TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 66
  • Hôm nay: 702
  • Tháng: 7441
  • Tổng truy cập: 5140760
Chi tiết bài viết

Khắc phục điểm yếu thị trường bất động sản

“Thị trường bất động sản (BĐS) đầu năm 2019 đã có sự giảm sút so với năm trước và chưa có nhiều khởi sắc từ nay đến cuối năm”, đó là nhận định của các chuyên gia tại diễn đàn về xu hướng đầu tư BĐS 2019 do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 16-5, tại Hà Nội.

Thị trường giảm sút

Theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó Cục trưởng Cục Nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng), trong 4 tháng đầu năm 2019, nguồn cung về BĐS nói chung đã giảm so với 2018, đặc biệt giảm về số lượng căn hộ có giá trung bình. Cùng chung nhận định này, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam, cho biết, theo thống kê mới đây, lượng hàng hóa về nhà chung cư, căn hộ biệt thự tại Hà Nội và TPHCM đưa ra thị trường đã giảm chỉ còn khoảng 70% so với quý 4-2018. Tại TPHCM, số lượng giấy phép xây dựng trong quý 1-2019 đã giảm 16%, hiện cũng đã có 150 dự án bị dừng lại kiểm tra, rà soát… 

Theo ông Nguyễn Trần Nam, thị trường đang có sự lo lắng về bong bóng BĐS, do đó Chính phủ đã có những bước đi hạn chế nguồn tín dụng vào BĐS, dự báo sắp tới sẽ còn siết chặt hơn nữa. Hiện tốc độ tăng trưởng tín dụng vào BĐS vẫn tiếp tục đà giảm từ cuối 2018. Bên cạnh đó, đất về quy hoạch, đền bù… cũng đều bị siết chặt.

Khắc phục điểm yếu thị trường bất động sản ảnh 1

Một khu cao ốc đang xây dựng tại quận 8, TPHCM - Ảnh: CAO THĂNG

Một điểm yếu của thị trường là, phát triển nhà ở xã hội trong thời gian qua vẫn chậm mặc dù Chính phủ, Quốc hội có nhiều chính sách kịp thời. Nếu so với chiến lược phát triển quốc gia, đến nay cả nước mới phát triển nhà ở xã hội đạt khoảng 33% so với nhu cầu. Đánh giá về diễn biến này của thị trường, ông Nguyễn Mạnh Khởi cho rằng, trong nỗ lực cơ cấu lại thị trường BĐS, mục tiêu quan trọng mà Nhà nước cần lại chưa thực hiện được, đó là BĐS cho người thu nhập thấp chưa đạt yêu cầu. Tuy nhiên, chính sách đã khuyến khích doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội hay chưa? Nếu chính sách tốt rồi tại sao các địa phương, các doanh nghiệp chưa tham gia mà chủ yếu tập trung xây dựng nhà ở thương mại? vẫn là những câu hỏi chưa có lời đáp thỏa đáng.

Chờ chính sách sửa đổi

Theo đánh giá của các chuyên gia, thị trường BĐS về trung và dài hạn sẽ rất tốt, do tốc độ đô thị hóa còn độ mở rất lớn và tâm lý người dân Việt Nam thích mua nhà đất. Theo dự báo, trung bình mỗi năm có 1 triệu người chuyển từ khu vực nông thôn sang các khu đô thị. Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm 2019, thị trường BĐS chưa có nhiều dấu hiệu khả quan hơn những tháng đầu năm. Giới đầu tư hiện vẫn đang chờ đợi những chính sách mới sẽ sửa đổi trong Luật Nhà ở, Luật Đầu tư, Luật Đấu thầu, Luật Đất đai... mà những chính sách này hiện vẫn đang nằm ở các báo cáo nghiên cứu sửa đổi. Cụ thể, về chính sách vốn và tín dụng BĐS, theo ông Nguyễn Mạnh Khởi, do pháp luật đất đai chưa được sửa đổi nên việc huy động vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài còn vướng mắc. Đặc biệt, các yêu cầu về thủ tục cải cách hành chính cũng chưa đạt như mong muốn, hoặc cải cách chưa đồng bộ cùng các luật khác nên chưa đi vào cuộc sống. 

Tại diễn đàn, đại diện Bộ Xây dựng cho biết, vẫn đang nghiên cứu để sửa đổi các quy định được kỳ vọng sẽ có tác động tích cực đến thị trường BĐS trong thời gian tới, trong đó có Thông tư 02 về quy chế quản lý sử dụng nhà chung cư; các quy chuẩn về xây dựng condotel; quy chế quản lý kinh doanh căn hộ condotel và quy chế quản lý kinh doanh officetel… Theo quan điểm Bộ Xây dựng, các chính sách sẽ được xây dựng, sửa đổi theo hướng đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh BĐS chặt chẽ, tránh các tình trạng tranh chấp xảy ra, đồng thời hướng đến việc khắc phục điểm yếu của thị trường hiện nay, khuyến khích các nhà đầu tư quan tâm đến phân khúc nhà ở giá thấp, BĐS cho thuê để đáp ứng nhu cầu thực tế của người dân.

BÍCH QUYÊN - Theo Sài Gòn Giải Phóng

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness