TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 62
  • Hôm nay: 504
  • Tháng: 7243
  • Tổng truy cập: 5140562
Chi tiết bài viết

Vụ đất quân sự về tay Hàn Quốc: Thanh tra dự án “ma”

Sau khi Phó Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Văn Đua giao hơn 320.000m2 đất cho đại tá Huỳnh Văn Tài, đại tá ôm đất cả chục năm thì công ty bị giải thể. Lập tức, Phó Chủ tịch Nguyễn Hữu Tín (đã bị bắt) ký giao lại thiếu tướng Trần Ngọc Thổ. Hiện dự án này vừa bị Bộ trưởng Bộ TNMT ký quyết định thanh tra!

Thanh tra dự án “ma”

Ngày 10/12, Bộ trưởng Bộ TNMT Trần Hồng Hà đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành pháp luật về đất đai đối với Dự án Khu dân cư tại phường Long Thạnh Mỹ, quận 9 do chủ đầu tư là Công ty TNHH MTV 7/5 (đại tá Huỳnh Văn Tài) và Công ty TNHH A Sung (thiếu tướng Trần Ngọc Thổ) thực hiện. Thời hạn thanh tra là 30 ngày làm việc, kể từ ngày công bố quyết định thanh tra.

Đoàn thanh tra do ông Nguyễn Văn Yên – Phó Chánh Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường làm Trưởng đoàn. Công ty của đại tá Tài, thiếu tướng Thổ, các đơn vị liên quan và UBND TPHCM chịu trách nhiệm thi hành quyết định.

Dự án hoang phế

Như Làng Mới đã thông tin, ngày 30.6.2004, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Đua đã ký Quyết định 3243 “tạm giao đất” cho Công ty 7/5 do đại tá Huỳnh Văn Tài làm giám đốc để thực hiện dự án khu dân cư tại phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9. Quyết định giao đất ban hành ngay trước khi Luật đất đai có hiệu lực đúng 1 ngày, với rất nhiều sai phạm so với luật mới lẫn cũ. Điều quan trọng nữa là Công ty 7/5 là ở Lâm Đồng, không một chút liên quan nào đến TPHCM.

Từ quyết định “tạm giao” thiếu cơ sở pháp lý này, UBND Quận 9 đã phê duyệt phương án, áp giá bồi thường, hỗ trợ… cho người dân với mức giá chỉ hơn 100.000 đồng/m2.

Nhận dự án xong, đại tá Huỳnh Văn Tài cho quây hàng rào rồi cắm tấm biển “Khu vực quân sự – Cấm vào”.

Cắm biển xong, đại tá Tài không làm gì, chờ công ty 7/5 giải thể thì bán luôn cho thiếu tướng Trần Ngọc Thổ. Để hợp thức hóa dự án, ngày 25.6.2015, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Hữu Tín (hiện đã bị bắt) ký Quyết định 3066 về “Chấm dứt tạm giao 324.000m2 đất cho Công ty 7/5” (giải thể năm 2014); “Giao 321.301m2 đất cho Công ty TNHH A Sung thực hiện dự án khu dân cư”. Như vậy, quyết định chính thức giảm gần 3.000m2 đất so với đất giao trước đó.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, các dự án giao cho đại tá Tài, sau đó là thiếu tướng Thổ, đều chỉ là hình thức vì thực tế suốt 14 năm nay, dự án này vẫn bỏ hoang. Chỉ khác là, quyền sở hữu đã về tay người Hàn Quốc.

Trên khu vực rộng mênh mông, chỉ có cỏ mọc và duy nhất một chiếc xe cuốc phế liệu nằm phơi nắng phơi mưa suốt mười mấy năm. Cũng ngần ấy năm, dự án khổng lồ chỉ là… dự án ma.

Giao đất cho… Lee Huyng Jin 

Theo thiếu tướng Trần Ngọc Thổ, 32,4ha đất này có nguồn gốc là đất quốc phòng. Công ty A Sung không phải là doanh nghiệp nhà nước để có được mảnh đất mà nhà nước từng “tạm giao” cho doanh nghiệp quân đội. Và sau đó, đất từ doanh nghiệp quân đội “uyển chuyển” sang cho người Hàn Quốc. Theo đó, một người tên là Lee Huyng Jin bất ngờ xuất hiện trong công ty A Sung và làm chủ công ty này.

Về nguồn gốc đất, ngày 31.7.2008, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Trung Tín ký văn bản 4843/UBND nội dung: “Ngày 18.12.2003, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 1359/QĐ-TTg về việc thu hồi 823.554m2 đất quốc phòng do Quân khu 7 quản lý tại Phường Long Thạnh Mỹ, Quận 9 giao cho UBND TP.HCM quản lý, sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế xã hội… Ngày 30.6.2004, UBND TP.HCM có quyết định tạm giao đất cho Công ty 7/5 để chuẩn bị đầu tư xây dựng khu dân cư trên phần đất có diện tích 324.000m2/823.554m2.”

Phối cảnh dự án

Điều khó hiểu ở đây, là tại sao UBND TP.HCM được giao đất quốc phòng để phát triển kinh tế xã hội, nhưng khi đã chuyển sang đất “dân sự” thì lại “giao ngược” cho doanh nghiệp quân đội ở tận Lâm Đồng. Để rồi sau đó lại giao tiếp từ quân đội cho tư nhân không qua đấu giá? Và kỳ lạ hơn, ngay sau đó, đất lại rơi vào tay người Hàn Quốc.

Trước câu hỏi tại sao từ đất của doanh nghiệp quân đội lại về tay người nước ngoài, tướng Trần Ngọc Thổ cho biết: Khi Công ty 7/5 rao bán dự án, ông đã cùng một người bạn Hàn Quốc hợp tác lập doanh nghiệp để mua. Tuy nhiên, người bạn kia đã không công khai việc dùng tiền của Công ty CP Tae Kwang Vina để góp vốn. Công ty CP Tae Kwang Vina sau đó đã yêu cầu ông giao quyền điều hành Công ty TNHH A Sung. Thế là tướng Thổ mất dự án.

Trong tài liệu, bản đồ của quân đội và các cơ quan liên quan chúng tôi thu thập được, có xuất hiện ghi chú “khu gia đình cán bộ”. Thế nhưng, có hay không việc cán bộ xà xẻo, tham nhũng đất, công luận và người dân đang mong chờ Thanh tra Bộ Quốc phòng, Thành ủy TP.HCM vào cuộc làm rõ, để quyền và lợi ích của các hộ dân sinh sống, sản xuất, canh tác trên đất từ những năm 1979 tới trước 2003 được bảo vệ theo luật định.

Có một điều rất đáng quan tâm, là khi lập công ty để lấy đất, công ty A Sung của tướng Thổ chỉ có vốn… một tỷ đồng, lĩnh vực giáo dục. Chỉ sau 37 ngày, vốn tăng lên… 250 tỷ.

Phá nhà dân bất chấp pháp luật?

Liên quan đến dự án này, nhiều người dân sống lâu đời ở đây dù không liên quan cũng bị lấy đất. Rất nhiều người không chịu nổi sức ép “cưỡng chế” của quận 9 đã phải bỏ đất mà đi – trừ trường hợp cụ Nguyễn Văn Cường. Cụ Cường đã bị phá nhà 3 lần trái phép và đến lần thứ 3, quận phải ngưng nửa chừng vì Tòa án nhân dân cấp cao can thiệp.

Theo hồ sơ, năm 1988, trung úy công an Vũ Văn Cường ra khỏi ngành để làm ăn kinh tế. Ông mở một xưởng mộc ở TPHCM, làm ăn uy tín nên càng lúc càng mở rộng, quy tụ hơn 100 thợ mộc lành nghề, đồ mộc bán khắp nơi.

Năm 2000, ông mua 3.000m2 đất gần trường bắn Long Thạnh Mỹ, quận 9 để mở thêm xưởng.

Năm 2002, ông Cường được Sở KHĐT cấp phép hoạt động tại đây. Cuối năm 2003, trường bắn rộng hơn 300.000m2 chuyển thành đất dân sự. Năm 2004, Nguyễn Văn Đua – Phó Chủ tịch UBND TPHCM ký giao đất này cho đại tá Bảy Tài – Công ty 7/5 (Lâm Đồng) để ông Tài “xí đất”. Để cho “vuông đất”, công ty này đo chồng lên xưởng mộc của ông Cường và nhiều người dân khác.

Ông Bảy Tài ôm đất đến năm 2014 thì Công ty 7/5 bị Bộ Quốc phòng giải thể. Ngay lập tức, ông Nguyễn Hữu Tín – Phó Chủ tịch UBND thành phố ký giao đất cho thiếu tướng Trần Ngọc Thổ (công ty A Sung). Và khi đất rơi vào tay A Sung thì người Hàn Quốc xuất hiện, tướng Trần Ngọc Thổ lui ra và ông Hàn Quốc tiếp quản đất.

Quá bức xúc vì UBND quận 9 đứng về phía A Sung, ông Cường kiện ra tòa và thắng kiện.

Thế nhưng sau khi thua kiện, ngày 13/11, quận 9 tung khoảng 100 cán bộ tới nhà ông Cường đập phá tưng bừng. Bị chất vấn, đoàn cán bộ trưng ra lệnh cưỡng chế đập nhà một người tên là Nguyễn Thị Lịch (!!!).

Khi họ đang hăng hái đập phá quyết liệt thì ngay trong sáng 13/11 Viện trưởng KSND Cấp cao ký văn bản xác định… đập lộn nhà. Và vài ngày sau, đến lượt Tòa án nhân dân Cấp cao ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, bảo vệ được nhà ông Cường. Theo ông Cường, thiệt hại nhà xưởng, tài sản của ông khoảng 3 tỷ đồng. Hiện ông đã làm đơn tố cáo hành vi cố ý làm trái và hủy hoại tài sản.

Quy trình biến đất quân sự sang dân sự, rồi dân sự giao cho doanh nghiệp quân đội, rồi chuyển sang tư nhân, sau cùng rơi vào tay người Hàn Quốc; Diện tích gần 3.000m2 đất biến mất sau 2 lần giao đất đã đi đâu, vì sao quyết đập nhà dân để giao người nước ngoài

Hữu Danh - Theo Làng Mới

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness