX

SpaceX đã hoàn thành việc hạ cánh thành công đầu tiên tàu vũ trụ Starship sau một cuộc thử nghiệm bay ở độ cao vào năm 2021 và lên kế hoạch thử nghiệm nguyên mẫu SN16 tiếp theo trước tháng Bảy/2021 .SpaceX đã ký hợp đồng trị giá 3 tỉ USD với NASA để đưa con người trở lại Mặt trăng trên một tên lửa Starship vào năm 2024.Tỉ phú Elon Musk cuối cùng hy vọng sẽ chế tạo hàng trăm phi thuyền Starship để thiết lập thành phố trên sao Hỏa, nơi con người có thể sinh sống. Các chuyến đi đầu tiên của phi hành đoàn tới hành tinh đỏ có thể diễn ra sớm nhất vào năm 2024, theo tỉ phú công nghệ. Thử nghiệm tàu Starship SN16 trên quỹ đạo trong tháng 6 sẽ là lần đầu tiên SpaceX sử dụng tên lửa đẩy Super Heavy cao 70m để phóng tàu cao 50m vào quỹ đạo.

Bức ảnh nguyên mẫu Starship mới nhất Elon Musk đăng trên Twitter. Ảnh: Twitter Elon Musk

Bức ảnh nguyên mẫu Starship SN16 mới nhất Elon Musk đăng trên Twitter.  Ảnh: Twitter Elon Musk

Kết hợp Starship với tên lửa đẩy Super Heavy sẽ khiến nó trở thành phương tiện phóng mạnh nhất từng được phát triển, giành lấy vương miện từ hệ thống tên lửa Saturn V khổng lồ được NASA sử dụng trong những năm 1960 và 1970 để đưa con người lên Mặt trăng.

Các phiên bản tương lai của  phú Mỹ Elon Musk trước đây từng tiết lộ tham vọng của cuộc đời mình là du hành đến sao Hỏa trên một con tàu Starship.

THỬ NGHIỆM ĐẦU TIÊN thành phố mặt trăng dưới lòng đất 2035

Trong  những năm 2030  , sự xuất hiện của du hành vũ trụ với chi phí thấp dần  khiến việc tiếp cận Mặt Trăng và bề mặt của nó tương đối dễ dàng. Điều này dẫn đến sự gia tăng của các nhà thám hiểm, doanh nhân và hợp tác  mới tìm cách tạo dấu ấn trên các vùng lãnh thổ chưa phát triển của nó. 

Các đường hầm dung nham - một trong những địa điểm được tìm kiếm nhiều nhất - đã được hình thành từ xa xưa bởi đá nóng chảy chảy dưới lòng đất, hoặc do hoạt động của núi lửa hoặc tác động của sao chổi và tiểu hành tinh khiến địa hình tan chảy. Những hang động này để lại đằng sau những hang động khổng lồ, với một số hang động lớn nhất được tìm thấy có chiều dài hơn 100 km và chiều rộng vài km.

Các quan sát bằng kính thiên văn, tàu thăm dò quỹ đạo và tàu đổ bộ trong thế kỷ 20 và 2 thập niên đầu kỷ  21 đã tiết lộ ngày càng nhiều thông tin về những khu vực này. Cuối cùng, người ta có thể gửi các nhóm máy bay không người lái tự động và các phương tiện khác bên dưới bề mặt - tạo ra bản đồ 3D chi tiết với các kỹ thuật hình ảnh. Sau này đã được sử dụng rất thành công trên Trái đất; để khám phá các căn phòng ẩn trong Kim tự tháp Ai Cập, chẳng hạn; và để phát hiện vật liệu hạt nhân trong các phương tiện; và giám sát các địa điểm tiềm năng dưới lòng đất được sử dụng để hấp thụ carbon. Việc sử dụng nó trên Mặt trăng cho phép  xây dựng các đường hầm ở độ phân giải không gian cao. 

Đến năm 2040, bề mặt và bề mặt dưới của một phần Mặt trăng đã được lập bản đồ kỹ lưỡng.

Ống dung nham trên Mặt Trăng. Nhà cung cấp hình ảnh: NASA

Sự phổ biến của các địa điểm dưới lòng đất này một phần nhờ vào sự che chắn của chúng khỏi bức xạ, vi vật và nhiệt độ khắc nghiệt. Niêm phong các khe hở của "giếng trời" bằng một mô-đun bơm hơi, được thiết kế để tạo thành một lớp vỏ cứng bên ngoài, cung cấp thêm một lớp bảo vệ - và có khả năng tạo ra một bầu không khí có áp suất, thoáng khí.

Ngoài việc thiết lập một môi trường an toàn, một số tài nguyên hữu ích có thể được khai thác từ những độ sâu này. Ví dụ, titan xuất hiện với nồng độ từ 10% trở lên,  trong khi sản lượng cao nhất trên Trái đất hiếm khi vượt quá 3%. Các đường hầm cũng chứa các khoáng chất quý hiếm, được hình thành khi dung nham từ từ nguội đi và phân hóa. Ở các vùng cực, một số đường hầm dẫn đến và cung cấp khả năng tiếp cận dễ dàng hơn với các mỏ nước đóng băng.

Khu định cư thử nghiệm ban đầu qui mô 100 cư dân , chứa các yếu tố cần thiết về thực phẩm, nước, sản xuất oxy và mô-đun môi trường sống,

Các kỹ sư kết cấu, sau khi đánh giá các mái nhà dạng vòm trên cao, nhận thấy chúng ổn định ngay cả ở chiều rộng vài km.

Đến năm 2040 - bảy mươi năm kể từ lần đầu tiên nhân loại đặt chân lên Mặt trăng – Một  đường hầm dung nham này chứa khu dân cư nơi sinh sống của hàng trăm người và những người bạn đồng hành là robot/AI của họ. Phần lớn cơ sở hạ tầng (bao gồm một số siêu máy tính rất lớn) đã được mang  từ Trái đất, như một phần  trong giai đoạn thử nghiệm của chương trình  khử công nghiệp Trái đất. 

Việc mở rộng liên tục "datasphere" - được định nghĩa là tổng hợp dữ liệu được tạo và lưu trữ trên thế giới - tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của máy tính và các công nghệ liên quan đến cuối thế kỷ 21. Với ngày càng nhiều không gian cần thiết để chứa các trung tâm dữ liệu và siêu máy tính, Mặt trăng đang được xây dựng  trở thành một trọng tâm hoạt động chính để đáp ứng nhu cầu này. 

Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang lên kế hoạch xây nhà trên mặt trăng trong tương lai bằng công nghệ in ba chiều tối tân.

NASA đầu tư công nghệ xây nhà trên mặt trăng

Ở thời điểm hiện tại, các nhà khoa học hàng đầu của NASA đang tập trung phát triển công nghệ xây nhà ngoài không gian, giúp các phi hành gia sống và làm việc trên hành tinh khác. Song song với sứ mệnh đưa tàu vũ trụ có người lái tới sao Hỏa, NASA đang hướng tới một công nghệ xây dựng độc đáo, chưa từng xuất hiện trên địa cầu. (Ảnh: Rex)

NASA đầu tư công nghệ xây nhà trên mặt trăng

Một trong những phương pháp triển vọng nhất là công nghệ in ba chiều (3D), cho phép các nhà khoa học xây nhà trên mặt trăng bằng cách bấm nút từ khoảng cách hàng trăm ngàn km. Với công nghệ đó, người ta sẽ đưa những máy in 3D lên mặt trăng hoặc hành tinh khác. Robot sẽ làm việc theo những mệnh lệnh mà con người lập trình sẵn để tạo ra nơi sống và làm việc cho các phi hành gia từ vật liệu trên chính hành tinh đó. (Ảnh: Rex)

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness