TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 46
  • Hôm nay: 897
  • Tháng: 7636
  • Tổng truy cập: 5140955
Chi tiết bài viết

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào?

Trong số 65 triệu tấn hải sản Trung Quốc tiêu thụ, chỉ có 15 tấn được đánh bắt ngoài tự nhiên, số còn lại được nuôi trong các trang trại. Trái ngược lại ở Nhật Bản, khoảng 90% thủy sản tiêu thụ là đánh bắt ngoài tự nhiên.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1)

Trước khi đến với những báo cáo, nghiên cứu và thông số, chúng ta hãy nhìn qua vài địa điểm nông nghiệp tại Trung Quốc để có ấn tượng ban đầu. Đây là những địa điểm dựa trên bản đồ vệ tinh của Google Map.

Địa điểm 1: Vịnh Ninh Đức (Ningde Bay), tỉnh Phúc Kiến (tọa độ 26°43'02.8"N 119°57'45.2"E)

Địa điểm đầu tiên chúng ta sẽ ghé thăm là vùng ven biển tỉnh Phúc Kiến.

 Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 1.

Nếu phóng to hình ảnh từ Google Map, chúng ta sẽ thấy hàng triệu những ngôi nhà bè nổi trên mặt biển.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 2.

Nếu nhìn quanh vùng ven biển từ tỉnh Chiết Giang tới tỉnh Quảng Đông, chúng ta sẽ thấy những nhà bè nổi ở khắp mọi nơi.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 3.

Chúng là những trang trại nuôi trồng thủy sản của Trung Quốc.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 4.

Thay vì ra khơi đánh bắt thủy sản, người Trung Quốc tăng cường nuôi trồng chúng. Không những tiết kiệm được chi phí, giảm rủi ro mà còn tăng thu nhập do nuôi trồng công nghiệp những mặt hàng "hot" như tôm, cua, ghẹ, ngao sò… Không riêng gì ven biển, người Trung Quốc có thể tận dụng bất kỳ vùng nước nào để nuôi trồng thủy sản, từ ao hồ, sông suối cho đến những bãi nuôi nhân tạo.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 5.

Hãy tưởng tượng mỗi ô vuông bạn thấy trên hình chứa hàng chục con cá, tôm… Vậy người Trung Quốc tiêu thụ bao nhiêu thủy sản?

Số liệu của EU Science Hub cho thấy toàn thế giới tiêu thụ khoảng 143,8 triệu tấn thủy sản mỗi năm và riêng Trung Quốc chiếm tới 45%, tương đương 65 triệu tấn. Đứng sau đó là Liên minh Châu Âu (13 triệu tấn), Nhật Bản (7,4 triệu tấn), Mỹ (7,1 triệu tấn), Ấn Độ (4,8 triệu tấn).

Như chúng ta thấy, Trung Quốc và Ấn Độ cơ mức dân số gần ngang nhau nhưng lượng tiêu thụ thủy sản của Trung Quốc cao gấp 12 lần Ấn Độ, kể cả khi Ấn Độ bao quanh bởi nhiều vùng ven biển hơn.

Trong số 65 triệu tấn hải sản Trung Quốc tiêu thụ, chỉ có 15 tấn được đánh bắt ngoài tự nhiên, số còn lại được nuôi trong các trang trại. Trái ngược lại ở Nhật Bản, khoảng 90% thủy sản tiêu thụ là đánh bắt ngoài tự nhiên.

Nhờ những trang trại nuôi trồng thủy sản rộng lớn này mà các hộ gia đình Trung Quốc có thể thưởng thức cá, tôm, ngao sò, ghẹ… với giá rẻ như vậy.

Đây là 1 bữa cơm thường ngày của 1 hộ gia đình bình thường ở đô thị Trung Quốc. Các bạn có thể thấy có rất nhiều hải sản.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 6.

Đây là video về 1 gia đình lớn tại Trung Quốc thưởng thức lẩu hải sản. Cả bàn to như vậy chỉ có giả khoảng 120 USD.

Địa điểm 2: Thành phố Nanxun-Hồ Châu-Chiết Giang (tọa độ 30°46'14.5"N 120°09'02.9"E)

Địa điểm thứ 2 là vùng đồng bằng châu thổ rộng lớn giữa sông Trường Giang, Thái Hồ và sông Tiền Đường. Nhờ nguồn nước ngọt mang theo phù sa từ các con sông mà thổ địa nơi đây đủ phù nhiêu để nuôi sống hơn 100 triệu dân. Khu vực này cũng là 1 trong những vùng đông dân nhất của Trung Quốc, có vị thế địa lý tương tự như thành phố Hồ Chí Minh của Việt Nam vậy.

Tuy nhiên khác với Việt Nam hay những vùng phì nhiêu của Ấn Độ, Bangladesh… vùng đồng bằng này không trồng lúa. Thay vào đó, nông dân Trung Quốc nuôi trồng thủy sản, vừa bán được gia cao hơn lại làm giàu nhanh hơn trồng lúa. Nếu bạn phóng to ảnh, bạn sẽ thấy hàng triệu ao nuôi cá thay vì ruộng lúa tại đây, bên cạnh đó là những cây trồng xanh được phủ xung quanh ao cá.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 7.

Những cây này là cây dâu nuôi tằm. Trong hơn 2.000 năm, người Trung Quốc đã phát triển nhiều mô hình sinh thái nông nghiệp bền vững, một trong số đó là mô hình cá-dâu-tằm như hình dưới đây.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 8.

Những người nông dân Trung Quốc đã phát triển mô hình cá-dâu-tằm từ hàng nghìn năm trước dù chưa hề biết đến khái niệm "phát triển bền vững". Ngày nay, những mô hình này đã được nâng tầm lên thành nhiều vòng tuần hoàn có thể khai thác trên cùng 1 mảnh đất.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 9.

Để nuôi thêm cá trong các ao, nông dân phải sử dụng máy sục khí nếu không cá sẽ chết vì thiếu oxy. Trong hình dưới đây, chúng ta có thể thấy những chấm trắng là máy sục khí giữa ao.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 10.

Tuy nhiên để dùng máy sục khí thì cần điện và khá tốn kém, do đó nhiều hộ nông dân Trung Quốc đã sử dụng năng lượng mặt trời để tiết kiệm chi phí.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 11.

Nếu nhìn từ ảnh vệ tinh của Google Map, bạn sẽ thấy nhiều vùng nuôi cá của Trung Quốc ngập trong những tấm năng lượng mặt trời. Chúng có thể dãn ra hoặc thu vào tùy điều kiện thời tiết. Hình dưới bên trái là những ao cá truyền thống trong khi bên phải là những ao cá dùng năng lượng mặt trời.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 12.

Trên thực tế, những người nông dân Trung Quốc thường bị buộc phải học hỏi các công nghệ mới trong chăn nuôi, trồng trọt từ những chuyên gia đến từ chính phủ. Các quan chức địa phương nếu muốn thăng tiến sẽ cần thành tích và việc áp dụng các công nghệ mới trong nông nghiệp là 1 thành tích dễ đánh giá.

Đến đây có lẽ nhiều người đã hiểu tại sao Trung Quốc lại thống trị thế giới về sản lượng tơ tằm (84% toàn cầu), sản lượng cá nước ngọt (66%) cũng như sản lượng điện mặt trời (25,8%). Thậm chí ở những vùng Chiết Giang, Giang Tô, người dân hầu như ăn thủy sản hàng ngày và được cho là luôn thông minh hơn những vùng khác.

Ngoài cá, những hộ nông dân Trung Quốc có thể nuôi trồng nhiều loại lương thực khác trong các ao. Một trong số đó là củ sen. Sản lượng củ sen hàng năm của Trung Quốc là 11 triệu tấn/năm, chiếm 90% sản lượng toàn cầu và 60% tổng xuất khẩu trên toàn thế giới. Không riêng gì Trung Quốc, nhiều nước như Hàn Quốc, Nhật Bản hay thậm chí Việt Nam cũng thích ăn loại củ này.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 13.
Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 14.

Bên cạnh đó, người Trung Quốc còn có thể trồng cải hay khoai môn. Thay vì phải bón phân, người nông dân vớt bùn vào mùa đông ở các ao cá lên và đắp trên bờ, sau đó trồng cây lên. Kết quả họ sẽ được những cánh đồng như hình dưới đây.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 15.

Ảnh trên là tại Duotian-Hưng Hóa-Giang Tô (tọa đô 32°56'51.9"N 119°51'50.4"E) và đây là lý do Trung Quốc dẫn đầu thế giới về sản lượng dầu cải (22% sản lượng toàn cầu).

Đáng kinh ngạc hơn, việc trồng nhiều cải khiến các nông dân tận dụng nuôi được cả ong. Hiện Trung Quốc chiếm 30% tổng sản lượng mật ong trên toàn cầu.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 16.

Khoảng 1/3 số mật ong đang được tiêu thụ tại Mỹ là được nhập khẩu trực tiếp hay gián tiếp từ Trung Quốc. Nhằm tránh rào cản chiến tranh thương mại, các doanh nghiệp Trung Quốc sẽ xuất khẩu mật ong sang nước thứ 3 như Ấn Độ, Philippines hay Malaysia rồi thay đổi nhãn hiệu xong mới đưa sang Mỹ.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 17.

Sản lượng mật ong tự nhiên 2017 (tấn)

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 18.

Ngoài mật ong, khu vực này cũng nổi tiếng với loài cua đồng, chúng được bán với giá 60 USD/kg.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 19.

Địa điểm 3: Shouguang-Sơn Đông (tọa độ 36°44'15.9"N 118°44'14.7"E)

Khu vực thứ 3 mà chúng ta sẽ tới khi nói về các người Trung Quốc tự nuôi sống bản thân là vùng Sơn Đông.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 20.

Nếu soi kỹ, chúng ta sẽ thấy hàng triệu dãy nhà kính lấp lánh phủ kín nhiều vùng Sơn Đông.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 21.

Chúng là những nhà kính được điều chỉnh môi trường, như nhiệt độ hay độ ẩm để trồng các loại rau củ quả.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 22.

Tại các khu nhà kính, người Trung Quốc có thể trồng bất cứ loại rau củ quả nào bất kể đó là trong mùa gì bởi họ có thể điều tiết được môi trường trồng trọt. Điều này đồng nghĩa bạn có thể thu hoạch rau củ quả gấp nhiều lần so với thông thường tùy nhu cầu của thị trường.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 23.

Ví dụ bạn cần ít nhất 52 ngày để trồng rau diếp từ lúc là hạt giống cho đến thu hoạch trong nhà kính. Tuy nhiên thay vì phải đợi theo mùa, bạn có thể trồng liên tục trong năm và thu hoạch 7 lần liên tiếp, cho ra sản lượng cũng cao gấp 7 lần thông thường.

Bởi nhà kính có thể thúc đẩy sản lượng nên chính quyền Bắc Kinh đã yêu cầu các cấp địa phương Sơn Đông thúc đẩy mô hình. Họ thậm chí buộc các nông dân phải vay vốn từ Ngân hàng hợp tác phát triển nông nghiệp Trung Quốc (CRCB) để xây dựng nhà kính. Đồng thời nông dân bị buộc phải đi học các lớp hướng dẫn sử dụng điện thoại để điều khiến hệ thống môi trường nhà kính từ xa.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 24.

Hệ quả là theo số liệu của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO), lượng tiêu thụ rau củ quả ở Trung Quốc đạt khoảng 700 triệu tấn/năm, tương đương 40% lượng tiêu thụ toàn cầu. Nếu so sánh với 180 triệu tấn tiêu thụ của Ấn Độ, Trung Quốc rõ ràng cao hơn 3,8 lần dù lượng người ăn chay ở Ấn Độ nhiều hơn và lượng đất nông nghiệp của Trung Quốc ít hơn.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 25.

Nhờ nhà kính mà người Trung Quốc có thể hưởng thụ bất kỳ loại rau củ quả nào quanh năm so với những quốc gia khác. Trung Quốc hiện đứng đầu sản lượng hầu như mọi loại rau quả phi nhiệt đới (Non Tropical) và bỏ rất xa những nước đứng thứ 2.

Trung Quốc đang nuôi hơn 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 1) - Ảnh 26.

Sản lượng dưa hấu (triệu tấn năm 2016)

Lấy ví dụ dưa hấu. Tại Nhật Bản, mỗi quả dưa hấu có giá khoảng 2.000 Yên (18 USD) nhưng ở Trung Quốc, bạn có thể mua dưa hấu to hơn rất nhiều chỉ với 10 Nhân dân tệ (1,5 USD).

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2)

Trung Quốc có lượng đất nông nghiệp khả dụng kém hơn nhiều so với Ấn Độ, Châu Âu và Mỹ nhưng họ lại có sản lượng gạo, lúa mỳ và ngô không hề thua kém nếu không muốn nói là vượt trội ở 1 số mặt.

Trong phần trước chúng ta đã đến 1 số vùng nông nghiệp của Trung Quốc, lần này mọi người sẽ tiếp tục đến với 1 số khu vực khác để có cái nhìn rõ hơn cho câu hỏi 1,4 tỷ dân được nuôi sống thế nào.

Địa điểm 4: Lhasa-Tibet (tọa độ 29°41'52.3"N 91°09'18.6"E)

Để có cái nhìn tốt hơn về nông nghiệp Trung Quốc, chúng ta đến với những nhà kính của vùng Lhasa. Dùng Google Map, chúng ta có thể thấy nhà kính trải rộng khắp.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 1.

Nhờ sự quyết tâm của chính phủ, người dân Tibet đã giảm giá rau củ quả tại vùng khô cằn này xuống 90% chỉ trong vòng 10 năm qua cũng như không phải nhập khẩu rau xanh từ những tỉnh khác. Nếu trước đây những loại quả như dưa hấu chỉ được giới tăng lữ quý tộc tiêu thụ thì giờ đây chúng đã trở thành mặt hàng phổ biến cho người dân tại Tibet.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 2.

Địa điểm 5: Kokdala- Tân Cương (tọa độ 43°43'51.2"N 80°35'21.5"E)

Kokdala là 1 thành phố miền Tây Bắc của tỉnh Tân Cương-Trung Quốc, giáp ranh với vùng Almaty của Kazakhstan. Dưới đây là ảnh vệ tinh của biên giới giữa vùng Trung Quốc (phải) và Kazakhstan.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 3.

Trong khi bên phía Trung Quốc có khá nhiều những cánh đồng xanh thì Kazakhstan lại chẳng có gì ngoài cát hoang.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 4.

Tại khu vực này, đất đai hầu như không thể canh tác do bị nhiễm acid quá nhiều cũng như thiếu nguồn nước. Cách duy nhất để lấy nước là từ những mạch nước ngầm hay băng tan ở đỉnh các ngọn núi quanh đó.

Đối với người Kazakhstan, việc trồng trọt tại đây là quá tốn kém cũng như chẳng có thị trường nội địa đủ lớn để tiêu thụ, bởi vậy họ bỏ hoang khu vực này.

Ở phía bên kia biên giới, cơ quan đặc biệt XPCC của tỉnh Tân Cương, trực thuộc hệ thống quân đội đã thực hiện canh tác đất đai bất chấp khó khăn. Chính XPCC đã tuyển dụng khoảng 2,6 triệu người để xây dựng nên những cánh đồng xanh tươi. Nhờ vào lượng lớn đất khai hoang làm nông mà sản phẩm nông nghiệp ở đây có giả thành giảm đi khá nhiều, qua đó cung cấp cho thị trường nội địa Trung Quốc.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 5.

Cách đây 30 năm, XPCC đã gửi các chuyên gia của mình đến Israel để học tập cách họ làm nông nghiệp trong điều kiện thiếu nước. Chính những chuyên gia này đã xây dựng nên hệ thống tưới nước nhỏ giọt ở vùng Tân Cương. Khi những vùng đất hoang cho ra nông sản và kiếm lời, rất nhiều gia đình Tân Cương có thể tham gia cùng sản xuất tạo nên những vùng nông nghiệp rộng lớn.

Nhờ hệ thống tới nước nhỏ giọt và thị trường tiêu thụ nội địa lớn, Trung Quốc đang dần biến vùng đất hoang Tân Cương ngày càng trở nên phì nhiêu và có năng suất.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 6.

Trên mảnh đất này, người Tân Cương trồng cà chua, ớt, dưa hấu, nho, bông… tất cả những thứ mà họ có thể bán được giá cao. Nhờ thời tiết nắng gắt và ban đêm lạnh nên những sản phẩm này của vùng Tân Cương ngọt và ngon hơn những nơi khác, qua đó nổi tiếng trên toàn quốc cũng như thế giới.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 7.

Thậm chí, sản lượng nông nghiệp 1 số mặt hàng tại Tân Cương đã vượt nhu cầu thị trường nội địa và XPCC đang thúc đẩy việc xuất khẩu nông sản ra nhiều nước khác.

Bạn lo lắng những sản phẩm này không xuất khẩu được ư? Chớ lo, Trung Quốc đang áp dụng chính sách đúng như những gì trước đây Mỹ từng làm. Mỗi khi các lãnh đạo Trung Quốc đến thăm 1 nước, việc tăng cường thương mại, bán các sản phẩm của nước mình luôn là 1 nhiệm vụ đi kèm.

Địa điểm 6: Heijing-Tân Cương (tọa độ 42°18'36.1"N 86°36'15.4"E)

Nếu nhìn vào khu vực này, bạn sẽ thấy những khoảng đỏ rực rỡ trên nền hoang mạc.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 8.
Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 9.

Soi kỹ bạn sẽ thấy đó là những vườn trồng cà chua, hàng tỷ trái cà chua được trồng diện rộng trên các khu vực hoang mạc.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 10.

Tương tự như mật ong, Trung Quốc hiện là nước đứng đầu thế giới về sản lượng cà chua và chúng được xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp sang nhiều nước. Bởi vậy rất có thể món sốt cà chua hay lọ tương cà mà bạn đang dùng là dùng nguyên liệu từ Heijing.

 Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 11.

Top những nước sản xuất cà chua nhiều nhất thế giới (triệu tấn)

Hiện Trung Quốc sản xuất khoảng 56,3 triệu tấn cà chua và chiếm 1/3 tổng xuất khẩu cà chua toàn thế giới. Hơn 14 triệu tấn cà chua của Trung Quốc là đến từ Xịniang.

Đây là lý do dễ hiểu khi hàng loạt các công ty sản xuất cà chua của Trung Quốc đứng trong top thế giới:

-COFCO Group: thứ 2 thế giới

-Xinjiang Chalkis Co: thứ 3

-Fuyuan Agriculture Products Limited: thứ 6

Những công ty này hầu hết có sự tham gia của chính phủ Trung Quốc và lợi nhuận của họ được phân phối lại thỏa đáng cho những người nông dân.

 Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 12.

Nhờ chính sách của chính phủ và vùng Tân Cương của Trung Quốc có thể sản xuất lương thực và trở nên xanh tươi như ngày nay

Ngoài cà chua và ớt, Trung Quốc còn là nhà sản xuất hàng đầu thế giới về nho, chiếm 19,1% tổng sản lượng toàn cầu. Tuy vậy, Trung Quốc lại không giỏi trong việc sản xuất rượu vang nho.

Bây giờ hãy nói về gạo, lúa mỳ và ngô. Trung Quốc luôn đứng trong top đầu thế giới về cả 3 loại lương thực này. Chúng là những thức ăn chủ lực không chỉ cho con người mà còn cho chăn nuôi.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 2) - Ảnh 13.

Như các bạn có thể thấy, Trung Quốc có lượng đất nông nghiệp khả dụng kém hơn nhiều so với Ấn Độ, Châu Âu và Mỹ nhưng họ lại có sản lượng gạo, lúa mỳ và ngô không hề thua kém nếu không muốn nói là vượt trội ở 1 số mặt.

Mặc dù vậy, với 1,4 tỷ dân cần phải nuôi sống, con số trên chỉ vừa đủ để Trung Quốc không lâm vào khủng hoảng lương thực và còn cách quá xa so với tiêu chuẩn đầy đủ dinh dưỡng của các nước phát triển tính theo lượng tiêu thụ thực phẩm bình quân đầu người như ở Mỹ và Châu Âu.

Không phải ngẫu nhiên mà Trung Quốc từng duy trì chính sách 1 con trong thời gian dài. Hiện nước này không đủ diện tích đất nông nghiệp để có thể trồng đủ nông sản cho 1,4 tỷ dân đạt tiêu chuẩn đủ dinh dưỡng như của phương Tây. Tệ hơn, diện tích đất nông nghiệp của Trung Quốc đã giảm mạnh trong thời gian qua do quá trình đô thị hóa và công nghiệp hóa mạnh.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3)

Trung Quốc đang khát đất nông nghiệp cũng như tài nguyên để nuôi sống người dân của họ.

Mặc dù ngành nông nghiệp Trung Quốc có những cải tiến đáng kể để nuôi 1,4 tỷ dân nhưng họ lại đang phải đối mặt với thử thách vô cùng lớn là mất đất nông nghiệp. Trong 2 phần trước chúng ta đã thấy ngành nông nghiệp Trung Quốc mạnh mẽ ra sao thì phần này, chúng tôi sẽ cho các bạn thấy khó khăn lớn nhất mà họ đang gặp phải.

Địa điểm 7: Xingtai- Hà Bắc (tọa độ 37°35'54.1"N 114°55'20.8"E)

Hãy cùng đến với miền Bắc Trung Quốc, nơi phần lớn nông sản tiêu thụ trong nước được trồng tại đây.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 1.

Khi phóng to bất cứ điểm nào trên bản đổ Google Map, ví dụ khu vực thành phố Xingtai, 1 thành phố hạng 4 chỉ với 7 triệu người chúng ta sẽ bất ngờ về tốc độ đô thị hóa.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 2.

Hình ảnh trên khá đáng sợ khi những vùng xanh là đất làm nông nghiệp trong khi vùng xám là thị trấn, làng mạc hay đô thị. Mỗi điểm xám như vậy có trung bình khoảng 500 người sinh sống, những điểm xám lớn thì vào khoảng 10.000-100.000 người.

Do kinh tế phát triển nên các hộ nông dân ngày nay xây nhiều nhà mới trên những cánh đồng, qua đó hủy hoại dần diện tích đất nông nghiệp. Ước tính Trung Quốc mất khoảng 3.000 km2 diện tích đất nông nghiệp hàng năm, chúng bị biến thành những mảnh đất "chết" do bị xi măng hóa không thể trồng trọt.

Mặc dù chính phủ Trung Quốc nhận ra được điều này nhưng họ chẳng thể làm gì nhiều. Quá trình đô thị hóa không dễ dừng lại cũng như quy hoạch để giữ lượng đất nông nghiệp đủ cho nuôi sống 1,4 tỷ dân.

Địa điểm 8: Qingyang- Gansu (tọa độ 35°41'00.7"N 107°40'38.3"E)

Việc thiếu đất nông nghiệp đã trở thành 1 trong những nhiệm vụ hàng đầu mà chính quyền Bắc Kinh muốn giải quyết nhất từ trước đến nay. Từ thời kỳ cố Chủ tịch Mao Trạch Đông, chính phủ Trung Quốc đã thực hiện cải tạo các vùng đất đồi ở nhiều nơi nhằm gia tăng đất nông nghiệp. Hãy cùng nhìn vùng cao nguyên hoang hổ ở Qingyang dưới đây.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 3.

Với diện tích 640.000 km2, vùng cao nguyên này trên thực tế không thích hợp để trồng trọt nhưng nếu phóng to, bạn sẽ nhìn thấy những khoảng đất nông nghiệp ở các vùng đồi và thung lũng xen kẽ với những đỉnh cao nguyên khô cằn.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 4.

Phóng to hơn nữa, bạn sẽ thấy những thửa ruộng bậc thang xanh rờn.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 5.

Dẫu vậy, việc cố gắng mở rộng ruộng bậc thang sẽ làm giảm chất lượng đất cũng như làm gia tăng rủi ro lở đất trong mùa lũ quét. Kể từ năm 1999, chính phủ Trung Quốc nhận ra rằng việc mở rộng quá nhiều ruộng bậc thang chỉ khiến chất lượng đất của họ giảm đi và lũ quét tăng lên. Bởi vậy, họ buộc phải thực hiện chương trình giảm đất nông nghiệp và trồng thêm rừng, đưa mọi thứ trở về trước kia.

Với những người dân có đất nông nghiệp trong khu vực, họ buộc phải đổi sang trồng rừng và chính phủ sẽ bồi thường cho họ khoản phí tương đương với thu nhập hàng năm từ đất nông nghiệp họ có.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 6.

Hình ảnh trên đây cho thấy Trung Quốc dù rất khát đất nhưng họ vẫn phải phủ xanh vùng đồi của mình nhằm hướng tới phát triển lâu dài.

Thay vì cố gắng mở rộng đất nông nghiệp theo cách truyền thống, chính phủ Trung Quốc hướng tới nâng cao công nghệ, năng suất để giải quyết tình hình thiếu lương thực. Ví dụ điển hình trong đó là trồng lúa trên vùng nước mặn.

Dẫu vậy, dù gia tăng được sản lượng trồng trọt nhưng Trung Quốc vẫn được liệt vào danh sách các quốc gia không tự cung đủ nông sản gạo, lúa mì và ngô cho thị trường nội địa. Họ phải nhập khẩu 10% lượng tiêu thụ nội địa những mặt hàng này từ các thị trường khác trên thế giới.

Có 1 điều trớ trêu là dù không tự cung được nhiều mặt hàng nông sản thiết yếu nhưng Trung Quốc lại đang dần dẫn đầu thế giới 1 số mặt hàng nông sản phụ như bia. Kể từ năm 2006, quốc gia này đã trở thành nước sản xuất bia nhiều nhất thế giới với 46,5438 triệu kilo lít, cao gấp đôi so với Mỹ. Kể từ đó đến nay, sản lượng bia của nước này tăng đều 4,9% hàng năm.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 7.

Điều thú vị là Trung Quốc lại nhập khẩu phần lớn hoa bia (houblon: thành phần bắt buộc trong làm bia) từ Đức và Mỹ.

Bên cạnh đó, nền kinh tế thứ 2 thế giới cũng là nhà sản xuất rượu mạnh hàng đầu thế giới. Người dân Trung Quốc không chuộng Whiskey hay Vodka lắm mà thích rượu gạo hơn. Sản lượng rượu gạo hàng năm của nước này vào khoảng 13,6 triệu kilo lít, cao hơn nhiều lượng tiêu thụ rượu ở Phương Tây và đó là chưa kể đến những chai rượu gạo nhà làm không được tính vào thống kê.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 8.

Nếu bạn nghĩ rằng Nga, Anh, Đức hay Mỹ là những thị trường tiêu thụ rượu mạnh hàng đầu thế giới thì có lẽ bạn nên nghĩ lại. Trung Quốc tiêu thụ lượng đồ uống có cồn còn nhiều hơn cả Nga và Anh với văn hóa tiệc tùng, chiêu đãi và cả nể khi được mời rượu.

Tất nhiên, Trung Quốc nuôi trồng được rất nhiều nông sản hơn chỉ là gạo, lúa mì hay ngô. Họ là quốc gia nuôi và tiêu thụ thịt lợn lớn nhất hành tinh.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 9.

Sản lượng lợn và thịt lợn (nghìn tấn) ở Trung Quốc

Trên bàn ăn của người Trung Quốc, số lượng món ăn và giá cả của chúng rẻ hơn rất nhiều so với những nền kinh tế phát triển khác trên thế giới. Một bàn ăn 8 người với 20 món ăn tại tỉnh Sơn Đông chỉ có giá khoảng 50 USD trong khi chúng sẽ có giá tối thiểu 300 USD tại California hay Nhật Bản.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 3) - Ảnh 10.

Với dân số chiếm gần 1/5 toàn cầu, Trung Quốc đang đau đầu nuôi sống người dân khi chỉ có chưa đến 1/10 diện tích đất nông nghiệp toàn thế giới, đó là chưa kể tốc độ đô thị hóa nhanh đang làm giảm diện tích đất trồng.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tá»· dân của mình nhÆ° thế nào? (Phần 4)

Trung Quốc là quốc gia tiêu thụ thực phẩm vô cùng kinh khủng. Nếu bạn nhìn vào những du khách Trung Quốc đến các nước khác ăn uống, bạn sẽ hiểu tại sao hơn 1,4 tỷ dân tại đây lại tiêu thụ nhiều lương thực đến thế.

Trong các phần trước, chúng ta đã dạo quanh vài địa điểm nông nghiệp của Trung Quốc và thấy được tiềm lực của họ. Phần này, chúng ta sẽ cùng phân tích những số liệu và các sự thật thú vị về việc Trung Quốc nuôi hơn 1,4 tỷ dân của họ thế nào.

Ngành nông nghiệp của Trung Quốc nhìn chung khá manh mun. Hơn 90% số nông trại của nước này có diện tích dưới 1 hecta (ha) và diện tích bình quân các nông trại tại đây thuộc hàng nhỏ nhất thế giới.

Trớ trêu thay, Trung Quốc lại đang tận dụng sự manh mún này để đi theo con đường mà các nước Phương Tây đang cố gắng đạt tới trong 150 năm qua, đó là thu nhỏ nông trại, tập trung vào công nghệ và chất lượng.

Thùng cơm của thế giới

Với dân số chiếm gần 1/5 toàn cầu, Trung Quốc đang đau đầu nuôi sống người dân khi chỉ có chưa đến 1/10 diện tích đất nông nghiệp toàn thế giới, đó là chưa kể tốc độ đô thị hóa nhanh đang làm giảm diện tích đất trồng.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 4.

Lượng protein bình quân đầu người/ngày của người dân các nước

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 5.

19,4% đất nông nghiệp nhiễm độc

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 6.

Lượng nông trại nhỏ hơn 1ha của Trung Quốc cao hơn rất nhiều nước phát triển khác

Cách đây 30 năm, khoảng ¼ dân số Trung Quốc sinh sống ở thành thị thì nay con số đó đã đạt gần 60%. Sự giàu có, cuộc sống công nghệ cao và chú trọng chất lượng dinh dưỡng đã làm thay đổi khẩu vị của người dân cũng như gây khó khăn cho chính phủ để nuôi sống 1,4 tỷ dân.

Ngày nay, người Trung Quốc tiêu thụ lượng thịt nhiều gấp 3 lần so với năm 1990, tiêu thụ sữa và các sản phẩm liên quan nhiều gấp 4 lần so với năm 1995. Lượng tiêu thụ thực phẩm chế biến tại Trung Quốc cũng tăng 2/3 trong khoảng 2008-2016.

Doanh số bán thịt bò tại nước này cũng đã tăng 19.000% trong 10 năm qua. Nhập khẩu các mặt hàng như đậu nành dành cho chăn nuôi cũng tăng mạnh đến mức chính phủ Trung Quốc đã lặng lẽ loại bỏ mặt hàng này khỏi danh sách ưu tiên tự cung tự cấp vào năm 2014.

Việc thiếu đất nông nghiệp cũng như ảnh hưởng văn hóa Phương Tây đã khiến nhiều công ty Trung Quốc được chính phủ tạo điều kiện mua lại các nông trại hay doanh nghiệp thực phẩm nước ngoài. Dẫu vậy, chính quyền Bắc Kinh vẫn muốn duy trì an ninh lương thực và tự cung tự cấp, điều này đòi hỏi các công ty trong nước phải tìm cách đáp ứng được nhu cầu ăn uống đang thay đổi của người dân bằng những nguồn lực hạn hẹp trong nước.

Trong số 135,2 triệu ha đất nông nghiệp, khoảng 15 triệu ha đất đã bị đô thị hóa, ô nhiễm hoặc để dành cho trồng rừng cùng các mục đích khác.

Bất chấp những cố gắng, Trung Quốc chẳng thể tích trữ được lượng đất nông nghiệp của họ. Số liệu của Tổ chức nông lương quốc tế (FAO) cho thấy trong khoảng 1997-2008, nước này đã mất 6,2% lượng đất nông nghiệp và chính quyền nhiều địa phương vẫn say mê với thị trường bất động sản, xây dựng đầy lợi nhuận hơn là giữ gìn nông nghiệp.

Chưa dừng lại ở đó, khoảng 19,4% lượng đất nông nghiệp Trung Quốc đã nhiễm độc nặng, chẳng thể canh tác được nữa.

Lượng đất canh tác hiện nay của Trung Quốc chắc chắn không đủ để nuôi 1,4 tỷ dân. Thậm chí lượng thực phẩm từ nước ngoài cũng chẳng đủ bởi các quốc gia khác còn phải lo cho dân của họ.

Tại những khu vực Châu Á khác, rồi Châu phi hay Nam Mỹ, khoảng 2 tỷ người sẽ tăng thêm trong vài chục năm tới và họ cũng cần đảm bảo an ninh lương thực cho mình. Theo FAO, nhân loại cần gia tăng sản lượng lương thực 70% so với năm 2009 nếu không muốn đói ăn.

Hệ quả là nếu Trung Quốc không thể tự cung được lương thực cho người dân nước mình trong vòng 50 năm tới thì họ phải đảm bảo thế giới sẽ có đủ thực phẩm cho 9 tỷ người, bằng không 1 cuộc khủng hoảng an ninh lương thực sẽ diễn ra trên toàn cầu.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 9.

Những khu vực Trung Quốc đầu tư vào lương thực (xám), đất đai (xanh) và cả 2 (xọc)

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 10.

Lượng thịt bò Trung Quốc nhập khẩu (nghìn tấn)

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 11.

Lượng phân bón tiêu thụ (kg/ha)

Thay đổi canh tác

Một trong những giải pháp mà Trung Quốc hướng tới là công nghệ. Chính phủ nước này đã tiêu tốn hàng tỷ USD cho kỹ thuật tưới tiêu, nhân giống, tự động hóa hay số liệu để nâng cao năng suất nông nghiệp.

Dẫu vậy, chính quyền Bắc Kinh vẫn phải dự trữ lương thực để đề phòng các biến cố. Họ giới hạn mức gí sàn cho ngũ cốc cũng như tích trữ chúng trong các kho chiến lược. Năm 2016, Trung Quốc ước tính tích trữ được 600 triệu tấn ngũ cốc, chỉ đủ cho nhu cầu trong hơn 1 năm.

Về phía người nông dân, họ cũng phải tăng cường sử dụng phân bón hay các hóa chất khác để tăng năng suất trước nhu cầu ngày càng cao trong nước. Trớ trêu thay, chính điều này lại khiến người tiêu dùng chú trọng đến chất lượng nhiều hơn.

Ngoài đất canh tác và chất lượng nông sản, Trung Quốc còn phải đau đầu giải quyết nhân lực ngành nông nghiệp. Mặc dù đã tăng cường đầu tư công nghệ nhưng phần lớn trong số 260 triệu hộ nông dân của Trung Quốc vẫn dùng sức người truyền thống để canh tác.

Người Trung Quốc đang nuôi gần 1,4 tỷ dân của mình như thế nào? (Phần 4) - Ảnh 12.

Tỷ lệ đất nông nghiệp bình quân lao động ngành

Tại Mỹ, diện tích đất nông nghiệp bình quân mỗi lao động trong ngành vào khoảng 73 ha/người thì tại Trung Quốc, con số này chưa đạt 0,5 ha/người. Các nghiên cứu cho thấy ngay cả với tỷ lệ 13 ha/người, Trung Quốc đã cần gần 10 triệu hộ nông dân canh tác chứ chưa nói đến diện tích thấp hơn.

Có lẽ trong tương lai, Trung Quốc sẽ phải tiếp tục vật lộn với rủi ro đói ăn khi ngay cả công nghệ cũng chưa giúp gì nhiều được cho nước này trong ngắn hạn. Trong khi đó, thế giới cũng sẽ phải chia sẻ gánh nặng này với Trung Quốc khi rất nhiều nước có nông sản xuất khẩu chủ lực sang nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới.

AB - Theo Nhịp Sống Kinh Tế

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness