TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 60
  • Hôm nay: 701
  • Tháng: 7440
  • Tổng truy cập: 5140759
Chi tiết bài viết

Tồn kho của đại gia địa ốc vọt lên 201.921 tỷ đồng

Hàng tồn kho của 65 doanh nghiệp địa ốc niêm yết trên sàn chứng khoán lên đến 201.921 tỷ đồng. Thông tin này vừa được Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA) đưa ra, kèm cảnh báo điều này rất đáng quan ngại.

Doanh nghiệp tìm nguồn vốn mới

Theo HoREA, trong 9 tháng đầu năm 2018, có khoảng 65 doanh nghiệp bất động sản lớn niêm yết trên thị trường chứng khoán, đã tạo ra 157.922 tỷ đồng doanh thu thuần (tăng 42%) và 22.645 tỷ đồng lãi ròng (tăng 87%). Trong đó, có 58 doanh nghiệp có lãi (chiếm 89%) 7 doanh nghiệp báo lỗ, 24 doanh nghiệp bị sụt giảm lợi nhuận.

Hiệp hội cho rằng, kênh dẫn vốn từ thị trường chứng khoán vào thị trường bất động sản đang và sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo trong thời gian tới đây. Do đó, HoREA khuyến nghị các doanh nghiệp xem xét chuyển đổi thành công ty cổ phần, và định hướng trở thành công ty đại chúng, để niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán. Đây là xu thế phát triển tất yếu của các doanh nghiệp bất động sản.

Tồn kho của đại gia địa ốc vọt lên 201.921 tỷ đồng
65 doanh nghiệp địa ốc tồn kho 201.921 tỷ đồng

Một hình thức khác để thu hút vốn đầu tư được HoREA khuyến nghị là lựa chọn đối tác là các doanh nghiệp, quỹ đầu tư nước ngoài (FDI) có uy tín và năng lực tài chính, để hợp tác đầu tư, kinh doanh, phát triển dự án, nhằm tăng cường nguồn lực, học hỏi kinh nghiệm và nâng cao năng lực quản trị của doanh nghiệp. Hiện nay, nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ, đứng đầu là Hàn quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung quốc (Hongkong)...  

Những khuyến nghị này được đưa ra trong bối cảnh tín dụng bất động sản sắp bị siết chặt theo lộ trình. Theo HoREA, doanh nghiệp cần chuẩn bị sẵn sàng các nguồn vốn khác thay thế, do ngày càng khó tiếp cận nguồn vốn tín dụng. Lý do là kể từ ngày 1/1/2019, các tổ chức tín dụng chỉ còn được sử dụng tối đa 40% nguồn vốn ngắn hạn, để cho vay trung hạn và dài hạn, theo quy định tại Thông tư 36/2014/TT-NHNN và Thông tư 16/2018/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước.

Trong tình hình đó, chỉ có doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả kinh doanh, trước hết là đảm bảo chỉ tiêu lợi nhuận, doanh thu, chuẩn bị được quỹ đất dự án, chất lượng công trình, tiến độ thực hiện dự án, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp... thì mới có điều kiện tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng ngân hàng.

Gần 6 tỷ USD vốn FDI đầu tư vào bất động sản

Theo HoREA, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào nước ta trong 10 tháng đầu năm 2018, đạt 27,9 tỷ USD. Trong đó, có gần 6 tỷ USD đầu tư vào bất động sản.

Riêng tại TP.HCM, nguồn vốn FDI đạt 6,22 tỷ USD. Trong đó, nguồn vốn FDI vào thị trường bất động sản thành phố tiếp tục tăng trưởng mạnh, đã thu hút được hơn 1 tỷ USD, chiếm 17% tổng nguồn vốn FDI, giảm đáng kể so với năm 2017. Đứng đầu về vốn FDI là Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc (Hongkong).

Cũng theo HoREA, kết quả hoạt động tín dụng năm 2018 trên địa bàn thành phố rất tích cực. Huy động vốn đạt trên 2,2 triệu tỷ đồng, tăng 12%; tổng nguồn cung tín dụng đạt trên 2 triệu tỷ đồng, tăng 16,31 % so với năm 2017; tỷ lệ nợ xấu chỉ có 2,9% (thấp hơn mục tiêu 3% của Ngân hàng Nhà nước đặt ra và giảm hơn mức 3,17% của năm 2017).

Tình hình lãi suất trong 11 tháng đầu năm 2018 tương đối ổn định. Nhưng kể từ đầu tháng 12/2018, lãi suất huy động kỳ hạn 12 tháng trở lên, của tất cả 31 ngân hàng thương mại, đều tăng để cơ cấu lại nguồn vốn và để đáp ứng tiêu chuẩn an toàn tín dụng.

Trong đó, có đến 11 ngân hàng có mức lãi suất huy động tiết kiệm từ 8 - 8,6%/năm, tác động làm tăng mặt bằng lãi suất cho vay, đối với doanh nghiệp, nhà đầu tư và cả người mua nhà.

Quốc Tuấn - Theo Vietnamnet

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness