TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 82
  • Hôm nay: 932
  • Tháng: 7671
  • Tổng truy cập: 5140990
Chi tiết bài viết

Ý kiến về các khó khăn của VN do cùng mô hình với TQ

Việt Nam theo mô hình Trung Quốc nhưng không thảo luận về khó khăn Bắc Kinh đang phải đối phó.

Năm mới, nhiều hy vọng mới?

Năm mới, nhiều hy vọng mới?

Hơn thế, mô hình Trung Quốc đang thay đổi nhanh trong bối cảnh thế giới hiện nay có thể sẽ cung cấp tầm nhìn cho các chiến lược phát triển Việt Nam.

Hai nước Việt Nam và Trung Quốc có hệ thống chính trị tương đồng với chế độ nhà nước toàn trị dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản.

Việt Nam tiến hành Đổi mới từ 1986, sau chính sách Cải cách Mở cửa của Trung Quốc khoảng 10 năm và 'âm thầm' áp dụng mô hình Trung Quốc nhưng không công khai thảo luận.

Điều này có thể ảnh hưởng đến chất lượng chính sách, thậm chí dẫn đến sai lầm trong hoạch định và thực thi chính sách. Nay đã đến lúc thảo luận, rút kinh nghiệm để cải cách thể chế.

Hơn thế, mô hình Trung Quốc đang thay đổi nhanh trong bối cảnh thế giới hiện nay có thể sẽ cung cấp tầm nhìn cho các chiến lược phát triển Việt Nam.

Ngày 02/3/2019 các chuyên gia hàng đầu Việt Nam được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc mời đến để góp ý vào Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm tới (2021 - 2030) và xa hơn. Đây là văn kiện quan trọng chuẩn bị cho Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII.

Ông đang tạo nên sự khác biệt, ít nhất là về hình thức, so với các đời thủ tướng tiền nhiệm khi thành lập Tổ tư vấn kinh tế cho Thủ tướng. Những cuộc tham vấn mang tính kỹ trị được diễn ra thường kỳ đang tạo ra không khí 'tư vấn' cởi mở. Liệu đây có là cơ hội cho các chuyên gia đóng góp ý kiến, nhất là khi Chính phủ thể hiện cải cách thể chế là dư địa lớn cho tăng trưởng.

Trong suốt hơn 30 năm đổi mới Việt Nam đã có nhiều bài học, thành công cũng như thất bại, về xây dựng và thực hiện các chiến lược, chính sách, trong đó có nguyên nhân thiếu vắng các phân tích khoa học về yếu tố Trung Quốc.

Mầm mống bất ổn

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc thường nhấn mạnh đến chính phủ kiến tạo và cải thiện môi trường kinh doanh, đầu tư.

Năm 2016, Báo cáo "Việt Nam 2035: Hướng tới Thịnh vượng, Sáng tạo, Công bằng và Dân chủ" do nhóm chuyên gia của Việt Nam và Ngân hàng Thế giới (WB) soạn thảo công phu là nguồn tài liệu tham khảo cần thiết.

Việc tránh sai lầm từ người đi trước có thể trở thành bài học kinh nghiệm, nhưng những cơ hội luôn thách đố về điều kiện cụ thể và thời gian cũng có thể bỏ lỡPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Thế nhưng nếu Báo cáo trên được bổ sung điểm yếu đã nêu, thì tầm nhìn 2035 sẽ mang ý nghĩa thực tế hơn.

Chính sách tăng trưởng nóng vội dựa vào các tập đoàn kinh tế nhà nước - những quả đấm thép' trong thập kỷ trước được đánh giá là sai lầm.

Và Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011- 2020 được xây dựng trong thời kỳ này khó có thể chỉ nói về thành công khi đã không thể dự đoán được giai đoạn 'bất ổn kinh tế vĩ mô' - thực chất là khủng hoảng, ngay sau khi hoạch định.

Hơn thế, mầm mống 'bất ổn' đã có từ những năm trước đó.

Việc tránh sai lầm từ người đi trước có thể trở thành bài học kinh nghiệm, nhưng những cơ hội luôn thách đố về điều kiện cụ thể và thời gian cũng có thể bỏ lỡ.

Thất bại chính sách gần đây nhất, vào tháng 5 năm 2018, là việc Quốc hội khoá 14 tại kỳ họp thứ 5 đã hoãn thông qua Dự án Luật Đơn vị hành chính kinh tế đặc biệt. Dự luật này được cho là 'tham khảo' mô hình các đặc khu đã thành công của Trung Quốc, nhưng đã không còn phù hợp với Việt Nam trong điều kiện hiện nay.

Trung Quốc

Trung Quốc được cho là phát triển không đồng đều ở một số lĩnh vực, trong khi cải cách kinh tế, công nghệ và công nghiệp có bước nhảy, thì các địa hạt về cải cách xã hội, chính trị vẫn còn theo sau.

Một mô hình, hai thời kỳ

Mô hình Trung Quốc từng khiến thế giới ngạc nhiên. Bỏ qua hoàn cảnh lịch sử ra đời, quá trình vận hành mô hình này có thể chia thành hai thời kỳ chính.

Thời kỳ thứ nhất kéo dài khoảng 30 năm, từ cuối những năm 1970 đến khủng hoảng kinh tế thế giới 2008-2009. Được coi là giai đoạn thành công khi tỷ lệ tăng tổng sản lượng quốc nội (GDP) trung bình năm luôn đạt trên 10% đã tạo nên nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sau Mỹ.

Chính sách Cải cách Mở cửa đề xướng bởi Đặng Tiểu Bình với phương châm chiến lược 'Giấu mình, chờ thời' ('Thao quang dưỡng hối') trong bối cảnh toàn cầu hoá đã tạo ra động lực cho tăng trưởng kinh tế 'thần kỳ'. Năm 2010 nền kinh tế nước này vươn lên vượt Nhật Bản, đứng thứ hai thế giới, GDP năm 2017 đạt 13,2 nghìn tỷ USD.

Trung Quốc đã 'lợi dụng lòng tham' của chủ nghĩa tư bản để thúc đẩy tăng trưởng. Các tập đoàn tư bản lớn 'ồ ạt' đầu tư vào Trung Quốc. Nhiều đời tổng thống Mỹ từ Jimmy Carter đến Barack Obama khuyến khích tăng cường đầu tư và thương mại với Trung Quốc khi cho rằng tăng trưởng kinh tế sẽ cải thiện vấn đề nhân quyền và dân chủ.

Cùng lúc Trung Quốc 'kiên trì' thể hiện quan điểm hy sinh dân chủ để tăng trưởng.

Thời kỳ thứ hai kéo dài từ 2008 đến nay. Đặc trưng nổi bật của thời kỳ này là quá trình từ 'bất ổn vĩ mô' đến giảm tốc. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu được cho là bắt đầu từ 2008-2009. Lượng cầu trên thế giới suy giảm nhanh đã tác động đến nền kinh tế Trung Quốc vốn phụ thuộc vào xuất khẩu.

Mặc dù được cảnh báo trước về 'sự không ổn định, chưa cân bằng, thiếu nhất quán và không bền vững', nhưng, thay vì đối phó với khủng hoảng, Trung Quốc đã điều chỉnh chính sách để tiếp tục duy trì tăng trưởng nhanh của thời kỳ trước, như 'bơm tiền', tăng đầu tư công,… khiến cho nền kinh tế trở nên trầm trọng.

Việt Nam - Trung Quốc

Việt Nam được cho là có nhiều tham khảo từ mô hình thể chế và phát triển của Trung Quốc

Nợ công ty, nợ chính phủ và nợ hộ gia đình của nước này đã tăng lên khoảng 23 nghìn tỷ USD, tức là hơn 250% GDP. 'Núi nợ' là mối nguy lớn nhất cộng hưởng với sáng kiến 'Một vành đai, Một con đường' đang 'lặng lẽ chết' đẩy nền kinh tế Trung Quốc thêm trầm trọng.

Thay đổi thể chế chính trị lớn nhất chính là việc tập trung quyền lực vào cá nhân Tổng bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Tập Cận Bình, khi ông trở thành 'hạt nhân' lãnh đạo với tư tưởng cá nhân được ghi vào điều lệ đảng và hiến pháp, nhiệm kỳ chủ tịch nước bị bãi bỏ…

Tỷ lệ tăng GDP năm 2018 chỉ còn 6,5%, thấp nhất trong 30 năm.

Mới đây, tại phiên Khai mạc Quốc hội Trung Quốc thường niên sáng 05/3/2019 Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận:

"Để tiếp tục phát triển trong năm nay, chúng ta sẽ phải đối diện với một môi trường khó khăn hơn, phức tạp hơn, cũng như những rủi ro, thách thức... đang tăng thêm về cả số lượng lẫn quy mô."

'Thảo luận, tránh ràng buộc'

Trung Quốc đang vật lộn với nền kinh tế giảm tốc và cuộc chiến thương mại với Mỹ vẫn căng thẳng khi những vấn đề như môi trường đầu tư bất bình đẳng, ép buộc các tập đoàn nước ngoài chuyển giao công nghệ, đánh cắp sở hữu trí tuệ… được đặt trên bàn đàm giữa hai bên vẫn đang tiếp diễn.

Các yêu cầu về thay đổi cấu trúc nền kinh tế được đặt ra.

Các kịch bản được dự đoán, kể cả việc thay đổi thể chế chính trị Trung Quốc.

Mô hình Trung Quốc đã và đang là chỗ dựa cho Việt Nam, tuy nhiên những thay đổi chủ yếu nêu trên khiến cho các nhà hoạch định chính sách không thể bỏ qua.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay chỉ nhấn mạnh về vấn đề 'thoát Trung' là không thực tế, vì mô hình Việt Nam đã vay mượn nhiều từ mô hình Trung QuốcPGS. TS. Phạm Quý Thọ

Hơn thế, cần được công khai thảo luận khoa học đa chiều với tham gia của các nhà nghiên cứu về mô hình này, tránh ràng buộc bởi ý thức hệ.

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp ngày 02/3/2019 nêu trên đã phát biểu rằng ông sẽ tiếp tục muốn nghe các ý kiến 'nói thẳng, nói thật' từ các chuyên gia hàng đầu đất nước.

Trong bối cảnh Việt Nam hiện nay chỉ nhấn mạnh về vấn đề 'thoát Trung' là không thực tế, vì mô hình Việt Nam đã vay mượn nhiều từ mô hình Trung Quốc.

Thế nhưng thảo luận mở về mô hình phát triển Trung Quốc sẽ là giải pháp cần thiết cho cải cách thể chế, và về lâu dài sẽ giúp cho việc tái định hướng và nâng cao chất lượng chính sách cho Việt Nam.

Bài viết thể hiện quan điểm riêng của PGS. TS Phạm Quý Thọ, nguyên Chủ nhiệm Khoa Chính sách công, Học viện Chính sách & Phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Việt Nam

Theo BBC

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness