Giới kinh doanh bất động sản tỏ ra lo ngại trước nguy cơ dòng tín dụng vào bất động sản sẽ bị siết lại bởi Dự thảo sửa đổi Thông tư 36.
Theo Hiệp hội BĐS Việt Nam, nếu các nội dung của thông tư 36 được sửa đổi theo như dự thảo thì không những thị trường BĐS sẽ bị ảnh hưởng tiêu cực mà còn có tác động xấu lên cả nền kinh tế.
Trước Tết Nguyên đán, các dữ liệu của ngành Xây dựng cho thấy số lượng căn hộ tồn kho đã giảm hẳn, giảm 1 cách ngoạn mục. Phải chăng thị trường BĐS đã nóng trở lại?
Không phải các ông chủ dự án bất động sản, mà chính các tổ chức tín dụng mới là người đi săn tìm nhiều nhất, ở tần suất cao nhất tỷ lệ mua nhà để ở thật sự của người dân hiện nay.
UBND TP vừa đăng ký với Bộ Kế hoạch và Đầu tư về danh mục các dự án dự kiến sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản tài khóa 2016 và giai đoạn 2016 - 2018 cho 8 dự án.
Đánh giá triển vọng tương lai, CBRE dự báo giá BĐS tại TPHCM có thể đạt đỉnh vào năm 2016 (tăng 17,2%) và giảm dần trong giai đoạn 2017 – 2018.
Trong khi thị trường BĐS đang rầm rộ với thông tin tăng giá thì vẫn xuất hiện rất nhiều thông tin cần bán gấp, cắt lỗ. Tuy nhiên, đằng sau đó là những câu chuyện “vàng thau lẫn lộn”.
Gần 500ha đất tại huyện Củ Chi, Tp.HCM được quy hoạch để đầu tư xây dựng dự án du lịch sinh thái mang tầm cỡ khu vực, nhưng 11 năm qua vẫn "đắp chiếu", hàng trăm héc-ta đất để hoang hóa, lãng phí. Bí thư thành ủy Tp HCM Đinh La Thăng đã giao 1 "deadline" 6 tháng cho chính quyền huyện Củ Chi.
Đây là những dự án nhà ở khá hoành tráng phát triển cách đây 5, 7 năm trước, lúc thị trường BĐS đang ở thời hoàng kim. Đến nay hàng trăm dự án vẫn chìm trong tình trạng "đắp chiếu", không nhúc nhích.
Năm 2015 được cho là thị trường hồi phục mạnh mẽ khi những con số thống kê cho thấy, dòng tiền đổ mạnh vào bất động sản (BĐS), dự án bung bán ào ạt, tỷ lệ giao dịch thành công cao. Liệu thị trường đã đạt đỉnh, bắt đầu bước vào thoái trào từ năm 2016, khi mà tràn ngập căn hộ cao cấp?