TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 23
  • Hôm nay: 526
  • Tháng: 13130
  • Tổng truy cập: 5158395
Chi tiết bài viết

Giá nhà đất càng cao, kinh tế càng xuống dốc

Khi giá bất động sản bị đẩy lên quá cao, xã hội sẽ thui chột chí học hành, chỉ muốn tìm cách sở hữu đất rồi đầu cơ trục lợi.

Giá nhà đất càng cao, kinh tế càng xuống dốc' | theNEXTvoz

Sau câu chuyện 'Lương 10 năm tăng 50%, giá nhà đất có thể tăng 100%' của tác giả Lê Quốc Kiên, độc giả Trinhvietanh201279 chia sẻ quan điểm về những hệ lụy tiêu cực đến kinh tế khi giá bất động sản bị đẩy lên quá cao: 

Một quy luật mà các nhà điều hành kinh tế chưa hiểu là giá nhà ở càng mắc thì kinh tế càng xuống dốc. Vì sao? Vì người dân bị mua nhà giá cao sẽ không còn tiền để mở rộng làm ăn, không còn tiền để chi tiêu. Kinh tế đi xuống cũng là bởi vậy.

Dịch bệnh covid-19 chỉ ảnh hưởng đến xã hội trong khoảng ba tháng, nhưng giá nhà cao chót vót nhiều năm liền sẽ ảnh hưởng tới người nghèo rất lớn. Họ phải chi tiêu nhiều thì kinh tế mới phát triển vì số đông là người nghèo, số ít là người giàu. Thiểu số có quá nhiều tiền hơn số đông thì kinh tế sẽ đi xuống. Lấy ví dụ số đông có thể mua 64 triệu bộ quần áo để mặc, còn số ít chỉ mua đến 16 triệu bộ, số đông mà không có tiền chi tiêu thì sẽ có vấn đề. Muốn kinh tế phát triển ổn định, giá nhà phải càng rẻ, cuộc sống dân càng sung túc.

Phải đánh thuế đất khi người dân sở hữu căn nhà thứ ba, để tránh đầu cơ trục lợi. Giá đất phải thấp nhưng giá vật liệu có thể theo thị trường, vì giá đất cao sẽ hạn chế người dân xây nhà. Giá đất cao chỉ phục vụ cho số ít những người ngồi chơi không hưởng lợi. Trong khi đó, những người cố gắng làm việc, tạo ra nhiều vật chất cho xã hội lại không được hưởng lợi, phải mua đất giá cao, nuôi sống những người đầu cơ trục lợi, ngồi không chỉ hưởng. Sau này, xã hội sẽ  chột chí học hành, chỉ muốn tìm cách sở hữu đất rồi đầu cơ hưởng lợi.

Theo VnExpress

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness