TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 13
  • Hôm nay: 710
  • Tháng: 5072
  • Tổng truy cập: 5150337
Chi tiết bài viết

Quyết định hành chính và những điều cần biết

Theo Từ điển Luật Học: “Quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực đơn phương của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, những người có chức vụ, các tổ chức và cá nhân nhà nước được Nhà nước trao quyền thực hiện trên cơ sở luật và để thi hành pháp luật, theo trình tự và hình thức do pháp luật quy định hướng tới việc thực hiện nhiệm vụ quản lý hành chính trong lĩnh vực hoặc vấn đề được phân công phụ trách”.

Quyết định hành chính là biện pháp giải quyết công việc của chủ thể quản lý hành chính trước một tình huống đang đặt ra, là sự phản ứng của chủ thể quản lý hành chính Nhà nước trước một tình huống đòi hỏi phải có sự giải quyết của Nhà nước theo thẩm quyền do luật định. Việc ban hành quyết định hành chính là nhiệm vụ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhằm định ra chính sách, quy định, sửa đổi hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định. Như vậy, quyết định hành chính là kết quả của sự thể hiện ý chí quyền lực nhà nước của cơ quan hành chính Nhà nước hoặc của những người có chức vụ, người đại diện cho quyền lực hành chính nhất định.

Đặc điểm của quyết định hành chính

Quyết định hành chính là một dạng quyết định pháp luật nên ngoài những đặc điểm quyết định hành chính còn mang đặc điểm chung của một quyết định pháp luật

Đặc điểm chung

+ Quyết định hành chính mang tính quyền lực Nhà nước

+ Quyết định hành chính mang tính chất pháp lý

Ngoài những đặc điểm chung của quyết định pháp luật, quyết định hành chính còn mang những đặc điểm riêng

+ Quyết định hành chính mang tính dưới luật

+ Quyết định hành chính đa dạng về chủ thể có thẩm quyền ban hành

+ Quyết định hành chính có những mục đích và nội dung hết sức phong phú

+ Ngoài ra, quyết định hành chính có những tên gọi khác nhau theo quy định của pháp luật như nghị quyết, nghị định, quyết định, chỉ thị, thông tư…

Các loại quyết định hành chính

      Để phân loại quyết định hành chính chúng ta phải căn cứ vào tính chất quyết định hành chính để xác định tiêu chí phân loại. Việc phân loại quyết định hành chính nhằm mục đích đi sâu nghiên cứu và đồng thời để tổ chức ban hành thực hiện quyết định có hiệu quả.

+ Dựa theo tính chất pháp lý và nội dung quyết định

   Đây là cách phân loại cơ bản nhất và có tính thực tiễn. Dựa vào tiêu chí này, quyết định hành chính được chia thành các loại sau: Quyết định chủ đạo; quyết định hành chính quy phạm; quyết định hành chính nhà nước cá biệt.

+ Dựa theo thẩm quyển ban hành

Quyết định hành chính phân chia thành Quyết định hành chính của Chính phủ; quyết định hành chính của Thủ tướng chính phủ; Quyết định hành chính của các Bộ và cơ quan ngang bộ; Quyết định hành chính của UBND các cấp; Quyết định hành chính của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND; Quyết định hành chính liên tịch.

+ Dựa theo tính chất của mệnh lệnh trong quyết định

Theo tiêu chí này thì các quyết định hành chính phân chia thành các loại: Quyết định cấm đoán; Quyết định cho phép; Quyết định điều chỉnh sửa đổi.

+  Căn cứ vào cấp hành chính: Quyết định hành chính được chia thành: Quyết định hành chính của cấp hành chính trung ương; Quyết định hành chính của cấp hành chính địa phương.

+ Căn cứ vào lĩnh vực thì quyết định hành chính chia thành: Quyết định hành chính nhà nước về kinh tế; Quyết định hành chính nhà nước về giáo dục; Quyết định hành chính nhà nước về y tế; Quyết định hành chính nhà nước về văn hóa

+ Căn cứ vào thời hạn có hiệu lực thì quyết định hành chính chia thành quyết định có hiệu lực lâu dài; Quyết định có hiệu lực trong thời gian nhất đinh; Quyết định có hiệu lực một lần.

+ Quyết định dựa theo thể thức, hình thức thực hiện: Gồm quyết định hành chính thể hiện dưới dạng văn bản; Quyết định hành chính nhà nước hoặc để giải quyết những việc khẩn cấp, gấp rút; Quyết định hành chính thể hiện dưới dạng ký hiệu, biển báo, tín hiệu.

Phân biệt quyết định hành chính với các loại quyết định khác

+ Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan lập pháp

Đây là hai loại quyết định do các chủ thể thuộc hai hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước khác nhau ban hành để thực hiện quyền lực nhà nước. Việc phân biệt hai loại quyết định này trước tiên là căn cứ vào thủ tục, trình tự ban hành.

+ Phân biệt quyết định hành chính với quyết định của cơ quan tư pháp

Đây là hai loại quyết định do hai hệ thống cơ quan khác nhau ban hành. Những quyết định của cơ quan tư pháp chủ yếu là những quyết định cá biệt dưới hình thức là những bản án hoặc quyết định của Tòa án, quyết định của Viện kiểm sát. Tuy nhiên để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình các cơ quan này còn được quyền ra các quyết định hành chính quy phạm song rất hạn chế về chủ thể. Ngoài các quyết định nêu trên, các cơ quan tư pháp còn ra các quyết định hành chính để giải quyết công việc nội bộ hoặc thực hiện một số quyền quản lý hành chính được pháp luật quy định.

Trình tự, thủ tục xây dựng ban hành hai loại quyết định này cũng khác nhau. Quyết định của cơ quan tư pháp phải tiến hành các thủ tục theo quy định của Luật tố tụng

+ Phân biệt quyết định hành chính với các loại giấy tờ, văn bản và các phương tiện có liên quan khác trong hoạt động hành chính

Điểm khác biệt quan trọng với quyết định hành chính là tất cả các loại giấy tờ nói ở đây đều không có chức năng pháp lý là làm thay đổi cơ chế điều chỉnh pháp luật dù dưới bất cứ hình thức nào.

Khác với các loại hợp đồng, các quyết định hành chính do các chủ thể hoạt động hành chính có thẩm quyền ban hành một cách đơn phương; còn hợp đồng, như tên gọi của nó, là sự thỏa thuận của các bên, mang tính bình đẳng.

------------------------------------------------------------------------------

Mọi thắc mắc cần tư vấn gọi VPLS Minh Trí

Gửi yêu cầu Email: a10mtri@gmail.com, dongtudhl@gmail.com, phucminh80@gmail.com

Liên hệ qua Hotline: 0902818158 - 0903724089 - 0906834543 - 0906812689

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness