TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 61
  • Hôm nay: 246
  • Tháng: 6985
  • Tổng truy cập: 5140304
Chi tiết bài viết

ECB chấm dứt chương trình nới lỏng định lượng 2.600 tỉ euro

Chương trình nới lỏng định lượng của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB), một trong những chương trình lớn nhất từ trước đến nay có thể giúp ngăn chặn sự sụp đổ của khu vực đồng tiền chung euro (eurozone), sẽ chính thức kết thúc trong vài tuần lớn.

Chủ tịch ECB Mario Draghi tại cuộc họp báo ở Frankfurt, Đức hôm 13-12. Ảnh: Bloomberg

Bơm vào nền kinh tế eurozone 2.600 tỉ euro

Tờ New York Times đưa tin hôm 13-12, ECB thông báo vào cuối tháng 12 này sẽ chấm dứt mua vào trái phiếu của các chính phủ và các doanh nghiệp khu vực eurozone, hay còn được biết với tên gọi Chương trình nới lỏng định lượng (quantitative easing - QE ) mà ngân hàng này đã sử dụng trong gần 4 năm qua để kìm lãi suất và khuyến khích cho vay.

Sau một thập kỷ chìm ngập trong các cuộc suy thoái, khủng hoảng tài chính và biến động chính trị khiến khu vực eurozone suýt tan rã, động thái khép lại chương trình mua trái phiếu cho thấy ECB tự tin rằng sức khỏe nền kinh tế này đã đủ ổn để rút ống trợ sinh “tài chính”.

Dù không gây bất ngờ, sự kết thúc một chương trình kích thích, hay chính xác hơn chấm dứt mở rộng chương trình QE là một cột mốc đáng lưu ý khi chỉ vài tuần nữa là ngày kỷ niệm 20 năm ra đời của đồng tiền này.

Vào hồi đầu năm 2015, Hội đồng điều hành ECB quyết định mua vào hàng trăm tỉ euro trái phiếu chính phủ, một động thái quan trọng và gây tranh cãi vào thời điểm đó dẫn đến các cuộc phản đối pháp lý và xung đột bên trong hội đồng, bao gồm các đại diện đến từ tất cả 19 nước nằm trong khu vực eurozone.

Chương trình nới lỏng định lượng đã trụ vững và cuối cùng làm thay đổi mãi mãi cách mà ECB ứng phó với các cuộc khủng hoảng và còn làm tăng uy tín cho tổ chức tài chính này. Tổng cộng, ECB đã bơm khoảng 2.600 tỉ euro vào nền kinh tế eurozone thông qua các đợt mua trái phiếu do 19 chính phủ thành viên phát hành cũng như trái phiếu của các doanh nghiệp trong gần 4 năm qua.

Chương trình QE hứng chịu sự chỉ trích kịch liệt của các nhà kinh tế và một số người dân, đặc biệt là ở Đức vì họ thấy trên thực tế, nó giống một chương trình giải cứu các nước như Ý và Tây Ban Nha, thay vì buộc các nước này phải tự giải quyết các vấn đề của họ. Các ý kiến chỉ trích cũng cho rằng thông qua chương trình này, ECB đã hỗ trợ tài chính cho các chính phủ eurozone và việc làm này vi phạm luật Liên minh châu Âu (EU).

Tuy nhiên, phát biểu tại cuộc họp báo ở trụ sở ECB tại Frankfurt, Đức hôm 13-12, Mario Draghi, Chủ tịch ECB, cho biết chương trình nới lỏng định lượng đã thực sự thành công với mục tiêu đẩy lãi suất thị trường đi xuống và giúp hệ thống ngân hàng của eurozone an toàn hơn bằng cách làm tăng giá trị trái phiếu mà các ngân hàng đang nắm giữ. Ông cho rằng chương trình QE là động lực duy nhất thúc đẩy tiến trình phục hồi của nền kinh tế trong thời điểm khu vực này gặp khủng hoảng.

ECB vẫn có thể sử dụng QE trong tương lai

ECB sử dụng chương trình QE để mua vào lượng trái phiếu chính phủ và doanh nghiệp trị giá 2.600 tỉ euro trong gần 4 năm. Ảnh: QZ.com

Trước đây, ECB bị xem là không có sức mạnh giống như Hội đồng thống đốc của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Nhưng giờ đây, ông Draghi cho rằng ECB cũng giống như các ngân hàng trung ương khác ở khía cạnh các công cụ chính sách mà tổ chức này có thể sử dụng.

Ông Draghi khẳng định chương trình QE giờ đây là một phần của các công cụ chính sách của ECB. Ông nói: “Chương trình QE có thể được sử dụng trong những tình huống khẩn cấp mà Hội đồng điều hành ECB sẽ thẩm định độc lập”.

Stephen King, cố vấn kinh tế cấp cao ở ngân hàng HSBC nói: “Khi lãi suất của đồng euro hướng về mức 0, chương trình QE đã cho thấy các ngân hàng trung ương vẫn còn tiền dự phòng và sẵn sàng sử dụng nó. Đó là điều cực kỳ quan trọng vì không có khoản dự phòng này, lực bán tháo tài sản có thể tồi tệ hơn nhiều và sẽ kéo theo các hậu quả kinh tế”.

Melvyn Krauss, học giả cao cấp ở Viện Hoover thuộc Đại học Stanford University (Mỹ), cho rằng vì chương trình QE của ECB có hiệu quả nên có khả năng được sử dụng trở lại trong tương lai. Chắc chắn, kinh tế eurozone đã ở trạng thái tốt hơn khi bắt đầu thực hiện chương trình QE vào đầu năm 2015 giữa lúc một số chuyên gia cảnh báo khu vực này sẽ sụp đổ.

Tuy nhiên, trong những tháng gần đây, tốc độ tăng trưởng của eurozone đã chững lại và các rủi ro đang tăng dần lên bao gồm các căng thẳng thương mại trên toàn cầu và tình hình hỗn loạn trên chính trường nước Ý cũng như những bất ổn xung quanh kế hoạch Anh rời khỏi EU.

ECB dường như vẫn còn một số hoài nghi về sinh khí của nền kinh tế eurozone. Để trấn an cá tháng 1c nhà đầu tư, ECB cho biết việc giảm nắm giữ trái phiếu sẽ là vấn đề được tính toán kỹ càng và dù không tăng nắm giữ trái phiếu chính phủ sau2 tới, ngân hàng sẽ tái đầu tư tiền nhận được khi trái phiếu đáo hạn. ECB cũng cam kết tiếp tục tái đầu tư vốn gốc dù tổ chức này bắt đầu tăng lãi suất từ các mức thấp kỷ lục. Điều này có nghĩa là một lượng trái phiếu chính phủ khổng lồ vẫn được ECB nắm giữ trong nhiều năm nữa.

The TheSaigonTimes

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness