TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 63
  • Hôm nay: 395
  • Tháng: 7134
  • Tổng truy cập: 5140453
Chi tiết bài viết

Nhật Bản: Nhiều người già và người nước ngoài hơn?

 

Nhiều người già và người nước ngoài hơn, Nhật Bản đang thay đổi thế nào?

Dân số Nhật Bản đang già hóa nhanh nhất thế giới, hậu quả là một số lượng lớn công việc không có ai làm và cần được giải quyết

Dân số Nhật Bản đang già hóa nhanh nhất thế giới, hậu quả là một số lượng lớn công việc không có ai làm và cần được giải quyết

Quốc gia già hóa rất nhanh này đang thiếu hụt lực lượng lao động. Nay Nhật thực hiện các bước lịch sử gỡ bớt rào cản ngăn người nước ngoài ở một nơi từ lâu đã không thích việc nhập cư.

Khi tôi sống ở vùng quê Nhật Bản 10 năm trước, hiếm khi tôi gặp các cư dân không phải là người Nhật. Ngay cả ở Tokyo, là một người Mỹ da trắng cao lớn, tôi đôi khi cũng thấy người ta ngạc nhiên nhìn tôi.

Nhưng khi đến thăm Nhật vào tháng trước, tôi bị ấn tượng bởi biết bao thay đổi. Các khách sạn, trung tâm mua sắm và quán cà phê dường như ít nhất đều có một người nhập cư làm việc ở đó.

Tại một nhà hàng ở Kanazawa, một thành phố cỡ trung bình phía bắc Tokyo, tôi thấy một trợ lý da trắng trẻ tuổi đứng sau quầy để giúp đầu bếp sushi. Tại một nhà hàng khác, người phục vụ bàn cho chúng tôi không phải là Nhật, mà từ một nước châu Á, và cuối cùng giao tiếp bằng tiếng Anh.

Nói ngắn gọn là Nhật Bản đang quốc tế hóa - và quá trình này đang tăng tốc rất nhanh.

Động lực là sự thay đổi nhân khẩu học: Dân số Nhật Bản đang già đi nhanh chóng và ít dần. Thêm vào các yếu tố khác, gồm cả mức độ du khách nước ngoài lớn chưa từng có, cộng với việc chuẩn bị với quy mô lớn cho Olympics Mùa Hè 2020, và kết quả là Nhật cần rất nhiều người lao động để bổ sung cho thị trường lao động.

Nhật Bản đã nhận thức được một cuộc khủng hoảng dân số từ nhiều thập niên trước, nhưng vì các chính phủ liên tiếp nhau đã không muốn thực hiện các bước chính nên vấn đề này càng trở nên cấp bách hơn.

Thủ tướng Shinzo Abe muốn nhận thêm lao động nước ngoài và có lương thấp. Nhưng đề xuất của ông về việc chấp nhận hàng trăm ngàn người để lấp đầy công việc lao động chân tay vào năm 2025 đang gây ra tranh cãi ở một quốc gia có truyền thống ngăn chặn nhập cư.

Quốc hội Nhật Bản đã chấp nhận đề xuất đó trong một bước đi gây tranh cãi và chưa từng có để cho phép nhập cư nhiều lao động hơn bao giờ hết - 300.000 người trong vòng 5 năm tới, bắt đầu từ tháng 4. Dự luật đến vào thời điểm thay đổi lịch sử ở Nhật Bản. Và những điều đã xảy ra có thể sẽ định hình đất nước này qua nhiều thế hệ.

Số người già tăng cao, người nước ngoài tăng cao

Cảnh tượng trong quốc hội Tokyo vào ngày 7/12/2018, khi thông qua một dự luật lịch sử nhận người lao động chân tay từ nước ngoài vào Nhật nhiều hơn bao giờ hết

Cảnh tượng trong quốc hội Tokyo vào ngày 7/12/2018, khi thông qua một dự luật lịch sử nhận người lao động chân tay từ nước ngoài vào Nhật nhiều hơn bao giờ hết

Bhupal Shrestha là một giảng viên đại học sống ở phường Suginami, Tokyo, một khu dân cư nổi tiếng với những con hẻm hẹp với các cửa hiệu quần áo cũ và đồ cổ. Ông sống ở Nhật 15 năm, nhưng con đường để có được visa 'cư dân thường trú' không phải là dễ dàng.

Ông nói ông đã trải nghiệm "sự phân biệt đối xử ở những việc cơ bản, như tìm nhà để ở và làm văn phòng, mở tài khoản ngân hàng, đăng ký thẻ tín dụng". Ông cũng nói rằng người nhập cư khó có thể có ý kiến về chính sách của chính phủ có ảnh hưởng đến họ.

"Xã hội Nhật Bản đang mở cửa cho người nhập cư, nhưng ở một số nơi dân vẫn còn bảo thủ," ông nói. Tôi nghĩ rằng đó là do họ ít có cơ hội để trao đổi văn hóa với người nhập cư."

Là người Nepal, Shrestha là một trong 1,28 triệu lao động nước ngoài sống ở Nhật Bản.

Con số này là kỷ lục, tăng từ 480.000 năm 2008. Tuy nhiên, con số này chỉ chiếm 1% dân số Nhật Bản, so với 5% ở Anh hay 17% ở Mỹ. Gần 30% lao động nước ngoài ở Nhật Bản đến từ Trung Quốc, một số lượng đáng kể đến từ Việt Nam, Philippines và Brazil.

Con số thấp này là do ở Nhật Bản, theo truyền thống, người ta không thích việc nhập cư. Là một quốc đảo, Nhật đã từng bị cô lập dữ dội. Cho đến giữa những năm 1800, những người vào hoặc rời khỏi đất nước có thể bị hình phạt tử hình. Giờ đây Nhật Bản hiện đại, tuy vậy, vẫn tự coi mình là đồng nhất, với bản sắc văn hóa mạnh mẽ.

Về mặt lịch sử, sự lo lắng ở trong nước đối với nhập việc cư xuất phát từ việc sợ mất việc làm, phá vỡ văn hóa và lo ngại làm tăng tỷ lệ tội phạm ở một quốc gia nổi tiếng ít tội phạm.

Nhưng khó khăn lớn là: số lượng người Nhật bản địa đang giảm xuống.

Chỉ riêng từ 2010 đến 2015 dân số đã giảm đi gần 1 triệu. Năm ngoái giảm thêm 227.000. Song song với việc này, số người trên 65 tuổi đạt mức kỷ lục 27% - một con số mà nó sẽ tăng tới 40% vào năm 2050.

Tháng 5 vừa qua, tỷ lệ công việc sẵn có đạt mức cao nhất trong vòng 44 năm: 160 việc làm cho mỗi 100 người lao động. Điều đó có nghĩa là hiện tại có rất nhiều công việc sẵn có mà người Nhật lớn tuổi không thể làm và người Nhật trẻ tuổi không muốn làm.

"Thật là đáng sợ" Shihoko Goto, chuyên viên cao cấp từ Trung tâm Woodrow Wilson, một viện nghiên cứu Mỹ, mô tả tình trạng này. Nhưng bà nói trong quá khứ việc nhập cư, "thực sự không được coi là một phần của một giải pháp rộng lớn để giải quyết một số khó khăn Nhật Bản đang phải đối mặt."

Trong khi một số doanh nghiệp và chính trị gia ủng hộ các kế hoạch của Abe, những người khác đang xếp hàng để chất vấn là làm thế nào mà nó có thể thay đổi xã hội Nhật Bản.

Tăng cường tìm kiếm người lao động

Khi Tokyo tiến tới Olympics Mùa hè 2020, sự thiếu hụt lao động trong xây dựng địa điểm thi đấu đòi hỏi sự hỗ trợ của công nhân nước ngoài

Khi Tokyo tiến tới Olympics Mùa hè 2020, sự thiếu hụt lao động trong xây dựng địa điểm thi đấu đòi hỏi sự hỗ trợ của công nhân nước ngoài

"Ít có người Nhật có kinh nghiệm thực tế về làm việc và sống chung với người nước ngoài," Masahito Nakai, một luật sư nhập cư ở Tokyo, nói. Nhưng ông nói rằng người ta đã bắt đầu hiểu là phải làm điều gì đó. "Họ đang nhận ra rằng đất nước này không thể đứng vững nếu không có sự hỗ trợ của họ."

Nhu cầu cấp thiết nhất là trong các lĩnh vực như xây dựng, nông nghiệp và đóng tàu, ở tất cả các vùng của đất nước. Ngành công nghiệp khách sạn và bán lẻ cũng ngày càng cần đến tiếng Anh, và các kỹ năng ngôn ngữ khác khi mà du lịch tiếp tục bùng nổ.

Nhân viên điều dưỡng và chăm sóc tại gia cũng rất cần thiết để chăm sóc cho lớp người về hưu ngày càng tăng. Theo một báo cáo vào tháng 11, hơn 345.000 người lao động nước ngoài dự kiến sẽ đến Nhật Bản để làm các công việc ở tất cả các lĩnh vực này trong 5 năm tới nếu các đề xuất của ông Abe được thông qua.

Đến nay, Nhật Bản đã tránh vấn đề nhập khẩu lao động nước ngoài bằng cách sử dụng "chương trình đào tạo thực tập kỹ thuật" tạm thời. Điều này cho phép lao động trẻ hoặc sinh viên làm việc trong các công việc lương thấp từ 3 đến 5 năm trước khi quay về nước.

Nhưng chương trình này đã bị chỉ trích vì bóc lột người lao động trong nhiều lĩnh vực, từ lương ít ỏi đến điều kiện làm việc tồi tệ. Năm ngoái, xảy ra sự việc một nam thanh niên Việt Nam 24 tuổi thuộc chương trình này đã phải xử lý chất thải phóng xạ là một phần trong việc dọn dẹp khu Fukushima. Việc này bị phê phán trên báo chí trong nhiều năm, với một số đài báo gọi đây là "nô lệ trá hình".

Nay ông Abe muốn cho phép những người lao động đơn giản ở lại 5 năm và đề xuất gia hạn visa cho những người lao động có tay nghề nếu họ muốn đưa gia đình sang. Ông muốn chương trình visa mới này được triển khai vào tháng 4.

Tuy nhiên ông Abe không dám gọi những người lao động này là "người nhập cư", và những người chỉ trích kế hoạch sợ rằng nó sẽ thuận lợi hóa việc cư trú vĩnh viễn. Cũng có những lo lắng rằng những người lao động nước ngoài sẽ tập trung ở thành phố và không xuống các vùng nông thôn, nơi cần họ nhất. Trong khi đó, những người bênh vực quyền lợi lại lo ngại rằng Nhật Bản vẫn chưa học được cách bảo vệ thỏa đáng người lao động khỏi bị bóc lột.

Takatoshi Ito, giáo sư về quan hệ quốc tế và công cộng tại Đại học Columbia, nói ông tin rằng xã hội Nhật Bản "đang tỉnh ngộ với toàn cầu hóa". "Cho đến nay, hầu hết người lao động nước ngoài đang giúp tăng trưởng kinh tế, đảm nhận những công việc mà người Nhật không muốn làm."

Nhưng Nakai, luật sư về nhập cư, nói rằng việc có thị thực chỉ là sự khởi đầu và việc hòa nhập vào văn hóa Nhật Bản có thể sẽ là khó khăn. Ông chỉ ra những khoảng trống trong kiến thức ngôn ngữ và văn hóa là những thách thức chính mà người lao động nhập cư phải đối mặt.

"Nếu người nộp thuế đồng ý, ít nhất chính phủ cũng nên cung cấp các khóa học tiếng Nhật miễn phí hoặc giá rẻ trên khắp đất nước như bước đầu tiên," Nak Nakai nói. Những người khác nghĩ nhìn chung hướng đi là chưa đủ.

"Tôi nghĩ rằng có rất ít sự kiện trao đổi được tổ chức. Thậm chí không có sự giao tiếp giữa các cư dân trong cùng một tòa chung cư." Bhupal Shrestha nói. "Khi không có sự hiểu biết giữa những người hàng xóm thì một xã hội đa văn hóa không thể có được.

Xung đột văn hóa

Trẻ em Brazil trong một trường học tiếng Bồ Đào Nha ở Nhật Bản vào tháng 10. Cha mẹ các trẻ em nhập cư thường than phiền về rào cản ngôn ngữ

Trẻ em Brazil trong một trường học tiếng Bồ Đào Nha ở Nhật Bản vào tháng 10. Cha mẹ các trẻ em nhập cư thường than phiền về rào cản ngôn ngữ

Chikako Usui, một nhà xã hội học tại Đại học Missouri ở St Louis, cho biết một loạt các yếu tố, từ lịch sử cô lập của Nhật đến cái được gọi là đồng nhất của Nhật, khiến người nhập cư gặp khó khăn.

Bà nêu bật các quy tắc bất thành văn dài dằng dặc và các ám hiệu xã hội tinh tế mà nó tạo khuôn cho xã hội Nhật, đến người Nhật còn thấy mệt mỏi, và nó làm cho họ không thoải mái với người nước ngoài. Bà nói họ nghĩ làm thế nào mà người nước ngoài có thể hiểu được tất cả, từ cái nhãn dán rác tái chế thích ứng đến việc biết giữ im lặng trên phương tiện giao thông công cộng hoặc dự đoán người lạ đang nghĩ gì?

Usui muốn nói đến khái niệm của Nhật Bản về "kuuki wo yomu", tức là "đọc không khí", mà nó làm cho Nhật đi lòng vòng và tập trung vào sự hiểu biết gần như ngoại cảm của những chi tiết xã hội không được nói ra của cuộc sống hàng ngày: "người Nhật thực sự không nghĩ rằng người nước ngoài có thể làm được điều này. Trên thực tế, thậm chí tôi không thể luôn làm điều này ở Nhật Bản."

Goto ở Trung Tâm Woodrow Wilson cho biết có một quy tắc nghiêm ngặt về ý nghĩa thế nào là người Nhật. "không chỉ đơn giản là quốc tịch: đó là về chủng tộc, về ngôn ngữ, về ngôn ngữ cơ thể. Tất cả những điều tinh tế này mà một người không phải người Nhật sẽ không thể có được.

"Nhưng ngày càng có quan điểm cởi mở hơn," bà nói thêm. "Tôi nghĩ rằng người Nhật có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận với những người không giống họ theo cách mà 10 năm trước đây người ta không thể tưởng tượng được."

Khi mà xã hội già đi và khi Olympics đến gần, áp lực đang gia tăng đối với Nhật Bản để tìm ra cách đưa người lao động nước ngoài vô cùng cần thiết vào Nhật.

Những người chuyển đến Nhật Bản cần biết họ đang đến đâu, Shrestha nói. Ông thích sống ở Nhật Bản, nhưng nói rằng đó là nơi mà "tôn trọng làm việc siêng năng và các quy tắc được tuân thủ." "Tốt hơn là mang cho kiến thức về văn hoá Nhật Bản và quy tắc của cuộc sống hàng ngày trong hành trang của mình," ông nói.

Trong khi đó, chính phủ có thể sẽ dành phần lớn năm 2019 để vật lộn với một giải pháp có thể chấp nhận được về lao động nước ngoài. Cho đến khi họ làm được điều đó, thì những khó khăn về lao động vẫn còn đó.

Bài tiếng Anh trên BBC Capital

Theo BBC

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness