TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 12
  • Hôm nay: 482
  • Tháng: 10931
  • Tổng truy cập: 5144250
Chi tiết bài viết

Mua đất mắc võng chờ thời

Việc chậm đánh thuế bất động sản bỏ hoang khiến nhiều người ung dung mua đất để không chờ tăng giá, mặc kệ sự phát triển của nền kinh tế.

Mua đất rồi 'mắc võng' chờ thời

Những ai phản đối đánh thuế đất bỏ hoang chắc chắn là những người đang nắm giữ nhiều bất động sản bỏ hoang và mặc kệ đất nước phát triển ra sao? Đơn giản là vì có quá nhiều người cũng ghim đất như bản thân họ. Chứ những ai biết dừng lại một giây để suy nghĩ, tôi tin họ sẽ thấy sốt đất gây hại cho cả nền kinh tế và cho chính họ kinh khủng thế nào?

Ví như trong một công ty, các sếp kiếm được nhiều tiền lời thông qua kinh doanh. Nhưng thay vì đem thưởng, tăng lương mạnh cho nhân viên để kích thích anh em làm việc hăng hái hơn cho công ty hoặc đầu tư mở rộng sản xuất để đảm bảo doanh nghiệp ngày một phát triển, đem lại đời sống ngày một phát triển cho nhân viên, thì họ lại đem đi mua đất gần hết số tiền lời để bảo đảm túi tiền của mình.

Cuối cùng, nhân viên thì mãi nghe bài ca "buôn bán không tốt nên lương thưởng thấp", công ty thì phát triển èo uột, cầm chừng vì không được bơm thêm vốn. Sau đó, doanh nghiệp nước ngoài khác nhảy vào thị trường, vung tiền khủng để chiếm lĩnh thị trường, khiến công ty điêu đứng và không cạnh tranh nổi. Rốt cuộc, các sếp về nhà nằm chơi, chờ tiền lời bán đất kiếm lời, còn nhân viên thất thểu đi xin việc mới khi tuổi đời đã cao.

Có thể thấy, đầu tư bất động sản là việc rất bình thường, nhưng ở nước ngoài, người ta đánh thuế đất bỏ hoang rất cao, nên dù người giàu hay nghèo khi mua được đất cũng đều đem đi kinh doanh, sản xuất, cho thuê... Tóm lại, phải đưa đất vào nền kinh tế. Còn ở Việt Nam thì ngược lại, thuế đánh vào hành vi đầu cơ bỏ hoang đất là gần như không có, nên người có tiền thì cứ gom đất rồi bỏ không chờ tăng giá, còn người nghèo hơn thì chẳng bao giờ mua nổi đất do giá đất tăng theo cấp số nhân, còn tiền lương thì tăng nhỏ giọt.

Mặt khác, thực tế, nhiều người giàu gom vốn đi kinh doanh cũng chẳng lời bằng tiền ôm đất. Thế nên họ tội gì phải đổ vốn đi kinh doanh, cứ đi mua đất rồi "mắc võng nằm ngắm mây trôi", chờ đất lên giá và bán lại kiếm lời thôi, đầu tư làm gì cho mệt óc suy nghĩ. Nền kinh tế mà dòng tiền cứ chảy vào đất và nằm chết lại ở đó như vậy thì động lực nào để phát triển?

Tôi cho rằng, chỉ có cách đánh thuế thật nặng vào bất động sản bỏ hoang thì chúng ta mới hạn chế được việc mua đất bỏ không để đầu cơ trục lợi như bây giờ. Dĩ nhiên, bên cạnh việc đánh thuế bất động sản bỏ hoang, chúng ta cũng phải áp thuế nặng lên việc giao dịch mua bán đất trong những năm đầu, để hạn chế tình trạng mua đi bán lại liên tục nhằm thổi giá đất, đầu cơ trục lợi.

Cứ thử hình dung, nếu trong xã hội, ai cũng ở nhà và chăm chăm tiết kiệm tiền để mua đất thì ngành dịch vụ sẽ chết đầu tiên, sau đó là các ngành sản xuất cũng chết theo. Các công ty đóng cửa sẽ kéo theo tỷ lệ mất việc tăng cao, và trong đó có thể sẽ có cả bạn. Công việc không có, muốn xin việc mới cũng không thể vì ai cũng lo đi buôn đất thay vì sản xuất kinh doanh. Lúc đó, bạn chỉ có nước về nhà "cạp đất mà ăn" cho đỡ đói.

Tất nhiên, tôi không chê trách gì việc bạn dùng số kiếm ra để mua đất. Nếu bạn cực khổ kiếm được nó một cách trong sạch thì bạn mua gì cũng đáng trân trọng. Thế nhưng vấn đề mà tôi lên án ở đây tùy thuộc vào việc bạn mua đất xong và làm gì? Nếu bạn mua xong đem đi kinh doanh như Trump hay cho nông dân thuê làm nông trại như Bill Gates thì hành động của bạn cực kỳ đáng hoan nghênh. Còn bạn mua xong chỉ bỏ hoang chờ lên giá, rồi đem mua đi bán lại liên tục để thổi giá đất thì rất đáng bị lên án.

Đã đến lúc, nhà nước cần phải tăng thuế lên những hoạt động này để hạn chế những hành động phá hoại sự ổn định của kinh tế đất nước. Hiện nay, tôi cho rằng, việc chúng ta vẫn chưa tăng thuế bất động sản bỏ hoang và mua bán đất liên tục là khám chậm trễ.

Winter - Theo VnExpress

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness