TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 71
  • Hôm nay: 1050
  • Tháng: 7789
  • Tổng truy cập: 5141108
Chi tiết bài viết

Dự báo 2022-2042 thế giới 50 năm đầu thế kỷ 21

  DỰ BÁO ĐẾN NĂM 2022 -2042 THẾ GIỚI 50 NĂM ĐẦU THẾ KỶ 21 

 Lời dẫn  :   ngày 22/10/2019  những diễn biến tình hình sau 12 tháng  qua càng rỏ 

'cuộc chiến  Trung Mỹ  không chỉ là Kinh tế mà là một cuộc chiến toàn diện sâu xa từ an ninh quốc phòng , vủ khi , từ kiềm chế phát triển 5G  , phát triển vủ khí không gian đến trí tuệ nhân tạo ..và rốt cùng là ý chí của dân Hán muốn làm bá chủ thế giới ...,Với cách nhìn như vậy thì đây là cuộc chiến ít nhất là 2,3 thập kỷ . khi nóng khi lạnh , khi nhu khi cương ,thất rất khó lường ..nhưng kẻ thắng người thua rốt cùng phân bằng  ai vượt trội hơn về văn minh ,về  công nghệ,về quyết đoán và nhẫn nhịn  chứ không chỉ bàng số vủ khí trong kho hoặc bằng số máy bay vủ trụ ... Trong văn minh có dân chủ  . Nhưng dân chủ thật sự có tổ chức tốt với dân chủ với nhiều biểu hiện vô chính phủ   cái nào sẽ thắng ?    Xét về điểm này thì Trung quốc phải tự biến mình từ một hệ thống toàn trị lâu đời sang một hệ thống thật sự dân chủ có tổ chức . Thế nhưng ,riêng việc này đòi hỏi thời gian ít nhất 60 năm .

 Qua vụ Hong Kong biểu tình đòi tự do ,tự trị đòi độc lập với Lục địa  kéo dài  5 tháng  hơn  càng chứng minh  chuyện  nước Tàu  dân chủ hóa còn xa xôi diệu vợi hơn là  Tam tạng cùng Tề thiên ,Bát giới ,Xa tăng đi thỉnh kinh ở Tây phương .  Còn Hoa Kỳ đang là một xã hội phải nói là có  biểu hiện thật sự dân chủ hơn 150 năm ,nhở đó mà luôn phát huy các ưu thắng của sức muôn dân . Nhưng dân chủ Mỹ đang đi dần đến vô chính phủ   . Nói như ông bà sướng quá hóa hư .. Hoa kỳ sữa chữa cái lỗi này cũng phải 3,4 mươi năm ..  Qua một loạt sự kiện trong nội tình nước Mỹ giữa Đảng Dân Chủ với Đảng Cọng Hòa ,giữa Tổng thống Trump và các phe phái Hạ viện và Thượng Viện  cũng như giữa Trump với các cộng sự cao cấp trong vấn đề Syria ,Thổ nhĩ Kỳ , người Kurd .... cáng rỏ ra là thế giới đang tìm kiếm một  trật tự thế giới và mô hình xã hội cho thời đại 5,6 G  kỷ 21 .. và chậm nhất là cuộc bầu cử Tổng Thống Hoa Kỳ 2020 sẽ là nét phác đầu tiên của Trật tự thế giới 50 năm đầu  thế kỷ 21

 Tiết Sương Giáng ,mùa Đông Kỷ Hợi 2019  

   

Bản thảo lần 1 5.10.2018

Phần 1  Tổng quan và chính trị kinh tế

Thế Kỷ 21 bắt đầu với Hoa Kỳ là siêu cường duy nhất trong sự vắng mặt của Liên Xô, với Trung Quốc nổi lên như một siêu cường tiềm năng bằng tham vọng truyền thống đại hoàng đế từ 5000 năm trước với mọi thủ đoạn ,kế sách ,mưu lược trường kỳ và ngắn hạn .vừa sử dụng các kỹ thuật tân tiến  thế kỷ 21 vay mượn chủ yếu từ Mỹ  ,vừa tận dụng các kỹ năng  cổ  xưa cũng  gọi là truyền thống,cũng có thể gọi là mánh mung ,xảo trá   nhưng đã lập đi lập lại từ thời Tần Tấn , Xuân Thu Chiến Quốc của 2000 năm trước . 

Ngày 6/7/2018 nhằm ngày  23 Kỷ Hợi  tháng Mậu Ngọ năm Mậu tuất..mở màn cuộc chiến thương mại Mỹ Trung mà bản chất chiến lược là thể hiện rõ cuộc chiến Mỹ Trung dưới hình thức kinh tế..  Trong bụng dạ của các chiền lược gia Tàu thì dầu rằng biết rỏ cuộc chiến này không chỉ là Kinh tế mà là một cuộc chiến toàn diện sâu xa từ an ninh quốc phòng , vủ khi , từ kiềm chế phát triển 5G  , phát triển vủ khí không gian đến trí tuệ nhân tạo ..và rốt cùng là ý chí của dân Hán muốn làm bá chủ thế giới ...,nhưng ngoài mặt  họ cố chỉ khoanh lại và giải quyết trong giới hạn cuộc chiến kinh tế .. Còn về Hoa Kỳ  thì các thnk tank sau 50 năm theo dõi ,nghiên cứu về Tàu đã rỏ mười mươi cái bụng bành bá của ông bạn bên ngoài thì xởi lởi  nị hảo ma còn bên trong thì vô độc bất trượng phu , tiên hạ thủ vi cường ... Với cách nhìn như vậy thì đây là cuộc chiến ít nhất là 2,3 thập kỷ . khi nóng khi lạnh , khi nhu khi cương ,thất rất khó lường ..nhưng kẻ thắng người thua rốt cùng phân bằng  ai vượt trội hơn về văn minh ,về  công nghệ,về quyết đoán và nhẫn nhịn  chứ khộng chỉ bàng số vủ khí trong kho hoặc bằng số máy bay vủ trụ ... Trong văn minh có dân chủ  . Nhưng dân chủ thật sự có tổ chức tốt với dân chủ với nhiều biểu hiện vô chính phủ   cái nào sẽ thắng ?    Xét về điểm này thì Trung quốc phải tự biến mình từ một hệ thống toàn trị lâu đời sang một hệ thống thật sự dân chủ có tổ chức . Thế nhưng ,riêng việc này đòi hỏi thời gian ít nhất 60 năm . Còn Hoa Kỳ đang là một xã hội phải nói là có  biểu hiện thật sự dân chủ hơn 150 năm ,nhở đó mà luôn phát huy các ưu thắng của sức muôn dân . Nhưng dân chủ Mỹ đang đi dần đến vô chính phủ   . Nói như ông bà sướng quá hóa hư .. Hoa kỳ sữa chữa cái lỗi này cũng phải 3,4 mươi năm .. Rỏ ra là thế giới đang tìm kiếm một  trận tự thế giới và mô hình xã hội cho thời đại 5,6 G  kỷ 21 ..

 Các nhà phân tích chưa kết nối các sự kiện  Mỹ -Triều tiên  về hạt nhân bắt đầu từ đầu năm 2018 đến cuộc gặp TRUMP- KIM  ở  Sing tháng 6/2018. Rồi Bộ trường Quốc Phòng Mỹ Mattis qua Tàu ,Bộ trưởng Ngoại giao Mondeo du Á  ..

Khi Chiến tranh Lạnh kết thúc và chủ nghĩa khủng bố liên quan đến chủ nghĩa Hồi giáo đang gia tăng, Hoa Kỳ và các đồng minh của họ đã chuyển sự chú ý của họ sang Trung Đông. Từ sau 2010 , sự nổi lên và thể hiện tham vọng bành trướng quá lộ liễu của Trung hoa khiến  Hoa Ký và các nước có gắn bó quyền lợi  sau thế chiến thứ 2 1945 , đã chuyển hướng sang Châu Á  Ấn độ Thái Bình Dương . Biển Đông  vốn từng đã  nỗi sóng trong 100 năm qua   nay lại tiếp tục nỗi những đợt sóng lớn hơn .

Trước khi gặp Kim chủ tịch  Triều tiên tại Singapor – Trump và Pompeo đã dành gần 12 tháng để trực tiếp thử nghiệm đánh giá toàn diện các yêu cầu thông tin về Trung quốc qua  cam kết  Trung quốc thực hiện  các biện pháp cấm vận Bắc Triều tiên -  Hiểu rỏ bản lĩnh ,năng lực đối phó  chổ yếu chổ mạnh của Trung quốc ,các mâu thuẫn trong nội bộ Trung quốc , Bộ máy chuyên nghiệp tinh anh của Mỹ - dưới sự điều hành của Trump một tỷ phú thành công trong lĩnh vực chĩ đạo tổ chức triển khai bất động sản , Truyền thông - quyết định tiến hành chiến tranh thương mại với Trung hoa .. ..qui mô ngày càng gia tăng  chưa từng có trong 60 năm qua . Chiến  tranh thương mại với Trung quốc cũng liên quan đến Chiến lược Châu Á  Ấn độ Thái bình  dương mà Hoa Kỳ đã công bố từ tháng 1/2017.

Vừa khởi động chiến tranh thương mại  với Trung quốc ,Mỹ gặp Putin hội đàm thượng đỉnh helsinski 16/7/2018 , Tháng 7/2018 ngày 16..Trump Putin gặp ở Hensinki ..

Chỉ cái địa điểm thôi cũng thấy ra dấu hiệu của Mỹ cần Nga hơn hay chủ động hơn. Mỹ  đứng đầu bao vây cấm vận Nga  gần 6 năm  căng thẳng Mỹ Nga về vụ Nga thu hồi  lại Crime , Cuộc gặp Hensinski về hình thức đem lại cho Putin cái thế là Mỹ muốn và phải chấp nhận làm hòa trước . Nhưng người ta lại bỏ quá không nhìn ra cái lợi của Mỹ là thực hiện phân hóa Nga –Trung , cho Nga tín hiệu là Mỹ  sẽ nới cấm vận ,sẽ hợp tác ,sẽ tạm lơ vụ Crime ,nếu như Nga hợp tác với Mỹ trong các vấn đề toàn cầu Trung đông Syri, Bắc triều tiên , Ấn độ Thái bình dương ..( tất nhiên là con gấu Nga phương Bắc  không dễ thỏa hiệp nhưng với cái vị trí siêu bá  năm 2030 với  GDP khoảng  2200tỷ Usd  ( GDP  2017 là 1400tỷ ) là giấc đại mộng của Putin và dân tộc Nga.

 Image result for Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

 Tổng thống Mỹ Donald Trump và người đồng cấp Nga Vladimir Putin.

Tháng 7 .2018 lại  thời điểm của các giấc mộng lớn  Mỹ ,Trung Hoa ,Nga  gặp nhau ..Tuy nhiên chỉ 12 ngày sau cuộc gặp Cuộc gặp Helsinski  , Mỹ lại ra đòn với Nga vì một cớ khá củ từ tháng 3/2018 do Nước Anh khởi xướng ..  Ngảy 28/08/2018  Gói biện pháp trừng phạt đầu tiên mà Mỹ áp dụng chống Nga liên quan tới vụ cha con cựu điệp viên Nga Sergei Skripal bị đầu độc tại Anh hồi tháng 3 chính thức có hiệu lực từ ngày 27/8.     Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump chấm dứt các hoạt động hỗ trợ, buôn bán vũ khí và cấp tài chính dành cho Nga. Bên cạnh đó, Mỹ cũng từ chối các khoản tín dụng và cấm xuất khẩu sang Nga một số mặt hàng công nghệ và an ninh.Gói biện pháp trừng phạt này không được áp dụng đối với sự hợp tác giữa Nga và Mỹ trong lĩnh vực vũ trụ.Điện Kremlin cho biết cần có thêm thời gian để đánh giá tác động của gói trừng phạt rồi sẽ cân nhắc hành động.

Bộ Ngoại giao Nga khẳng định gói trừng phạt mới của Washington sẽ không thể buộc Moscow thay đổi con đường đã chọn, là kiên quyết bảo vệ lợi ích quốc gia, và càng khiến cho đối thoại giữa hai nước về hàng loạt vấn đề trở nên khó khăn hơn.

Mỹ dự kiến áp đòn trừng phạt thứ 2 lên Nga vào tháng 11 tới, bao gồm giáng cấp quan hệ ngoại giao, cấm hãng hàng không Nga Aeroflot bay đến Mỹ, cấm xuất - nhập khẩu.

Washington tuyên bố trừng phạt chỉ được gỡ bỏ khi Moscow đảm bảo không sử dụng vũ khí hóa học trong tương lai và cho phép Liên Hợp Quốc tiến hành các cuộc thanh sát "tại chỗ".

Ngoại giao  thời Trump ,ít nhất là trong 2 năm đầu và rỏ nét định hình vào năm thứ hai 2018 là người ta nhớ lại kiểu ngoại giao tình báo – (có phần tương tự ngoại giao thời Kissinger 1971  1973  dùng các chuyến gặp liên tục con thoi  với lãnh tụ các cường quốc để đánh giá tình hình , tác động gây ảnh hưởng theo một  chương trình mục tiêu nhất quán linh động  .nó làm cho đối phương khó che dấu ý đồ thật , khả năng  thật sự  và cũng làm rõ các điểm yếu của đối phương .. các hoạt động trực tiếp đánh giá cấp cao này diễn ra kết hợp với các hoạt động tình báo thu thập tin tức cường độ cao ). Phải  chăng vì vậy mà 26 tháng 4 năm 2018Trump đã cử 1 Giám đốc CIA làm Ngoại trưởng  Pompeo - Pompeo là thành viên của phong trào Đảng Chè trong đảng Cộng hòa Hoa Kỳ ]Học viện Quân sự Hoa Kỳ tại West Point phục vụ trong Quân đội Hoa Kỳ hàm đại úy xe tăng Ông đã phục vụ trong Kỵ binh Hoa Kỳ tuần tra Bức màn Sắt trước sự sụp đổ của bức tường Berlin phục vụ trong chiến tranh vùng Vịnh. Tiến sĩ  Luật Harvard, thành viên ban biên tập Harvard Law Review-

Image result for pompeo 

Chiến tranh Thương Mại  ngày18/09/2018 Ông Trump chính thức áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc   Động thái đánh dấu một bước leo thang quan trọng .

  Image result for Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump

Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 17/9 quyết định áp thuế quan bổ sung 10% lên các mặt hàng Trung Quốc có tổng kim ngạch nhập khẩu 200 tỷ USD vào Mỹ mỗi năm.

Danh sách áp thuế 200 tỷ USD hàng Trung Quốc mà Nhà Trắng vừa chính thức đưa ra được cắt giảm khoảng 300 mặt hàng so với danh sách đề xuất trước đó. Trong số những mặt hàng được đưa khỏi danh sách có đồng hồ thông minh, một số sản phẩm hóa chất, mũ bảo hiểm xe đạp, ghế dựa…

Tuyên bố của ông Trump nói mức thuế bổ sung 10% sẽ được áp dụng từ ngày 24/9 cho tới hết năm 2018. Từ ngày 1/1/2019, mức thuế bổ sung sẽ tăng lên 25%.

Tuyên bố này cũng cảnh báo "nếu Trung Quốc có hành động trả đũa nhằm vào ngành nông nghiệp hoặc các ngành công nghiệp khác của Mỹ, thì chúng tôi sẽ ngay lập tức áp thuế bổ sung lên thêm 267 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc".

Động thái cứng rắn này của ông Trump được đưa ra giữa lúc Mỹ và Trung Quốc đang chuẩn bị nối lại cuộc đàm phán thương mại, .Mấy ngày trước, Trung Quốc đã cảnh báo sẽ hủy kế hoạch đàm phán nếu ông Trump nhất quyết triển khai kế hoạch áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Sáng ngày thứ Hai, ông Trump đăng một dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter: "Thuế quan đã đặt nước Mỹ vào một vị thế mặc cả rất mạnh. Hàng tỷ USD và việc làm đã chảy vào đất nước chúng ta (nhờ thuế quan), trong khi sự gia tăng chi phí đến nay hầu như không đáng kể. Nếu các quốc gia khác không chịu có những thỏa thuận thương mại bình đẳng với chúng ta, thì họ sẽ bị áp thuế!"

Trước khi áp thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc, Mỹ đã áp thuế lên 50 tỷ USD hàng Trung Quốc, và Bắc Kinh đã đáp trả bằng cách áp thuế lên 50 tỷ USD hàng Mỹ.

ngày 18/9 Trung Quốc tuyên bố sẽ áp thuế quan bổ sung lên 60 tỷ USD hàng hóa Mỹ nhập khẩu vào nước này mỗi năm, trả đũa việc Mỹ áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.Tuy nhiên,  Bắc Kinh đưa ra mức thuế "nhẹ nhàng" hơn so với kế hoạch ban đầu.

Bị Trung Quốc áp thuế lần này là một danh sách gồm 5.207 mặt hàng Mỹ, với mức thuế bổ sung là 5% và 10% tùy từng sản phẩm. Theo kế hoạch đưa ra trước đây, các mặt hàng trong danh sách này sẽ các chịu mức thuế 5%, 10%, 20% và 25%.

Động thái "ăn miếng trả miếng" này đánh dấu một bước leo thang mới trong cuộc chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.

Mức thuế mà Mỹ đưa ra cũng "mềm" hơn so với mức 25% áp ngay lập tức như Nhà Trắng cảnh báo lúc đầu."Trung Quốc buộc lòng phải đáp trả chủ nghĩa đơn phương và chủ nghĩa bảo hộ mậu dịch của Mỹ. Trung Quốc không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải dùng thuế quan để đáp trả", một tuyên bố vào cuối ngày thứ Ba đăng trên website của Bộ Tài chính Trung Quốc có đoạn viết.

Bộ Tài chính Trung Quốc cũng tuyên bố sẽ tiếp tục có sự đáp trả tương xứng nếu Mỹ còn khăng khăng áp thuế lên hàng Trung Quốc.Trong một động thái khác, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/9 tuyên bố đã đâm đơn lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) để kiện Mỹ về kế hoạch áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump ngày 18/9 tuyên bố sẵn sàng áp thuế quan trừng phạt lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc nhập khẩu vào Mỹ hàng năm. Lời cảnh báo này được đưa ra sau khi Bắc Kinh tuyên bố áp thuế lên 60 tỷ USD hàng Mỹ để trả đũa việc Mỹ áp thuế lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc trước đó.

Trong một dòng trạng thái (tweet) trên mạng xã hội Twitter, ông Trump nói nếu có thêm bất kỳ động thái thương mại nào nhằm vào Mỹ, thì Trung Quốc sẽ phải hứng chịu "sự trả đũa to lớn và nhanh chóng về kinh tế" từ phía Mỹ.

Trước đó, vào hôm thứ Hai, ông Trump đã hé lộ rằng một sự đáp trả như vậy sẽ đến dưới dạng thuế quan áp lên thêm 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Nếu lời đe dọa này trở thành hiện thực, thì hầu như toàn bộ hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm đều bị áp thuế quan trừng phạt.

Ông Ross cũng nói Mỹ đang kiện Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và hành động này nhận được sự ủng hộ của Nhật Bản và Liên minh châu Âu (EU).

Về phần mình, Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 18/9 cũng tuyên bố đã kiện Mỹ lên WTO vì kế hoạch áp thếu 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.

Tại một cuộc họp báo chung với Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda vào chiều ngày thứ Ba, ông Trump phàn nàn rằng Mỹ bị phần còn lại của thế giới, bao gồm cả Trung Quốc và EU, lợi dụng.

"Trung Quốc đã phát triển đất nước của họ bằng những khoản tiền lớn chảy từ Mỹ. Và tôi đã thay đổi điều đó", ông nói.

 Mỹ và Trung Quốc trưa ngày 24/9 theo giờ Việt Nam đã chính thức triển khai kế hoạch đánh thuế bổ sung đối với hàng hóa của nhau. Theo đó, Mỹ áp thêm thuế lên 200 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ mỗi năm, và Bắc Kinh đáp trả bằng cách tăng thuế đối với 60 tỷ USD hàng Mỹ.

Động thái này cho thấy hai nền kinh tế lớn nhất thế giới quyết không nhượng bộ trong cuộc chiến thương mại song phương đầy căng thẳng.Các sản phẩm từ Trung Quốc trong danh sách 200 tỷ USD bị Mỹ áp mức thuế quan bổ sung 10%, gồm nhiều mặt hàng tiêu dùng từ máy hút bụi tới các thiết bị kết nối Internet.Hàng Mỹ bị Trung Quốc áp thuế theo kế hoạch 60 tỷ USD gồm 5.207 sản phẩm, với mức thuế bổ sung dao động từ 5-10%, trong đó có khí hóa lỏng và một số loại máy bay.Như vậy, đến nay, Mỹ đã áp thuế bổ sung lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc và Trung Quốc đã tăng thuế lên 110 tỷ USD hàng Mỹ.

Theo hãng thông tấn Tân Hoa Xã, vào lúc 13h chiều nay theo giờ Bắc Kinh, Trung Quốc sẽ công bố một cuốn sách trắng về xung đột thương mại với Mỹ.Về vòng đàm phán thương mại Mỹ-Trung tiếp theo dự kiến diễn ra ở Washington tuần nay, hai bên vẫn chưa đưa ra tuyên bố gì. Tờ Wall Street Journal dẫn nguồn thạo tin nói rằng Trung Quốc đã quyết định không cử Phó thủ tướng Lưu Hạc tới Mỹ đàm phán như kế hoạch ban đầu.

Lần gần đây nhất Mỹ-Trung ngồi vào bàn đàm phán thương mại là vào tháng trước, cũng tại Washington, nhưng không mang lại kết quả gì.Ông Rob Carnell, chuyên gia kinh tế trưởng về châu Á thuộc ING, cho rằng Trung Quốc hiện không có lý do gì để nối lại đàm phán với Mỹ. Theo ông Carnell, nếu đàm phán và nhượng bộ, Chính phủ Trung Quốc sẽ bị coi là "yếu đuối". Vị chuyên gia cũng nói rằng Trung Quốc hiện có đủ khả năng để bù đắp những thiệt hại mà chiến tranh thương mại có thể gây ra đối với tăng trưởng kinh tế nước này.

"Trước mắt, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung vẫn chưa có hồi kết", ông Carnell nói, đồng thời cho rằng Trung Quốc có thể đợi qua kỳ bầu cử Quốc hội Mỹ vào tháng 11 để xem Washington có thay đổi gì về lập trường chính sách hay không."Các cuộc khảo sát gần đây cho thấy ưu thế đang thuộc về phe Dân chủ. Trung Quốc có thể cho rằng môi trường thương mại sẽ bớt căng thẳng hơn sau cuộc bầu cử 6/11", ông Carnell nhận định.Mức thuế 10% mà Mỹ vừa áp lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc sẽ tự động tăng lên 25% từ năm sau. Ngoài ra, ông Trump cũng đã dọa áp thuế lên thêm 267 tỷ USD hàng hóa Trung Quốc nữa nếu Bắc Kinh trả đũa.

Cuối tháng 9/2018   Nhóm   cực hữu quanh Trump  thấy rằng chỉ chiến tranh thương mại là chưa đủ để thuần hóa con hổ Trung Hoa , họ đã tiến hành 1 số bước cấm Trung quốc nhập vủ khí từ Nga , xem xét visa Du học sinh Trung Hoa …

 

24/09/2018 Chính phủ Trung Quốc cuối tuần vừa rồi đã triệu đại sứ và tùy viên quân sự Mỹ tại nước này để phản đối mạnh việc Washington đưa ra các biện pháp trừng phạt kinh tế liên quan đến việc Bắc Kinh mua máy bay chiến đấu và thiết bị tên lửa đất đối không của Nga.Ngoài ra, theo tin từ AP, Bắc Kinh cũng triệu hồi một chỉ huy hải quân Trung Quốc đang có chuyến thăm Mỹ như một động thái nhằm bày tỏ sự giận dữ với lệnh trừng phạt của Washington.Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói rằng Mỹ không có quyền cam thiệp vào việc quân đội Trung Quốc hợp tác với Nga."Chúng tôi yêu cầu Mỹ ngay lập tức sửa chữa sai lầm và thu hồi cái gọi là các biện pháp trừng phạt, nếu không Mỹ sẽ phải hứng chịu hậu quả", một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Trung Quốc có đoạn viết. Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đã triệu đại sứ Mỹ Terry Branstad.

Quân ủy Trung ương Trung Quốc cho hay, ông Huang Xueping, Phó chủ tịch phụ trách hợp tác quốc tế, cũng đã triệu tùy viên quân sự Mỹ vào tối hôm thứ Bảy - Tân Hoa Xã đưa tin.

Ông Huang nói Trung Quốc sẽ ngay lập tức triệu hồi ông Shen Jinlong, một chỉ huy hải quan Trung Quốc đang dự hội thảo ở Mỹ, về nước, và sẽ hoãn một cuộc họp với phía Mỹ dự kiến diễn ra vào ngày 25-27/9 tại Bắc Kinh để thảo thuận về cơ chế liên lạc.

"Quân đội Trung Quốc có quyền có những biện pháp đáp trả xa hơn", Tân Hoa Xã dẫn lời ông Huang.

Mâu thuẫn trên bùng lên sau khi Washington nói việc Trung Quốc mua vũ khí từ Rosoboronexport, công ty xuất khẩu vũ khí chính của Nga, là vi phạm một đạo luật của Mỹ năm 2017 nhằm trừng phạt Nga về điều mà Washington cho là Moscow can thiệp vào bầu cử Mỹ.Trên cơ sở này, Mỹ áp lệnh trừng phạt bằng cách cấm cấp thị thực (visa) cho Vụ Phát triển thiết bị thuộc Bộ Quốc phòng Trung Quốc và Giám đốc cơ quan này là ông Li Shangfu; cấm các giao dịch của vụ này và ông Li với hệ thống tài chính Mỹ; đồng thời đóng băng tất cả các tài sản và lợi ích liên quan tại Mỹ.

Bộ Ngoại giao Mỹ nói Vụ Phát triển thiết bị của Trung Quốc đã có một "giao dịch lớn" khi mua máy bay chiến đấu Su-35 của Nga vào năm 2017 và thiết bị liên quan đến hệ thống tên lửa đất đối không S-400 trong năm nay.Bộ Ngoại giao Mỹ cũng nói các biện pháp trừng phạt được áp lên Trung Quốc nhằm "gia tăng hơn nữa cái giá mà Chính phủ Nga phải trả vì những hoạt động thâm hiểm của họ". Mỹ đồng thời "kêu gọi tất cả các quốc gia giảm quan hệ với ngành quốc phòng và tình báo Nga, cả hai ngành này của Nga đều có liên hệ với những hoạt động thâm hiểm trên toàn thế giới".

Về phần mình, điện Kremlin nói rằng các biện pháp trừng phạt mà Mỹ áp lên Trung Quốc là "không công bằng" và nhằm mục đích phá hoại vị thế cường quốc xuất khẩu vũ khí của Nga.

Hôm thứ Sáu, phát ngôn viên điện Kremlin Dmitry Peskov nói với các nhà báo Rằng Nga xem lệnh trừng phạt này của Mỹ là một nỗ lực nhằm xói mòn năng lực cạnh tranh của Nga về xuất khẩu vũ khí, đồng thời tuyên bố sẽ có biện pháp đáp trả.

Những sự kiện nổi bật chưa từng có trong hơn 30 năm qua diễn ra trong tháng 9 2018 chứng tỏ thế giới đang đến một thời điểm tới hạn .bước ngoặc hay quá độ về trật tự thế giới .    Thời gian cho bước ngoặc quá độ này là bao lâu  ,và diễn tiến như thế nào đang được các học giả nghiên cứu. Nhưng rỏ ràng ,đây là thời kỳ thiên hạ đại loạn , Thời kỳ mà vô trật tự , xáo trộn khủng khoảng diễn ra  thường xuyên .   Từ tháng 6 2018  George Friedman, một chuyên gia Mỹ,cũng thuộc vào trong giới tinh hoa thông tuệ ở Mỹ hơn 40 năm qua  , cho rằng một trật tự thế giới đang dần ló dạng.Ở phương Tây, G7 – khối 7 nước công nghiệp phát triển nhất bị chia rẽ vì chính sách bảo hộ mậu dịch của tổng thống Mỹ Donald Trump. Tại châu Á, thượng đỉnh Hợp tác Thượng Hải OSC cố gắng phô bày hình ảnh một tổ chức đoàn kết. Một điều chắc chắn là G7 đã lỗi thời, lạc hậu, xơ cứng thuộc về một thời kỳ đã qua, đó là thời Chiến Tranh Lạnh. 

Vì không có khả năng chống các quốc gia trong khối các nước xuất khẩu dầu lửa - OPEC, nhóm các nước công nghiệp phát triển này đã họp lại với nhau hàng năm và ra các thông cáo theo thông lệ, mà không làm được điều gì lớn lao cụ thể. Hơn nữa, thế giới đã thay đổi từ năm 1973. Nước Ý ngày nay đứng hàng thứ 8 trên thế giới, và Canada là xếp thứ 10. Trong khi mà Ấn Độ và Trung Quốc lần lượt xếp hạng hai và thứ bảy trên thế giới.

G7 chỉ là một thực thể chủ yếu bao gồm các nước Âu-Mỹ không phản ảnh được tính chất phức tạp của thế giới. M Do đó, đối với Donald Trump, cuộc họp G7 ngày 08 và 09/06 chỉ là một thời điểm, một chặng đường đi qua, trước cuộc gặp Kim Jong Un, tại Singapore ngày 12/06.

Đương nhiên, đó cũng là cách nhìn của ông Shinzo Abe vì theo thủ tướng Nhật Bản, hồ sơ Bắc Triều Tiên không phải là một chủ đề xa vời như đối với các nước châu Âu. Nếu Trung Quốc và Ấn Độ tham gia cuộc đàm phán, vấn đề Bắc Triều Tiên chắc có thể là tâm điểm của các cuộc thảo luận, cũng giống như chủ đề về thuế quan.Cuộc gặp Donald Trump và Kim Jong Un , tại Singapore ngày 12/06. Chỉ là một  dạng bước đầu khai mở một bế tắc lịch sử có tính chiến lược 70 năm . Mục tiêu là phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên. Thế nhưng vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên nằm trên bán đảo, trong khi đó vũ khí của Mỹ ở trên không, trên máy bay, dưới nước, trong tầu ngầm và tại các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc.Chẳng cần phải là một chuyên gia lớn mới hiểu được rằng Bình Nhưỡng sẽ không từ bỏ chương trình hạt nhân tuy cũ kỳ, tốn kém nhưng thiết yếu cho sự tồn tại chế độ mà không nhận được điều bù lại. Washington chưa sẵn sàng rút khỏi các căn cứ quân sự ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

 Trên bình diện chiến lược, học thuyết của Mỹ có mục đích là không để một quốc gia nào – Đức hay Nga, một mình kiểm soát được vùng Á-Âu. Chính vì thế mà Mỹ đã can thiệp vào châu Âu năm 1917 và 1944. Tương tự, sau chiến tranh, sự trỗi dậy của Nga tại Trung Âu đã thúc đẩy Hoa Kỳ dấn thân vào Chiến Tranh Lạnh.

Sự trỗi dậy thành cường quốc của Nga và Trung Quốc liệu có thể nào xảy ra một xung đột thế giới ? Nếu loài người không tránh được bi kịch Thucydides thì có thể  từ năm 2050 trở đi. Nhưng trước mắt thì chưa. Hãy đánh giá về sức mạnh thật sự của nước Nga : đó chỉ là sức mạnh của làng Potemkine. Nước Nga muốn làm cho mọi người nghĩ rằng họ sẽ lại trở thành Liên Xô. Thế nhưng, một mặt là trên thực tế, Dưới cái nhìn của các chuyên gia Mỹ thì  nước Nga chỉ còn là cái bóng của mình mà thôi, bị tê liệt vì phụ thuộc vào dầu lửa, nạn tham nhũng và một loạt các vấn đề khác. Thậm chí, Nga không có khả năng xâm lược Ukraina. Sự hiện diện của Nga tại Syria giống như một chiến dịch quan hệ công chúng, quảng bá – nhằm chứng tỏ là họ tồn tại – hơn là một sự triển khai quân sự. Trong năm 2018 Putin có những hành động chiến lược qui mô lớn như Đại diễn tập quân đội lớn nhất sau Chiền tranh lạnh .  Tuy nhiên ,Một nước với qui mô kinh tế  cấp xỉ 1500 tỷ USD thì khó kham nỗi cuộc canh tranh chiến lược toàn cầu .

Về phần Trung Quốc,  nước này đã phát triển về kinh tế từ 20 năm nay, nhưng không giải quyết được một vấn đề rất lớn là tình trạng bần hàn đang kìm hãm sự phát triển ;  bên ngoài vùng duyên hải, có một tỷ người nghèo khó đang sống dưới ách một chế độ độc tài luôn hoảng sợ về ý tưởng một cuộc nổi dậy của người dân. Đó là một quốc gia về thực chất là không ổn định.

Về quân sự, Bắc Kinh có những bước tiến. Nhưng tất cả chỉ là tương đối. Từ một thập niên qua, Trung Quốc muốn thống trị Biển Đông, nhưng không làm được. Do không có lực lượng thủy-lục đáng kể, Trung Quốc không thể xâm lược một nước nào. Nhật Bản, Indonesia và ngay cả nước Philippines khiêm tốn vẫn đối đầu được với Trung Quốc.

Tóm lại, Trung Quốc cũng như Nga chưa  thể thật sư  thách thức Hoa Kỳ trong ngắn hạn .Nhưng về chiến lược dài hạn thì  là đối thủ ,có lúc là kẻ thù ,có lúc là đối tác ... Mỹ hiện  đối mặt với nhiều vấn đề thứ cấp có tính chiến lược toàn cầu , như Bắc Triều Tiên hay thế giới Hồi Giáo. Nhưng chưa có  một mối đe dọa sinh tồn sống chết  nào làm cho Hoa Kỳ thật sự « mất ngủ ». Thế giới hiện nay tuy bên ngoài ,hằng ngày là hỗn loạn nhưng tại nước Mỹ  vẫn  ổn định. 

Suy xét cho sâu xa thì Chính sự thay đổi bố trí sức mạnh   của Mỹ đang làm mất ổn định khu vực châu Á - Thái Bình Dương .Nước Mỹ từ 180 năm nay là một nước can dự mạnh ,sâu sắc và toàn diện Trái đất hơn bất cứ quốc gia nào .Để tồn tại ,nước Mỹ phải giử vững vai trò ông chủ thị trường tài chính toàn cầu ,cảnh sát biển cả vì an ninh hàng hải ,an toàn phòng ngừa tấn công hạt nhân từ dưới BIỂNN, cảnh sát bầu trời vì an ninh hàng không vủ trụ ...Là một phần của "trục chính đến châu Á", Hoa Kỳ đã chuyển phần lớn lực lượng hải quân của mình sang châu Á-Thái Bình Dương trong nỗ lực chống lại ảnh hưởng địa chính trị của Trung Quốc trong thập kỷ này. * Các nước ở Đông Á đã bắt đầu phân cực dưới sự căng thẳng của hai cường quốc toàn cầu, bất chấp nỗ lực duy trì ổn định trong khu vực. Nhật Bản và Philippines đã tiến gần hơn với quyền lực Mỹ đang nổi lên với hy vọng ngăn chặn các tuyên bố lãnh thổ của Trung Quốc về Senkaku (Diaoyu), Trường Sa và các đảo khác - trong khi Campuchia, Hàn Quốc và các quốc gia khác cố gắng giữ trung lập cho vì lợi ích kinh tế khi khu vực chia rẽ. Mỹ và Trung Quốc không phải là những người chơi lớn duy nhất chuyển tầm nhìn của họ sang khu vực này của châu Á: Nga cũng bắt đầu di chuyển về phía đông.Trong những năm tới, căng thẳng địa chính trị trong khu vực sẽ làm rung chuyển nền kinh tế toàn cầu, khả dĩ kéo quan hệ Hoa Kỳ-Trung Quốc đến điểm gần như phá vỡ,

Phải chăng nước Mỹ đã bắt đầu suy tàn trong thế kỷ 21 ? Hoài niệm về sự thống trị của mình trong quá khứ, một số trí thức châu Âu  mơ tưởng đến điều đó. Ngay khi thế giới có một vấn đề gì, phản xạ đầu tiên của họ là nhìn xem Hoa Kỳ hành động ra sao. Và ngay sau đó, họ khẳng định rằng người Mỹ thật xuẩn ngốc.. Quyền lực dựa trên sức mạnh kinh tế và quân sự. Hiện nay, của cải mà nước Mỹ tạo ra chiếm tới một phần tư tổng sản phẩm quốc nội toàn thế giới, trong lúc dân số mới chỉ xấp xỉ 300 triệu. Hơn nữa, ảnh hưởng của Mỹ lan tỏa thông qua tiếng Anh, được dùng ở khắp nơi.

Về quân sự, ngân sách quốc phòng của Mỹ lớn hơn cả ngân sách của năm hoặc sáu quốc gia gộp lại. Cần phải luôn nhớ đến một thực tế quan trọng nhưng thường bị sao lãng : Hải Quân Mỹ làm chủ hoàn toàn ba đại dương. Một chiếc thuyền mành ở Biển Đông, một chiếc thuyền bút ở ngoài khơi bờ biển châu Phi, một chiếc tàu dầu trong vùng Vịnh Ba Tư hay một chiếc thuyền buồm du lịch ở vùng biển Caraibe, bất kể một sự di chuyển nào trên biển cũng đều bị giám sát bởi các vệ tinh của Mỹ.

Hơn nữa, các di chuyển này có thể bị ngăn chặn – hoặc được bảo vệ - bởi Hải Quân Hoa Kỳ. Ngay cả khi gộp lại, tất cả các hạm đội trên thế giới vẫn nhỏ hơn hạm đội của Hoa Kỳ. Đó là một sự thống trị chưa từng có trong lịch sử nhân loại, còn hơn cả sự thống trị của Hải Quân Hoàng Gia Anh trong thời kỳ huy hoàng nhất. Kết quả là Mỹ đủ khả năng xâm lăng các nước, nhưng không một quốc gia nào đủ khả năng xâm lăng Hoa Kỳ.

26 năm  tới  tiên đoán là SIÊU CƯỜNG  mới trỗi dậy vào khoảng năm 2040   Trước tiên là Nhật Bản. Chính Nhật Bản chứ không phải Trung Quốc là cường quốc địa chính trị lớn ở vùng Đông Nam Á. Tuy nhiên Nhật bản phải dựa vào liên minh địa lý bền vững  .. Là tác nhân kinh tế hàng đầu, Nhật Bản đã xử lý tốt và thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng và tái tạo lòng tin. Trong tương lai, Tokyo sẽ tiếp tục truyền thống quân sự hóa và lại trở thành một cường quốc khu vực, nhằm bù đắp sự yếu kém nội tại, đó là việc không có tài nguyên thiên nhiên. Nhật Bản cũng muốn đối trọng với sự trỗi dậy của bán đảo Triều Tiên, Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc sẽ thống nhất từng bước trước năm 2030. Hải quân Nhật Bản, vốn đã mạnh, sẽ được tăng cường. Trong viễn cảnh đối phó với mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên, chính quyền Tokyo sẽ từ bỏ điều 9 trong Hiến Pháp chủ hòa tồn tại từ 71 năm qua.

Tuy nhiên ,Nhật bản có trở ngại rất lớn  do động đất , bão đại dương ,sóng thần  và cả vấn đề hỏa tiễn nguyên tử Triều tiên mặc dầu họ đã và đang vượt qua nhờ ý chí và kỹ thuật .Nhưng vẫn chưa đủ . Nhật phải có căn cứ vững chắc qui mô 10000km2 ở lục địa vùng Đông nam Á với điều kiện ổn định về khí hậu và triển khai các chiến lược công nghệ dài hạn cũng như các sản phẩm chiến lược . Đó có thể  là Việt Nam . Một đất nước dài 3000 km bờ biển  bên cạnh Điển Đông của Thái bình Dương Nhật phải tạo dựng  1 vài căn cứ kinh tế công nghệ cao cấp và kể cả vủ khí hạt nhân  thế hệ 2030  ngoài nước Nhật và trong khoảng cách 1000km . Thế liên Minh Nhật Việt đang hình thành sẽ là tiền đề để Nhật trờ thành siêu cường hạng hai của Thế giới năm 2050 . Một nước Nhật với GDP 8000 tỷ USD cùng những căn cứ công nghiệp  chiến lược tại Việt nam và hạm đội hàng không mẫu hạm ,tàu ngầm  hat nhân đại dương sẽ là điều kiện cho một siêu cường giữa kỷ 21 .

Tại New York cách nay 44 năm , ngày 15 tháng 4 năm 1974 Kissinger là Ngoại trưởng của Hoa Kỳ đọc diễn văn tại Liên hiệp quốc công bố những khái niệm về chủ thuyết thế giới liên lập vừa Thách thức vừa phụ thuộc lẫn nhau

“Chúng ta gặp nhau ở đây vào thời điểm kinh tế thế giới đang bị căng thẳng nghiêm trọng. Cuộc khủng hoảng năng lượng đầu tiên đã tạo nên sự mong manh của nó. Nhưng vấn đề vượt qua cuộc khủng hoảng đặc biệt đó. Mỗi vấn đề chúng ta phải đối mặt - chống lại lạm phát và kích thích tăng trưởng, thiếu lương thực  và giải quyết vấn nạn  nghèo khó, khan hiếm tài nguyên vật chất và tình trạng  tuyệt vọng - là một phần của vấn đề toàn cầu

Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ các quan niệm chung chung đã lỗi thời và khẩu hiệu  mà chúng ta có — tất cả chúng ta - sống lâu quá. Các vấn đề lớn về phát triển không còn có thể được nhận thức thực tế về mặt đối đầu giữa “những người“ giàu  ”và“ nghèo  ”hay như một cuộc đấu tranh về sự phân phối của sự giàu có . Bất kể niềm tin tư tưởng hay cấu trúc xã hội của chúng ta, chúng ta là một phần của một hệ thống kinh tế quốc tế duy nhất mà tất cả các mục tiêu kinh tế quốc gia của chúng ta phụ thuộc. Không quốc gia hay khối dân tộc nào có thể đơn phương xác định hình dạng của tương lai.”

Sau gần nữa thế kỷ ,nghe lại lời của  giới tinh hoa nước Mỹ thời đó mới cảm nhận sâu hơn về tính cách nước Mỹ trước thách thức và nan nguy ..Giới tinh hoa Mỹ đã giải bài toán của họ ,của nước Mỹ và một phần nào là của xã hội nhân loại 50 năm trước ,với tinh thần khai mở : “Chúng ta hãy bắt đầu bằng cách loại bỏ các quan niệm chung chung đã lỗi thời và khẩu hiệu  mà chúng ta có — tất cả chúng ta - sống lâu quá. “

Tinh hoa Mỹ đã quán được triết lý vô chấp . Từ đó thực hiện tư duy không có kẻ thù vĩnh  viễn chỉ có quyền lợi vĩnh viễn. “Nations have no permanent friends or allies, they only have permanent interests.” Tác giả của câu này cũng là một Thủ tướng Anh, Huân tước Lord Palmerston.

Kissinger:   "Nước Mỹ không có Đồng minh hay Kẻ thù vĩnh viễn, chỉ có lợi ích là vĩnh cửu."
(America has no permanent friends or enemies, only interests)
Đây là câu nói của cựu Ngoại trưởng Hoa Kỳ Henry Kissinger vào Thập niên 1980s, ông đã lặp lại câu nói của Lord Palmerston nhưng chế lại thành câu của mình. Nguyên văn câu nói này là: "Chúng ta không có Đồng minh hay kẻ thù vĩnh cửu, chỉ có lợi ích của chúng ta là vĩnh cửu." (We have no eternal allies, and we have no perpetual enemies. Our interests are eternal and perpetual).

Lịch sử đã từng chứng kiến những cuộc tranh đua vì  các giấc mộng xưng vương bá từ thời Tần thủy Hoàng ,Ce Sar , Thành Cát Tư hãn ,Tam quốc ..

khi viết những giòng tạm gọi là dự báo này thì ở Hoa Kỳ  Phó Tổng Thống Mike Pence phát biểu bài diễn văn đọc tại Hudson Institute ngày 5/10/2018  . Bài diễn văn này theo thiễn ý là tổng kết đánh giá toàn diện mối quan hệ 150 năm giữa Mỹ và Trung Hoa  đồng thời chứa đựng các chiến lược sách lược cũng như tính toán về đối  sách của Hoa Kỳ trong cuộc Đại chiến  với Trung Hoa đầu Kỷ 21 .  

“...Ngay từ thời kỳ đầu của chính quyền này, Tổng thống Trump đã xem mối quan hệ của chúng ta với Trung  Quốc và với Chủ tịch Tập là một ưu tiên. Ngày 6 tháng 4 năm ngoái, Tổng thống Trump chào đón Chủ tịch Tập đến Mar-A-Lago. Ngày 8 tháng 11 năm ngoái, Tổng thống Trump thăm Bắc Kinh.Hơn 2 năm qua, tổng thống của chúng ta đã gầy dựng mối quan hệ cá nhân bền chặt với vị chủ tịch của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, và họ hợp tác chặt chẽ trong các vấn đề quan tâm chung, quan trọng nhất là phi phạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.
Nhưng hôm nay tôi xuất hiện trước các bạn vì người dân Mỹ xứng đáng được biết… ngay khoảnh khắc này, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn bộ chính quyền, sử dụng các công cụ chính trị, kinh tế và quân sự, cũng như tuyên truyền, để thúc đẩy sự ảnh hưởng và gặt hái lợi ích ở Hoa Kỳ. Trung Quốc cũng áp dụng sức mạnh này theo những cách chủ tâm hơn bao giờ hết, để áp đặt sự ảnh hưởng và can thiệp vào chính sách và chính trị nội bộ của đất nước chúng ta.
Dưới thời chính quyền của chúng tôi, chúng tôi đã tiến hành những hành động quyết liệt để đáp trả Trung Quốc bằng sự lãnh đạo của Mỹ, áp dụng những nguyên tắc và chính sách mà những người trong khán phòng này chủ trương từ lâu.
Trong “Chiến lược An ninh quốc gia” được Tổng thống Trump công bố tháng 12 năm ngoái, ông mô tả một thời kỳ mới của “sự cạnh tranh nước lớn”. Các quốc gia nước ngoài đã bắt đầu “tái áp đặt sự ảnh hưởng của họ ở khu vực và toàn cầu”, và họ đang “thách thức lợi thế địa chính trị (của nước Mỹ) và cố gắng thay đổi trật tự quốc tế theo hướng có lợi cho họ”. Trong chiến lược này, Tổng thống Trump đã nêu rõ rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ đã thông qua một chiến lược mới với Trung Quốc. Chúng ta tìm kiếm mối quan hệ trên cơ sở công bằng, có đi có lại và tôn trọng chủ quyền, và chúng ta thực hiện hành động dứt khoát để đạt mục tiêu đó.
Khi đất nước non trẻ của chúng ta tìm kiếm thị trường xuất khẩu mới sau thời kỳ chiến tranh Cách mạng, người Trung Quốc chào đón những tàu buôn Mỹ chất đầy nhân sâm và lông thú…
Khi Trung Quốc chịu đựng những sự sỉ nhục và bóc lột trong thời kỳ được gọi là “Thế kỷ Ô nhục” của họ, nước Mỹ từ chối tham gia, và chủ trương chính sách “Mở cửa”, để chúng ta có thể giao thương công bằng hơn với Trung Quốc và duy trì chủ quyền của họ…
Khi những nhà truyền giáo Mỹ rao giảng tin mừng đến những vùng đất Trung Quốc, họ sửng sờ trước nền văn hóa sâu đậm của những người cổ xưa nhưng đầy sức sống, và không chỉ truyền bá đức tin, họ còn thành lập một trong số những ngôi trường đại học đầu tiên và ưu tú nhất của Trung Quốc…
Khi Đệ nhị Thế chiến nổ ra, chúng ta sát cánh như những đồng minh trong cuộc chiến chống lại chủ nghĩa đế quốc… Và sau cuộc chiến đó, Mỹ bảo đảm Trung Quốc trở thành thành viên Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và là một nước tham gia định hình vĩ đại của thế giới thời hậu chiến.
Nhưng không lâu sau khi lên nắm quyền vào năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt đầu theo đuổi chủ nghĩa bành trướng chuyên chế. Chỉ 5 năm sau khi hai quốc gia là chiến hữu, chúng ta đã chiến đấu lại với nhau, trên những ngọn núi và thung lũng ở bán đảo Triều Tiên. Thân phụ của tôi đã chứng kiến chiến sự trên những tiền tuyến tự do.
Ngay cả cuộc chiến tranh Triều Tiên bạo tàn cũng không thể làm giảm đi mong muốn của đôi bên nhằm khôi phục các mối quan hệ gắn bó lâu đời. Bất hòa của Hoa Kỳ với Trung Quốc chấm dứt năm 1972, và ngay sau đó, chúng ta thiết lập lại quan hệ ngoại giao, bắt đầu mở cửa nền kinh tế cho nhau, và các trường đại học Mỹ bắt đầu đào tạo một thế hệ kỹ sư, lãnh đạo doanh nghiệp, học giả và cán bộ Trung Quốc mới. Sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ, chúng ta cho rằng một Trung Quốc tự do là không thể tránh khỏi. Ngập trong sự lạc quan, vào đầu thế kỷ 21, Mỹ đã đồng ý cho Bắc Kinh tiếp cận với nền kinh tế của chúng ta, và đưa Trung Quốc vào Tổ chức Thương mại Thế giới.
Các chính quyền trước đây đưa ra lựa chọn này với hy vọng tự do ở Trung Quốc sẽ mở rộng dưới mọi hình thức - không chỉ về mặt kinh tế, mà cả mặt chính trị, với sự tôn trọng mới dành cho các nguyên tắc tự do cổ điển, tài sản tư nhân, tự do tôn giáo và toàn thảy vấn đề nhân quyền… nhưng hy vọng này đã không được thành toàn.
Giấc mơ tự do vẫn còn xa vời đối với người dân Trung Quốc. Và trong khi Bắc Kinh vẫn chỉ chót lưỡi đầu môi về “cải cách và mở cửa”, chính sách nổi tiếng của Đặng Tiểu Bình giờ đây tỏ ra thiếu thành thật.
Trong 17 năm qua, GDP của Trung Quốc đã tăng gấp 9 lần; trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Phần lớn thành công này được thúc đẩy bởi đầu tư của Mỹ tại Trung Quốc. Và Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng đã sử dụng một kho chính sách không phù hợp với thương mại tự do và công bằng, trong đó thuế quan, hạn ngạch, thao túng tiền tệ, cưỡng bức chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp công nghiệp được ban phát vô tội vạ chỉ là một vài trong số đó. Những chính sách này đã xây dựng cơ sở sản xuất của Bắc Kinh, với hậu quả là tổn thất của các đối thủ cạnh tranh - đặc biệt là Mỹ.
Hành động của Trung Quốc góp phần vào thâm hụt thương mại với Hoa Kỳ mà năm ngoái đã lên đến 375 tỷ USD - gần một nửa thâm hụt thương mại toàn cầu của chúng ta. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần này, "chúng ta đã tái thiết Trung Quốc" trong 25 năm qua.
Bây giờ, thông qua kế hoạch “Made in China 2025”, Đảng Cộng sản đã đặt mục tiêu kiểm soát 90% các ngành công nghiệp tiên tiến nhất thế giới, bao gồm robot, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo. Để giành được những đỉnh cao chỉ huy của nền kinh tế thế kỷ 21, Bắc Kinh đã chỉ đạo các quan chức và doanh nghiệp của mình thâu tóm tài sản trí tuệ Mỹ - nền tảng cho sự lãnh đạo kinh tế của chúng ta - bằng mọi phương tiện cần thiết.
Bắc Kinh hiện yêu cầu nhiều doanh nghiệp Mỹ chuyển giao bí mật thương mại của họ để đổi lại hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Họ cũng phối hợp và tài trợ cho việc mua lại các công ty Mỹ để giành quyền sở hữu sáng tạo của những công ty này. Tệ hại nhất là các cơ quan an ninh Trung Quốc đã chủ mưu đánh cắp trọn gói công nghệ Mỹ - bao gồm các bản thiết kế quân sự tối tân.
Và bằng cách sử dụng công nghệ bị đánh cắp đó, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang lấy lưỡi cày rèn gươm trên một quy mô lớn…
Chi tiêu quân sự của Trung Quốc hiện bằng toàn thể phần còn lại của châu Á gộp lại, và Bắc Kinh đã ưu tiên khả năng làm xói mòn lợi thế quân sự của Mỹ - trên đất liền, trên biển, trên không, và trong không gian. Trung Quốc khăng khăng đẩy Hoa Kỳ ra khỏi Tây Thái Bình Dương và cố gắng ngăn cản chúng ta hỗ trợ các đồng minh của mình.
Bắc Kinh cũng sử dụng sức mạnh của mình nhiều hơn bao giờ hết. Tàu Trung Quốc thường xuyên tuần tra quanh quần đảo Senkaku, được quản lý bởi Nhật Bản. Và trong khi nhà lãnh đạo Trung Quốc đứng trong Vườn Hồng của Nhà Trắng năm 2015 và nói rằng đất nước của ông "không có ý định quân sự hóa Biển Đông", ngày nay, Bắc Kinh đã triển khai tên lửa chống hạm và phòng không trên một chuỗi căn cứ quân sự được xây dựng trên các đảo nhân tạo.
Sự hung hăng của Trung Quốc được dịp phô bày trong tuần này, khi một tàu hải quân Trung Quốc áp sát tàu USS Decatur ở khoảng cách 41 mét khi nó tiến hành các hoạt động tự do hàng hải trên Biển Đông, buộc tàu của chúng ta phải nhanh chóng cơ động để tránh va chạm. Bất chấp sự quấy rối liều lĩnh như vậy, Hải quân Hoa Kỳ sẽ tiếp tục bay, đi tàu và hoạt động ở bất cứ nơi nào luật pháp quốc tế cho phép và theo nhu cầu lợi ích quốc gia của chúng ta. Chúng ta sẽ không bị đe dọa; chúng tôi sẽ không rút lui.
Mỹ từng hy vọng tự do hóa kinh tế sẽ thúc đẩy Trung Quốc đi đến quan hệ đối tác lớn hơn với chúng ta và với thế giới. Thay vào đó, Trung Quốc đã chọn cách xâm lăng kinh tế, điều này đến lượt nó lại thúc đẩy quân đội của họ ngày càng phát triển. Bắc Kinh cũng không hướng tới quyền tự do lớn hơn cho người dân của họ như chúng ta kỳ vọng. Có lúc, Bắc Kinh xích gần đến quyền tự do và tôn trọng nhân quyền nhiều hơn, nhưng trong những năm gần đây, họ đã quay ngoắt về phía sự kiểm soát và áp bức.
Ngày nay, Trung Quốc đã xây dựng một nhà nước giám sát độc nhất vô nhị, và nó càng ngày càng mở rộng và bừa bãi - thường với sự giúp đỡ của công nghệ Mỹ. Tương tự, "Vạn lý hỏa thành của Trung Quốc" cũng ngày càng cao hơn, hạn chế đáng kể dòng chảy tự do thông tin đến với người dân Trung Quốc. Và đến năm 2020, các nhà cai trị của Trung Quốc nhắm đến việc thực thi một hệ thống Orwell dựa trên việc kiểm soát hầu hết khía cạnh của đời sống con người – với cái gọi là “điểm tín nhiệm xã hội”. Theo ngôn ngữ trong bản thiết kế chính thức của chương trình, nó sẽ "cho phép người được tín nhiệm rong chơi cùng trời cuối đất, trong khi khiến người mất uy tín không nhấc nổi một bước".
Và khi nói đến tự do tôn giáo, một làn sóng truy bức mới đang ập xuống với các Kitô hữu, Phật tử và người Hồi giáo Trung Quốc…
Tháng trước, Bắc Kinh đóng cửa một trong những nhà thờ ngầm lớn nhất Trung Quốc. Trên khắp đất nước, nhà chức trách đang giật đổ thánh giá, đốt kinh thánh và cầm tù các tín hữu. Và Bắc Kinh giờ đây đã đạt được thỏa thuận với Vatican, mang lại cho Đảng Cộng sản vốn tuyên xưng vô thần một vai trò trực tiếp trong việc bổ nhiệm các giám mục Công giáo. Đối với các Kitô hữu Trung Quốc, đó là những thời kỳ tuyệt vọng. Bắc Kinh cũng đang trấn áp Phật giáo. Trong thập niên qua, hơn 150 tu sĩ Phật giáo Tây Tạng đã tự thiêu để phản đối sự đàn áp của Trung Quốc đối với niềm tin và văn hóa của họ.
Và ở Tân Cương, Đảng Cộng sản đã giam giữ cả triệu người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ trong các trại của chính phủ nơi họ phải chịu đựng sự tẩy não suốt ngày đêm. Những người sống sót trong các trại đã mô tả trải nghiệm của họ như một nỗ lực cố ý của Bắc Kinh để bóp nghẹt văn hóa Duy Ngô Nhĩ và dập tắt đức tin Hồi giáo.
Nhưng như lịch sử chứng minh, một đất nước đàn áp những người dân của chính nó hiếm khi dừng lại ở đó. Bắc Kinh cũng đặt mục tiêu mở rộng tầm với của mình trên toàn thế giới. Như Tiến sĩ Michael Pillsbury của chính Viện Hudson đã nói, “Trung Quốc đã phản đối các hành động và mục tiêu của chính phủ Hoa Kỳ. Thật vậy, Trung Quốc đang xây dựng mối quan hệ riêng của mình với các đồng minh và kẻ thù của Hoa Kỳ, đi ngược lại với bất kỳ ý định hòa bình hay hảo ý nào của Bắc Kinh”.
Trung Quốc sử dụng cái gọi là "ngoại giao bẫy nợ" để mở rộng ảnh hưởng của họ. Hôm nay, quốc gia đó đang cung cấp hàng trăm tỷ đô la các khoản vay cơ sở hạ tầng cho các chính phủ từ châu Á đến châu Phi đến châu Âu đến cả Mỹ Latinh. Tuy nhiên, các điều khoản của các khoản vay đó dù có hay ho đến chừng nào thì cũng luôn mơ hồ và lợi ích luôn tuôn đổ về Bắc Kinh.
Chỉ cần hỏi Sri Lanka, nước vay một khoản nợ khổng lồ để các công ty nhà nước Trung Quốc xây dựng một cảng biển với giá trị thương mại đáng ngờ. Hai năm trước, quốc gia đó không còn đủ khả năng thanh toán món nợ của mình nữa - vì vậy Bắc Kinh đã gây áp lực để Sri Lanka chuyển giao cảng mới trực tiếp vào tay Trung Quốc. Nó có thể sớm trở thành căn cứ quân sự tiền phương cho lực lượng hải quân biển xanh đang ngày càng phát triển của Trung Quốc.
Trong chính bán cầu của chúng ta, Bắc Kinh đã giang tay cứu vớt chế độ Maduro tham nhũng và bất tài ở Venezuela, cam kết 5 tỉ đô la trong các khoản vay đáng ngờ có thể được hoàn trả bằng dầu. Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của quốc gia này, tạo gánh nặng cho người dân Venezuela với hơn 50 tỷ đô la nợ nần. Bắc Kinh cũng đang làm suy đồi nền chính trị của một số quốc gia bằng cách cung cấp sự hậu thuẫn trực tiếp cho các đảng phái và ứng viên hứa hẹn sẽ đáp ứng các mục tiêu chiến lược của Trung Quốc…
Và kể từ năm ngoái, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thuyết phục 3 quốc gia Mỹ Latinh cắt đứt quan hệ với Đài Bắc và công nhận Bắc Kinh. Những hành động này đe dọa sự ổn định của Eo biển Đài Loan - và Hoa Kỳ lên án những hành động này. Và trong khi chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục tôn trọng Chính sách Một Trung Quốc của chúng ta, như được phản ánh trong ba thông cáo chung và Đạo luật Quan hệ Đài Loan, Mỹ sẽ luôn tin rằng sự đón nhận dân chủ của Đài Loan chỉ ra một con đường tốt hơn cho tất cả người dân Trung Quốc.
Đây chỉ là một vài trong số những cách mà Trung Quốc đã tìm cách thúc đẩy lợi ích chiến lược của mình trên khắp thế giới, với cường độ và sự tinh vi ngày càng gia tăng. Tuy nhiên, các chính quyền trước đây gần như bỏ qua các hành động của Trung Quốc - và trong nhiều trường hợp, họ đã xúi giục Trung Quốc. Nhưng thời đó đã qua.
Dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Hoa Kỳ đã bảo vệ lợi ích của chúng ta với sức mạnh được phục hồi của Mỹ… Chúng ta đã làm cho quân đội hùng mạnh nhất trong lịch sử thế giới hùng mạnh hơn nữa. Đầu năm nay, Tổng thống đã ký thành luật việc gia tăng chi tiêu quốc phòng lớn nhất kể từ thời Ronald Reagan - 716 tỷ đô la để mở rộng sự thống trị quân sự của chúng ta trong mọi chiến trường.
Chúng ta đang hiện đại hoá kho vũ khí hạt nhân, chúng ta đang triển khai và phát triển những chiến đấu cơ và máy bay ném bom tối tân, chúng ta đang xây dựng một thế hệ tàu sân bay và tàu chiến mới, và chúng ta đang đầu tư vào các lực lượng vũ trang của chúng ta ở mức chưa từng có. Điều này bao gồm việc xúc tiến thành lập Lực lượng Không gian Hoa Kỳ để đảm bảo sự thống trị liên tục của chúng ta trong không gian, và cho phép tăng cường năng lực trong thế giới mạng để xây dựng sự răn đe với các đối thủ của chúng ta.
 chúng ta cũng đang áp đặt thuế quan lên 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, với mức thuế cao nhất nhắm vào các ngành công nghiệp tiên tiến mà Bắc Kinh đang cố gắng nắm bắt và kiểm soát. Và Tổng thống cũng đã nói rõ rằng chúng ta sẽ áp thêm nhiều loại thuế nữa, với khả năng tăng hơn gấp đôi con số đó, trừ khi đạt được một thỏa thuận công bằng và có đi có lại.
Hành động của chúng ta đã có tác động lớn. Thị trường chứng khoán lớn nhất Trung Quốc giảm 25% trong 9 tháng đầu năm nay, phần lớn bởi vì chính quyền của chúng ta đã chống lại những hành vi thương mại của Bắc Kinh.
Như Tổng thống Trump đã nêu rõ, chúng ta không muốn thị trường của Trung Quốc phải khốn đốn. ..
Đáng buồn thay, các nhà cai trị của Trung Quốc đã từ chối đi theo con đường đó - cho đến nay. Người dân Mỹ xứng đáng biết điều đó, để đáp trả lập trường mạnh mẽ của Tổng thống Trump, Bắc Kinh đang theo đuổi một chiến dịch toàn diện và phối hợp để làm suy yếu sự ủng hộ dành cho Tổng thống, chương trình nghị sự của chúng ta, và những lý tưởng được trân quý nhất của quốc gia chúng ta.
Hôm nay tôi muốn nói với bạn những gì chúng tôi biết về hành động của Trung Quốc - một số trong đó chúng tôi thu thập từ những đánh giá tình báo, một số trong đó đã được công chúng biết đến. Nhưng tất cả đều là sự thật.
Như tôi đã nói trước đây, Bắc Kinh đang triển khai một cách tiếp cận của toàn thể chính quyền để thúc đẩy ảnh hưởng của họ và gặt hái lợi ích cho họ. Họ sử dụng sức mạnh này theo cách chủ tâm và đe dọa hơn để can thiệp vào các chính sách và chính trị nội bộ của Hoa Kỳ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc đang tưởng thưởng hoặc hăm dọa các doanh nghiệp Mỹ, các hãng phim, trường đại học, viện nghiên cứu, các học giả, nhà báo, và các quan chức địa phương, tiểu bang và liên bang.
Tệ hại nhất, Trung Quốc đã khởi xướng một nỗ lực chưa từng có để tác động đến ý kiến công chúng Mỹ, cuộc bầu cử năm 2018, và môi trường dẫn đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2020…
Nói thẳng ra, sự lãnh đạo của Tổng thống Trump đang có hiệu quả; và Trung Quốc muốn một Tổng thống Mỹ khác.
Trung Quốc đang can thiệp vào nền dân chủ của Mỹ. Như Tổng thống Trump vừa nói tuần trước, chúng tôi “phát hiện Trung Quốc đã cố gắng can thiệp vào cuộc bầu cử [giữa kỳ] năm 2018 sắp diễn ra của chúng ta”.
Cộng đồng tình báo của chúng tôi nói rằng “Trung Quốc đang nhắm đến các chính quyền và quan chức cấp tiểu bang và địa phương của Mỹ để khai thác bất kỳ sự chia rẽ nào về chính sách giữa chính quyền liên bang và các cấp địa phương. Họ sử dụng các vấn đề xung khắc, như thuế quan thương mại, để thúc đẩy ảnh hưởng chính trị của Bắc Kinh”.
Vào tháng Sáu, Bắc Kinh đã lưu hành một tài liệu bí mật, có tiêu đề “Chỉ thị Tuyên truyền và Kiểm duyệt”, vạch ra chiến lược của mình. Nó nói rằng Trung Quốc phải "tấn công chính xác và cẩn thận, chia tách các nhóm trong nước khác nhau" tại Hoa Kỳ.
Để phục vụ mục đích đó, Bắc Kinh đã huy động các nhân tố bí mật, các nhóm bình phong, và tổ chức tuyên truyền để thay đổi nhận thức của người Mỹ về các chính sách của Trung Quốc. Như một thành viên cấp cao trong cộng đồng tình báo của chúng ta gần đây đã nói với tôi, những gì người Nga làm chẳng là gì cả so với những gì Trung Quốc đang làm trên khắp đất nước này.
Các quan chức cấp cao Trung Quốc cũng đã cố gắng tác động đến để các nhà lãnh đạo kinh doanh lên án hành động thương mại của chúng ta, tận dụng mong muốn duy trì hoạt động của họ ở Trung Quốc. Trong một ví dụ gần đây, họ đe dọa sẽ khước từ cấp giấy phép kinh doanh cho một tập đoàn lớn của Mỹ nếu từ chối phát biểu chống lại chính sách của chính quyền chúng ta.
Và khi nói đến việc tác động đến cuộc bầu cử giữa kỳ, bạn chỉ cần nhìn vào thuế quan mà Bắc Kinh đáp trả chúng ta. Họ nhắm mục tiêu cụ thể vào các ngành công nghiệp và tiểu bang sẽ đóng một vai trò quan trọng trong cuộc bầu cử năm 2018. Theo một ước tính, hơn 80% các hạt của Hoa Kỳ bị Trung Quốc nhắm đến đã bỏ phiếu cho Tổng thống Trump vào năm 2016; bây giờ Trung Quốc muốn biến các cử tri này chống lại chính quyền của chúng ta.
Và Trung Quốc cũng đang trực tiếp chiêu dụ cử tri Mỹ. Tuần trước, chính phủ Trung Quốc trả tiền để đăng nhiều phụ trang trên tờ Des Moines Register – tờ báo có lượng phát hành lớn ở bang nhà của Đại sứ của chúng ta tại Trung Quốc, và là một tiểu bang quan trọng trong (cuộc bầu cử - người dịch) năm 2018. Phần phụ trang, được thiết kế trông giống như các bài báo, phê phán các chính sách thương mại của chúng ta là liều lĩnh và có hại cho người dân bang Iowa.
May mắn thay, người Mỹ không bị thuyết phục. Chẳng hạn: nông dân Mỹ đang đứng về phía vị Tổng thống này và đang nhìn thấy kết quả thực sự từ những lập trường mạnh mẽ mà ông đã chọn, bao gồm Thỏa thuận Mỹ-Mexico-Canada tuần này, nơi chúng tôi đã mở rộng đáng kể thị trường Bắc Mỹ cho các sản phẩm của Hoa Kỳ - một chiến thắng lớn cho nông dân và nhà sản xuất Mỹ.
Nhưng hành động của Trung Quốc không chỉ tập trung vào việc ảnh hưởng đến chính sách và chính trị của chúng ta. Bắc Kinh cũng đang thực hiện các bước để khai thác đòn bẩy kinh tế, và sức hấp dẫn từ thị trường nội địa lớn của Trung Quốc, để tăng cường ảnh hưởng của họ lên các tập đoàn Mỹ. Bắc Kinh hiện yêu cầu các liên doanh của Mỹ hoạt động tại Trung Quốc thành lập “các tổ chức đảng” trong công ty của họ, mang lại cho Đảng Cộng sản một tiếng nói - và có thể là quyền phủ quyết - trong các quyết định tuyển dụng và đầu tư.
Chính quyền Trung Quốc cũng đe dọa các công ty Hoa Kỳ mô tả Đài Loan như một thực thể địa lý riêng biệt, hoặc đi lệch khỏi chính sách của Trung Quốc về Tây Tạng. Bắc Kinh buộc Delta Airlines phải công khai xin lỗi vì không gọi Đài Loan là một "tỉnh của Trung Quốc" trên website của mình. Họ cũng gây áp lực cho Marriott để sa thải một nhân viên người Mỹ bấm thích một tweet về Tây Tạng.
Bắc Kinh thường xuyên yêu cầu Hollywood mô tả Trung Quốc theo một góc nhìn tích cực ngặt nghèo, và họ trừng phạt các hãng phim và nhà sản xuất không làm thế. Những nhà kiểm duyệt của Bắc Kinh nhanh chóng chỉnh sửa hoặc cấm chiếu những bộ phim phê phán Trung Quốc, thậm chí theo những cách nhỏ nhặt. Phim "World War Z" đã phải cắt bỏ khỏi kịch bản phần đề cập đến một loại virus có nguồn gốc từ Trung Quốc. "Red Dawn" đã được chỉnh sửa kỹ thuật số để biến những nhân vật phản diện thành người Bắc Triều Tiên, chứ không phải là người Trung Quốc.
Ngoài lĩnh vực kinh doanh, Đảng Cộng sản Trung Quốc đang chi hàng tỷ đô la cho các tổ chức tuyên truyền ở Hoa Kỳ, cũng như các quốc gia khác.
Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc hiện phát sóng chương trình thân thiện với Bắc Kinh trên hơn 30 tổ chức truyền thông ở Hoa Kỳ, phần nhiều tập trung ở các thành phố lớn của Mỹ. Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu của Trung Quốc tiếp cận hơn 75 triệu người Mỹ - và nó nhận được lệnh điều động trực tiếp từ những lãnh đạo Đảng Cộng sản của mình. Như nhà lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc phát biểu trong một chuyến thăm trụ sở của mạng lưới, "Các phương tiện truyền thông do Đảng và chính phủ điều hành là mặt trận tuyên truyền và phải có Đảng tính".
Đó là lý do tại sao, tháng trước, Bộ Tư pháp đã ra lệnh cho mạng lưới đó đăng ký là tổ chức nước ngoài.
Đảng Cộng sản cũng đã đe dọa và giam giữ các thành viên gia đình người Trung Quốc của các nhà báo người Mỹ, những người tìm tòi quá sâu. Và họ đã chặn các website của các tổ chức truyền thông Hoa Kỳ và khiến các nhà báo của chúng ta gặp nhiều khó khăn hơn để có được visa. Điều này xảy ra sau khi tờ The New York Times công bố các bài báo điều tra về sự giàu có của một số nhà lãnh đạo Trung Quốc.
Nhưng phương tiện truyền thông không phải là nơi duy nhất mà Đảng Cộng sản Trung Quốc tìm cách nuôi dưỡng một nền văn hóa kiểm duyệt. Điều này cũng đúng với các học viện.
Chỉ cần nhìn vào Hội sinh viên và học giả Trung Quốc, vốn có hơn 150 chi nhánh trên khắp các cơ sở đại học của Mỹ. Các nhóm này giúp tổ chức các sự kiện xã hội cho một số trong hơn 430.000 công dân Trung Quốc đang theo học tại Hoa Kỳ; họ cũng cảnh báo các lãnh sự quán và đại sứ quán Trung Quốc khi các sinh viên Trung Quốc, và các trường học của Mỹ, đi chệch khỏi đường lối của Đảng Cộng sản.
Tại Đại học Maryland, một sinh viên Trung Quốc gần đây đã phát biểu tại lễ tốt nghiệp của mình về những gì cô gọi là "không khí trong lành của tự do ngôn luận" ở Mỹ. Tờ báo chính thức của Đảng Cộng sản đã nhanh chóng trừng phạt cô, cô trở thành nạn nhân của một cơn bão chỉ trích gay gắt trên mạng truyền thông xã hội được kiểm soát chặt chẽ của Trung Quốc, và gia đình cô trở ở trong nước đã bị quấy nhiễu. Đối với bản thân trường đại học, chương trình trao đổi của nó với Trung Quốc - một trong những chương trình sâu rộng nhất của nước này - đột nhiên bị tắc tị.
Trung Quốc cũng gây áp lực học thuật theo những cách khác. Bắc Kinh cung cấp tài trợ hào phóng cho các trường đại học, viện nghiên cứu và các học giả, với thỏa thuận rằng họ sẽ tránh những ý tưởng mà Đảng Cộng sản thấy nguy hiểm hoặc xúc phạm. Các chuyên gia về Trung Quốc biết rõ rằng thị thực của họ sẽ bị trì hoãn hoặc bị từ chối nếu nghiên cứu của họ mâu thuẫn với các luận điểm của Bắc Kinh.
Và ngay cả các học giả và tổ chức tránh nhận tài trợ của Trung Quốc cũng bị quốc gia đó nhắm đến, như Viện Hudson trực tiếp trải nghiệm. Sau khi bạn đề nghị tiếp đón một diễn giả mà Bắc Kinh không thích, website của bạn hứng chịu một cuộc tấn công mạng lớn, có nguồn gốc từ Thượng Hải. Bạn biết rõ hơn đa số rằng Đảng Cộng sản Trung Quốc đang cố gắng làm suy yếu tự do học thuật và tự do ngôn luận ở Mỹ ngày nay.
Những hành động này và những hành động khác, nhìn chung, cấu thành một nỗ lực đang được tăng cường để chuyển dịch ý kiến công chúng và chính sách công của Hoa Kỳ ra xa khỏi phong cách lãnh đạo Nước Mỹ trên hết của Tổng thống Donald Trump. Nhưng thông điệp của chúng ta đối với các nhà cầm quyền của Trung Quốc là: Tổng thống này sẽ không lùi bước - và người dân Mỹ sẽ không bị lung lạc. Chúng ta sẽ tiếp tục đứng vững vì an ninh và nền kinh tế của chúng ta, ngay cả khi chúng ta hy vọng cải thiện mối quan hệ với Bắc Kinh.
Chính quyền của chúng ta sẽ tiếp tục hành động dứt khoát để bảo vệ lợi ích, công việc và an ninh của người Mỹ.
Khi chúng ta xây dựng lại quân đội của mình, chúng ta sẽ tiếp tục khẳng định lợi ích của Mỹ trên khắp Ấn Độ-Thái Bình Dương.
Khi chúng ta đáp trả các hành vi thương mại của Trung Quốc, chúng ta sẽ tiếp tục đòi hỏi một mối quan hệ kinh tế tự do và công bằng và có đi có lại với Trung Quốc, đòi hỏi Bắc Kinh tháo dỡ rào cản thương mại, thực hiện nghĩa vụ thương mại, và mở hoàn toàn nền kinh tế như chúng ta đã mở cửa nền kinh tế của chúng ta.
Chúng ta sẽ tiếp tục hành động cho đến khi Bắc Kinh chấm dứt hành vi trộm cắp tài sản trí tuệ của Mỹ, và chấm dứt hành vi bóc lột là cưỡng bức chuyển giao công nghệ…
Và để thúc đẩy tầm nhìn của chúng ta về một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở, chúng ta đang xây dựng các liên kết mới và mạnh mẽ hơn với các quốc gia chia sẻ giá trị của chúng ta trên khắp khu vực - từ Ấn Độ đến Samoa. Các mối quan hệ của chúng ta sẽ tuôn chảy từ tinh thần tôn trọng, được xây dựng trên quan hệ đối tác, chứ không phải sự thống trị.
Chúng ta đang thiết lập các thỏa thuận thương mại mới, trên cơ sở song phương, giống như tuần trước, Tổng thống Trump đã ký một thỏa thuận thương mại cải tiến với Hàn Quốc và chúng ta sẽ sớm bắt đầu đàm phán một thỏa thuận thương mại tự do song phương lịch sử với Nhật Bản.
Và chúng ta đang sắp xếp lại các chương trình tài chính và phát triển quốc tế, mang lại cho các quốc gia nước ngoài một lựa chọn thay thế minh bạch và công bằng thay vì chính sách ngoại giao bẫy nợ của Trung Quốc. Để đạt được mục đích đó, Tổng thống Trump sẽ ký thành luật Đạo luật BUILD trong những ngày tới.
Và vào tháng tới, tôi sẽ có đặc ân đại diện cho Hoa Kỳ tại Singapore và Papua New Guinea, tại ASEAN và APEC. Ở đó, chúng ta sẽ công bố các biện pháp và chương trình mới để hỗ trợ một Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và mở - và thay mặt Tổng thống, tôi sẽ phát đi thông điệp rằng cam kết của Mỹ đối với Ấn Độ-Thái Bình Dương chưa bao giờ mạnh mẽ hơn.
Để bảo vệ quyền lợi của chúng ta ở trong nước, chúng tôi đã tăng cường CFIUS - Ủy ban Đầu tư nước ngoài ở Hoa Kỳ - nâng cao sự giám sát đầu tư của Trung Quốc ở Mỹ, để bảo vệ an ninh quốc gia của chúng ta trước các hành động bóc lột của Bắc Kinh.
Và khi nói đến ảnh hưởng và sự can thiệp thâm độc của Bắc Kinh vào nền chính trị và chính sách của Mỹ, chúng tôi sẽ tiếp tục phơi bày nó, bất kể hình thức của nó là gì. Và chúng ta sẽ làm việc với các nhà lãnh đạo ở mọi cấp xã hội để bảo vệ lợi ích quốc gia và những lý tưởng được trân quý nhất. Người dân Mỹ sẽ đóng vai trò quyết định - và trên thực tế, họ đã như thế…
Khi chúng ta tề tựu nơi đây, một sự đồng thuận mới đang dấy lên trên khắp nước Mỹ…
Có thêm nhiều nhà lãnh đạo kinh doanh đang suy nghĩ vượt ra ngoài quý tiếp theo, và suy nghĩ hai lần trước khi thâm nhập vào thị trường Trung Quốc nếu nó đồng nghĩa với việc chuyển giao tài sản trí tuệ của họ hoặc khuyến khích sự đàn áp của Bắc Kinh. Nhưng còn nhiều thứ phải nối bước. Ví dụ: Google phải ngay lập tức chấm dứt việc phát triển ứng dụng “Dragonfly” vốn sẽ tăng cường sự kiểm duyệt của Đảng Cộng sản và xâm phạm quyền riêng tư của khách hàng Trung Quốc…
Có thêm nhiều nhà báo đang tường thuật sự thật mà không sợ hãi hoặc thiên vị và đào sâu để vạch ra nơi Trung Quốc đang can thiệp vào xã hội của chúng ta, và tại sao - và chúng tôi hy vọng rằng sẽ có nhiều hơn những người Mỹ, và những tổ chức toàn cầu, những tổ chức tin tức sẽ tham gia vào nỗ lực này.
Có thêm nhiều học giả đang phát biểu mạnh mẽ và bảo vệ tự do học thuật, và có thêm nhiều trường đại học và viện nghiên cứu đang tập trung nhuệ khí để khước từ món tiền dễ kiếm của Bắc Kinh, nhận ra rằng mỗi đồng đô la đều đi kèm những đòi hỏi tương ứng. Chúng tôi tự tin có thêm nhiều người sẽ tham gia vào hàng ngũ của họ.
Và trên toàn quốc, người dân Mỹ đang ngày càng cảnh giác, với một sự đánh giá cao mới dành cho các hành động của chính quyền của chúng ta nhằm thiết lập lại mối quan hệ kinh tế và chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, để cuối cùng đưa Nước Mỹ lên trên hết.
Và dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Trump, Mỹ sẽ đi đúng hướng. Trung Quốc nên biết rằng người dân Mỹ và đại diện được bầu của họ ở cả hai đảng đều quyết tâm.
Như Chiến lược An ninh Quốc gia của chúng ta tuyên bố: "Cạnh tranh không luôn đồng nghĩa với thù địch".
Như Tổng thống Trump đã nói rõ, chúng ta muốn có một mối quan hệ xây dựng với Bắc Kinh, nơi mà sự thịnh vượng và an ninh của chúng ta cùng phát triển, chứ không tách rời. Trong khi Bắc Kinh đã rời xa tầm nhìn này, các nhà cầm quyền của Trung Quốc vẫn có thể thay đổi hướng đi, và quay trở lại với tinh thần “cải cách và mở cửa” và sự tự do lớn hơn. Người Mỹ không muốn nhiều hơn; người dân Trung Quốc xứng đáng không ít hơn.
Nhà văn vĩ đại người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông "chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng". Hôm nay, nước Mỹ đang vươn tay ra với Trung Quốc; chúng tôi hy vọng Bắc Kinh sẽ sớm vươn tay lại – bằng hành động chứ không phải lời nói, và với sự tôn trọng mới đối với nước Mỹ. Nhưng chúng ta sẽ không ngừng nghỉ cho đến khi mối quan hệ của chúng ta với Trung Quốc đặt cơ sở trên sự công bằng, có đi có lại, và tôn trọng chủ quyền.
Có một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – người dịch). Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin…

 

Bài diễn văn hôm 04/10 của Phó Tổng thống Mike Pence khiến một số người ở Trung Quốc coi như 'lời tuyên chiến' từ Chính phủ Trump nhắm vào Trung Quốc từ thương mại, công nghệ tới quân sự và ý thức hệ.  Không chỉ bài diễn văn của Phó Tổng thống Mike Pence ngày 4/10 (tại Viện Hudson), mà bài diễn văn "nảy lửa" ngay trước đó của chính Tổng thống Donald Trump tại phiên họp khoáng đại thường niên của Liên Hiệp Quốc đã lần nữa làm nổi bật sự trở lại của cuộc 'Chiến Tranh Lạnh Mới'. chiến lược của ông Trump có thể coi như "một viên đá nhắm hai con chim", vừa nhấn mạnh vị thế của Mỹ trên thế giới trong cuộc thương chiến hiện tại với Trung Quốc, vừa nhắm cả vào cuộc bầu cử giữa kỳ tại Mỹ vào tháng 11 sắp tới, cho cử tri Mỹ thấy "oai lực" của Đảng Cộng hòa dưới sự lãnh đạo của một nguyên thủ có lập trường và ý thức hệ chính trị rõ ràng, với một lịch trình chính sách (policy agenda) cụ thể được thực hiện đúng theo như tuyên bố lúc tranh cử.

 

Donald Trump signs autographs during a rally at the International Exposition Center March 12, 2016 in Cleveland, Ohio

 

Ông Trump và cử tri Mỹ ở Cleveland, Ohio tháng 3/2016

  Chiến tranh thương mại của Mỹ với Trung Quốc đã đi vào giai đoạn 2 sau khi khởi xướng cuộc chiến tài chính tiền tệ đã làm tiền Trung Quốc (NDT) giảm đi 8% và thị trường chứng khoán TQ giảm quanh mức 25% từ tháng 4/18, song hành với việc áp thêm thuế mới 10% trên 200 tỷ đô hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. 

Bước tiếp được nhiều giới dự báo là Mỹ sẽ áp thuế cao hơn là 25% trên 200 tỷ đô hàng nói trên, và Tổng thống Trump còn tuyên bố sẵn sàng áp thuế vào khối 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, theo thống kê nhập khẩu năm 2017. 

Nếu được tung ra thực hiện, đây sẽ là đòn quyết liệt nhất của Mỹ, phụ trợ thêm thế Cờ Vây toàn diện đang dần được Mỹ siết chặt với TQ, ngoài các nước cờ nhấn mạnh ý thức hệ, phong tỏa công nghệ, chính trị và quân sự. 

Cần chú ý thêm vài biến động trong nền kinh tế thế giới hay thị trường tài chính quốc tế có thể đang xảy ra do chiến lược trên đây của Mỹ, hay như hậu quả liên hệ sắp tới. 

Giá dầu có thể được giữ ở mức cao hiện tại hay lên hơn nữa với hỗ trợ của Mỹ để giúp Nga phục hồi và củng cố nền kinh tế đang yếu kém do sự cô lập hóa của Âu châu có Mỹ hỗ trợ một phần (sau vụ Crimea), và phần khác để hỗ trợ Saudi Ả Rập và khối OPEC nhằm cô lập Iran là chính sách mới ở Trung Đông của Mỹ do Tổng thống Trump đề ra, tương phản với chính sách của cựu Tổng thống Obama. 

Song hành với giá dầu cao, có những dấu hiệu cho thấy giá vàng có thể đảo ngược bắt đầu khuynh hướng tăng (uptrend), lần đầu từ nhiều năm nay đã sụt giảm sau khi đạt đỉnh cao trên 1900$/ounce vào năm 2009. Nguyên do là mức lạm phát có thể tăng trên 2% ở Mỹ khiến đồng USD có thể bắt đầu suy yếu sau khi đạt đỉnh cao từ vài năm nay, nhất là trong những tháng đầu năm 2018.

 

Trung Quốc, Mỹ, Hoa Kỳ, Biển Đông, quân sự

 

Tàu khu trục USS Decatur (DDG-73) 

Giới đầu tư hay nhất là đầu cơ quốc tế cũng có thể bị kích động bởi dân chúng Trung Quốc đang chạy tẩu tán ra khỏi tiền Nhân dân tệ mua USD, Euro, tiền yen và nay là vàng (nơi giữ tài sản quen thuộc của dân Á đông) mà giá đã xuống quá thấp so với giá dầu đang lên cao. Hiện tượng này giống như lúc giá vàng bắt đầu tăng lên các năm 2004-2005.

  Khá nhiều kinh tế gia nổi tiếng đều cũng đang lên tiếng như báo The Economist về nguy cơ "The Next Recession" thế giới khó thể tránh, bắt đầu bằng đầu tầu Mỹ, sau khi sự phục hồi rồi tăng trưởng của kinh tế Mỹ đã kéo dài từ 2009. Trong sự nghiệp một nhà kinh tế, tôi luôn cố tránh tiên đoán về trồi sụt của chu kỳ kinh tế hay kinh doanh (economic or business cycle) của Mỹ dựa trên dự báo của vài nhà kinh tế nổi tiếng hay dùng các mô hình kinh toán (econometric models).

 

Trái lại 'nhà tiên tri' về kinh tế  là thị trường chứng khoán Mỹ, thường đi trước diễn tiến của nền "kinh tế thực" (the real economy) khoảng 6-9 tháng. Nên  đợi thêm diễn tiến của chỉ số DJ Index và S&P 500 ra sao trong vài tháng nữa để suy đoán suy thoái kinh tế Mỹ sắp diễn ra chưa và sẽ nặng hay nhẹ?

 Nhưng  đồng ý với quan điểm trên của báo The Economist là Trung Quốc đang bị Mỹ kẹp chặt, với thuế quan tiếp tục áp dụng mạnh mẽ và lan tỏa, kèm thêm sự chặn đứng việc mua hay ăn cắp công nghệ của TQ với các hãng Mỹ. Thí dụ tê liệt mới đây của hãng ZTE của TQ là rất rõ ràng. Mỹ đang kèm theo sự phong tỏa tương tự với hãng Huawei.

 TQ khó mà ngăn chặn sự phá giá của đồng CNY (NDT), do ảnh hưởng tâm lý "tẩu tán tài sản" của dân chúng, và nhất là các hãng xưởng muốn chạy ra khỏi Trung Quốc để đầu tư sang các nước khác. Tiền CNY đã mất giá 8-9% sau hai đợt đầu của cuộc thương chiến; nếu Mỹ đánh tiếp thuế quan 25% lên 200 tỷ hàng nhập Trung Quốc trước cuối năm, tiền CNY có thể mất giá thêm 10% theo nhiều dự đoán. Và nếu áp thuế lên cả 276 tỷ đô hàng nhập còn lại từ TQ, tiền CNY sẽ xuống dốc không phanh?

 Về chiến lược thương mại tiền tệ này của Mỹ với Trung Quốc, có thể ví như Mỹ không cần can thiệp bằng sức mạnh quân sự vào Trung Quốc, nhưng thực sự đang gửi cả 100 sư đoàn 'quân biết nói tiếng Hoa' vào lãnh thổ TQ: đó chính là những người dân Trung hoa tháo chạy bằng tiền CNY để mua đô la Mỹ, euro, yen… như đã thấy, và sắp sửa tới đây có lẽ là vàng nếu USD có dấu hiệu suy yếu kéo dài?

 

Nhà máy TQ

 

Kinh tế Trung Quốc đang trở thành mục tiêu 'nhắm bắn' của thuế quan Hoa Kỳ

 Về chính trị và quân sự, chính quyền Trump hiện có bài gì đối với Trung Quốc và việc gây sức ép với Bắc Kinh có được đồng thuận của lưỡng đảng trong Quốc Hội không? Nước nào là đồng minh của Mỹ trong trận cờ này?

 Như đã đề cập bên trên, Donald Trump chủ trương 'gần Nga xa Trung Quốc', trái ngược hẳn với thời 1971-72 lúc Tổng thống Richard Nixon cùng 'đạo diễn' Henry Kissinger tìm cách giãn xa Moscow và chạy sang Bắc Kinh, ve vãn mở cửa thị trường khổng lồ của Trung Quốc cho hàng Mỹ và cũng nhờ họ giúp một tay để rút chạy ra khỏi Chiến tranh Việt Nam, kể cả bằng cách hy sinh bỏ rơi hẳn 'đồng minh một lúc' là VNCH.

 Việc giúp giữ giá dầu thế giới ở mức cao như nói trên là để 'giúp Nga đánh Hoa' vì kinh tế Trung Quốc luôn cần nhập khẩu một khối lượng dầu lớn để tăng trưởng.

 Nhưng quan trọng nhất về nước cờ chính trị để chống Trung Quốc của Tổng thống Trump là các tuyên bố ngạo mạn gần đây của Trung Quốc là họ sẽ tiến dần đến vị trí cường quốc số một thế giới thay Mỹ, và "mọi thứ sẽ làm ở Trung Hoa vào năm 2025". 

Các tuyên bố này và âm mưu thống lĩnh khu vực từ trước đây của Trung Quốc nay đã lộ ra trên tầm mức thế giới, và viễn ảnh "một anh châu Á thắng thế người Âu Mỹ và thống lĩnh thế giới" là không thể chấp nhận được với Tây Phương, và đã đánh thức toàn Âu châu với niềm tự hào văn hóa truyền thống , cũng như làm nước Mỹ chợt tỉnh dậy sau nhiều năm lầm lỗi do chính sách sai lầm thiên về Trung Quốc của Nixon-Kissinger và các chính sách mềm yếu của thời Obama với Trung Quốc.

 

Tuy có nhiều khác biệt giữa các ứng cử viên hai Đảng Cộng hòa và Dân chủ, nhất là trước cuộc bầu cử gay go giữa kỳ tới đây, nhưng chính sách chống Trung Quốc có vẻ đang được sự ủng hộ rộng rãi của lưỡng đảng trong Quốc hội Mỹ, phản ánh dư luận quần chúng yểm trợ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc, do những bất công quá rõ từ nhiều năm trong chính sách thương mại quốc tế của Trung Quốc, nhất là với Mỹ. Bất chấp những ve vãn hay ngay cả mua chuộc của Trung Quốc, liên minh thương mại quốc tế mà họ muốn thành lập để chống Mỹ đã thất bại nặng nề. Ngược lại, một liên minh mới gồm Canada, Mexico, EU, Nhật Bản và Hàn Quốc đang thành hình chống lại chính sách thương mại của TQ.

 Trong bản hiệp định mới giữa Hoa Kỳ và Canada với Mexico, thay cho NAFTA và có lợi cho Mỹ hơn trước, đã có thỏa thuận quan trọng (Mỹ đạt được) là bất cứ thành viên nào cũng không có quyền thỏa thuận một hiệp định thương mại tự do với một nền kinh tế phi thị trường, mà hàm ý chính là Trung Quốc vì nước này vẫn chưa được thế giới hay tổ chức WTO coi là nền kinh tế thị trường.

 Trong hiệp định sắp đạt thỏa thuận với EU và Nhật Bản, cũng chấp nhận nhiều "nhường nhịn" với Mỹ, một điều kiện tương tự đề phòng Trung Quốc cũng sẽ được đặt ra.

 Sau cùng về quân sự, rõ ràng là bản Luật mới về quân sự mà QH Mỹ vừa thông qua, với ngân sách lớn cho các can thiệp tương lai của Mỹ, cùng với các quyết định quân sự quan trọng cùng lúc của Mỹ trong vòng một tuần lễ (23-30/9/18), gồm: cho máy bay B-52 thị sát vùng Biển Đông; tập trận Thủy quân lục chiến ngoài khơi; và nhất là cho tàu Decatur tiến vào vùng di chuyển hàng hải tự do để "nắn gân Trung Quốc" và bị chính chiến hạm Lan Châu cắt mặt cách 41m, gây phản ứng dọa nạt mạnh mẽ của Ngũ Giác Đài, đã là xác định hùng hồn và mạnh mẽ mà theo tôi có thể khiến Việt Nam có phần yên tâm hơn về sự cương quyết can thiệp của Mỹ ở Biển Đông.

 

Trump

 

Tổng thống Trump (giữa) nêu ra một số nét chính về đường lối châu Á của chính phủ Mỹ trong chuyến thăm Đông Nam Á vừa qua

 Hoa Kỳ trong tương lai muốn bắt buộc Trung Quốc tôn trọng luật di chuyển hàng hải tự do trong vùng, phủ nhận và ngăn chặn 'Đường Lưỡi Bò' ở Biển Đông. Tin mới nhất cho hay Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật cho phép Mỹ cắt đứt Đường Lưỡi Bò đó của Trung Quốc ở Biển Đông. May mắn chăng là VN có thể ở vào thế Bất chiến tự nhiên thành?

 Việt Nam cần chọn cách đi gì khi cuộc xung khắc Mỹ- Trung đang tăng đà? Các chính sách lớn của Việt Nam có gì đúng, sai?

 

 Nhưng một cách tóm tắt, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn trong cuộc thương chiến Mỹ -Trung Quốc hiện tại bằng cách thay thế cho nhiều hàng nhập từ Trung Quốc vào Mỹ.

 Nhưng nói thế, không có nghĩa là Việt Nam nên để các hãng Trung Quốc tràn vào Việt Nam để thay nhãn 'Made in China' bằng 'mác Việt Nam giả' để xuất sang Mỹ. Qua các tiếp xúc riêng ở Hoa Kỳ, tôi có thể khẳng định là các giới chức Mỹ rất cảnh tỉnh với 'âm mưu' này của Trung Quốc, và giống như trường hợp thép nhập từ Việt Nam, họ có thể sẵn sàng áp thuế rất cao đến 25% với các mặt hàng Việt Nam hay ngay cả chặn hẳn hàng 'mác giả Việt Nam thay mác Trung Quốc' lúc vào cửa khẩu Mỹ.

 Con đường rõ ràng để đi là cải cách thể chế, tăng cường tính thị trường của nền kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân trong sản xuất và lập các thương hiệu, chuỗi sản xuất mới và riêng biệt.

 Nhìn xa hơn, với chính sách mới của Mỹ khuyến khích phát triển khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, Việt Nam có thể hưởng lợi lớn về cả chính trị và kinh tế thương mại bằng cách tham gia một liên minh mới với vài nước chính ở Đông Nam Á (không nhất thiết phải là ASEAN-- vì khối này có Lào và Campuchia đã nghiêng hẳn về TQ), cùng Ấn Độ, Úc và New Zealand để phát triển ngoại giao và thương mại vùng, đặt thế đứng vững chãi nhằm tăng cường thương mại bền vững với Mỹ.

 Trong việc cần tạo thế cân bằng chính trị giữa hai sức mạnh khổng lồ Trung-Mỹ, hay nôm na thường gọi là thế "đu dây" của Việt Nam, sẽ là lỗi lầm nghiêm trọng nếu Việt Nam ngả về Trung Quốc vì nỗi sợ truyền thống hay do nhu cầu ngắn hạn, tình huống trong nội bộ.

 Đó có thể là thế "Chẳng Đặng Đừng" duy nhất của Việt Nam mà đa số người dân đang có vẻ ủng hộ mạnh mẽ, mong muốn đất nước tiến tới, cho một tương lai độc lập phú cường.

 Loạn rồi trị ,thịnh rồi suy . Nhưng có những quốc gia ,những thực thể địa lý nhân văn đã tồn tại phát triển ổn định trong hòa bình ( kể cả tương đối hòa bình )hàng nghìn năm . Đó là những xứ sở của những bậc tinh hoa quán tưởng cái tinh thần khoa học không bảo thủ giáo điều vào những cái đã từng là định lý định luật ,những cái đã từng được tôn thờ nhưng thực tiễn đã và đang chứng minh chính là cản trở … . Đó chính là xứ sở của những ai tôn vinh giá trị của quá khứ ,luôn tìm kiếm cái vĩ đại ,cái tinh hoa từ tổ tiên . Bởi lẽ quá khứ chính là 99,9999 %của hiện tại 

Cách nay 1200 năm  Lý Bạch vào thế kỷ thứ 8 ( 701-762 ) đã ngồi bên vua Đường cùng các quan lớn có bài thơ

Xử thế nhược đại mộng 
Hồ vi lao kỳ sinh 
Sở dĩ chung nhật túy 
Ðồi nhiên ngọa tiền doanh 
Giác lai miện đình tiền 
Nhất điểu hoa gian minh 
Tá vấn thử hà nhật 
Xuân phong ngữ lưu oanh 
Cảm chi dục thán tức 
Ðối chi hoàn tự khuynh 
Hạo ca đãi minh nguyệt 
Khúc tận dĩ vong tình.

Dịch ra thơ lục bát

Trần Trọng Kim:

Ở đời tựa giấc chiêm bao, 
Làm chi mà phải lao đao nhọc mình. 
Suốt ngày mượn chén khuây tình, 
Say rồi nghiêng ngửa bên mành hàng ba. 
Tỉnh ra trông mé trước nhà, 
Một con chim hót trong hoa ngọt ngào. 
Hỏi xem ngày ấy ngày nào, 
Chim oanh ríu rít đón chào gió đông. 
Thở than cảm xúc nỗi lòng, 
Chuốc thêm ít chén say cùng cảnh vui. 
Hát ngao chờ bóng trăng soi, 
Ca vừa dứt khúc đã nguôi mối tình.

Tản Đà:

Ở đời như giấc chiêm bao, 
Cái thân còn đó, lao đao làm gì? 
Cho nên suốt buổi say lì, 
Nằm lăn trước cột, biết gì có ta. 
Tỉnh thôi đưa mắt sân nhà, 
Một con chim hót bên hoa ngọt ngào. 
Hỏi xem: nay đó ngày nào? 
Ngày xuân gió mát, vui chào tiếng oanh. 
Ngậm ngùi cám cảnh sinh tình, 
Nghiêng bầu, mình lại với mình làm vui. 
Hát ran, chờ tấm trăng soi, 
Thoạt xong câu hát thời rồi đã quên.

Rồi, hơn 500 năm trước Tổ Nguyễn Bỉnh Khiêm ở Việt Nam  sau khi trãi nghiệm thế sự  cũng viết mấy câu thơ  Nhàn.

Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491 – 1585)

Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chỗ lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến gốc cây, ta sẽ nhắp
Nhìn xem phú quí, tựa chiêm bao

Lẩn thẩn ngày qua lại tháng qua,
Một năm xuân tới một phen già.
Ái ưu vằng vặc trăng in nước,
Danh lợi lâng lâng gió thổi hoa.
Án sách vẫn còn án sách cũ,
Nước non bạn với nước non nhà.
Cuộc cờ đua chí dù cao thấp,
Ta muốn thanh nhàn thú vị ta.

 Tư duy Nguyễn Bỉnh Khiêm quán tưởng  tìm kiếm cái giá trị nhất từ chổ gần như vô giá trị mà lại cực kỳ khó khăn  .  Cụ trạng đã chỉ ra dãi Hoành Sơn là một nơi vô cùng gian khó . Nhưng  Nguyễn Hoàng đã biến thành chốn dung thân từ đó phát triển cơ đồ rộng mở cả miền Nam và  Biển Đông ngày nay .

 Năm 1545, Nguyễn Hoàng khi đó thấy anh trai là Nguyễn Uông bị Trịnh Kiểm hại chết, nên lo lắng cho tính mạng của mình, liền sai người đến xin ý kiến Trạng Trình. Trạng Trình dắt sứ giả của Nguyễn Hoàng ra hòn non bộ, chỉ vào đàn kiến đang bò và bảo: "Hoành sơn nhất đái, vạn đại dung thân", nghĩa là một dải Hoành Sơn có thể dung thân muôn đời.

 18/ 12 /2018  Trung hoa kỷ niệm 40 năm cải cách mở cửa với phương Tây . Ông Đặng tiểu Bình công khai  tự nhận Trung hoa là nước nghèo phải học Mỹ là nước giàu . 

1 tỷ 3 dân Trung Hoa với GDP gần 14.000 tỷ chỉ kém Hoa Kỳ ,nay kỷ niệm 40 năm dứt nghèo thành giàu trong chiến tranh kinh tế toàn diện với Hoa Kỳ .  Vụ Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) bị bắt ở Canada theo yêu cầu dẫn độ của Hoa Kỳ chứng tỏ hai bên  vừa đánh vừa đàm 

 Vừa đánh vừa đàm

 Nếu đặt hai sự kiện trên trong bối cảnh tầm nhìn mới về an ninh và chiến lược (NSS & NDS), ta càng thấy rõ bức tranh “vừa đánh vừa đàm” giữa hai siêu cường (cả nghĩa đen và nghĩa bóng), và càng hiểu rõ cuộc chiến thương mại chỉ là “bề nổi của tảng băng chìm”.

 

Những góc khuất của đối đầu Mỹ-Trung đang lộ rõ, như các mảnh ghép của một chiến lược tổng thể đang nhắm vào Trung Quốc, từ “hợp tác” nay trở thành “đối thủ chiến lược số một”.

 

Bà Mạnh Vãn Chu, ảnh: CNN.

 

Vậy “công chúa Hoa Vi” là ai?

 

Mạnh Vãn Chu (Meng Wanzhou) không chỉ là CFO và Phó chủ tịch của tập đoàn Hoa Vi, mà còn là con gái và người thừa kế ông chủ Hoa Vi là tỷ phú Nhậm Chính Phi (Ren Zhengfei).

 Đến nay, Bộ Tư pháp Mỹ và Canada vẫn chưa nói rõ lý do thực sự để họ bắt Mạnh Vãn Chu, mà chỉ thông báo rằng Hoa Vi đã sử dụng Skycom là một công ty con để lẩn tránh lệnh trừng phạt của Mỹ (từ 2009 đến 2014).

 Theo luật sư của bà Mạnh, một toà án tại New York đã có trát bắt Mạnh Vãn Chu từ ngày 22/8/2018. Vì vậy, việc bà Mạnh bị bắt khi đang quá cảnh tại sân bay Vancouver (1/12/2018) không phải là đột xuất, chứng tỏ các cơ quan an ninh của Mỹ và Canada đã theo dõi và lên kế hoạch bắt từ lâu rồi.

 

Ngay từ năm 2012, Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ đã có báo cáo khuyến nghị không nên để Huawei và ZTE tiếp cận mạng viễn thông Mỹ, vì liên quan đến an ninh quốc gia.

 

Sau khi ZTE bị Mỹ cấm vận và phạt nặng nên suýt phá sản (6/2018), mục tiêu tiếp theo là Hoa Vi (còn lớn hơn cả ZTE).

 Vụ bắt giữ bà Mạnh tuy hơi bất ngờ vì thời điểm nhạy cảm, nhưng không phải ngẫu nhiên.

 Câu chuyện về Mạnh Vãn Chu và Hoa Vi không chỉ về thương mại mà còn liên quan đến an ninh quốc gia.

 Ngoài Mỹ, Australia và Newzealand đã cấm sử dụng công nghệ của Hoa Vi (cho mạng 5G), trong khi Canada và Nhật đang làm tương tự.   

 John Bolton (Cố vấn An ninh quốc gia) nói với đài NPR (6/12/2018) là ông biết trước về vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu, nhưng không nói rõ Tổng thống Donald Trump có biết không (chắc chỉ có Chúa mới biết).

 Dù Donald Trump (hay các cố vấn diều hâu) có ý định phá thỏa thuận thương mại với Trung Quốc vào lúc này hay không, thì vụ bắt giữ Mạnh Vãn Chu có thể làm tổn thương quá trình đàm phán, với những hệ lụy to lớn (potentially huge implications) và là dấu hiệu chính quyền Donald Trump sẵn sàng chơi rắn đối với các doanh nghiệp Trung Quốc vẫn làm ăn với Iran.

 Theo Bloomberg (7/12/2018) nếu đàm phán thương mại Mỹ-Trung đổ vỡ thì Trung Quốc sẽ tổn thất nhiều hơn hệ quả của vụ Mạnh Vãn Chu bị bắt.

 Donald Trump đã cảnh báo sẽ tăng thuế lên 25% đối với $200 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc, nếu hai bên không đạt được thỏa thuận trong 90 ngày (kể từ 1/12/2018).

 Nếu Donald Trump áp thuế 25% lên toàn bộ hàng nhập từ Trung Quốc ($517 tỷ), thì tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ giảm 1,5% (chỉ còn 5%).

 Trong khi chính phủ Canada vẫn chưa tiết lộ các chi tiết có liên quan về vụ này, thời điểm bắt giữ Mạnh Vãn Chu rất nhạy cảm nên đã gây chấn động dư luận, làm thị trường chứng khoán tụt dốc.

 Ngay sau khi có tin này, chỉ số Hong Kong index giảm 2,5% và Tokyo stocks giảm 1,9%.

 Ngừng bắn tạm thời 

 Trước hết, để tránh nhầm lẫn khái niệm “ngừng bắn tạm thời” là dừng đánh thuế mới và chưa tăng lên 25%, như “hưu chiến” (truce) để đàm phán (và nghỉ Tết), chứ không phải “đình chiến” (ngừng bắn hẳn, để chấm dứt chiến tranh).

 Thứ hai, “ngừng bắn tạm thời” chỉ liên quan đến thương mại (đánh thuế), như “phần nổi của tảng băng chìm”, trong khi Mỹ-Trung đang xung đột trên nhiều lĩnh vực.

 Thứ ba, thời hạn 90 ngày chỉ là “hoãn binh” (chiến thuật), vì quá ngắn để Trung Quốc chuyển đổi cơ cấu (structural changes) như Mỹ đòi hỏi.

 Thứ tư, Mỹ và Trung Quốc không phải là “trâu bò đánh nhau” mà là khủng long nên khó thay đổi.

 Thỏa thuận ngừng bắn chỉ là một bước “hoãn binh” trong bối cảnh đối đầu Mỹ-Trung đang leo thang, khi cả hai bên đều cần một thỏa thuận (dù tạm thời) để đối phó với những vấn đề nội bộ.

 Trong khi Donald Trump chịu sức ép từ một số bang (trồng đậu tương) và thị trường chứng khoán dao động, Tập Cận Bình cũng cần hoãn binh để giải quyết một số vấn đề cấp bách trong nước.

 Vì vậy, hai bên đã giải thích khác nhau về thỏa thuận này, tuy tại bàn đàm phán họ tránh cãi nhau làm đầu độc bầu không khí đối thoại (như tại hội nghị thượng đỉnh APEC).

 Nhưng còn quá sớm để hai bên có thể giải quyết các vấn đề về cơ cấu nên trước mắt cuộc chiến Mỹ-Trung chủ yếu vẫn là “vừa đánh vừa đàm” (về chiến thuật), trong khi “đối đầu” (về chiến lược).

 Kết quả cuộc gặp Donald Trump-Tập Cận Bình bên lề G-20 (1/12/2018) là “thỏa thuận ngừng bắn 90 ngày” để đàm phán tiếp, làm nhiều người lạc quan và hy vọng.

 Thị trường chứng khoán đã đảo chiều đi lên, Dow Jones Industrial Average tăng 425 điểm (hôm 3/12).

 Hàng ngàn doanh nghiệp tại Trung Quốc có kế hoạch chuyển sang Việt Nam, nay quyết định hoãn lại vì hy vọng.

 Tuy nhiên, nhiều người khác vẫn hoài nghi cho rằng nếu Trung Quốc không thay đổi trong 15 tháng qua thì làm sao có thể thay đổi trong 3 tháng tới.

 Nhưng sau khi có tin “công chúa Hoa Vi” Mạnh Vãn Chu vừa bị bắt giữ tại Vancouver, chứng khoán lại đảo chiều đi xuống.

 Theo báo chí Mỹ, Robert Lighthizer vừa được Donald Trump chỉ định cầm đầu đoàn đàm phán với Trung Quốc. Mặc dù quyết định này không đáng ngạc nhiên, nhưng chắc làm Bắc Kinh đau đầu, vì Lighthizer vừa có quan điểm cứng rắn vừa rất chuyên nghiệp. Quan điểm của Lighthizer rất dứt khóat: “Chúng ta phải đưa mọi thứ quay trở về vạch xuất phát, loại bỏ các rào cản về cấu trúc đồng thời buộc phải mở cửa thị trường tự do cho thương mại”. Báo cáo điều tra của văn phòng Lighthizer (từ 8/2017 đến 3/2018) là chỗ dựa cho chiến tranh thương mại và danh sách 142 điểm mà Mỹ yêu cầu Trung Quốc đáp ứng.

 

Cách đây mấy tuần, văn phòng Lighthizer đã có báo cáo cập nhật, với kết luận rằng Trung Quốc chưa làm gì để cải thiện tình hình.

 Theo Larry Kudlow (Cố vấn kinh tế) Lighthizer rất “cảnh giác” (vigilant), nhưng hy vọng câu chuyện sẽ “kết thúc có hậu” (happy ending).  (Trump names hard liner Lighthizer to be vigilant in China talks, Megan Casella & Catlin Oprysko, Politico, December 3, 2018).   Theo Peter Navarro, “sau 90 ngày, chúng ta phải đạt được những thay đổi thực sự về cấu trúc dẫn đến kết quả lập tức và kiểm chứng được”.  Đó là yêu cầu quá cao trong thời gian quá ngắn. Tuy Navarro không chống lại thỏa thuận ngừng bắn tạm thời (1/12/2018), nhưng trong đàm phán sắp tới, quan điểm cứng rắn của Lighthizer và Navarro là thách thức và trở ngại đối với Bắc Kinh (như “deal breaker”).

 Trong khi đó, Steven Mnuchin (Bộ trưởng Tài chính, thuộc phái ôn hòa) vẫn tỏ ra lạc quan, cho rằng lần này khác trước vì Donald Trump và Tập Cận Bình đã thỏa thuận cụ thể. Bây giờ nhiệm vụ của đoàn đàm phán là biến thỏa thuận thành thực tế.

 Đối đầu trong hợp tác

 Nếu đối đầu Mỹ-Trung là một xu thế mới thì chắc nó sẽ kéo dài, vì xu thế hợp tác Mỹ-Trung trước đây đã kéo dài hơn bốn thập kỷ.

 Jack Ma (ông chủ Alibaba) dự đoán xu thế đối đầu này có thể “kéo dài 25 năm”.

 Tầm nhìn chiến lược của Mỹ để kiềm chế Trung Quốc là “Indo-Pacific Tự do và Rộng mở” (FOIP), được hỗ trợ bởi “Bộ tứ” (Quad) gồm bốn cường quốc (Mỹ, Nhật, Úc, Ấn Độ).

 Đó là hình thái xung đột giữa chiến tranh thương mại và chiến tranh lạnh, mà Joseph Nye gọi là “đối đầu trong hợp tác” (cooperative rivalry).   

 Biến chuyển quan trọng nhất trong thế kỷ này là quan hệ Mỹ-Trung từ hợp tác thành đối đầu.

 Hợp tác Mỹ-Trung đã chấm dứt từ cuối 2017 khi Mỹ công bố chiến lược mới (NDS) chỉ rõ Trung Quốc là hiểm họa chính. Theo các học giả Mỹ, điều chỉnh chiến lược này là “mãi mãi” (permanent course correction). 

 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness