Bài thuốc về các loại đậu
Có rất nhiều các loại đậu, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ,... ngoài công dụng được sử dụng chế biến thành các món ăn ra, còn được sử dụng thành một số bài thuốc để chữa bệnh:
Đậu đen: Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hạ nhiệt, giải độc, bổ thận, chữa đầy bụng, tiểu ra máu, đau đầu, đau cổ, nóng sốt, đau lưng... Những người bị yếu thận, suy nhược cơ thể khi bị cảm nặng nên ăn nhiều đậu đen. Nấu cháo đậu đen giúp lợi tiểu, giải nhiệt và thích hợp với mọi lứa tuổi. Cách chế biến: Đậu đen ngâm nước khoảng 2 tiếng, cho thêm một ít gạo vào nấu nhừ thành cháo, ăn nóng hay nguội tùy thích
Đậu xanh: Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hoà ngũ tạng và trị được các bệnh thường gặp trong mùa hè như: mụn trứng cá, ung nhọt. Ngoài được dùng để nấu xôi, làm bánh ngọt, bánh mặn, nấu chè, làm giá ăn và còn được chế biến làm đẹp. Cách làm mặt nạ đậu xanh trị mụn như sau: Lấy 50g bột đậu xanh, 50g bột thanh đại và 5g băng phiến cho vào nước ấm trộn thành hồ. Mỗi tối trước khi đi ngủ, đắp dung dịch này lên mặt để có làn da đẹp, không bị sậm màu hay nổi mụn trứng cá.
Đậu đỏ: Đậu đỏ cũng là một loại ngũ cốc rất có lợi với sức khỏe của con người. Những món ăn có thể được chế biến từ đậu đỏ là: cơm đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ... Nhiều nghiên cứu cho thấy, loại hạt này có công dụng như một vị thuốc an toàn, giúp giải nhiệt, tiêu độc công hiệu. Chè đậu đỏ nước cốt dừa cũng là một món giải khát ngon, mát và bổ dưỡng trong những ngày hè nắng, nóng.
Đậu ván trắng: có vị ngọt, tính mát, tác động vào các kinh tỳ, vị. Tác dụng của đậu ván trắng là làm thuốc bổ tỳ, vị, chữa các bệnh cảm nắng, khát nước, tiêu chảy, kiết lỵ ra máu, tiểu tiện đỏ, các chứng đau bụng, nôn ọe, và giải được độc rượu.
Một số bài thuốc dễ làm từ đậu:
- Chữa chứng trúng gió, đau đầu, đau lưng: Đậu đen 800g, độc hoạt 20g. Ngâm đậu đen vào 5 bát rượu, sau đó sắc nhỏ lửa, lọc bỏ bã lấy 80ml.. Uống ấm, chia 2 lần trong ngày.
- Dùng trị say nắng, nôn mửa: Đậu ván trắng 16g, hoắc hương 8g, sắc với 800ml nước, lọc bỏ bã lấy 100ml. Chia đều làm 3 lần uống trong ngày.
- Dùng trị chứng chân sưng to và căng nhức, đi lại khó khăn: Đậu đỏ 24g, cá chép 1 con khoảng 400-400g, hầm nhừ trong nước. Dùng cả nước lẫn cái, mỗi ngày 1 lần.
- Dùng bôi ngoài chữa ung nhọt hoặc mụn đậu: Đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen bằng nhau, tán nhỏ, trộn với giấm, khuấy đều bôi vào vết thương.
Bài thuốc thần kỳ từ các loại đậu
ItaExpress
13/02/2009 1:31 pm
Các loại đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu nành... Là những ngũ cốc rất tốt không chỉ dùng để chế biến được nhiều món ăn giải nhiệt trong mùa nóng mà còn có công dụng trị một số bệnh như: cao huyết áp, sơ vữa động mạch, chữa mụn, ung nhọt, giải độc, bổ thận, đau đầu…
Đậu xanh
Đậu xanh có tên khoa học là vigna gadiata. Đậu xanh là loại ngũ cốc thường được dùng để nấu xôi, làm bánh ngọt, bánh mặn, nấu chè, làm giá ăn và còn được nhiều chị em phụ nữ dùng để.... làm đẹp. Đậu xanh có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, điều hoà ngũ tạng và trị được các bệnh thường gặp trong mùa hè như: mụn trứng cá, ung nhọt.
Ðậu xanh còn gọi là lục đậu, thanh tiểu đậu. Là hạt của cây đậu xanh, thực vật thuộc họ đậu, đậu xanh có tính mát, vị ngọt, không độc.
Thành phần chính có: anbumin 22,1%, chất béo 0,8%, cacbua hydro 59%, calci, phốt-pho, sắt, caroten, vitamin B1, B2. 100g có thể cho 332 kcal nhiệt lượng. Anbumin chủ yếu là anbumin khối, một số ít a-xít a-min an-by-mu-nô-ít, try-tô-phan, ty-rô-sin, a-xít ni-cô-ti-níc và a-xít béo có phốt-pho. Vỏ hạt đậu cứng có thể dùng làm dược liệu.
Tác dụng: thanh nhiệt giải độc, giải cảm nắng, lợi thủy. Chủ yếu dùng chữa cảm nắng, phù thũng, tả lị, nên mụn độc, giải độc do thuốc. Cách dùng: ăn, đun thành canh. Nghiền bột hoặc xay hạt sống lọc lấy nước. Chữa bên ngoài: nghiền nhỏ mà đắp. Kiêng kị: Tì vị hư do hàn, hay đi ngoài thì không nên dùng. Chữa trị: phòng rối loạn tiêu hóa, tiểu tiện không thông, da nổi mẩn ngứa, ban sởi, bị phong cảm, đề phòng nóng sốt…
Đậu đen
Đậu đen có tác dụng bổ thận, máu, tăng cường sức khỏe, lợi tiểu, giải độc. Rất thích hợp với những người bị thận hư. Thận hư thường dẫn đến đau lưng, tai ù.
Mỗi lúc như vậy thì đun nhừ 50gr đậu đen với 500gr thịt chó và cho nêm gia vị vừa đủ. Khi chín bỏ ra ăn, rất tốt cho sức khỏe. Đậu đen còn có tác dụng làm đẹp đối với những người bị bạc tóc sớm, rụng tóc nhiều. Đun chín xay thành nước rồi uống.
Theo y học cổ truyền, đậu đen có vị ngọt, tính lạnh, có công dụng hạ nhiệt, giải độc, bổ thận, chữa đầy bụng, tiểu ra máu, đau đầu, đau cổ, nóng sốt, đau lưng... Những người bị yếu thận, suy nhược cơ thể khi bị cảm nặng nên ăn nhiều đậu đen
Cháo đậu đen
Cách làm: Đậu đen ngâm nước khoảng 2 tiếng, cho thêm một ít gạo vào nấu nhừ thành cháo, ăn nóng hay nguội tùy thích. Ăn cháo đậu đen kết hợp với đậu phụ rán và cà pháo muối sẽ ngon hơn. Đây là món ăn giúp lợi tiểu, giải nhiệt và thích hợp với mọi lứa tuổi.
Đậu nành
Một hợp chất được làm từ đậu nành có thể giúp điều trị chứng đa xơ cứng. Nghiên cứu trên động vật, các nhà khoa học thuộc Trường Y Jefferson (Mỹ) thấy rằng, những con vật bị chứng đa xơ cứng khi được tiêm chất BBIC đã cải thiện đáng kể khả năng di chuyển và đi bộ của chúng.
Chất BBIC đã ức chế hoạt động của protease, một loại enzyme đóng vai trò quan trọng trong quá trình gây viêm dẫn đến chứng đa xơ cứng. Các nhà khoa học hy vọng BBIC có thể được xem là liệu pháp riêng hay kết hợp với các loại thuốc khác trong việc trị bệnh đa xơ cứng.
Uống sữa đậu nành có thể giúp cải thiện mật độ can-xi ở xương sống của người phụ nữ. Nghiên cứu của các nhà khoa học thuộc Đại học Washington (Mỹ) cho thấy, chất isoflavones có trong sữa đậu nành có thể giúp tăng mật độ canxi ở những phụ nữ lớn tuổi.
Đậu đỏ
Theo bác sĩ Nguyễn Công Đức, một người viết rất nhiều sách về y học thì cách giải quyết rất đơn giản: giảm lượng đường khi chế biến với đậu đỏ. Vị ngọt nguyên chất của đậu đỏ vừa được giữ nguyên lại vừa có lợi cho tiêu hoá.
Khi chế biến đậu đỏ với quá nhiều đường trắng, hiệu quả kích thích tiêu hoá của đậu đỏ (khả năng hấp thụ vitamin B1) giảm đi một nửa. Hơn nữa sự kết hợp này còn làm tăng chất béo, gây táo bón và làm các chất độc bị tích trữ lại khiến da trở nên xấu xí.
Sẽ rất tốt khi kết hợp đậu đỏ với các chất tinh bột khác để chế biến thành những món ăn bổ dưỡng như cơm đậu đỏ, xôi đậu đỏ, cháo đậu đỏ, chè đậu đỏ, bánh đậu đỏ….
S.T (tổng hợp)
Đậu đỏ bổ tim
Đậu đỏ hàm chứa khá nhiều chất xơ cho bữa ăn, có tác dụng nhuận tràng thông tiện, giảm huyết áp, giảm mỡ máu, điều tiết đường máu, giải độc chống ung thư, phòng chống kết sỏi, làm đẹp giảm béo. Đậu đỏ còn có tác dụng lợi tiểu rất tốt, có thể giải rượu, giải độc, đều có tác dụng nhất định đối với bệnh tim, bệnh thận và phù thũng.
Đậu xanh bổ gan
Đậu xanh vị ngọt, tính mát, là thực phẩm thường dùng để thanh nhiệt, giải độc, đẩy nóng. Thường xuyên ăn đậu xanh có thể giúp đào thải độc tố trong cơ thể, xúc tiến cơ thể trao đổi chất được bình thường. Đậu xanh có tác dụng giảm cholesterol, lại có thể bảo vệ gan và chống dị ứng. Nếu trong canh đậu xanh thêm vào một ít mật onguống cùng thì tác dụng bài trừ độc tố càng tốt hơn.
Đậu vàng bổ tỳ
Đậu vàng hàm chứa chất saponin phong phú, có thể kích thích mật bài tiết tiêu hoá chất béo, có tác dụng thúc đẩy tiêu hoá hấp thụ. Màu của đậu vàng tương ứng với tỳ, có thể khoẻ tỳ, ích khí bổ hư, thường xuyên ăn còn trợ giúp làm chậm lão hoá, thích hợp dùng với người có sắc mặt, nước da tái xám, cơ thể ốm yếu.
Đậu trắng bổ phổi
Đậu trắng có saponin, urease, chất xúc tác niệu tố và nhiều thành phần protit cầu, có chức năng nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, kích hoạt tế bào T tuyến dịch lim-pha đồng thời có tác dụng rất tốt trong việc phòng chống các bệnh về đường hô hấp.
Đậu đen bổ thận
Đậu đen hàm chứa nhiều thành phần chống ô xy hoá, đặc biệt là chất isoflavone, anthocyanidin là thuốc chống ô xy hoá rất tốt, có thể thúc đẩy xúc tiến thận đào thải ra độc tố, có công dụng rõ rệt trong việc bổ thận, ích âm hoạt huyết, mạnh gân khoẻ xương cốt và an thần sáng mắt