TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 60
  • Hôm nay: 1060
  • Tháng: 7799
  • Tổng truy cập: 5141118
Chi tiết bài viết

Tướng Lương Xuân Việt và phu nhân

Tướng Lương Xuân Việt và phu nhân, bà Kimberly S. Luong đã nhận huận chương công hiến cho quân đoàn 8 tại Hàn Quốc. Trước khi tới Nhật đảm nhận chức vụ tổng chỉ huy, quân đội Mỹ quyết định tặng thưởng cho vợ chồng ông Lương. Ông Lương đã tới Hàn Quốc trong thời điểm nóng nhất khi Hàn Cộng liên tục bắn tên lửa đạn đạo. Tuy nhiên từ khi ông Lương tới Hàn Quốc, Triều tiên đã tỏ ra "ngoan" hơn rất nhiều so với lúc trước. Bất ngờ hơn là Bắc Hàn xuống thang và giải trừ vũ khí nguyên tử. Đây là một thành công lớn có phần đóng góp không nhỏ của tướng Lương Xuân Việt.

Image result for Tướng Lương Xuân Việt và phu nhân, bà Kimberly S. Luong đã nhận huận chương công hiến cho quân đoàn 8 tại Hàn Quốc...

Ông Lương sang Nhật đảm nhận chức vụ tổng chỉ huy quân đội Mỹ tại Xung Thằng Huyện (Okinawa) và Bản Châu (Honshu). Đây được coi là điểm nóng mới nổi lên khi chiến tranh thương mại giữa Trung Mỹ ngày một căng thẳng. Xung Thằng Huyện (Okinawa) được coi là tiền tuyến, căn cứ quân sự chiến lược quan trọng nhất của quân đội Mỹ tại Biển Hoa Đông mặt trận Mỹ Nhật - Trung Cộng.

Lịch sử Xung Thằng Huyện (Okinawa) 

Okinawa vốn không thuộc Nhật Bản mà là một phần của một nhà nước độc lập, đó là Vương quốc Lưu Cầu dù rằng người Okinawa và người Nhật khá gần gũi về mặt chủng tộc. Vương quốc này có quan hệ với Trung Quốc mật thiết hơn là với Nhật Bản.

Năm 1609, daimyo của phiên Satsuma (nay là tỉnh Kagoshima) ở phía Nam đảo Kyushu đã tấn công Okinawa, buộc vương quốc Lưu Cầu phải cống nạp cho Satsuma giống như vẫn cống nạp cho Trung Quốc. Quan hệ giữa Okinawa và Nhật Bản bắt đầu một cách chính thức như thế. Tuy nhiên, vương quốc Lưu Cầu vẫn giữ được chủ quyền của mình với sự hậu thuẫn của Trung Quốc.

Năm 1872, Nhật Bản biến vương quốc Lưu Cầu thành một thuộc địa của mình và gọi là phiên Okinawa bắt chấp sự phản đối của Trung Quốc.

Năm 1874, lấy cớ thổ dân Đài Loan sát hại ngư dân của phiên Okinawa, Nhật Bản xuất binh đánh Đài Loan. Thất bại trong cuộc chiến tranh với Nhật Bản đã buộc Trung Quốc phải thừa nhận Okinawa là một phần của Nhật Bản đồng thời chịu để Đài Loan thành thuộc địa của Nhật. Năm 1879, Okinawa trở thành một tỉnh của Nhật Bản. Vương quốc Lưu Cầu hoàn toàn diệt vong.


Sau Chiến tranh thế giới II, Okinawa được đặt dưới sự kiểm soát về hành chính của Mỹ. Người Nhật đến Okinawa vào thời gian này cần phải được chính phủ Mỹ cấp visa. Mỹ đã biến Okinawa thành căn cứ quân sự khổng lồ của mình ở Đông Á. Cho đến nay, tới 75% quân số Mỹ ở Nhật Bản đóng tại Okinawa.

Ngày 15 tháng 5 năm 1972, Okinawa trở về với Nhật Bản.

Tại Biển Hoa Đông có những vụ tranh chấp giữa Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Nhật Bản và Hàn Quốc về phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của mỗi quốc gia.

Tranh chấp giữa Trung Quốc với Nhật Bản liên qua tới nguồn khí thiên nhiên. Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa gần đây đã phát hiện ra rằng tại đây tồn tại một mỏ khí thiên nhiên lớn dưới đáy biển Đông Hải, một phần của mỏ nằm trong phạm vi vùng đặc quyền kinh tế của Trung Quốc trong khi phần còn lại nằm trong vùng đặc quyền kinh tế đang tranh chấp giữa Nhật Bản và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của mình do nó là phần mở rộng tự nhiên của thềm lục địa thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, trong khi Nhật Bản tuyên bố vùng biển đang tranh chấp như là vùng đặc quyền kinh tế của mình do nó nằm trong phạm vi 200 hải lý (370 km) từ bờ biển Nhật Bản.

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã cho lắp đặt thiết bị tại mỏ khí đốt Xuân Hiểu, nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của mình và chỉ cách ranh giới của vùng đặc quyền kinh tế đang bị Nhật Bản tranh chấp trên 4 km, để khai thác khí thiên nhiên. Nhật Bản cho rằng mặc dù các thiết bị của mỏ hơi đốt Xuân Hiểu nằm ở mé Trung Quốc của đường trung tuyến mà chính quyền Tokyo coi như là ranh giới biển của hai phía, nhưng chúng có thể khoan vào các mỏ kéo dài tới vùng tranh chấp. Vì thế Nhật Bản đòi hỏi phải được ăn chia trong nguồn khí thiên nhiên này.

Tranh chấp giữa Trung Quốc và Hàn Quốc liên quan tới đá ngầm Socotra (32°07′22,63″B 125°10′56,81″Đ), một rạn đá ngầm mà trên đó Hàn Quốc đã cho xây dựng một trạm nghiên cứu khoa học. Trong khi không một quốc gia nào tuyên bố đá ngầm này là lãnh thổ của mình thì Trung Quốc lại cho rằng các hoạt động của Hàn Quốc tại đây là vi phạm quyền chủ quyền của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.

Không quân Mỹ đang đồn trú Nhật với số lượng rất đông đảo và bao gồm cả các máy bay hiện đại nhất như F-35 của Mỹ cũng đã có mặt tại đây. Nằm ở phía tây nam Hirosima, căn cứ Quân đội Mỹ ở tỉnh Iwakuni lại bao gồm rất nhiều các chiến đấu cơ F-15.

Giữa năm 2017, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã tuyên bố về kế hoạch thành lập quân đội quốc gia bao gồm nhiều thành phần. Sau khi Phát xít thua trận trong chiến tranh thế giới thứ 2, Nhật Bản đầu hàng quân Đồng minh. Kể từ đó, hiến pháp Nhật Bản đã ngăn cấm việc sử dụng lực lượng quân sự để tiến hành chiến tranh với bất kỳ quốc gia nào khác.

Sau đó một thời gian dài dưới sự chiếm đóng của Mỹ (1945-1952), Nhật Bản giành lại độc lập, tuy nhiên theo Điều 9 của Hiến pháp Nhật Bản, Nhật Bản bị cấm xây dựng quân đội thường trực hoặc tiến hành chiến tranh với bất cứ mục đích gì.

Trong điều 9 Hiến pháp của Nhật Bản có quy định rõ ràng rằng, “Nhân dân Nhật Bản thành thật mong muốn một nền hoà bình quốc tế dựa trên chính nghĩa và trật tự, cam kết vĩnh viễn không phát động chiến tranh, vì vậy Nhật Bản không bao giờ xây dựng phát triển Lực lượng Lục quân, Hải quân và Không quân cũng như các thiết bị chiến tranh khác”.

Tuy nhiên trong những năm gần đây Nhật đang tiến hành tái xây dựng lại lực lượng quân đội dựa trên lực lượng phòng vệ.

Quyết định của ông Shinzo Abe do yêu cầu thực tiễn tình hình khu vực này, ông hy vọng sự xuất hiện của các lực lượng Nhật Bản có thể duy trì sự ổn định trên Biển Đông và khu vực Đông Bắc Á.

Nhật Bản sẽ hỗ trợ tăng cường cho Mỹ và thậm chí họ còn đã thông báo rằng, đã sẵn sàng để giúp đỡ bằng cách tăng cường thêm lực lượng trong trường hợp xảy ra xung đột Mỹ - Trung Cộng.

Hiện nay Nhật Bản đang có khoảng 350 hệ thống tên lửa phòng không, 288 máy bay tiêm kích, 287 máy bay ném bom và 119 trực thăng tấn công.

Nguồn: Tổng Hợp

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness