TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 78
  • Hôm nay: 991
  • Tháng: 7730
  • Tổng truy cập: 5141049
Chi tiết bài viết

Mahathir nói về kinh tế phương tây

Toàn cầu hóa đi về đâu ?

Image result for Mahathir nói về kinh tế phương tây

Trong bài phỏng vấn của tạp chí Le Point số 2187 (14.08.2014) cựu thủ tướng mã lai-nay 11/ 2018 là đương kim thủ tướng Mã lai ở tuổi 92- 
ông Mohamad Mahathir, nổi tiếng là một người « chính trị gia hiền triết » (un sage) của châu Á, không tiếc những lời phê bình nóng bỏng về tình hình thế giới. Ngoài việc cho rằng nền kinh tế Hoa kỳ đang lụn bại và đồng đô la Mỹ chỉ là « đồng tiền của loài khỉ » (Les Etats-Unis sont en faillite. Le dollar est une monnaie de singe.), cũng như nhận định rằng các vị tổng thống Mỹ chỉ là con tin của thành phần tư bản tài chánh (Obama n’y peut pas grand-chose, car les présidents sont les otages de Wall Street.) *) ông Mahathir dạy cho châu Âu một bài học. Tuy nhiên bài học này chứa đựng một mâu thuẫn cơ bản, theo cách nhìn của người châu Âu, đặc biệt là người dân Pháp, mà họ không thể đồng ý với quan điểm của ông.

Một mặt, ông Mahathir cho rằng, nền kinh tế không còn sản xuất ra vật dụng và dịch vụ để xuất cảng, mà chỉ chơi đánh bạc với các thị trường tài chánh. Người ta không thể chơi đánh bạc ăn thua suốt cả đời. (Aujourd’hui, l’économie ne vise plus à produire des biens et des services à exporter mais à jouer à la roulette avec les marchés financiers. On ne peut pas jouer au casino toute sa vie !). Mặt khác, ông Mahathir cho rằng, người dân châu Âu sống vượt trên mức khả năng kinh tế của họ, giá thành sản phẩm và dịch vụ quá cao, thời gian làm việc ít ỏi chỉ có 35 giờ một tuần, có quyền đình công, lương lại tăng lên và hưởng quá nhiều phúc lợi xã hội, nên không thể cạnh tranh với châu Á, nơi mà con người làm việc quần quật ngày đêm, lương thấp, và hiện giờ thành phần trí thức châu Á, như ở Trung quốc và Nam Hàn, đã đạt được tầm mức khoa học kỹ thuật ngang ngửa với châu Âu. Cũng theo ông, dân chủ không chỉ có nghĩa là tự do mà còn là nhận trách nhiệm.

Người dân châu Âu không thể có cùng quan điểm với ông Mahathir, vì, ai là người có khả năng chơi đánh bạc suốt đời ? ai là người có tự do ? ai phải nhận trách nhiệm xã hội ? chính sách thắt lưng buộc bụng đè nặng lên thành phần nhân viên lao động là một chính sách bóc lột dân chúng đến tận cùng, nối dáo cho thế lực tài chánh, chủ nhân. Giống như một con tầu lửa, chính quyền là những người đứng lái tầu, dân chúng lao động là những người đốn cây, chặt củi, làm than, đốt lửa, sửa chữa, lau chùi, phục vụ…cho con tầu chạy, hành khách ngồi chơi ngắm cảnh, ăn uống vui cười là những nhà đầu tư, người chủ, in ra những tờ giấy gọi là tiền.

Thị trường tiêu thụ nội địa Pháp đã giảm xuống mức tối đa, vì chính sách xiết tài khoản rất chặt chẽ của các nhà băng Pháp, khiến cho mọi người dân đều không thể tiêu xài vượt số tiền hàng tháng có được, có bao nhiêu thì chỉ tiêu xài bấy nhiêu, không làm sao mà tiêu nhiều hơn được, hở ra một chút là các nhà băng Pháp khóa tài khoản, khóa thẻ tín dụng, không nhận ngân phiếu khiến cho người dân rất túng quẫn. Điều này khác hẳn chính sách khuyến khích tiêu thụ của Đức, các ngân hàng đều cho những người có thu nhập đều đặn trong tài khoản được tiêu xài hơn từ một đến ba lần con số thu nhập hàng tháng mà chỉ phải trả một số tiền lời không quá cao như ở Pháp, lên đến 20%. Thí dụ: bạn có 4.000€ thu nhập hàng tháng, nhà băng Pháp rộng rãi lắm thì cho bạn một khoản tiêu dùng vượt mức là 3.000€, và bạn phải trả tiền lời 20% trên con số 3.000 € này, trong khi tại Đức, bạn có thể chi tiêu vượt mức thêm 12.000€ trong tháng khi cần thiết. Điểm lợi là ở Pháp ai cũng rất sợ mắc nợ, tiêu nhiều hơn có, nhưng trên bình diện kinh tế quốc dân thì khi sức mua giảm, đẩy thị trường tiêu thụ nội địa xuống chạm đáy. Sở dĩ nước Pháp tự cho phép thực thi chính sách hà hiếp dân chúng này vì nguồn thu nhập từ du khách nước ngoài quá lớn, bù đắp cho sự tiêu thụ yếu kém của dân chúng bản địa.

Đứng về mặt lịch sử, người dân Pháp luôn hãnh diện là xã hội Pháp đã làm nên cuộc Cách mạng Dân chủ 1789 lật đổ thể chế quân chủ, người dân làm chủ vận mệnh đất nước.

Đứng về mặt chính trị, người dân Pháp luôn hãnh diện là đã tranh đấu để có quyền tự do, có quyền đình công, có quyền bảo vệ ba chữ « Liberté, Égalité, Fraternité » (Tự Do-Bình Đẳng-Tương Trợ) theo tinh thần « Tuyên ngôn nhân quyền 1789 » (Déclaration de droits de l’homme 1789), trong khi các công đoàn bảo vệ quyền lợi của người lao động ở châu Âu cũng có hiện tượng bị giới chủ nhân mua chuộc, lũng đoạn.

Đứng về mặt kinh tế, chương trình 35 giờ một tuần nhắm mục đích là giới chủ nhân phải thâu nhận thêm nhân công, tạo thêm công ăn việc làm cho người dân, khi họ muốn duy trì mức độ sản xuất. Nhưng chương trình 35 giờ một tuần đã bị « tiêu diệt » bởi giới chủ nhân, vì họ tăng cường độ lao động và áp dụng các loại máy móc sản xuất tự động thay thế cho sức người, dời cơ xưởng sản xuất sang những nước nhân công rẻ mạt, nên hậu quả là nạn thất nghiệp vẫn trầm trọng tăng chứ không giảm.

Cho dù, nếu người lao động châu Âu đồng ý làm quần quật ngày đêm, nhận đồng lương rẻ mạt như ở châu Á thì điều tất nhiên sẽ xảy ra là « NỘI LOẠN », vì mức sống với giá sinh hoạt quá cao không cho họ một con đường nào khác để sống còn. Giới chủ nhân định mức tất cả các loại giá thị trường, từ sản phẩm tiêu dùng, dịch vụ cho đến những nhu cầu cơ bản như điện, nước, chất đốt để sưởi mùa đông, điện thoại, di chuyển….quá cao để thu mức lợi nhuận theo tiêu chuẩn của họ tự đặt ra. Người dân châu Âu mất dần « sức mua » (pouvoir d’achat), phải sống rất tần tiện, tự hạn chế tiêu thụ từ nhiều năm nay, nhiều người chỉ ăn khoai tây chấm muối, bánh mì… qua ngày, nhiệt độ mùa đông trong nhà phải giảm xuống còn 13, 14°, không còn dám sưởi ấm lên 18, 19° như những năm trước. Sức mua của thị trường nội địa càng giảm thì giới đầu tư tài chính càng vắt thêm lợi nhuận. Nhưng theo quy luật toán kinh tế thì « vắt » đến khi nào sẽ không còn vắt thêm được nữa ?! chính họ phải biết điều đó !

Đứng về mặt xã hội, thì « con giun xéo lắm cũng quằn », sự kiện « tái phân phối » (Redistribution) của xã hội Pháp cũng là một điều kiện thiết yếu để bảo đảm an ninh xã hội. Nước Pháp lại có nhiều mối quan hệ thuộc địa cũ, mà trên bình diện ngoại giao quốc tế, Pháp cần gìn giữ các mối quan hệ này phòng khi có biến động thế giới thì có chỗ dựa.

Toàn cầu hóa, trong mục đích tư bản hóa thế giới, đang phân chía giai cấp theo đồng tiền, một thiểu số quá giầu có bên cạnh một đa số nghèo hèn, sống chật vật thiếu thốn ngày qua ngày. Toàn cầu hóa tạo cơ hội cho người giầu có chuyển tài sản ra nước ngoài, giấu trong những « ốc đảo thiên đường tài chánh », để bớt trả thuế cho quốc gia mà ngày lại càng giầu có hơn vì tiền đẻ ra tiền, lãi mẹ đẻ thêm lãi con lãi cháu. Toàn cầu hóa đang hủy hoại tầng lớp trung lưu, phân chia sự xa cách to lớn giữa thành phần chơi cờ bạc casino và thành phần thất nghiệp, đau ốm, phải sống nhờ vào các quỹ phúc lợi xã hội. Lỗi không phải tại người dân lao động lười biếng, chỉ muốn ăn bám. Lỗi là nằm ở sự « vắt » lợi nhuận của giới chủ nhân và thành phần tài chính đầu tư, khi mà mức thâu lợi nhuận phải tăng trước kia là 2, 3% dần dà lên 10%, 15% rồi 20%, 25%. Người đầu tư cho vay 100, đòi phải được thâu lại 125, nếu không thì họ rút vốn, hãng xưởng đóng cửa dẹp tiệm, nhân công lao động thất nghiệp.

Nhưng toàn cầu hóa sẽ « đụng » vào chính giới hạn của nó, đó là tinh thần quốc gia dân tộc. Các tuyên bố gần đây của các chính trị gia đều nhuộm mầu sắc quốc gia, thí dụ rõ nét ở chủ trương chính trị của nước Đức. Họ trở lại nguyên tắc phân biệt như cũ, phân biệt người « Đức » và người « ngoại quốc » các loại (Ausländer) gộp luôn dân của các nước thành viên khối Liên Minh châu Âu. Các xã hội sẽ bị bắt buộc phải đi dần vào khuynh hướng bảo vệ sản phẩm và dịch vụ quốc gia, bảo vệ thị trường quốc gia, bảo vệ tài nguyên môi trường quốc gia, bảo vệ nền giáo dục quốc gia, bảo vệ bản sắc dân tộc văn hóa quốc gia để có thể bảo đảm chủ quyền và độc lập. Không có chủ quyền và độc lập thì không thể có tự do và dân chủ. Không còn đường nào khác ! MTT

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness