TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 19
  • Hôm nay: 942
  • Tháng: 6425
  • Tổng truy cập: 5151690
Chi tiết bài viết

Những thách thức sau bầu cử Mỹ năm 2020 - Nguyễn Quang Dy

 

Lời bình :

hôm nay 28/11/2020  chỉ còn 10 ngày nữa là đến hạn chốt các bang chọn Đại cử tri bằng danh tánh cụ thể  ngày thứ ba 8/12/2020 .Tổng thống Trump mặc dầu đã bước đầu khởi sự công việc chuyễn giao quyền lực cho ứng cử viên Biden  từ ngày 24/11/2020 nhưng vẫn khẵng định tiếp tục cuộc đấu giành công lý vì cuộc bầu cử gian lận . Dầu thế nào đi chăng nữa ,thì tình hình trước trong và sau Bầu cử  Mỹ vẫn phản ánh sâu sắc sự phân hóa quyền lực giữa các lực lãnh đạo nước Mỹ , giữa Đảng Cọng Hòa và Đảng Dân chủ ,giữa các khuynh hướng xã hội  ,kinh tế an ninh quốc phòng v.v Nó càng tỏ rỏ ra là Thế giới đang ngày càng đi vào quẻ Thiên Phong Cấu  nấc thang đầu của Đại loạn ,Đại chiến .   và tình trạng nước Mỹ cũng như  loài người đi vào quẽ Cấu lại là như trong sương mù của Sơn thủy Mông cùng với âm thanh của đỉnh gió hú Sơn Phong cổ .

       Nhân đây lược lại  chuyện  Trump Biden long hổ quyết đấu cùng với những vấn đề căn bản về bầu cử Hoa Kỳ 

 

Trump Biden long hổ quyết đấu và Những vấn đề căn bản về bầu cử Mỹ  Nhân bầu cử Tổng thống Tìm hiểu về hệ thống bầu cử Mỹ Mỹ 3/11/2020:

Đăng lại bài viết ngắn này để giúp theo dõi cuộc bầu cử ngày 3/11. Bài này sẽ giải thích nhiều câu chuyện liên quan đến bầu cử để người bên ngoài nước Mỹ hiểu rõ các câu chuyện tại sao bầu cử lại diễn ra vào ngày thứ ba đầu tiên của tháng 11, tại sao ƯCV thắng phổ thông đầu phiếu nhưng không đảm bảo rằng người đó sẽ giành được chức Tổng thống, thế nào là người thắng cuộc được tất cả (the winner takes it all)...

 

1/ Ngày thứ Ba, 3/11/2020, là ngày diễn ra cuộc bầu cử Tổng tại Mỹ. Tại nước này, cứ 4 năm một lần lại diễn ra cuộc bầu cử tổng thống "đều như vắt chanh". Xen kẽ giữa 2 kỳ bầu cử Tổng thống và vào năm chẵn, nước Mỹ lại có các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Nói một cách khác, cứ hai năm một lần và vào các năm chẵn là cả nước Mỹ lại sôi động bước vào “Mùa bầu cử”.

Theo luật Mỹ, ngày bầu cử được ấn định là ngày Thứ 3, nhưng phải sau ngày Thứ 2 đầu tiên của tháng 11 (nếu ngày Thứ 3 mà rơi vào mùng 1/11 thì không được tính). Theo đó, ngày bầu cử nếu được tổ chức sớm nhất thì cũng phải là ngày 2/11 và muộn nhất là ngày 8/11.

Thực ra luật quy định bầu cử thống nhất cả nước vào ngày Thứ ba trong tháng 11 như nêu ở trên được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1845. Còn trước đó thì Luật cũ (thông qua năm 1792) quy định các bang tùy điều kiện của mình linh hoạt tổ chức bỏ phiếu trong khoảng thời gian 34 ngày trước ngày 1/12. Có nhiều cách lý giải tại sao Quốc Hội Mỹ lại chọn bỏ phiếu chung vào ngày Thứ ba như trên:

- Thời gian đó nằm trong thời gian 34 ngày của luật cũ và nếu tổ chức ngày bầu cử chung thì sẽ tạo một sân chơi “công bằng”, giảm thiểu khả năng một ứng cử viên Tổng thống thắng điểm tại một số bang bầu cử sớm nhất, để rồi giành được lợi thế ở các bang khác bầu cử muộn hơn;

- Đầu tháng 11 hàng năm không quá lạnh và nông dân vừa kết thúc vụ mùa (vào thời kỳ này nước Mỹ là nước nông nghiệp và dân chủ yếu sống nhờ nghề nông);

- Nếu tổ chức vào ngày thứ 4 trong tuần cũng không tiện do nhiều nơi nông dân chọn ngày thứ tư là ngày họp chợ;

- Chuyển dịch ngày bầu cử về phía cuối tuần lại vướng vào ngày nghỉ lễ tôn giáo.

 

   

 

2/ Năm 2020 cử tri Mỹ bầu nhửng chức danh gì ?

 

Năm bầu cử Tổng thống như năm 2020 này khác cơ bản năm bầu cử giữa kỳ ở chỗ là có thêm lá phiều bầu Tổng thống và Phó Tổng thống, còn danh sách bầu các chức danh khác cơ bản giữ nguyên. Trong ngày bầu cử Tổng thống hoặc giữa kỳ, cử tri trên khắp nước Mỹ bầu một danh sách rất dài, với 1 số ghế chủ chốt gồm:

- 1/3 tổng số Thượng nghị sĩ liên bang (33 hoặc 34 người trên tổng số 100 Thượng nghị sĩ do nhiệm kỳ của các thượng nghị sĩ là 6 năm, nhưng mỗi kỳ bầu cử 2 năm 1 lần nên bầu lại 1/3 để giữ tính liên tục);

- Toàn bộ 435 Hạ nghị sĩ Liên bang và 6 nghị sĩ (không có quyền bỏ phiếu trong các vấn đề mang tính “quyết định”) đại diện cho Thủ đô Washington DC và 5 vùng lãnh thổ chưa hợp nhất (gồm Guam, Puerto Rico, American Samoa, Bắc Mariana, Quần đảo Virgin);

- Một số Thống đốc bang (nhiệm kỳ 4 năm), trong đó đa phần các Thống đốc (khoảng 2/3 trong tổng số 50 Thống đốc) được bầu vào các cuộc bầu cử giữa kỳ. Riêng 2 bang là Vermont và New Hampshire thì khác với 48 bang còn lại, cứ 2 năm lại bầu cử Thống đốc một lần vì Thống đốc ở đây chỉ có nhiệm kỳ 2 năm;

- Nghị viện các bang (cũng tổ chức thành lưỡng viện – Bicameral Body – là Thượng viện bang và Hạ nghị viên bang, tuy nhiên số lượng thành viên thượng viện và hạ viện mỗi bang lại khác nhau). Đáng chú ý là chỉ duy nhất bang Nebraska trong số 50 bang quốc hội bang này được tổ chức nghị viện theo hình thức “Nhất viện” (Unicameral Body);

- Chức Thị trưởng, Hội đồng thành phố, thị trấn…

 

3/ NGUYÊN TẮC CĂN BẢN

 

Có thể nói hệ thống tổ chức chính quyền liên bang, bang và cách thức bầu các chức danh nắm những vị trí trên ở Mỹ là một trong những hệ thống phức tạp và tinh vi nhất trên thế giới vì phải tính đến sự cân bằng của tất rất nhiều yếu tố.

Thứ nhất, nguyên tắc bình đẳng giữa các bang. Quá trình đàm phán để hình thành nhà nước Liên bang hợp chúng quốc Hoa Kỳ mà ban đầu chỉ có 13 bang (thực chất là 13 quốc gia riêng lẻ) là sự mặc cả, thỏa hiệp. Họ thỏa hiệp về Thượng viện Liên bang, nhất trí rằng đây là thiết chế lập pháp quan trọng nhất, quyết định các vấn đề trọng đại của đất nước và tại đó các bang lớn, bé đều có đại diện như nhau là 2 Thượng nghị sĩ. Chẳng hạn bang Delaware chỉ có 1 triệu dân, nhưng cũng có 2 Thượng nghị sĩ như bang đông dân nhất là California với 40 triệu người.

Thứ hai, nguyên tắc phổ thông đầu phiếu và mọi người bình đẳng như nhau. Tổng số 435 Hạ nghị sĩ liên bang Mỹ là không đổi, nhưng dân số các bang có thể thay đổi hàng năm do phát triển kinh tế, thay đổi trong môi trường, giáo dục và nhu cầu di chuyển của người dân để tìm kiếm công ăn việc làm, tìm nơi định cư mới.

Do đó cứ 10 năm 1 lần, vào các năm chẵn đầu các thập kỷ (ví dụ 1990, 2000, 2010, 2020), nước Mỹ lại tổ chức các cuộc điều tra dân số toàn quốc với nhiều câu hỏi để sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Trên cơ sở bản đồ dân số thay đổi sau một thập kỷ, “bản đồ” bầu cử cũng được vẽ lại theo sự thay đổi dân số và số lượng nghị sĩ của mỗi bang có thể tăng hay giảm tùy thuộc số lượng dân cư tại một bang vào thời điểm điêu tra dân số. Các bang có dân số đông và tăng nhanh và nhờ đó cũng có số lượng dân biểu lớn trong Hạ viện là California, Texas, Florida.

Thứ ba, “Người chiến thắng được tất cả”. Do tổ chức nhà nước theo hình thức liên bang, nên dân Mỹ tuy mang tiếng bầu cử trực tiếp Tổng thống nhưng lại không bầu trực tiếp, mà bầu gián tiếp theo tổng số ghế mà các bang có đại diện tại Quốc hội Liên bang gồm 100 phiếu đại diện các Thượng nghị sĩ, 435 phiếu đại diện các Hạ nghị sĩ và 3 phiếu đại cử tri của Thủ đô Washington DC với tổng cộng 538 phiếu Đại cử tri. Và người đắc cử Tổng thống phải giành được ít nhất 270 phiếu Đại cử tri, tức quá bán con số 538 phiếu Đại cử tri .

Nếu ứng cử viên Tổng thống thắng tại bang nào, thì coi như nhận được phiếu Đại cử tri của toàn bộ bang đó. Từ đây xảy ra các trường hợp:

- Ứng cử viên thắng tại nhiều bang hơn chưa chắc đã đảm bảo thắng cuộc;

- Ứng cử viên nhận được nhiều phiếu của cử tri hơn chưa chắc đã thắng (tức thắng qua phổ thông đầu phiếu nhưng vẫn trượt, như trường hợp Phó Tổng thống Al Gore thắng Thống đốc Bang Texas George Bush về phổ thông đầu phiếu trên toàn nước Mỹ trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 11/2000, nhưng lại thua tại bang quan trọng là Florida và do đó thua phiếu Đại cử tri);

Hay như trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2016, ƯCV Tổng thống Dân chủ Hilary Clinton thắng phổ thông đầu phiếu, nhưng vẫn thua chung cuộc ƯCV Donald Trump vì thua phiếu Đại cử tri;

- Điều quan trọng đối với bất kỳ ứng cử viên Tổng thống nào là tìm mọi cách thắng ở các bang đông dân, có nhiều phiếu Đại cử tri. Do 1 số bang ở Mỹ có truyền thống bỏ cho Cộng hòa (như Texas, Georgia), và một số bang có truyền thống bỏ cho Dân chủ (như California, New York), và do có đến 80% các cử tri có sẵn “dòng máu cộng hòa” hay “dòng máu dân chủ” chạy trong cơ thể, dù bất kể ƯCV đảng của họ xấu tốt ra sao thì họ vẫn luôn “trung thành” với lý tưởng mà mình đã chọn và bỏ phiếu cho “đảng của mình”. Do đó, các cuộc bầu cử ở Mỹ trên thực tế là nhắm vào các “Swing states” (bang dao động) hay “Swing voters” (các cử tri dao động) hoặc những cử tri độc lập, các cử tri vẫn còn lưỡng lự, chưa quyết định (independent, undecided voters).
 4/ TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỄN DÂN CHỦ BẦU CỬ  HOA KỲ  250 NĂM
Tiến trình bầu cử ở Mỹ cũng là một sự phát triển dân chủ có tiệm tiến, chứ không phải bỗng chốc dân Mỹ được “hưởng” toàn bộ quyền bầu cử, ứng cử như hiện nay. Lập luận của giới tinh hoa (elite) Mỹ ngay từ khi lập quốc là các quyền chính trị sẽ được mở rộng cùng với các tiến bộ kinh tế, xã hội của các nhóm cử tri và của nước Mỹ:

- Vào cuối thế kỷ XVIII cho đến tận đầu thế kỷ XX (năm 1920) phụ nữ Mỹ (cũng như phụ nữ hầu hết các nước khác) không có quyền đi bỏ phiếu chọn người đại diện cho mình;

- Trước Thế kỷ XX, rất nhiều bang quy định chỉ có những người đàn ông da trắng (Caucasian men), có học vấn nhất định (hết tiểu học), có tài sản (hầu hết các bang quy định là 50 acres đất trở lên) hoặc có đóng thuế thu nhập thì mới được quyền đi bỏ phiếu. Lập luận của các nhà lập pháp khi đó là, nếu các cử tri mù chữ hoặc học thức thấp mà đi bầu thì họ không thế nhận thức được cái đúng, cái sai và sẽ bị “mua phiếu”, làm hỏng hệ thống chính trị. Ngoài ra, đóng thuế được xác định là một tiêu chuẩn vì nếu anh không đóng thuế thì có nghĩa anh chẳng có đóng góp, chẳng có nghĩa vụ gì với đất nước, nên không thể có “quyền lợi” và “khả năng” góp ý vào việc hoàn thiện thể chế;

- Người nô lệ thì tuyệt nhiên bị cấm tiệt việc bỏ phiếu vì họ không biết chữ lẫn không có thu nhập. Tuy nhiên, sau cuộc nội chiến Bắc-Nam 4/1861-5/1865, thái độ của một số bang miền Nam đối với người da đen đã có sự cởi mở hơn, mặc dù sự kỳ thị đối với người da đen ở miền Nam vẫn rất mạnh. Tháng 2/1870 Hiram Rhodes Revels trở thành Thượng nghị sĩ da đen đầu tiên được bầu và đại diện cho bang miền Nam Mississippi tại Thượng viện Liên bang Mỹ. Còn Barack Obama, Tổng thống Mỹ giai đoạn 2009-2016, mới là Thượng nghị sĩ da đen thứ 5 (con số hiện nay là 10) trong lịch sử nước Mỹ từ khi lập quốc năm 1776 đến nay. Tuy nhiên, phải đến ngày 6/8/1965 khi Tổng thống Mỹ Lyndon Johnson ký Đạo luật về Quyền bầu cử, trong đó cấm tuyệt đối việc ngăn chặn, tạo các rào cản gây cản trở việc bỏ phiếu của các sắc dân thiểu số thì từ đó trở đi các sắc dân thiểu số mới được hưởng các quyền bỏ phiếu đầy đủ như của người da trắng.

Gọi là “bỏ phiếu” nhưng trên thực tế người Mỹ “bấm nút” lựa chọn người đại diện của mình. Điều này đã được “luật hóa” sau kết quả bầu cử gây tranh cãi giữa ƯCV Tổng thống Al Gore và ƯCV George Bush trong cuộc bầu cử Tổng thống đầy tranh cãi tháng 11/2000.

Trong năm 2020, khi Mỹ và nhiều nước khác đang hứng chịu Đại dịch Covid-19 thì một số bang do Đảng dân chủ nắm quyền lại quy định cử tri bỏ phiếu bằng hình thức gửi phiếu qua bưu điện, chứ không bỏ trực tiếp để tránh gây bệnh. Việc này đang gây nên sự phản đối quyết liệt từ Tổng thống Trump và Đảng CH với các lý do sau:

(i) Lý do virus là không thuyết phục vì thống đốc dân chủ ở một số tiểu bang đã khuyến khích người dân xuống đường biểu tình thì không có lý do gì để ngăn cử tri đi bỏ phiếu trực tiếp;

(ii) Có thể có gian lận vì có rất nhiều cử tri không bỏ phiếu trong ngày bầu cử vì bất cứ lý do gì, nhưng phiếu vẫn được gửi đến nhà của họ và có thể có những người khác bỏ phiếu "giúp" cho họ để làm lệch kết quả bầu cử;

(iii) Kết quả kiểm phiếu sẽ có rất lâu sau khi kết thúc bầu cử vì cần nhiều nhân lực và thời gian để kiểm phiếu./.

 

 

 

5/ Trump Biden long hổ quyết đấu sinh tử kiều 2020

 

[Bước tính tiếp theo của Biden và Trump: Đấu khẩu, đấu pháp và đấu trí] -

1. Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thông thường giai đoạn vận động và tranh cử quyết liệt của các ứng cử viên sẽ kết thúc vào ngày trước khi bỏ phiếu chính thức, mà năm nay là ngày mùng 3/11/2020. Sau đó họ hồi hộp chờ đợi. Người may mắn thì chuẩn bị chức cao vọng trọng, người thất cử thì chia tay giã từ chính trường và có thể sẽ "một đi hai không trở lại".

Tuy nhiên, sự kết thúc của cuộc đấu này lại là sự mở đầu của một cuộc đấu khác. Khi ngày bầu cử 3/11 vừa khép lại mà chưa có kết quả, thì các ƯCV Tổng thống lại tiếp tục đăng đàn, tố cáo nhau từ "không tôn trọng luật chơi", "không tôn trọng luật pháp", đến "gian lận".

Rồi tiếp đó truyền thông, mạng xã hội cập nhật các tin tức trái chiều gần như liên tục 24/24h. Trong khi "Tổng thống đắc cử" (President-elect) được báo chí Mỹ tự phong "bận rộn" với việc thành lập "nội các", thì một ông Trump "cứng cổ" cũng đang bận rộn củng cố... nội các mới để chuẩn bị cho "nhiệm kỳ 2"!

2. Tùy người đọc ở "phe nào", nhưng cứ khi "vớ" được tin có lợi cho "phe mình" thì cảm thấy hoan hỉ ra mặt, cảm giác vô cùng sung sướng vì ngày Tổng thống mới "của mình" nhậm chức vào 20/1/2020 chỉ còn là vấn đề thời gian và thủ tục chỉ còn mang tính hình thức!

Nhầm to. Sự đời lại không hề đơn giản như vậy!

3. Trước hết cần khẳng định rằng, những gì chúng ta đang theo dõi trong cuộc bầu cử Mỹ hiện nay là một cuộc đấu "đỉnh cao", "đẳng cấp" giữa các chiến lược gia bậc thầy của nước Mỹ. Là người quan sát như tất cả những người khác, tôi sẽ cố gắng "đọc" và "diễn giải" sát nhất các tính toán, bước đi của hai bên trong khả năng hiểu biết của tôi.

4. Những tin như hôm nay thẩm phán này đồng ý hoặc bác bỏ việc gia hạn kiểm phiếu tại một tiểu bang "chiến trường" nào đó, hoặc các tin như có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, rồi thông tin vài ông, bà qua đời từ thế kỷ XIX cũng có tên trong danh sách bỏ phiếu... cũng chỉ giúp chúng ta nhìn được vài trận đánh lẻ tẻ, ở một vài mặt trận cụ thể, giải quyết được sự "sung sướng" tạm thời. Thậm chí kể cả khi các Thẩm phán Tòa án Tối cáo ra phán quyết có lợi, hoặc bất lợi cho Trump cũng chưa phải là kết quả chung cuộc.

Tất cả những điều nêu trên dường như chỉ là bề nổi của màn hỏa mù, hư hư, thực thực được che đậy công phu, để người xem bị hút vào những thứ "lẻ tẻ" mà không nhìn ra bức tranh to của một cuộc chiến lớn với rất nhiều toan tính đẳng cấp.

5. Trước khi đi vào phân tích các bước tiếp theo của của 2 ƯCV Biden lẫn Trump thì cũng cần phải khẳng định rằng báo chí không phải là cơ quan có thẩm quyền ra tuyên bố hay quyết định ai là 'Tổng thống đắc cử", ai là "Tổng thống tiếp theo" của nước Mỹ, chỉ đơn giản là ít nhất những điều đó áp vào tình hình hiện nay chưa phù hợp với luật pháp, quy định hiện hành của nước Mỹ

Cơ chế ra quyết định ai là người thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11 vừa qua và sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ cũng như cơ chế bầu chọn Tổng thống được quy định khá chặt chẽ trong Hiến pháp Mỹ và các Tu chính án Hiến pháp số 12, 14, 15, 19, 20, 23, 24, 25, 26, Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri và Luật bầu cử Tổng thống Mỹ.

6. Vậy nếu kết quả cuộc bầu cử ngày mùng 3/11 đầy tranh cãi như vậy thì khi nào nước Mỹ mới có Tổng thống mới và quy trình bầu chọn tổng thống ra sao?

Ba biểu đồ gửi kèm ở dưới cho biết các mốc thời gian theo luật định, kể từ sau ngày bầu cử 3/11/2020 năm nay cho đến ngày Tổng thống mới của Mỹ nhậm chức ngày 20/1/2021 như sau:

Bước 1 diễn ra vào ngày 3/11/2020: Người dân Mỹ đi bầu Tổng thống (thực ra thì họ đã đi bầu hoặc bỏ phiếu từ trước đó khá lâu rồi)

Bước 2 diễn ra muộn nhất vào ngày 8/12/2020: Các bang chọn các Đại cử tri (bằng xương bằng thịt), và phải đảm bảo rằng các đại cử tri được chọn này sẽ được Quốc hội Mỹ (gồm Thượng Nghị viện và hạ nghị viện) thông qua.

Bước 3 ngày 14/12/2020: Hội nghị họp để bầu chọn các Đại cử tri, diễn ra tại từng bang.

Bước 4 ngày 3/1/2021: Quốc hội khóa mới của Mỹ (gồm Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện) tuyên thệ nhậm chức.

Bước 5 ngày 6/1: Quốc hội Mỹ đọc và xem xét các phiếu Đại cử tri mà các tiểu bang chọn và gửi lên; chính thức xác định người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua và sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Bước cuối cùng diễn ra vào ngày 20/1/2021: Tổng thống mới chính thức của nước Mỹ tuyên thệ nhậm chức cho bốn năm tiếp theo 1/2021-1/2025.

Trong bất cứ điều kiện nào, tất cả các bước trên đều phải được hoàn thành theo lộ trình đã quy định để đến ngày 20/1/2021 nước Mỹ có một Tổng thống mới.

Cho đến nay mặc dù có các cáo buộc kiện cáo, nhưng tất cả mọi chuyện vẫn đang nằm trong thời biểu và lộ trình pháp lý theo quy định.

Nếu như đến ngày 20/1/2021, nước Mỹ không thể bầu chọn được một Tổng thống mới, hoặc quá trình đưa một người lên nắm quyền sau 20/1/2021 không theo đúng bất kỳ quy định nào của pháp luật hiện hành thì lúc đó nước Mỹ mới có một cuộc khủng hoảng Hiến pháp.

Các cuộc khủng hoảng hiến pháp diễn ra khi quá trình bầu và lựa chọn Tổng thống có những diễn biến vượt khỏi các quy định của luật pháp hiện hành. Trong lịch sử gần 250 năm tồn tại của mình, nước Mỹ đã từng gặp vài ba lần khủng hoảng như vậy, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng Hiến pháp sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1800. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự ra đời của Tu chính án Hiến pháp thứ 12.

7. Và cũng có thể khẳng định không quá lời rằng luật bầu cử của Mỹ, so với luật của các nước khác, được quy định rất chặt chẽ và rất phức tạp. Cơ chế cân bằng và kiểm soát được thiết kế và "cài" vào trong tất cả các quy trình thủ tục từ ở các "Hạt" (County), "Khu vực bầu cử" (Districts), đến "Tiểu bang" và "Liên bang". Một ƯCV, một đảng có thể thắng ở một quá trình này, nhưng lại thua ở một quá trình khác là chuyện bình thường. Tất cả chỉ để tạo khó khăn, trở ngại gần như như không thể vượt qua đối với cá nhân, đảng phái nào có ý định "thu vén" quyền lực về tay mình.

Để tìm được các "khe hở" của luật pháp, hoặc sự "vênh nhau" giữa các quy định hiện hành, vận dụng chúng theo hướng lợi cho mình hoặc thân chủ của mình... thì chỉ có những cố vấn sừng sỏ và các luật sư gạo cội mới làm được.

Đây là cách phe Trump đang hướng đến và dường như, xin nhắc lại là dường như thôi nhé, đã tìm ra "kẽ hở" đó để dắt "con voi" (biểu tượng của đảng Cộng Hòa) chui qua lỗ kim thẳng tiến đến Nhà Trắng vào ngày 20/1/2021.

Nước Mỹ luôn có đất dụng võ cho những nhân vật có đầu óc và năng lực khác người, có tầm nhìn chiến lược, có tài tổ chức như vậy. Những người này là các chiến binh thực sự và "đầu hàng", hay "bó tay" không bao giờ có trong bộ óc thông thái của họ nếu như họ còn tìm thấy một lối thoát, dù vô cùng chật hẹp.

Và một khi họ lật ngược lại thế cờ qua các cánh cửa chật hẹp đó bằng tất cả các công cụ pháp lý và quy định hiện hành thì những người có quyền và lợi ích liên quan buộc phải chấp nhận kết quả chung cuộc. Không có cách nào khác vì các quy định luật pháp, có thể không hoàn hảo, nhưng lại áp dụng được trong các trường hợp như vậy.

8. Trước khi nói tiếp cuộc đấu trong giai đoạn tiếp theo của Biden và Trump, xin kể một câu chuyện pháp đình liên quan đến vụ xét xử cựu ngôi sao bóng bầu dục người da đen Mỹ OJ Simpson. Qua thông tin về cách mà các chiến lược gia và nhóm luật sư gạo cội của OJ Simpson vận dụng luật pháp và các quy định hiện hành trong vụ kiện này, sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của xã hội Mỹ, nơi chúng ta đang bàn luận về về kết quả bầu cử Tổng thống ngày 3/11 vừa qua.

Vụ xét xử OJ Simpson thực sự là một "vụ án thế kỷ" ở Mỹ cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vụ việc được truyền hình trực tiếp tới cả chục triệu người Mỹ theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình xét xử, kèm theo các bình luận của những luật gia nổi tiếng về các vụ án hình sự

9. Tóm tắt vụ việc: Ngày 13/6/1994, hai xác chết bị sát hại với nhiều vết đâm là vợ cũ của OJ Simpson tên là Nicole Brown Simpson và người bạn trai Ron Goldman (cả hai là da trắng) được phát hiện ở bên ngoài khu căn hộ của họ tại Brentwood, ngoại ô thành phố Los Angeles.

OJ Simpson bị coi là nghi can số 1 vì không xuất hiện tại tòa theo thời gian đã thỏa thuận, rồi còn phóng xe chạy trốn khi bị cảnh sát phạt. Riêng video về cuộc trốn chạy trên cao tốc của OJ Simpson được 95 triệu người Mỹ theo dõi từ máy quay đặt trên trực thăng của truyền hình. Để so sánh, trong hai cuộc tranh luận giữa các ƯCV Tổng thống của Cộng hòa và Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua "chỉ" thu hút chưa đầy 75 triệu người theo dõi mỗi cuộc.

Tại hiện trường của vụ án, cảnh sát và các điều tra viên đã tìm thấy giày và găng tay dính đầy máu, có dấu vân tay và DNA của OJ Simpson. Phiên tòa kéo dài gần 1 năm từ 9/11/1994 đến 3/10/1995 mới kết thúc.

Các chứng cứ phạm tội của OJ Simpson là "rành rành", được các hãng truyền hình soi xét kỹ lưỡng cho hàng chục triệu người theo dõi, được truyền thông cập nhật và bình luận liên tục.

Các cuộc thăm dò dư luận vào lúc đó không hề có lợi cho Simpson vì hầu hết người da trắng và da đen điều tin rằng OJ Simpson phạm tội giết người và gần như chắc chắn 100% OJ Simpson sẽ bị kết án về tội danh này.

Thăm dò dư luận của người Mỹ vào lúc đó cho biết: 73% người Mỹ da trắng tin rằng Simpson phạm tội giết người, 18% không chắc chắn. 44% người da đen tin rằng OJ Simpson phạm tội, còn 22% tin rằng anh ta vô tội. 67% người gốc Mỹ La-tinh cũng tin rằng OJ Simpson phạm tội.

"Vui nhất" là báo chí Mỹ khi đó cũng tự mình "nhảy ra" đóng vai trò "quan tòa" và liên tục "kết tội" OJ Simpson từ trước và trong suốt quá trình xét xử.

Nhưng cuộc đời nào có chữ ngờ. Ngày 3/10/1995, trước sự ngỡ ngàng của toàn nước Mỹ, toàn bộ bồi thẩm đoàn (Jury) trong vụ xét xử này tuyên bố OJ Simpson, người "đáng" bị kết án về tội giết người cấp độ 1, là vô tội! Đây không chỉ là quả bom, mà là quả bom nguyên tử nổ giữa lòng nước Mỹ.

Điều này cho thấy dư luận hay báo chí "kết án" là việc của họ. Còn quyết định của tòa là quyết định độc lập.

Tại sao lại có chuyện đó? Ở đây không bàn đến các phạm trù đạo đức, phi đạo đức, xấu hay tốt, mà chỉ nói đến khía cạnh luật pháp đơn thuần. Việc OJ Simpson, là ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng và giàu có, lội được ngược dòng qua con đường pháp lý là do đã tìm được cho mình một dàn cố vấn và luật sư lừng danh, được gọi là "Đội tuyển giấc mơ" (Dream Team) với các luật sư lừng danh nhất nước Mỹ thời đó như Robert Shapiro, Johnnie Cochran, Lee Bailey, Alan Dershowitz, Shawn Holly... Đặc biệt trong nhóm có 2 luật sư hàng đầu nước Mỹ chuyên về DNA là Barry Scheck và Peter Neufeld.

Những người này quả thực đã có một quá trình nghiên cứu công phu, một chiến lược hoàn hảo, mà luật pháp chỉ là một khía cạnh ở trong đó, để "giải cứu" thành công OJ Simpson.

10. Vậy họ đã làm gì và làm thế nào?

(i) Về bối cảnh vụ án: Trước hết, xin bàn về bối cảnh quan hệ sắc tộc ở nước Mỹ nói chung và Los Angeles nói riêng vào thời điểm xét xử vụ án năm 1994.

Do nguyên nhân lịch sử, cộng với hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan, quan hệ sắc tộc luôn là một vấn đề lớn và nhạy cảm ở nước Mỹ. Công bằng mà nói, mối quan hệ sắc tộc giữa người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Phi đã có sự cải thiện rất nhiều và cải thiện liên tục từ sau thắng lợi của phong trào bình quyền do lãnh tụ người da đen Martin Luther King khởi xướng từ những năm 1960.

Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, kể cả cho đến nay vẫn vậy, người da đen bị phân biệt đối xử khá tệ hại. Đầu những năm 1990, Los Angeles là điển hình của sự tồi tệ về việc người da trắng đối xử với người da đen trên toàn nước Mỹ.

Giữa năm 1992, một vụ bạo động kinh hoàng kéo dài trong 6 ngày nổ ra khắp Los Angeles khi một tòa án địa phương quyết định tuyên vô tội và tha bổng 4 cảnh sát ra trắng dùng dùi cui đánh đập dã man một người lái xe gốc Phi trên đường cao tốc Los Angeles mặc dù có video ghi lại chi tiết vụ việc. Trong 6 ngày bạo động, có tổng cộng 63 người chết, gần 3000 người bị thương cộng với các thiệt hại vật chất vô cùng lớn.

Vụ xét xử OJ Simpson, một ngôi sao thể thao, một biểu tượng thành công của người Mỹ gốc Phi, giết hai mạng người da trắng xảy ra trong chính bối cảnh các ám ảnh về vụ bạo động 1992 chưa nguôi ngoai và và quan hệ sắc tộc ở thành phố này được cải thiện rất ít.

(ii) Nơi xét xử vụ án là Downtown Los Angeles: Đây là một điểm vô cùng quan trọng, quyết định đến phán quyết cuối cùng của vụ án. Lúc bấy giờ truyền thông và dư luận Mỹ không để ý nhiều, nhưng sau này nhìn lại họ mới phát hiện ra điều này.

Nơi xét xử là Trung tâm Los Angeles (Downtown Los Angeles), chứ không phải là ở quận ngoại ô Santa Clara (nơi có nhiều người da trắng sinh sống) như kế hoạch ban đầu, vì các luật sư của "thân chủ" OJ Simpson viện dẫn mối lo ngại vì lí do an ninh.

Downtown Los Angeles khi đó là nơi phần đông người lao động da đen, có trình độ học vấn, và thu nhập thấp sinh sống. Những người này luôn là nạn nhân thường xuyên của nạn phân biệt sắc tộc. Việc chọn Downtown Los Angeles cũng ảnh hưởng đến thành phần của bồi thẩm đoàn (Jury) được lựa chọn sau đó mà hầu hết là người da đen. Những người này dễ bị thuyết phục khi bị "đánh" vào tình cảm hơn là lý trí.

Trường hợp ngược lại, nếu Santa Clara được chọn thì thành phần bồi thẩm đoàn lại có xu hướng người da trắng chiếm đa số. Đây là những người có bằng cấp cao hơn, tin vào các bằng chứng khoa học như các chứng cứ DNA. Nếu vụ án được xét xử ở đây thì với các chứng cứ khoa học tương đối rõ ràng, cộng với thái độ định kiến sẵn có của người da trắng, nhiều khả năng phán quyết của bồi Thẩm đoàn sẽ không có lợi cho OJ Simpson.

(iii) Chiến lược pháp lý: "Bỏ bóng đá người"

Đây là chiến lược hết sức táo bạo của Nhóm luật sư OJ Simpson. Một mặt, các luật sư về DNA là Barry Scheck và Peter Neufeld tìm cách thuyết phục bồi thẩm đoàn về khả năng sai sót và sự thiếu tin cậy khi kết án dựa trên các bằng chứng DNA để kết án vì việc dùng DNA làm bằng chứng kết án còn tương đối mới ở nước Mỹ thời điểm đó.

Mặt khác, nhóm luật sư còn lại thay vì "soi" các bằng chứng kết tội mà họ biết có rất ít lý do để phản bác, thì họ lại tìm cách "đào bới" tất cả các thông tin cá nhân, các phát biểu mang tính kỳ thị người da đen của chính các cảnh sát và điều tra viên da trắng - những người thu thập các bằng chứng của OJ Simpson trong vụ án này.

Nổi bật nhất là nhóm các luật sư đã tìm được video ô của một cảnh sát da trắng trong nhóm điều tra, đã tuyên bố từ trước đó rất lâu rằng "sẽ tìm cách tống tất cả những người da đen vào tù". Trên cơ sở đó, nhóm luật sư này cho rằng với những động cơ "đen tối" như vậy, nên không cần phải xem xét các bằng chứng kết án OJ Simpson vì chúng hoàn toàn có thể được ngụy tạo.

Và kết quả là như mọi người đã rõ, OJ Simpson được Bồi thẩm đoàn tuyên vô tội. Sự "ồn ào" của truyền thông trước đó dường như có tác dụng ngược vì nó được nhóm luật sư của OJ Simpson liệt kê vào trong một âm mưu rộng lớn hơn của người da trắng, tìm cách "hãm hại" và làm "mất thanh danh" của một người da đen Mỹ thành đat một cách có chủ đích.

Nói vậy để thấy, trong các vụ việc lớn thì các luật sư, các chiến lược gia có vai trò tối quan trọng trong việc vạch ra các đường đi, nước bước hợp lý để đảo ngược thế cờ. Mà quan trọng nhất ở đây là các việc làm của họ được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý hiện hành, và được tất cả các bên chấp nhận, dù có thể không hài lòng với kết quả chung cuộc.

Cuộc bầu cử 3/11 và cuộc chiến sau đó, không nghi ngờ gì nữa, là một cuộc chơi lớn, có rất nhiều mất còn, đòi hỏi "người chơi" không chỉ "lỳ đòn", mà phải có một "dàn" chiến lược gia lão luyện, với "võ công" thâm hậu hơn rất nhiều so nhóm tham gia vụ án OJ Simpson. Nhiệm vụ của họ là tìm ra tất cả con đường hợp pháp, hợp hiến, "dắt tay" thân chủ của mình qua không chỉ một, mà rất nhiều khe cửa hẹp đến chiến thắng cuối cùng.

 

Trump Biden long hổ quyết đấu sinh tử kiều 2020

 

[Bước tính tiếp theo của Biden và Trump: Đấu khẩu, đấu pháp và đấu trí] - Phần 1

1. Trong các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thông thường giai đoạn vận động và tranh cử quyết liệt của các ứng cử viên sẽ kết thúc vào ngày trước khi bỏ phiếu chính thức, mà năm nay là ngày mùng 3/11/2020. Sau đó họ hồi hộp chờ đợi. Người may mắn thì chuẩn bị chức cao vọng trọng, người thất cử thì chia tay giã từ chính trường và có thể sẽ "một đi hai không trở lại".

Tuy nhiên, sự kết thúc của cuộc đấu này lại là sự mở đầu của một cuộc đấu khác. Khi ngày bầu cử 3/11 vừa khép lại mà chưa có kết quả, thì các ƯCV Tổng thống lại tiếp tục đăng đàn, tố cáo nhau từ "không tôn trọng luật chơi", "không tôn trọng luật pháp", đến "gian lận".

Rồi tiếp đó truyền thông, mạng xã hội cập nhật các tin tức trái chiều gần như liên tục 24/24h. Trong khi "Tổng thống đắc cử" (President-elect) được báo chí Mỹ tự phong "bận rộn" với việc thành lập "nội các", thì một ông Trump "cứng cổ" cũng đang bận rộn củng cố... nội các mới để chuẩn bị cho "nhiệm kỳ 2"!

2. Tùy người đọc ở "phe nào", nhưng cứ khi "vớ" được tin có lợi cho "phe mình" thì cảm thấy hoan hỉ ra mặt, cảm giác vô cùng sung sướng vì ngày Tổng thống mới "của mình" nhậm chức vào 20/1/2020 chỉ còn là vấn đề thời gian và thủ tục chỉ còn mang tính hình thức!

Nhầm to. Sự đời lại không hề đơn giản như vậy!

3. Trước hết cần khẳng định rằng, những gì chúng ta đang theo dõi trong cuộc bầu cử Mỹ hiện nay là một cuộc đấu "đỉnh cao", "đẳng cấp" giữa các chiến lược gia bậc thầy của nước Mỹ. Là người quan sát như tất cả những người khác, tôi sẽ cố gắng "đọc" và "diễn giải" sát nhất các tính toán, bước đi của hai bên trong khả năng hiểu biết của tôi.

4. Những tin như hôm nay thẩm phán này đồng ý hoặc bác bỏ việc gia hạn kiểm phiếu tại một tiểu bang "chiến trường" nào đó, hoặc các tin như có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, rồi thông tin vài ông, bà qua đời từ thế kỷ XIX cũng có tên trong danh sách bỏ phiếu... cũng chỉ giúp chúng ta nhìn được vài trận đánh lẻ tẻ, ở một vài mặt trận cụ thể, giải quyết được sự "sung sướng" tạm thời. Thậm chí kể cả khi các Thẩm phán Tòa án Tối cáo ra phán quyết có lợi, hoặc bất lợi cho Trump cũng chưa phải là kết quả chung cuộc.

Tất cả những điều nêu trên dường như chỉ là bề nổi của màn hỏa mù, hư hư, thực thực được che đậy công phu, để người xem bị hút vào những thứ "lẻ tẻ" mà không nhìn ra bức tranh to của một cuộc chiến lớn với rất nhiều toan tính đẳng cấp.

5. Trước khi đi vào phân tích các bước tiếp theo của của 2 ƯCV Biden lẫn Trump thì cũng cần phải khẳng định rằng báo chí không phải là cơ quan có thẩm quyền ra tuyên bố hay quyết định ai là 'Tổng thống đắc cử", ai là "Tổng thống tiếp theo" của nước Mỹ, chỉ đơn giản là ít nhất những điều đó áp vào tình hình hiện nay chưa phù hợp với luật pháp, quy định hiện hành của nước Mỹ

Cơ chế ra quyết định ai là người thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống ngày 3/11 vừa qua và sẽ là Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ cũng như cơ chế bầu chọn Tổng thống được quy định khá chặt chẽ trong Hiến pháp Mỹ và các Tu chính án Hiến pháp số 12, 14, 15, 19, 20, 23, 24, 25, 26, Đạo luật kiểm phiếu đại cử tri và Luật bầu cử Tổng thống Mỹ.

6. Vậy nếu kết quả cuộc bầu cử ngày mùng 3/11 đầy tranh cãi như vậy thì khi nào nước Mỹ mới có Tổng thống mới và quy trình bầu chọn tổng thống ra sao?

Ba biểu đồ gửi kèm ở dưới cho biết các mốc thời gian theo luật định, kể từ sau ngày bầu cử 3/11/2020 năm nay cho đến ngày Tổng thống mới của Mỹ nhậm chức ngày 20/1/2021 như sau:

Bước 1 diễn ra vào ngày 3/11/2020: Người dân Mỹ đi bầu Tổng thống (thực ra thì họ đã đi bầu hoặc bỏ phiếu từ trước đó khá lâu rồi)

Bước 2 diễn ra muộn nhất vào ngày 8/12/2020: Các bang chọn các Đại cử tri (bằng xương bằng thịt), và phải đảm bảo rằng các đại cử tri được chọn này sẽ được Quốc hội Mỹ (gồm Thượng Nghị viện và hạ nghị viện) thông qua.

Bước 3 ngày 14/12/2020: Hội nghị họp để bầu chọn các Đại cử tri, diễn ra tại từng bang.

Bước 4 ngày 3/1/2021: Quốc hội khóa mới của Mỹ (gồm Thượng Nghị viện và Hạ Nghị viện) tuyên thệ nhậm chức.

Bước 5 ngày 6/1: Quốc hội Mỹ đọc và xem xét các phiếu Đại cử tri mà các tiểu bang chọn và gửi lên; chính thức xác định người chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống vừa qua và sẽ trở thành Tổng thống tiếp theo của nước Mỹ.

Bước cuối cùng diễn ra vào ngày 20/1/2021: Tổng thống mới chính thức của nước Mỹ tuyên thệ nhậm chức cho bốn năm tiếp theo 1/2021-1/2025.

Trong bất cứ điều kiện nào, tất cả các bước trên đều phải được hoàn thành theo lộ trình đã quy định để đến ngày 20/1/2021 nước Mỹ có một Tổng thống mới.

Cho đến nay mặc dù có các cáo buộc kiện cáo, nhưng tất cả mọi chuyện vẫn đang nằm trong thời biểu và lộ trình pháp lý theo quy định.

Nếu như đến ngày 20/1/2021, nước Mỹ không thể bầu chọn được một Tổng thống mới, hoặc quá trình đưa một người lên nắm quyền sau 20/1/2021 không theo đúng bất kỳ quy định nào của pháp luật hiện hành thì lúc đó nước Mỹ mới có một cuộc khủng hoảng Hiến pháp.

Các cuộc khủng hoảng hiến pháp diễn ra khi quá trình bầu và lựa chọn Tổng thống có những diễn biến vượt khỏi các quy định của luật pháp hiện hành. Trong lịch sử gần 250 năm tồn tại của mình, nước Mỹ đã từng gặp vài ba lần khủng hoảng như vậy, chẳng hạn như cuộc khủng hoảng Hiến pháp sau cuộc bầu cử Tổng thống năm 1800. Cuộc khủng hoảng này đã dẫn đến sự ra đời của Tu chính án Hiến pháp thứ 12.

7. Và cũng có thể khẳng định không quá lời rằng luật bầu cử của Mỹ, so với luật của các nước khác, được quy định rất chặt chẽ và rất phức tạp. Cơ chế cân bằng và kiểm soát được thiết kế và "cài" vào trong tất cả các quy trình thủ tục từ ở các "Hạt" (County), "Khu vực bầu cử" (Districts), đến "Tiểu bang" và "Liên bang". Một ƯCV, một đảng có thể thắng ở một quá trình này, nhưng lại thua ở một quá trình khác là chuyện bình thường. Tất cả chỉ để tạo khó khăn, trở ngại gần như như không thể vượt qua đối với cá nhân, đảng phái nào có ý định "thu vén" quyền lực về tay mình.

Để tìm được các "khe hở" của luật pháp, hoặc sự "vênh nhau" giữa các quy định hiện hành, vận dụng chúng theo hướng lợi cho mình hoặc thân chủ của mình... thì chỉ có những cố vấn sừng sỏ và các luật sư gạo cội mới làm được.

Đây là cách phe Trump đang hướng đến và dường như, xin nhắc lại là dường như thôi nhé, đã tìm ra "kẽ hở" đó để dắt "con voi" (biểu tượng của đảng Cộng Hòa) chui qua lỗ kim thẳng tiến đến Nhà Trắng vào ngày 20/1/2021.

Nước Mỹ luôn có đất dụng võ cho những nhân vật có đầu óc và năng lực khác người, có tầm nhìn chiến lược, có tài tổ chức như vậy. Những người này là các chiến binh thực sự và "đầu hàng", hay "bó tay" không bao giờ có trong bộ óc thông thái của họ nếu như họ còn tìm thấy một lối thoát, dù vô cùng chật hẹp.

Và một khi họ lật ngược lại thế cờ qua các cánh cửa chật hẹp đó bằng tất cả các công cụ pháp lý và quy định hiện hành thì những người có quyền và lợi ích liên quan buộc phải chấp nhận kết quả chung cuộc. Không có cách nào khác vì các quy định luật pháp, có thể không hoàn hảo, nhưng lại áp dụng được trong các trường hợp như vậy.

8. Trước khi nói tiếp cuộc đấu trong giai đoạn tiếp theo của Biden và Trump, xin kể một câu chuyện pháp đình liên quan đến vụ xét xử cựu ngôi sao bóng bầu dục người da đen Mỹ OJ Simpson. Qua thông tin về cách mà các chiến lược gia và nhóm luật sư gạo cội của OJ Simpson vận dụng luật pháp và các quy định hiện hành trong vụ kiện này, sẽ giúp chúng ta phần nào hiểu rõ hơn về cách thức vận hành của xã hội Mỹ, nơi chúng ta đang bàn luận về về kết quả bầu cử Tổng thống ngày 3/11 vừa qua.

Vụ xét xử OJ Simpson thực sự là một "vụ án thế kỷ" ở Mỹ cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Vụ việc được truyền hình trực tiếp tới cả chục triệu người Mỹ theo dõi thường xuyên trong suốt quá trình xét xử, kèm theo các bình luận của những luật gia nổi tiếng về các vụ án hình sự

9. Tóm tắt vụ việc: Ngày 13/6/1994, hai xác chết bị sát hại với nhiều vết đâm là vợ cũ của OJ Simpson tên là Nicole Brown Simpson và người bạn trai Ron Goldman (cả hai là da trắng) được phát hiện ở bên ngoài khu căn hộ của họ tại Brentwood, ngoại ô thành phố Los Angeles.

OJ Simpson bị coi là nghi can số 1 vì không xuất hiện tại tòa theo thời gian đã thỏa thuận, rồi còn phóng xe chạy trốn khi bị cảnh sát phạt. Riêng video về cuộc trốn chạy trên cao tốc của OJ Simpson được 95 triệu người Mỹ theo dõi từ máy quay đặt trên trực thăng của truyền hình. Để so sánh, trong hai cuộc tranh luận giữa các ƯCV Tổng thống của Cộng hòa và Dân chủ trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vừa qua "chỉ" thu hút chưa đầy 75 triệu người theo dõi mỗi cuộc.

Tại hiện trường của vụ án, cảnh sát và các điều tra viên đã tìm thấy giày và găng tay dính đầy máu, có dấu vân tay và DNA của OJ Simpson. Phiên tòa kéo dài gần 1 năm từ 9/11/1994 đến 3/10/1995 mới kết thúc.

Các chứng cứ phạm tội của OJ Simpson là "rành rành", được các hãng truyền hình soi xét kỹ lưỡng cho hàng chục triệu người theo dõi, được truyền thông cập nhật và bình luận liên tục.

Các cuộc thăm dò dư luận vào lúc đó không hề có lợi cho Simpson vì hầu hết người da trắng và da đen điều tin rằng OJ Simpson phạm tội giết người và gần như chắc chắn 100% OJ Simpson sẽ bị kết án về tội danh này.

Thăm dò dư luận của người Mỹ vào lúc đó cho biết: 73% người Mỹ da trắng tin rằng Simpson phạm tội giết người, 18% không chắc chắn. 44% người da đen tin rằng OJ Simpson phạm tội, còn 22% tin rằng anh ta vô tội. 67% người gốc Mỹ La-tinh cũng tin rằng OJ Simpson phạm tội.

"Vui nhất" là báo chí Mỹ khi đó cũng tự mình "nhảy ra" đóng vai trò "quan tòa" và liên tục "kết tội" OJ Simpson từ trước và trong suốt quá trình xét xử.

Nhưng cuộc đời nào có chữ ngờ. Ngày 3/10/1995, trước sự ngỡ ngàng của toàn nước Mỹ, toàn bộ bồi thẩm đoàn (Jury) trong vụ xét xử này tuyên bố OJ Simpson, người "đáng" bị kết án về tội giết người cấp độ 1, là vô tội! Đây không chỉ là quả bom, mà là quả bom nguyên tử nổ giữa lòng nước Mỹ.

Điều này cho thấy dư luận hay báo chí "kết án" là việc của họ. Còn quyết định của tòa là quyết định độc lập.

Tại sao lại có chuyện đó? Ở đây không bàn đến các phạm trù đạo đức, phi đạo đức, xấu hay tốt, mà chỉ nói đến khía cạnh luật pháp đơn thuần. Việc OJ Simpson, là ngôi sao bóng bầu dục nổi tiếng và giàu có, lội được ngược dòng qua con đường pháp lý là do đã tìm được cho mình một dàn cố vấn và luật sư lừng danh, được gọi là "Đội tuyển giấc mơ" (Dream Team) với các luật sư lừng danh nhất nước Mỹ thời đó như Robert Shapiro, Johnnie Cochran, Lee Bailey, Alan Dershowitz, Shawn Holly... Đặc biệt trong nhóm có 2 luật sư hàng đầu nước Mỹ chuyên về DNA là Barry Scheck và Peter Neufeld.

Những người này quả thực đã có một quá trình nghiên cứu công phu, một chiến lược hoàn hảo, mà luật pháp chỉ là một khía cạnh ở trong đó, để "giải cứu" thành công OJ Simpson.

10. Vậy họ đã làm gì và làm thế nào?

(i) Về bối cảnh vụ án: Trước hết, xin bàn về bối cảnh quan hệ sắc tộc ở nước Mỹ nói chung và Los Angeles nói riêng vào thời điểm xét xử vụ án năm 1994.

Do nguyên nhân lịch sử, cộng với hàng loạt yếu tố khách quan và chủ quan, quan hệ sắc tộc luôn là một vấn đề lớn và nhạy cảm ở nước Mỹ. Công bằng mà nói, mối quan hệ sắc tộc giữa người Mỹ da trắng và người Mỹ gốc Phi đã có sự cải thiện rất nhiều và cải thiện liên tục từ sau thắng lợi của phong trào bình quyền do lãnh tụ người da đen Martin Luther King khởi xướng từ những năm 1960.

Tuy nhiên, ở nhiều khu vực, kể cả cho đến nay vẫn vậy, người da đen bị phân biệt đối xử khá tệ hại. Đầu những năm 1990, Los Angeles là điển hình của sự tồi tệ về việc người da trắng đối xử với người da đen trên toàn nước Mỹ.

Giữa năm 1992, một vụ bạo động kinh hoàng kéo dài trong 6 ngày nổ ra khắp Los Angeles khi một tòa án địa phương quyết định tuyên vô tội và tha bổng 4 cảnh sát ra trắng dùng dùi cui đánh đập dã man một người lái xe gốc Phi trên đường cao tốc Los Angeles mặc dù có video ghi lại chi tiết vụ việc. Trong 6 ngày bạo động, có tổng cộng 63 người chết, gần 3000 người bị thương cộng với các thiệt hại vật chất vô cùng lớn.

Vụ xét xử OJ Simpson, một ngôi sao thể thao, một biểu tượng thành công của người Mỹ gốc Phi, giết hai mạng người da trắng xảy ra trong chính bối cảnh các ám ảnh về vụ bạo động 1992 chưa nguôi ngoai và và quan hệ sắc tộc ở thành phố này được cải thiện rất ít.

(ii) Nơi xét xử vụ án là Downtown Los Angeles: Đây là một điểm vô cùng quan trọng, quyết định đến phán quyết cuối cùng của vụ án. Lúc bấy giờ truyền thông và dư luận Mỹ không để ý nhiều, nhưng sau này nhìn lại họ mới phát hiện ra điều này.

Nơi xét xử là Trung tâm Los Angeles (Downtown Los Angeles), chứ không phải là ở quận ngoại ô Santa Clara (nơi có nhiều người da trắng sinh sống) như kế hoạch ban đầu, vì các luật sư của "thân chủ" OJ Simpson viện dẫn mối lo ngại vì lí do an ninh.

Downtown Los Angeles khi đó là nơi phần đông người lao động da đen, có trình độ học vấn, và thu nhập thấp sinh sống. Những người này luôn là nạn nhân thường xuyên của nạn phân biệt sắc tộc. Việc chọn Downtown Los Angeles cũng ảnh hưởng đến thành phần của bồi thẩm đoàn (Jury) được lựa chọn sau đó mà hầu hết là người da đen. Những người này dễ bị thuyết phục khi bị "đánh" vào tình cảm hơn là lý trí.

Trường hợp ngược lại, nếu Santa Clara được chọn thì thành phần bồi thẩm đoàn lại có xu hướng người da trắng chiếm đa số. Đây là những người có bằng cấp cao hơn, tin vào các bằng chứng khoa học như các chứng cứ DNA. Nếu vụ án được xét xử ở đây thì với các chứng cứ khoa học tương đối rõ ràng, cộng với thái độ định kiến sẵn có của người da trắng, nhiều khả năng phán quyết của bồi Thẩm đoàn sẽ không có lợi cho OJ Simpson.

(iii) Chiến lược pháp lý: "Bỏ bóng đá người"

Đây là chiến lược hết sức táo bạo của Nhóm luật sư OJ Simpson. Một mặt, các luật sư về DNA là Barry Scheck và Peter Neufeld tìm cách thuyết phục bồi thẩm đoàn về khả năng sai sót và sự thiếu tin cậy khi kết án dựa trên các bằng chứng DNA để kết án vì việc dùng DNA làm bằng chứng kết án còn tương đối mới ở nước Mỹ thời điểm đó.

Mặt khác, nhóm luật sư còn lại thay vì "soi" các bằng chứng kết tội mà họ biết có rất ít lý do để phản bác, thì họ lại tìm cách "đào bới" tất cả các thông tin cá nhân, các phát biểu mang tính kỳ thị người da đen của chính các cảnh sát và điều tra viên da trắng - những người thu thập các bằng chứng của OJ Simpson trong vụ án này.

Nổi bật nhất là nhóm các luật sư đã tìm được video ô của một cảnh sát da trắng trong nhóm điều tra, đã tuyên bố từ trước đó rất lâu rằng "sẽ tìm cách tống tất cả những người da đen vào tù". Trên cơ sở đó, nhóm luật sư này cho rằng với những động cơ "đen tối" như vậy, nên không cần phải xem xét các bằng chứng kết án OJ Simpson vì chúng hoàn toàn có thể được ngụy tạo.

Và kết quả là như mọi người đã rõ, OJ Simpson được Bồi thẩm đoàn tuyên vô tội. Sự "ồn ào" của truyền thông trước đó dường như có tác dụng ngược vì nó được nhóm luật sư của OJ Simpson liệt kê vào trong một âm mưu rộng lớn hơn của người da trắng, tìm cách "hãm hại" và làm "mất thanh danh" của một người da đen Mỹ thành đat một cách có chủ đích.

Nói vậy để thấy, trong các vụ việc lớn thì các luật sư, các chiến lược gia có vai trò tối quan trọng trong việc vạch ra các đường đi, nước bước hợp lý để đảo ngược thế cờ. Mà quan trọng nhất ở đây là các việc làm của họ được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý hiện hành, và được tất cả các bên chấp nhận, dù có thể không hài lòng với kết quả chung cuộc.

Cuộc bầu cử 3/11 và cuộc chiến sau đó, không nghi ngờ gì nữa, là một cuộc chơi lớn, có rất nhiều mất còn, đòi hỏi "người chơi" không chỉ "lỳ đòn", mà phải có một "dàn" chiến lược gia lão luyện, với "võ công" thâm hậu hơn rất nhiều so nhóm tham gia vụ án OJ Simpson. Nhiệm vụ của họ là tìm ra tất cả con đường hợp pháp, hợp hiến, "dắt tay" thân chủ của mình qua không chỉ một, mà rất nhiều khe cửa hẹp đến chiến thắng cuối cùng.

 

 

 

 

 

Lời bình: Hôm nay 10/11/2020 đã 1 tuần lể qua bầu cử ở Mỹ, bầu cử vị Tổng thống có quyền lực nhất theo chính danh, luật định của Trái đất. Trước bầu cử quẻ Sơn thủy mông. Mọi sự trên trái đất trong năm Canh Tý 2020 này là mông lung. Chưa xác định, là bất khả tư nghì, bất năng kiến, bất năng tri, bất năng giải… Từ chuyện Rừng ở Việt Nam đến chuyện sách giáo khoa, máy Oxy… tất cả dường như rắc rối.

Bây giờ là Sơn Phong Cổ. Núi cao của bảo thủ quá khứ của truyền thống vẫn sừng sững như hình ảnh hai ứng cử viên U80 sắp U90 của Nước Mỹ thời cách mạng 5G. Cơn bão thay đỗi cực mạnh thổi ngày đêm vào vách núi như muốn phá tan cái quá khứ cổ điển, bảo thủ nhưng lại là hàm chứa một phần những giá trị truyền thống vững chắc quý giá  như tảng đá của thánh Phê rô mà Chúa Jesus đã phán dạy: " .. Vậy Thầy bảo con biết: Con là Ðá, trên đá này Thầy sẽ xây Hội Thánh của Thầy, và cửa địa ngục sẽ không thắng được". 

Củ và mới. Câu chuyện muôn đời.

30 năm trước, Liên Xô tan rã trong quẻ Sơn Phong Cổ. Mi-kha-in Goóc-ba-chốp đã hốt hoãng trong cơn bão thay đổi của vận thế để tự hủy chính quyến lực của mình và của Tổ chức đưa mình lên ngôi vị đứng đầu Liên Xô. Nay sau 30 năm, trong cái xã hội của Siêu cường bên thắng cuộc đang ngày càng xuất hiện các mầm mống hoại...  Giả như Biden nắm Tổng thống thì cũng loạn với một tình trạng dân chủ vô chính phủ, giả như Trump tiếp tục nhiệm kỳ 2  thì cũng loạn với một xã hội ngày càng toàn trị, gia đình trị, Đảng trị với ưu thế Chủng tộc da trắng. Loạn là biểu hiện bên ngoài của Sơn Phong Cổ vậy.

                           ________

         SƠN           ___    ___

                                    ___    ___          

                          ________

         PHONG       ________

                           ___    ___

                                 CỔ

******

I follow the Moskva
Down to Gorky Park
Listening to the wind of change
An August summer night
Soldiers passing by
Listening to the wind of change

The world is closing in
Did you ever think
That we could be so close, like brothers
The future's in the air
I can feel it everywhere
Blowing with the wind of change

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow dream away (dream away)
In the wind of change

Walking down the street
Distant memories
Are buried in the past forever
I follow the Moskva
Down to Gorky Park
Listening to the wind of change

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow share their dreams (share their dreams)
With you and me
Take me to the magic of the moment
On a glory night (the glory night)
Where the children of tomorrow dream away (dream away)
In the wind of change (the wind of change)

The wind of change
Blows straight into the face of time
Like a stormwind that will ring the freedom bell
For peace of mind
Let your balalaika sing
What my guitar wants to say

Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow share their dreams (share their dreams)
With you and me (with you and me)
Take me to the magic of the moment
On a glory night
Where the children of tomorrow dream away (dream away)
In the wind of change (in the wind of change)

Nguồn tin: LyricFind - Nhạc sĩ: Klaus Meine

*****

Lời bài hát Wind Of Change © BMG Rights Management

Tôi đi theo con đường  Moskva

Xuống công viên Gorky

Lắng nghe gió đổi chiều

Một đêm mùa hè tháng tám

Những người lính đi qua

Lắng nghe gió đổi chiều

Thế giới đang khép lại

Bạn đã bao giờ nghĩ

 

Rằng chúng ta có thể thân thiết như anh em

Tương lai đang ở trong không khí

Tôi có thể cảm thấy nó ở khắp mọi nơi

Thổi theo làn gió thay đổi

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

Trong một đêm vinh quang

 

Nơi em mai mơ xa (mơ xa)

Trong làn gió thay đổi

Đi bộ xuống phố

Những kỷ niệm xa xôi

Bị chôn vùi trong quá khứ mãi mãi

Tôi theo Moskva

 

Xuống công viên Gorky

Lắng nghe gió đổi chiều

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

Trong một đêm vinh quang

Nơi mai sau chia sẻ ước mơ (chia sẻ ước mơ)

Với bạn và tôi

 

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

Vào một đêm vinh quang (đêm vinh quang)

Nơi em mai mơ xa (mơ xa)

In the wind of change (gió thay đổi)

Sự thay đổi của gió

Thổi thẳng vào mặt thời gian

 

Như một cơn gió bão sẽ rung lên hồi chuông tự do

Để yên tâm

Hãy để balalaika của bạn hát

Cây đàn của tôi muốn nói gì

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

Trong một đêm vinh quang

 

Nơi mai sau chia sẻ ước mơ (chia sẻ ước mơ)

With you and me (với bạn và tôi)

Đưa tôi đến điều kỳ diệu của khoảnh khắc

Trong một đêm vinh quang

Nơi em mai mơ xa (mơ xa)

In the wind of change (trong gió thay đổi)

********************

Những thách thức sau bầu cử Mỹ năm 2020 - Nguyễn Quang Dy

“Trời còn để có hôm nay / Tan sương đầu ngõ vén mây giữa trời” (Kiều)

Bầu cử Mỹ 2020: Ai chiến thắng và nỗi lo của châu Á

Sau bốn năm như “đến hẹn lại lên”, nước Mỹ và thế giới lại chứng kiến trận chung kết giải thi đấu đặc biệt của nền dân chủ Mỹ, để khẳng định ai là chủ Nhà Trắng trong bốn năm tiếp theo. Nhưng năm 2020, sự kiện chính trị này kịch tính và khó lường hơn, do hệ quả bốn năm dưới chính quyền Trump và một năm bị đại dịch Covid-19. Trong khi thế giới càng bất an thì nước Mỹ càng phân hóa, không chỉ giữa hai chính đảng mà còn trong cộng đồng và các gia đình. Vậy sau bầu cử, nước Mỹ và thế giới phải đối mặt với những thách thức gì?

Kịch tính và khó lường

Cách đây bốn năm, bầu cử cũng kịch tính và diễn biến khó lường, nhưng đến nửa đêm (giở Mỹ) ta có thể biết ai là người thắng cuộc. Nhưng năm nay, điều đó đã thay đổi vì số cử tri tham gia bỏ phiếu tăng kỷ lục và số người bỏ phiếu bằng thư qua bưu điện rất lớn (do đại dịch), làm quá trình kiểm phiếu kéo dài, dẫn đến những hệ lụy phức tạp tại các bang “chiến địa”. Đến nửa đêm (3/11), Joe Biden mới được 224 phiếu, và Donald Trump được 213 phiếu. 

Ba ngày tiếp theo, cả hai đối thủ vẫn chưa đủ 270 phiếu (cử tri đoàn) nên quá trình kiểm phiếu vẫn tiếp tục, với kết quả sát nút tại một số bang “chiến địa” đầy kịch tính và căng thẳng như trong phim hành động (suspense). Một số nơi phải tạm dừng để kiểm phiếu lại (recount) do nghi ngờ “gian lận” (fraud). Dù đó là tin đồn hay sự thật, nó phản ánh tâm trạng bức xúc và đối địch  trong cộng đồng như “thùng thuốc súng”, làm đầu độc tâm lý người Mỹ.     

Có nhiều nguyên nhân. Một là hệ quả bốn năm dưới chính quyền Trump làm xã hội phân hóa thành phe “cuồng Trump” và phe “chống Trump”, gây chia rẽ trong cộng đồng và gia đình. Hai là hệ quả của đại dịch năm nay làm gần 10 triệu người Mỹ bị lây nhiễm và gần 237 ngàn người chết, gây tâm lý hoang mang lo sợ. Ba là những biến động về dân số trong cộng đồng làm xung đột sắc tộc biến thành bạo loạn và khủng hoảng (như phong trào BLM).

Trước ngày bầu cử (3/11) phe Cộng Hòa đã vận động ráo riết tại các bang “chiến địa”, thậm chí cử người đi “gõ cửa từng nhà” (door to door). Ông Trump đã vận động không mệt mỏi như “một cỗ máy” (absolute machine). Phe Dân Chủ rút kinh nghiệm bốn năm trước, cũng ráo riết đi vận động tại các bang “chiến địa”. Hoạt động tranh cử quyết liệt của cả hai phe là một yếu tố quan trọng, thúc đẩy cử tri Mỹ đi bỏ phiếu đông tới mức kỷ lục so với trước.  

Sau gần bốn ngày kiểm phiếu, đến trưa ngày 7/11 các hãng truyền thông của Mỹ thông báo ông Biden đã chiến thắng tại bang Pennsylvania (cộng 20 điểm), vượt quá 270 điểm cần thiết để trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Đến 8 giờ tối (giờ Mỹ) ông Biden đã tuyên bố chiến thắng, và lãnh đạo nhiều nước đã gửi điện mừng. Trong khi đó, ông Trump tuyên bố cuộc bầu cử “còn lâu mới kết thúc” vì “gian lận” (fraud), sẽ khởi tố tại tòa án vào thứ hai tới.   

Tuy chưa biết việc kiểm phiếu “gian lận” đó sẽ được giải quyết bằng pháp luật như thế nào, nhưng trận chung kết bầu Tổng thống Mỹ năm 2020 (giữa Donald Trump và Joe Biden) chắc phức tạp hơn năm 2000 (giữa George Bush và Al Gore). Bầu cử tổng thống, thượng viện và hạ viện Mỹ năm nay sẽ đi vào lịch sử vì đầy kịch tính và khó lường như một sự kiện lạ, với nhiều tin đồn thất thiệt (half truth) làm dư luận Mỹ và thế giới lo lắng bất an.

Tuy sự phân hóa và chia rẽ giữa hai đảng đã diễn ra từ trước thời Trump, nhưng Trump vừa là tác nhân vừa là sản phẩm của sự chia rẽ, làm cho hố phân cách càng lớn. Theo một khảo sát, 73% người theo đảng Cộng Hòa và Dân Chủ bất đồng với nhau về những vấn đề cơ bản (basic facts), và 60% cử tri Mỹ nghĩ rằng người của đảng kia là mối đe dọa với Mỹ. Cứ 5 người Mỹ thì có một người cho rằng bạo lực là chính đáng nếu đảng kia thắng cử. Đó là tâm thế cực đoan, trong khi nhiều người Việt tại Mỹ và trong nước ủng hộ ông Trump.

Những thách thức lớn

Nếu ông Biden đắc cử, thì thách thức đầu tiên mà chính quyền Biden phải đối mặt là tình trạng phân hóa và chia rẽ sâu sắc trong xã hội Mỹ mà một số người lo ngại có nguy cơ “nội chiến”. Trong diễn văn hôm nay, ông Biden nhấn mạnh đến mục tiêu đoàn kết để “hàn gắn” (healing) và hợp tác, nhưng chuyển giao quyền lực (trước mắt) và hợp tác (về lâu dài) trong quốc hội sẽ rất khó khăn. Tuy ông Trump có thể thất cử, nhưng Trumpism vẫn tồn tại, với hội chứng “nước Mỹ trên hết”, nên chính quyền Biden dễ trở thành “vịt què” (lame duck). 

Thách thức lớn thứ hai là hệ quả của đại dịch coronavirrus trong năm qua không chỉ làm số người lây bệnh và bị chết đứng đầu thế giới (tuy chưa dừng lại), mà còn làm cho kinh tế suy thoái và bộc lộ những góc khuất yếu kém về quản trị của chính quyền Trump. Nhiều cử tri Mỹ hy vọng chính quyền Biden coi đây là ưu tiến cấp bách để xử lý tốt hơn, ngay trong năm đầu.  Vì vậy, đối với chính quyền Biden, đây vừa là thử thách, vừa là cơ hội.

Thách thức lớn thứ ba là suy thoái kinh tế do đại dịch cũng như do chiến tranh thương mại và các nguyên nhân khác. Đây là một thách thức to lớn đối với bất cứ chính quyền nào (cộng hòa hay dân chủ), nhưng chính quyền Trump làm khá tốt cho đến đầu năm (khi có dịch). Tuy ông Biden nhấn mạnh đến vai trò của tầng lớp trung lưu (middle class), nhưng trong tranh luận vừa rồi, vẫn chưa thấy ông đưa ra một kế hoạch về kinh tế có sức thuyết phục.

Về đối ngoại, tuy chưa phải là vấn đề cấp bách nhất, nhưng chắc chính quyền Biden sẽ ưu tiên củng cố quan hệ đồng minh, vì Trump coi nhẹ và làm rạn nứt, do chủ trương giảm thiểu cam kết vì “nước Mỹ trên hết”. Đối với Trung Quốc, Biden cũng cho rằng Mỹ phải cứng rắn vì “đó là thách thức đặc biệt”. Chính quyền Biden chắc không thay đổi mục tiêu chiến lược mà chính quyền Trump đã định hình, nhưng có thể khác về phong cách và mức độ. Theo Anne-Marie Slaughter (New America), các trụ cột trong chính sách đối ngoại của Biden có thể gồm ba chữ D là Domestic (Đối nội), Deterrence (Răn đe) và Democracy (Dân chủ).

Về khu vực Indo-Pacific Tự do Rộng mở (FOIP) và Biển Đông, chắc chính quyền Biden sẽ duy trì khuôn khổ đối tác chiến lược với đồng minh khu vực như “Bộ Tứ” (Quad) và “Bộ Tứ mở rộng” cũng như với ASEAN, như một “di sản đối ngoại” của chính quyền Trump. Biden có thể điều chỉnh một chút cho gần với mô hình “chuyển trục sang Châu Á” (Pivot) hay “tái cân bằng” dưới thời Obama, và mô hình hợp tác “TPP-12” (như “trở về tương lai”).

Đối với vấn đề Đài Loan và Hong Kong, có thể quan điểm của chính quyền Biden sẽ mềm mỏng hơn (hay “bớt diều hâu”) so với chính quyền Trump, nhưng không có nghĩa là sẽ nhân  nhượng với  Trung Quốc như trước đây, vì chủ trương “tách đôi” (decoupling) và “cạnh tranh chiến lược” (strategic rivalry) với Trung Quốc là khó đảo ngược, do “đồng thuận quốc gia” (national consensus) cũng như “đồng thuận lưỡng đảng” (bipartisan consensus). Đối với Bắc Triều Tiên, chắc Biden sẽ có cách đề cập “chuyên nghiệp hơn”, khác với Trump.  

Đối với Việt Nam, quan hệ đối tác toàn diện (comprehensive partnership) đã phát triển thêm một bước dài (a long way) dưới thời Trump, tiệm cận với đối tác chiến lược “trên thực tế” (de facto), gồm hợp tác kinh tế lẫn an ninh quốc phòng. Đây cũng là một “di sản về đối ngoại” của chính quyền Trump mà chính quyền Biden chắc sẽ tiếp thu và tiếp tục, với một số điều chỉnh theo phong cách của Biden, nhưng nhất quán hơn và coi trọng nhân quyền.

Lời cuối    

Dù Donald Trump có thất cử, ông vẫn là đương kim Tổng thống (incumbent president) cho đến ngày 20/1/2021 khi tổng thống mới nhậm chức (nếu chuyển giao bình thường). Vì vậy, Trump có thể tham dự cuộc họp cấp cao Đông Á (EAS), ngay sau họp cấp cao ASEAN (11/11/2020). Đây là một dịp tốt mà Trump có thể tới dự để đóng góp vào di sản của chính quyền Trump trong đó có tầm nhìn Indo-Pacific Tự do Rộng mở, với “Bộ Tứ” là nòng cốt.     

Dù ai làm Tổng thống Mỹ, Việt Nam vẫn phải dựa vào nội lực là chính, và mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện với các đối tác chiến lược ngoài ASEAN như Mỹ, Nhật, Ấn Độ, Úc (Quad) cũng như với EU, UK, Canada, Tân Tây Lan, Hàn Quốc, v.v. Việt Nam cần tránh bị phụ thuộc quá nhiều vào Trung Quốc, cũng như tránh bị mắc kẹt vào trò chơi vương quyền (game of thrones) giữa các nước lớn như Mỹ-Trung, trong một thế giới bất an khó lường.     

Tham khảo   

1. Why America Must Lead Again: Rescuing U.S. Foreign Policy After Trump, Joe Biden, Foreign Affairs, March/April 2020

2. If Biden wins, he’ll have to put the world back together, Thomas Wright and Kurt Cambell, Brookings, April 14, 2020

3. How Significant Is the New US South China Sea Policy? Greg Poling, CSIS, July 14, 2020

4. The three pillars of US foreign policy under Biden, Anne-Marie Slaughter, Financial Times, 19/10/2020.

5.What a Biden win would mean for Southeast Asia, David Hutt, Asia Times, October 29, 2020

6. Why Vietnam wouldn’t mind if Trump loses to Biden, David Hutt, Asia Times, October 29, 2020

7. South East Asia hedges its bets on US election cliffhanger, David Hutt, Asia Times, November 5, 2020

8. Biden risks being a lame duck presidentEdward Luce, Financial Times, November 5 2020

NQD. 8/11/2020 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness