TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 18
  • Hôm nay: 245
  • Tháng: 8947
  • Tổng truy cập: 5154212
Chi tiết bài viết

Trung Quốc đã bóp chặt yết hầu, sẵn sàng chia cắt đất nước bằng đổ bộ quân sự chớp nhoáng dưới sự tiếp tay ngu ngốc của người Việt

Cùng với việc đóng cửa và giải tán hàng loạt nhà máy nhiệt điện vì ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, sức khỏe người dân bị tàn phá và tiến tới điện hạt nhân thay thế, Trung Quốc đẩy mạnh thanh lý mớ rác thải nhiệt điện công nghệ cũ hoang phế, “bán” sang các nước nghèo, đặc biệt là “hàng xóm” phía Nam để gỡ gạc được tiền từ những đống sắt vụn khổng lồ này, đi kèm âm mưu bẫy nợ kinh tế, tiêu diệt nòi giống dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, “mưu thâm kế hiểm” như Trung Quốc thì đâu đơn giản như thế, trong quá trình này, chúng đã nhanh tay nắm thóp “yết hầu” Nam Trung Bộ, có khả năng chia cắt đất nước bằng một đợt đổ bộ quân sự chớp nhoáng mà nếu không kịp hóa giải thì chắc chắn hiểm họa cực kỳ khôn lường.

Đâu chỉ là các yếu tố như đội vốn, chậm tiến độ, tham nhũng trong quá trình vận hành khai thác, giá nhiên liệu cao, hiệu suất thấp hay sức cạnh tranh thị trường kém khiến nguy báo lỗ cầm chắc hơn 90%. Phần lớn vị trí mà Trung Quốc chọn luôn là địa thế hiểm yếu về an ninh quốc phòng, nắm được trong tay thì cầm chắc lợi thế khi hữu sự, mà chỉ có những cái đầu quân sự đầy mưu mô gian xảo mới nhìn ra và bằng mọi cách đổ tiền thâu tóm bằng được. Bằng cách đó, đất nước dần rơi vào tầm kiểm soát của Trung Nam Hải lúc nào người ta không biết, chỉ khi thống kê bằng bản đồ quân sự thì người ta mới sực tỉnh đã muộn. Đây mới chính là mục đích lớn nhất của người bạn phương Bắc.

“Người Trung Quốc làm gì cũng có tính toán” – lãnh tụ Trung Quốc Đặng Tiểu Bình từng thẳng thừng tuyên bố trước bàn dân thiên hạ như thế.

Mới đây, báo cáo Bộ Quốc phòng chỉ ra Trung Nam Hải đang tung hàng tấn tiền để thâu tóm BĐS có vị trí trọng yếu từ Nam chí Bắc, chủ yếu thông qua chiêu bài núp bóng, dùng thế thân (người Việt hám tiền, hoặc người Việt gốc Hoa) để gom đất rồi sang nhượng cho người Trung Quốc. Bên cạnh đó, Bắc Kinh còn ồ ạt thâu tóm nhiều dự án năng lượng, tài nguyên, khoáng sản, thương mại điện tử… bằng nhiều cách kiểm soát mềm Việt Nam mà không cần tốn một viên đạn.

Vụ việc trên một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng hầu hết các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia nói chung và các dự án nhiệt điện nói riêng suốt mấy năm qua đều rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Ngành công nghiệp xi-măng, chẳng hạn, đang triển khai 24 dự án thì nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC đến 23 dự án.

Ngành điện lực hiện có hơn 20 dự án nhiệt điện đang triển khai thì đến hơn 3/4 dự án do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC (nghĩa là thầu làm tất cả các công đoạn, từ thiết kế, mua sắm đến xây dựng rồi bàn giao chìa khoá công trình cho chủ đầu tư). Với tỷ lệ nội địa hóa hầu như bằng KHÔNG (nhà thầu Trung Quốc mang sang Việt Nam từ cái đinh ốc cho đến đội quân công nhân hùng hậu), phụ thuộc vào linh kiện và phụ tùng thay thế của Trung Quốc… Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 là một trong số những dự án nói trên.

Một dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia như Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 rõ ràng là nhạy cảm về vấn đề an ninh – quốc phòng. Một khi mối quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xẩy ra biến cố lớn thì với bản chất “thâm như Tàu” cố hữu, Trung Quốc hoàn toàn có thể vô hiệu hoá nhà máy nhiệt điện này.

Trên thực tế, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 2 chỉ là 1 trong 4 nhà máy nhiệt điện thuộc Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân được xây dựng ở đây: Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 do Công ty Lưới điện Phương Nam (Trung Quốc), Cty Điện lực Quốc tế Trung Quốc và Tập đoàn Công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam (TKV) làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD, công suất 1.200 MW; liên danh tổng thầu của dự án này là Cty GEDI và Cty DGEC thuộc Tập đoàn Xây dựng Năng lượng Trung Quốc. Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 do Cty Công trình điện quốc tế Harbin (Trung Quốc) thi công. Dự án Nhiệt điện Vĩnh Tân 4 do Tổ hợp Nhà thầu Tập đoàn Công nghiệp nặng Doosan (Hàn Quốc), Tập đoàn Mitsubishi (Nhật Bản), Cty Cổ phần Tập đoàn Thái Bình Dương và Cty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (PECC 2) làm tổng thầu EPC.

Như vậy, trong 4 dự án nhà máy nhiệt điện tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân thì có đến 3 dự án rơi vào tay nhà thầu Trung Quốc. Nguy hiểm hơn, Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 lại do 2 Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT; còn nhà máy lớn nhất là Nhiệt điện Vĩnh Tân 3 thì do Cty Cổ phần Năng lượng Vĩnh Tân 3 làm chủ đầu tư theo hình thức BOT, mà Cty này gồm 3 cổ đông, trong đó cổ đông lớn nhất, chiếm 49% cổ phần, lại là Cty OneEnergy Ventures Ltd của Trung Quốc.

Cột khói cao ngất, giết chết môi trường tại Nhiệt điện Vĩnh Tân

Để biết được cái sự “tính toán” của người Tàu thâm hậu thế nào, và hiểm hoạ mang tên “Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân” lớn đến đâu, chúng ta còn cần xét thêm một dữ kiện quan trọng nữa: Vĩnh Tân có phải là một vị trí hiểm yếu về an ninh – quốc phòng hay không?

Dưới cái nhìn của một nhà chiến lược quân sự kỳ cựu thì đây là “vùng đất này chính là yết hầu của Nam Trung Bộ, nơi ‘núi thò chân ra biển.’ Quốc lộ 1A độc đạo đi qua với một bên là núi, một bên là biển. Gọi là yết hầu hay độc đạo bởi không còn con đường nào khác nối liền Nam Bắc ở vùng duyên hải này.”

Nằm ở vị trí giáp biển, bên cạnh quốc lộ 1A (đồng thời là tuyến độc đạo nối liền Nam – Bắc) và một hải cảng lớn, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân rõ ràng là một khu vực xung yếu về an ninh – quốc phòng. Với việc 3 trong số 4 nhà máy ở đây là do nhà thầu Trung Quốc làm tổng thầu EPC và 2 trong số 4 nhà máy do các Cty Trung Quốc làm chủ đầu tư theo hình thức BOT (Xây dựng – Kinh doanh – Chuyển giao), tại Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân sẽ luôn có hàng nghìn người Trung Quốc túc trực trong hàng chục năm. Người Trung Quốc sẽ sinh cơ lập nghiệp, lập xóm lập phố ở đây.

Khi có sự biến, lực lượng nằm vùng này đủ sức làm tê liệt hoàn toàn Trung tâm Nhiệt điện, chia cắt giao thông Bắc – Nam, tạo điều kiện cho hải quân Trung Quốc từ Hải Nam và các căn cứ quân sự ở Trường Sa ồ ạt đổ bộ qua cảng Vĩnh Tân, khống chế hoàn toàn khu vực yết hầu của vùng duyên hải Nam Trung Bộ này.

Cùng lúc đó, lực lượng Trung Quốc nằm vùng trong dự án Bauxite Tây Nguyên và các dự án kinh tế trá hình dọc biên giới Việt Nam – Campuchia sẽ đánh xuống, phối hợp với lực lượng đổ bộ và đội quân nằm vùng ở Vĩnh Tân đánh lên để chia cắt Việt Nam từ Tây Nguyên xuống duyên hải Nam Trung Bộ. (Lưu ý thêm là quả bom nguyên tử mang tên “Bùn Đỏ” có thể được Trung Quốc cho phát nổ bất cứ lúc nào, sẵn sàng nhấn chìm cả vùng Đông Nam Bộ trong cơn lũ bùn đỏ.)

Lúc này, Việt Nam không chỉ bị chia cắt ở đây, mà còn bị chia cắt ở chân Đèo Ngang (nơi đặt “đại bản doanh” của căn cứ quân sự Trung Quốc mang tên For mosa Hà Tĩnh), ở Hải Vân (nơi có hai “dự án” với hàng trăm ha của người Hoa), ở Ninh Thuận (nơi có Dự án Điện Hạt nhân Ninh Thuận), v.v.

Rõ ràng, Trung tâm Nhiệt điện Vĩnh Tân chính là một For mosa Hà Tĩnh khác ở vùng duyên Hải Nam Trung Bộ, giống như ở Vũng Áng, Hải Vân, Ninh Thuận hay việc các Cty Trung Quốc thuê dài hạn hàng trăm ngàn ha rừng đầu nguồn.

Ai đó có thể lạc quan cho rằng trong thời đại ngày nay, Trung Quốc sẽ không dám mạo hiểm xâm lược Việt Nam, bởi điều đó ẩn chứa rất nhiều rủi ro. Luận điểm này thiếu thuyết phục ở ít nhất 3 điểm: (i) Trong bối cảnh thế giới hiện nay, Nga vẫn cứ đưa quân sang Grudia, sang Krym hay Ucraina; (ii) Cho dù có thể phải gánh chịu nhiều rủi ro, tổn thất, nhưng nếu không bành trướng, xâm lược nước khác thì Trung Quốc không còn là chính mình nữa, như thể đã là bò cạp thì cứ phải cắn vậy; và (iii) binh pháp Trung Quốc vẫn quan niệm: “đánh mà thua là hạ sách, đánh mà thắng là trung sách, không đánh mà thắng mới là thượng sách”.

Hiện nay, ở Trường Sa, Trung Quốc đang hối hả bồi đắp các đảo đá, hình thành các căn cứ quân sự liên hoàn, tiến tới thôn tính quần đảo này và khống chế hoàn toàn Biển Đông, lối ra của dân tộc Việt trong thế kỷ 21; trên đất liền, chúng đang từng bước chiếm lĩnh những vị trí xung yếu về an ninh – quốc phòng (các doanh nghiệp từ Hồng Kông, Đài Loan – Trung Quốc đang thuê dài hạn (50–70 năm) trên 264.000 ha rừng đầu nguồn, mà 87% con số này là ở các tỉnh biên giới xung yếu), thiết lập các căn cứ quân sự trá hình sát biên giới Campuchia – Việt Nam và Lào – Việt.

Rõ ràng là với Việt Nam, Trung Quốc đang nhắm đến kế thượng sách “không đánh mà thắng”, các gọng kìm của chủ nghĩa Đại Hán đang dần siết chặt dải đất thân thương hình chữ S, và chắc chắn để thực hiện thành công kế hoạch này không thể thiếu sự tiếp tay nhiệt tình của một số cán bộ lòng tham không đáy, vì lợi ích trước mắt mà chẳng thèm ngó ngàng đến sinh mạng chính trị của đất nước, cũng như đội ngũ Việt gian gắn mác doanh nhân đứng ra thay mặt thâu tóm dự án để kiếm chác, phản bội lại đất Mẹ Việt Nam.

Thiên Anh - Theo Tâm Bão

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness