TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 54
  • Hôm nay: 305
  • Tháng: 7044
  • Tổng truy cập: 5140363
Chi tiết bài viết

Long hổ quyết đầu 6 2022 Đối đầu tên lửa và xe tăng: Lửa cháy lan và nguy cơ vỡ nợ

 

Lời bình :    hôm nay 28/6/2022 

 

   càng tỏ rỏ ra là Thế giới đang ngày càng đi vào quẻ Thiên Phong Cấu  nấc thang đầu của Đại loạn ,Đại chiến .   và tình trạng nước Mỹ cũng như  loài người đi vào quẽ Cấu lại là như trong sương mù của Sơn thủy Mông cùng với âm thanh của đỉnh gió hú Sơn Phong cổ  .    

 

Nhân đây lược lại  chuyện   long hổ quyết đấu  và Thiên hạ khởi loạn từ 2019 Kỷ Hợi  trong can Giáp Ngọ khởi  từ  2014  đến 2024 ( giáp thìn ) gọi là khởi  Loạn  , Từ 2024 ( Giáp thìn  đến 2034 Giáp Dần ) là Chánh Trung Loạn  , rồi từ 2034 đến 2044 ( Giáp Tý ) Hạ Loạn )  Liên quan đến Thiên tượng ,Địa Tượng từ bên ngoài Trái đất tác động với các dịch chuyễn đến từ trường cùng các trường khác từ trong lõi trái đất .  Dầu muốn hay không Thế giới đang trãi qua một  Địa Ngươn 60 năm đầu kỷ 21 ( 2004 Giáp Thân – 2064  Giáp thân )  trong vận 13 . Loài người cũng đang  trãi qua 25 năm đầu của thế kỷ 21 và đang sắp  bước qua 25 năm thứ hai của thế kỷ này ,

 

  quẻ  Sơn thủy mông .Mọi sự trên trái đất trong năm 2022 này là mông lung .Chưa xác định . là bất khả tư nghì ,bất năng kiến ,bất năng tri ,bất năng giải … .Từ chuyện Test Kit  Việt Á , Chuyện  Rừng ở Việt Nam đến chuyện sách giáo khoa ,máy Oxy … tất cả dường như rắc rối …

 

 Các Đại sự lớn hơn ( thế kỷ hoặc thiên niên kỷ ) như Đồng bằng song cửu long , Bảo vệ Lãnh thổ trước 1 Nguy cơ có thật kiểu  Nga đang tiến hành ở U kraine  … thì vẫn còn trong quẻ Phong thiên tiểu súc . Quẽ này ,như Cụ Sao đỏ Nguyễn Lương Bằng  luận với cụ  10 Hương là đang bàn chuyện chiến lược trên trời : Phong là Gió  ,Thiên là Trời .  Nhưng không tính sớm ,tính trước thì nó đến không xử lý kịp thì lại toi.

 

 Bây giờ là Sơn Phong Cổ . Núi cao của bảo thủ   quá khứ của truyền thống vẫn sừng sững  như hình ảnh  Putin và Zelinsky    của Nước Nga và Ukraine vẫn nỗi lên trong bão bom đạn thời cách mạng 5 G . Cơn bão thay đỗi cực mạnh thổi ngày đêm vào vách núi như muốn phá tan cái quá khứ cổ điển ,bảo thủ nhưng lại là hàm chứa một phần những giá trị truyền thống vững  chắc quý giá  như tảng đá của thánh Phê rô mà Chúa Jesus đã phán dạy :  " .. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được". .

 

  Củ và mới . Câu chuyện muôn đời .

 

30 năm trước ,Liên Xô tan rã trong quẻ Sơn Phong Cổ . Mi-kha-in Goóc-ba-chốp đã hốt hoãng trong cơn bão  thay đổi của vận thế để tự hủy chính quyến lực của mình và của Tổ chức đưa mình lên ngôi vị đứng đầu Liên Xô . Nay  sau 30 năm ,Trong cái xã hội của Siêu cường bên thắng cuộc đang ngày càng xuất hiện các mầm mống hoại ..  như Biden sắp  U90nắm Tổng thống thời  loạn với một tình trạng dân chủ khá vô chính phủ  . Một Cụ U 100 Kissinger lại được thỉnh lên Hội Nghị Davos 2022 để luận bàn về cuộc Thế chiến  đầu kỷ 21 mà mở màn là Xung đột Nga – Ukraine .  Loạn là biểu hiện bên ngoài của Sơn Phong Cổ vậy .  Màn mở đầu cho thế chiến kỷ 21 đã 4 tháng với các đòn phép bom đạn  ,đâm thọc về kinh tế Năng lượng ,tiền tệ ….của một bên là Mỹ và Nato cùng phương Tây có Ukraine đứng trên tuyến đầu  1 bên là Nga biểu hiện của Liên Xô củ và lịch sử đế chế Nga sa hoàng . Các thế lực khác thì đang tọa sơn quan hổ đấu với các bụng tìm kiếm lợi ích và né tránh thiệt hại .

 

 Màn 1 này khả dĩ kéo dài vài ba nămvà có thể 10 năm  là thường  so với  cuộc thế chiến 10 -40 năm .

 

Màn 2 là gì và khi nào  cũng như ở đâu ?

 

                             ________

 

         SƠN            ___    ___

 

                             ___    ___          

 

                             ________

 

         PHONG      ________

 

                             ___    ___

 

                                 CỔ

 

I follow the Moskva
Down to Gorky Park
Listening to the wind of change
An August summer night
Soldiers passing by
Listening to the wind of change

 

The world is closing in
Did you ever think
That we could be so close, like brothers
The future's in the air
I can feel it everywhere
Blowing with the wind of change

 

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow dream away (dream away)
In the wind of change

 

Walking down the street
Distant memories
Are buried in the past forever
I follow the Moskva
Down to Gorky Park
Listening to the wind of change

 

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow share their dreams (share their dreams)
With you and me
Take me to the magic of the moment
On a glory night (the glory night)
Where the children of tomorrow dream away (dream away)
In the wind of change (the wind of change)

 

The wind of change
Blows straight into the face of time
Like a stormwind that will ring the freedom bell
For peace of mind
Let your balalaika sing
What my guitar wants to say

 

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow share their dreams (share their dreams)
With you and me (with you and me)
Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow dream away (dream away)
In the wind of change (in the wind of change)

 

Nguồn tin: LyricFind

 

Nhạc sĩ: Klaus Meine

 

Lời bài hát Wind Of Change © BMG Rights Management

 

 

 

Tôi đi theo con đường  Moskva

 

Xuống công viên Gorky

 

Lắng nghe gió đổi chiều

 

Một đêm mùa hè tháng tám

 

Những người lính đi qua

 

Lắng nghe gió đổi chiều

 

Thế giới đang khép lại

 

Bạn đã bao giờ nghĩ

 

Rằng chúng ta có thể thân thiết như anh em

 

Tương lai đang ở trong không khí

 

Tôi có thể cảm thấy nó ở khắp mọi nơi

 

Thổi theo làn gió thay đổi

 

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

 

Trong một đêm vinh quang

 

Nơi em mai mơ xa (mơ xa)

 

Trong làn gió thay đổi

 

Đi bộ xuống phố

 

Những kỷ niệm xa xôi

 

Bị chôn vùi trong quá khứ mãi mãi

 

Tôi theo Moskva

 

Xuống công viên Gorky

 

Lắng nghe gió đổi chiều

 

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

 

Trong một đêm vinh quang

 

Nơi mai sau chia sẻ ước mơ (chia sẻ ước mơ)

 

Với bạn và tôi

 

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

 

Vào một đêm vinh quang (đêm vinh quang)

 

Nơi em mai mơ xa (mơ xa)

 

In the wind of change (gió thay đổi)

 

Sự thay đổi của gió

 

Thổi thẳng vào mặt thời gian

 

Như một cơn gió bão sẽ rung lên hồi chuông tự do

 

Để yên tâm

 

Hãy để balalaika của bạn hát

 

Cây đàn của tôi muốn nói gì

 

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

 

Trong một đêm vinh quang

 

Nơi mai sau chia sẻ ước mơ (chia sẻ ước mơ)

 

With you and me (với bạn và tôi)

 

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

 

Trong một đêm vinh quang

 

Nơi em mai mơ xa (mơ xa)

 

In the wind of change (trong gió thay đổi)

 

 

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Cuộc khủng hoảng chip, thay đổi cấu trúc thị trường năng lượng và rủi ro vỡ nợ toàn cầu. Đây là hệ quả từ câu chuyện bất ổn, xung đột trên thế giới.

Nga và Ukraine đang chiếm tới 90% lượng xuất khẩu khí neon. Khí neon lại là nguyên liệu cơ bản cho các nhà sản xuất chip toàn cầu. Với tình hình chiến sự hiện nay, Nga và Ukraine không xuất khẩu khí neon dẫn đến cuộc khủng hoảng chip thế giới.  

Cùng với đó, việc tăng giá, thiếu hụt nhiều mặt hàng chiến lược như kim loại, nhiên liệu hóa thạch, lượng thực thực phẩm. Chưa bao giờ, một số bang của nước Mỹ phải công bố tình trạng thiếu sữa cho trẻ em. Mới đây, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố chiến lược khủng hoảng đối phó với giá năng lượng trong nước. Có thể thấy, mặc dù Washington được thu lợi từ việc cấm dầu hỏa, khí đốt của Nga trên thị trường quốc tế nhưng đồng thời cũng gặp khó khăn trong nước.

Không dừng lại ở đó, thị trường xuất khẩu khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) từ Mỹ sang châu Âu và châu Á đang có sự chuyển đổi cấu trúc rất mạnh. Lượng khí từ Mỹ xuất khẩu sang EU tăng gấp 3 lần, trong khi giảm lượng xuất khẩu sang châu Á. Các chủ hàng sẵn sàng chịu phạt mỗi chuyến tàu hơn 1 triệu USD để chuyển năng lượng từ châu Á sang châu Âu do lợi nhuận bán ở châu Âu đã cao gấp nhiều lần số tiền bị phạt theo hợp đồng.

Những câu chuyện trên được TS.Nguyễn Đức Kiên - Tổ trưởng Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng dẫn chứng tại Hội thảo Quốc gia “Định hình lại hệ thống tài chính toàn cầu và chiến lược của Việt Nam – lần thứ 2” do Đại học Kinh tế TP.HCM tổ chức mới đây.

Theo ông Kiên, chưa bao giờ trên thế giới diễn ra chuỗi trừng phạt kinh tế khốc liệt, mang đầy tính rủi ro như hiện tại. Việc trừng phạt một quốc gia lớn như Nga cũng chưa từng có tiền lệ. Khi tiến hành trừng phạt, thế giới nhận ngay sự gián đoạn chuỗi cung ứng hàng hóa. Điều này dẫn đến chuỗi bất ổn mới.

Từ đầu năm đến nay, lạm phát trên toàn thế giới gia tăng, chỉ số lạm phát ở Mỹ cao nhất trong 40 năm trở lại đây, EU cũng vậy. Với việc lạm phát gia tăng thì phản ứng trong điều hành chính sách tiền tệ ở mỗi quốc gia khác nhau. Từ việc mở rộng chính sách tiền tệ để vượt qua đại dịch Covid-19 thì giờ nhiều quốc gia bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt.

Nếu ở Mỹ, dự báo của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) về việc tăng lãi suất từ nay đến cuối năm 2022 lên mức 2,5% thì đây là một trong những đợt tăng lãi suất rất lớn trong quá trình điều hành nền kinh tế của Fed. 

GS.Sử Đình Thành – Hiệu trưởng Đại học Kinh tế TP.HCM dẫn đánh giá của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), xung đột tại Nga - Ukraine làm cho tăng trưởng kinh tế toàn cầu chậm lại và lạm phát cao. Tuy nhiên, đó mới chỉ là hiệu ứng vòng 1. Cho đến giờ, không ai có thể dự báo chính xác diễn biến tương lai xung đột như thế nào. Giả dụ hòa bình có thể đến vào ngày mai nhưng vẫn tiếp tục xuất hiện các hiệu ứng vòng 2, vòng 3, dẫn đến định hình lại trật tự mới kinh tế, chính trị toàn cầu.

Các hiệu ứng nhiều tầng này do những chuyển dịch trong thương mại năng lượng, các chuỗi cung ứng được cấu hình lại, mạng lưới thanh toán tiền tệ toàn cầu bị phân mảnh, các quốc gia cân nhắc nắm giữ tiền tệ, dự trữ ngoại hối… Nhìn rộng hơn, thương mại toàn cầu đang được đặt trong một bối cảnh mới bất chấp các quy tắc vốn có của nó như: kiểm soát biên giới chặt chẽ hơn, xây dựng chuỗi cung ứng linh hoạt, theo đuổi khả năng tự cung tự cấp trong một số ngành công nghệ quan trọng và áp đặt các biện pháp trừng phạt thương mại lên đối thủ…

Chiến sự Nga - Ukraine đang thay đổi mạnh cấu trúc thị trường năng lượng (ảnh minh họa)

70 quốc gia trong tình trạng nguy hiểm nợ

Đối với Trung Quốc, tổng sản phẩm quốc nội của quốc gia này vẫn tăng. Ưu điểm của Trung Quốc là thị trường nội địa đủ mạnh để có thể vực dậy bất kỳ ngành kinh tế nào trong nước. Do đó, chính sách “zero Covid” vẫn đang được áp dụng triệt để từ năm 2020 đến nay. Với đất nước 1,4 tỷ dân, nếu để dịch bùng phát trên diện rộng thì hậu quả về kinh tế - chính trị - xã hội tại Trung Quốc sẽ lớn hơn nhiều so với tiến hành “zero Covid”. 

TS.Cấn Văn Lực - Thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính tiền tệ quốc gia cho hay, kinh tế Trung Quốc tăng trưởng 8,1% trong năm 2021 thì năm 2022 chỉ còn khoảng 4%. Trong khi, Trung Quốc đóng góp khoảng 30% tăng trưởng kinh tế toàn cầu, như vậy, khoảng 15% tăng trưởng kinh tế năm nay bị tụt đi chỉ riêng bởi yếu tố Trung Quốc.

Mặt khác, kinh tế toàn cầu tăng trưởng 6% vào năm 2021 nhưng dự báo năm 2022 của Quỹ Tiền tệ quốc tế IMF thì chỉ ở mức 3,6%; World Bank dự báo khoảng 2,9%; Liên Hợp Quốc UN dự báo 3,1% trong điều kiện tình hình chiến sự Nga – Ukraine dịu đi.

Trái ngược, lạm phát bình quân toàn cầu năm 2022 ở mức 6% trong khi năm 2021 là 3,8% và năm 2020 chỉ là 2%.

Đáng chú ý, hiện Nga nợ các ngân hàng châu Âu số tiền tương đối lớn, vào khoảng 135 tỷ USD. Ý – Pháp – Áo là 3 chủ nợ rất lớn của quốc gia này.

Các ngân hàng Trung ương trên thế giới đang ở thế tiến thoái lưỡng nan bởi khi tăng lãi suất đồng nghĩa với nghĩa vụ trả nợ tăng, dẫn đến rủi ro vỡ nợ toàn cầu. Nợ toàn cầu lên mức kỷ lục 256% GDP năm 2021.

TS.Lực thông tin, trong 3 năm 2019, 2020 và 2021, nợ toàn cầu tăng nhanh do lãi suất thấp. Cả khu vực Chính phủ, DN hay hộ gia đình đều có mức vay nợ tăng. Đến năm 2022, khi lãi suất tăng thì nghĩa vụ trả nợ tăng rõ rệt. Một số nước đứng trước rủi ro vỡ nợ.

Srilanka là một ví dụ điển hình khi tuyên bố vỡ nợ vào tháng 4/2022. 70 quốc gia (chủ yếu các quốc gia có thu nhập thấp, nghèo) trong tình trạng nguy hiểm như Pakistan, Ghana, El Salvador, Tunisia, Ai Cập… 

Tỷ lệ nợ/GDP của hộ gia đình, cá nhân tăng mạnh, lên tới 70,7% GDP toàn cầu năm 2021. Nhiều nước có tỷ lệ nợ tư nhân/GDP cao (> 100% GDP) như Australia, Canada, Đan Mạch, Hàn Quốc, Thụy Sỹ, Hà Lan….

Người dân xếp hàng mua xăng tại thủ đô Colombo (Sri Lanka). Đây là quốc gia đang trong vòng xoáy khủng hoảng kinh tế (ảnh: Reuters)

Trần Chung - Theo Vietnamnet

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness