TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 145
  • Hôm nay: 721
  • Tháng: 7460
  • Tổng truy cập: 5140779
Chi tiết bài viết

Bài viết gây bão Sinh viên giờ đua nhau bán hàng chạy xe ôm lười làm việc đầu óc

Các bạn là sinh viên tức là chất xám của các bạn phải rất rất rất nhiều, đừng để nó đóng cục vào đó để đi chạy xe ôm, bê trà sữa, các bạn phải sử dụng trí óc của mình để tạo ra giá trị chứ đừng dùng tay chân, Trí thức trẻ dẫn bài viết gây chú ý trên Youth Confessions - NEU Confessions.

Cô gái Việt Nam

Sinh viên có cần đi làm thêm không? Chắc chắn là cần!

Nhưng làm thêm ở đâu, việc gì mới là vấn đề đáng phải suy nghĩ. Dạo quanh một vòng Facebook không thiếu những bài đăng tuyển dụng sinh viên đi làm ở nhiều vị trí khác nhau. Nhưng để ý kỹ một chút sẽ thấy các bài đăng công việc chân tay như bán hàng, chạy xe ôm… nhận được nhiều tương tác hơn cả, trong khi tuyển dụng những việc trí óc thì chẳng thấy ai quan tâm. Chính vì lẽ đó, một bài viết mới đây được đăng tải trên Youth Confessions đã tạo ra một cơn bão tranh luận của dân mạng. Người cho rằng sinh viên còn đi học thì làm gì ra tiền là được, việc nào cũng đáng quý, người lại bảo sinh viên giờ thụ động, lười suy nghĩ, chỉ thích hưởng thụ, không muốn làm công việc suy nghĩ đầu óc quá nhiều. Chúng tôi xin đăng lại nguyên văn bài viết này:

"Hỏi 10 cái Start Up thì 9 cái thiếu nhân sự, 1 cái thì thiếu trầm trọng, Leader hoặc CEO phải cân cả team… Cuối cùng công ty nào cũng đành ngậm đắng mà thở dài: "Giờ Start Up không cạnh tranh nhân sự được với mấy quán trà sữa với cà phê".

Cái khó của các công ty khi tuyển dụng đó là cần người có trí tuệ và một chút kĩ năng để đào tạo lên chứ không thể tuyển người hoàn toàn là con số 0 được. Nhưng đến cái mức mà tình trạng thiếu hụt nhân sự nó thành vấn nạn và khủng hoảng trên cả một "đất nước khởi nghiệp" thì thực sự cần phải nhìn nhận lại: Sinh viên thông minh và có kĩ năng họ đang ở đâu? Chẳng lẽ phần lớn sinh viên đều là không thông minh và không có kĩ năng?

Tôi từng ngồi ở rất nhiều quán cafe làm việc và thấy rất nhiều sinh viên làm thêm ở đây: nhanh nhẹn, hoạt bát, thông minh, hoạt ngôn với khách hàng. Tôi chợt thắc mắc, tại sao bạn ấy lại lựa chọn công việc ở một quán cafe với mức lương không quá 15.000 đồng/giờ thay vì đi làm ở một công ty Start Up với mức lương tối thiểu 20.000 đồng/giờ. Trong khi Start Up thường cung cấp cho bạn một môi trường làm việc với máy tính, điều hòa, rộng rãi thoải mái thì quán cafe thì bạn có một môi trường làm việc mướt mồ hôi.

Tôi không nói là làm việc ở quán cafe là xấu nhưng khi bạn thông minh mà lại đi giành giật công việc vốn dành cho những người lao động chân tay thì bạn sẽ gây ra 2 điều:

- Một là có một số bộ phận người không được thông minh lắm không có việc làm; 

- Hai là bạn đang đẩy giá lương xuống thấp hơn rất nhiều so với mức mà đúng ra các bạn phải nhận được, không khác gì việc bạn đang giúp đỡ chủ quán cafe bóc lột chính bản thân bạn nhiều và nhiều hơn nữa vậy.

Có người nói với tôi là vì khi tuyển dụng vào một công ty bao giờ cũng có thời gian thử việc, thời gian thực tập, thời gian đào tạo, khoảng thời gian đó không sinh ra tiền ngay. Tôi không hiểu được suy nghĩ đó, tôi tin ở bất kì công ty nào thì thời gian thực tập là thời gian cực kì quý báu. Những kiến thức bạn học được trong thời gian thực tập ở 1 công ty, ở ngoài họ tổ hợp lại thành 1 khóa học và bán với giá trên trời, bạn nghiễm nhiên không mất bất kì chi phí nào mà học được những thứ kiến thức thực sự giá trị trong cuộc sống? Bạn còn đòi hỏi gì nữa đây?

Bạn thử vào các group tuyển dụng và để ý: Những bài viết tuyển dụng nhân viên bán trà sữa, đứng quầy với mức lương 2 — 3 triệu thì rất nhiều người ứng tuyển, thậm chí tranh nhau. Nhưng bài viết nhân viên làm Start Up với mức lương khởi điểm từ 3 — 5 triệu thì không có 1 ai…

Trước đây tôi đọc một bài phê phán sinh viên mà đi làm grab, bài đó hơi tiêu cực nhưng không phải không có ý đúng, trong khi lực lượng sinh viên phải là lực lượng nòng cốt trong các ngành trí tuệ thì bỗng nhiên một loạt đều trở thành lực lượng nòng cốt trong một ngành lao động phổ thông.

Điều này xuất phát từ tư tưởng thực dụng (tiền chỗ nào dễ xơi là tôi xơi, không phải đau đầu gì mà ra tiền thì chả sướng quá) và tầm nhìn hạn hẹp (đi làm nay là có tiền ngay, không phải thực tập hay chờ cuối tháng gì nữa). Mà trong trường thì chả bao giờ dạy bạn là phải có ý chí hướng tới những ngành trí tuệ cả.

Hồi du học bên Nhật, tôi thấy sinh viên Nhật và sinh viên Việt khác nhau ở 1 điểm (xét 2 sinh viên có cùng điều kiện kinh tế): Đa số sinh viên Nhật đều có tư tưởng là thà lương thấp làm trong ngành tri thức còn hơn lương cao mà phải đi lao động, thì sinh viên Việt Nam chỉ có đúng 1 tư tưởng duy nhất: Đâu nhiều tiền mà dễ làm thì làm, và các ngành phù hợp với tiêu chí đó thì thường là lao động chân tay. Bên Nhật cũng có Start Up, nhưng thường là sinh viên Nhật tụ tập làm với nhau, chứ tuyệt nhiên không hề có sinh viên Việt, Trung, hoặc nước khác vì không bạn nào chịu được áp lực và thiếu kinh tế như mấy sinh viên Nhật.

Tóm lại một điều thì tôi thấy nếu sinh viên cứ mãi mãi đi làm quán cafe, quán trà sữa thì các bạn mãi mãi làm cho đồng lương của quán cafe, quán trà sữa nó bèo bọt như vậy và quan trọng hơn là làm cho các ngành tri thức của Việt Nam phát triển chậm hơn rất nhiều so với các nước khác. Các bạn là sinh viên tức là chất xám của các bạn phải rất rất rất nhiều, đừng để nó đóng cục vào đó để đi chạy xe ôm, bê trà sữa, các bạn phải sử dụng trí óc của mình để tạo ra giá trị chứ đừng dùng tay chân.

Bây giờ hãy tìm ngay một công ty bất kì, Start Up càng tốt, đăng kí đi làm parttime ngay và đừng quan tâm tới mức lương, chắc chắn nó sẽ cao hơn bê trà sữa, phát triển bản thân ngay từ khi đang năm nhất đại học đi, như thế các bạn mới là tương lai của đất nước hay nói đơn giản là làm cho bố mẹ bạn tự hào được."

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả

Theo Sputniknews

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness