TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 21
  • Hôm nay: 1490
  • Tháng: 10192
  • Tổng truy cập: 5155456
Chi tiết bài viết

5 câu chuyện Đại chiến lược của Thế giới 2020-2035.

 

Phải chăng chúng ta đang ở cuối ngã ba đường.

Như một lời tiên tri ,một dự cảm xa đến gần nửa thế kỷ đang dần hiễn hiện trong thực tế hằng ngày đến mức đáng sợ đến  lạnh mình, khác nào cái  thực tế  được in ra từ máy in 3D của đấng Tạo hóa  thời @, cái không khí ảm đạm, hoang mang, hoài nghi về sự tồn vong quá ư mong manh và sự  phát triển bất ổn  của thế giới, của con người trong ca khúc của ban nhạc ABBA từ 40 năm trước, vào đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, bỗng hiện rõ trong 10.000 ngày của ba thập niên  đầu  của thế kỷ XXI, trong thời điểm chuyển giao giữa năm 2020 Canh Tý  ,năm 2021 Tân Sửu  , năm Nhâm dần 2022 và tiếp  tục 2023  , 2024 .

No more champagne
And the fireworks are through
Here we are, me and you
Feeling lost and feeling blue
It’s the end of the party
And the morning seems so grey
So unlike yesterday…

Rượu đã hết
Pháo hoa cũng đã tắt
Chỉ còn em và anh
Cùng cảm giác lạc lõng và buồn bã
Tiệc đã tàn
Và bình minh lên quá ảm đạm
Thật chẳng giống ngày hôm qua…
Đôi khi tôi cố mường tượng
Xem cái thế giới mới huy hoàng kia đến như thế nào
Và phát triển ra sao
Từ đống tro tàn của cuộc sống
Ừ đúng! Con người là một kẻ ngu ngốc
Khi nghĩ rằng mình sẽ không sao
Và lại tiếp tục lê đôi chân đất sét 
Chẳng bao giờ biết là đã chệch hướng rồi
Cứ bước tới bất kể...

(Happy New Year - ABBA)

Ảm đạm, u ám, hoang mang, hoài nghi , bạo lực  dã man ... là những gì mà có lẽ đa số trong chúng ta cảm nhận về viễn cảnh thế giới này những ngày qua, trước hàng loạt tai ương đã và sẽ còn đổ xuống con người do chính sự “ngu ngốc” của con người gây ra.  Cái nguy hiểm hơn là người ta đã và đang nhân danh các lý tưởng cao quý như Dân tộc , bảo vệ lãnh thổ , lý tưởng tôn giáo , Tự do ,dân chủ  v..v để thực hiện những hành vi tàn bạo có tổ chức ,hệ thống ,toàn diện nhằm hủy diệt các đối thủ .  

I/ VẠN VẬT XUẤT HỒ CHẤN :VỤ KHỦNG BỐ 11/9/2001 CHẤN ĐỘNG  BÁO HIỆU ĐẠI BIẾN DỊCH CỦA THẾ KỶ 21 

Cách  nay 30 năm, Ngày 08/12/1991( Tân Mùi ),  Liên  Xô  tan rã sau 69 năm tồn tại . tổng thống Nga  Boris Eltsine, đã ký giấy khai tử Liên Xô đặt dấu chấm hết cho một trật tự thế giới được lập ra dựa trên sự đối đầu giữa hai siêu cường quốc có vủ khí hạt nhân  : Liên Xô và Hoa Kỳ. Sau 44 năm chiến tranh lạnh ( 1947 -1991 ) lần đầu tiên trên trái đất ,Hoa Kỳ đứng vào vị trí siêu cường độc nhất của thế giới. Thế giới Tự do Phương Tây do Hoa Kỳ dẫn đầu  là ưu thắng trong văn minh loài người . “Cuối thế kỷ 20, Mỹ sừng sững đứng trên thế giới như một gã khổng lồ. Không quốc gia nào sánh ngang  Mỹ  về sức mạnh   quân sự hoặc kinh tế”, William Galston, Viện Brookings (Mỹ), 27/8/2021 .

    Nhưng  chỉ trong 10 năm , đến ngày 11/9/2021 vụ khủng bố Tòa tháp đôi ở  nước Mỹ đã bắt đầu thay đổi tất cả.

Thế giới như trong tay Mỹ .Không còn ai mạnh hơn ,không còn ai tự hào về cái  Đức dân chủ nhân quyền hơn . Thế giới dường như sẽ cứ thế với Minh chủ là Hoa Kỳ . Nhưng chỉ sau 10 năm ,Cái hình hài   của  Minh chủ Hoa Kỳ đã  vội sớm úa tàn .Thế giới mới sau chiến tranh lạnh đã tượng hình  không chỉ một cực mà là mầm  đa phân  ,không chỉ đa phân mà hợp tung  liên hoành .Giặc khủng bố nổi lên giống như giặc khăn vàng thời mạt Hán của Trung Hoa hoặc loạn Thiên địa Hội thời Thanh mạt .Đức của Minh Chủ không đủ rộng để bao trùm lên thiên hạ , Uy không đủ mạnh để  mầm loạn không kịp  nhen nhóm ,Tài trí  không đủ  sáng để  soi  đến tận thâm sơn cùng cốc hoặc ngóc ngách tế vi con người.         

Sau 10 năm dẹp loạn ở Trung Đông ,ở Đông Âu quanh Liên xô củ  mà loạn vẫn không ngừng  rốt cùng còn gây Đại họa . Trong quá trình dĩ độc trị độc , tá loạn trị loạn ,các Lực lượng bí mật của thế giới tự do  như CIA,MI6  đã tạo dựng và khai thác những cá nhân , Nhóm Hồi giáo cực đoan thánh chiến để ẩn phục trong hệ thống đối phương vừa nắm tình hình vừa sử dụng theo ý đồ của  của Ông Chủ phố Wall, từ trong những nhóm hồi giáo cực đoan thánh chiến do CIA hợp tác chống Liên Xô  xuất hiện một nhân vật  là Bin Laden . Từ 1979, Bin Laden đến Pakistan, gia nhập Abdullah Azzam và sử dụng tiền và máy móc từ công ty xây dựng của riêng mình để giúp đỡ quân kháng chiến Mujahideen trong Chiến tranh Xô-Afghanistan. Nhóm Mujahideen Afghanistan, thông qua cơ quan tình báo ISI của Pakistan, đã nhận được một lượng lớn tiền và được đào tạo từ Hoa Kỳ.  Taliban đã chiến đấu chống  Liên Xô tại Afghanistan khiến Liên xô chãy máu  và rút quân năm 1989 góp phần dẫn đến sụp đổ  toàn diện .

Hamid Gul,  tướng ba sao và thủ trưởng cơ quan ISI đã gặp và xây dựng mối quan hệ với Bin Laden . CIA  Mỹ cung cấp tiền và vũ khí, việc huấn luyện các nhóm chiến binh  do Lực lượng vũ trang Pakistan và ISI thực hiện. Từ đầu năm 1980, bin Laden hoạt động như một phái viên liên lạc giữa Giám đốc Tình báo Ả Rập Xê Út (GIP) và các lãnh chúa Afghanistan.

Trong 10 năm từ  1991 -2001  Phải chăng Nước Mỹ thật sự không ngờ đến một nhóm khủng bố với chủ nghĩa hồi giáo cực đoan( hình thành từ những hoạt động tổ chức đặc vụ của Mỹ)  đã dự mưu tổ chức thực hiện 1 vụ tấn công cực lớn ngay trung tâm tài chính  nước Mỹ  .Rõ ràng là Bin Laden đã có một mối quan hệ đáng kể với tình báo Ả Rập Xê Út và qua đó với viên chức CIA . Người huấn luyện đầu tiên cho Bin Laden là biệt kích Ali Mohamed của Lực lượng Đặc nhiệm Mỹ. Đây có phải  là một sai lầm cực lớn của Hoa Kỳ về  Dĩ độc trị độc , Dụng loạn trị loạn hay là một quỉ kế ???

 

Nhìn về Trung tâm Thương mại thế giới và các tòa nhà của New York trong ngày 11-9 2021 - Ảnh: Reuters                

 Các đài truyền hình ngay lập tức liên tục phát hình ảnh tòa tháp đôi Trung tâm Thương mại New York bị hai máy bay dân dụng đâm vào đang bốc khói, lửa cháy dữ dội, người dân chạy tán loạn.Cùng đó là tin Lầu Năm Góc ở thủ đô Washington DC bị một máy bay tấn công,. Mươi phút sau, cả nước Mỹ bàng hoàng hay tin nước Mỹ bị khủng bố tấn công. Những biểu tượng cho sức mạnh Mỹ về quân sự và kinh tế đều đang bốc cháy!

      Sau 20 năm, ngày  15-8 - 2021  Mỹ rút quân vội vàng khỏi Afghanistan kết thúc chuỗi 20 năm mệt nhọc của nước Mỹ ở Nam Á có nguyên do trực tiếp chính là vụ khủng bố ngày 11-9.Thực sự, ngày 11-9 đã làm thay đổi hoàn  toàn nước Mỹ cũng như chính trị thế giới. Trước hết, nó làm cho nước Mỹ phải tự đặt câu hỏi rằng cách thức ứng xử của họ trong thế giới hiện đại đã hiệu quả đến đâu. Rằng việc đã chi hàng ngàn tỉ USD và hy sinh hàng ngàn lính Mỹ những năm qua trong cuộc chiến chống khủng bố để "vì mục tiêu cuối cùng là gì?".

     Hậu quả của sự mở màn từ sau "11-9" đã khiến 3 đời tổng thống Mỹ liên tiếp phải rất chật vật mới có thể rút khỏi vũng lầy về quân sự. Thứ hai, ngày 11-9 đánh dấu mốc thay đổi vị thế quốc tế của Mỹ. Từ chỗ đang ở thế thượng phong, là siêu cường duy nhất từ sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ từng bước thành một siêu cường quốc suy yếu, khó khăn.Thế giới từ trật tự hai cực Mỹ - Xô đã dần dần đi vào trạng thái đa trung tâm, tùy thuộc nhau ngày càng nhiều, trong đó Mỹ chỉ còn là một trung tâm dù vẫn còn là mạnh nhất.  Chỉ trong 20 năm ,Các nước lớn là Trung Quốc và Nga tranh thủ sự sa lầy của Mỹ đã lớn mạnh vượt bậc ,tạo thế và lực lớn mạnh khó thể lay chuyễn . Những thay đổi trong nền chính trị nước lớn trong quan hệ quốc tế đã và đang diễn ra rất sâu rộng, bắt đầu từ sau vụ khủng bố nước Mỹ năm 2001.Cuộc chiến Trân Châu cảng cách đây 76 năm là xung đột đầu tiên xảy ra trên đất Mỹ, đưa nước Mỹ vào Thế chiến thứ hai. Cuộc khủng bố 11-9 là cuộc tấn công thứ hai trên đất Mỹ cũng đã kéo theo những hệ quả chiến lược  tác động của nó sẽ còn lâu dài.        

   Thứ ba, hệ lụy của "11-9" về chính trị - xã hội đối với nước Mỹ và thế giới đâu đã hết sau 20 năm. Bản thân nước Mỹ vẫn còn nghi ngờ sau từng ấy năm với những tổn thất về người và của, mối lo về chủ nghĩa khủng bố chắc gì đã thành quá khứ với họ? Xã hội của các nước Hồi giáo như Afghanistan, Iraq qua bao năm bị tàn phá đã trở nên hỗn độn. Nguy cơ khủng bố trong tương lai với Mỹ cũng như nhiều nước khác vẫn còn để ngỏ. 

 Với lý do Afghanistan của Taliban là nơi chưa chấp Bin Laden cùng nhóm khủng bố Al-Qaeda, và không chịu nộp trùm khủng bố Osama Bin Laden cho Mỹ, Chính quyền Bush ra lệnh tấn công ồ ạt Taliban và chỉ hơn 2 tháng, từ 7/10-17/12/2001, Mỹ đã đánh bại Taliban, giải phóng Kabul và phần lớn Afghanistan cũng như dựng lên một chính quyền thân Mỹ. 10 năm  tiếp đó ,vào ngày 2 tháng 5 năm 2011 Osama bin Laden đã bị lực lượng biệt kích đặc biệt của Hoa Kỳ giết chết ở Abbottabad, Pakistan, Chiến dịch, có tên mã là Operation Neptune Spear, được lệnh của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và được thực hiện trong một hoạt động của Cơ quan Tình báo Trung ương Hoa Kỳ (CIA) bởi một đội SEAL của Hải quân Hoa Kỳ thuộc Nhóm Phát triển Chiến tranh Đặc biệt của Hải quân Hoa Kỳ (cũng được gọi là DEVGRU hoặc tên không chính thức trước đây là SEAL Team Six) của Bộ chỉ huy các hoạt động đặc biệt chung, với sự hỗ trợ từ các đặc nhiệm CIA trên mặt đất.                                                                                                                                                

 Tuy nhiên, bi kịch với Mỹ tại Afghanistan cũng bắt đầu từ đây. Một là, chính quyền Bush đã xác lập một chiến lược sai lầm .

Việc coi khủng bố là mối đe dọa an ninh lớn nhất đối với Mỹ, rồi dồn toàn bộ nguồn lực quốc gia trong cuộc chiến chống khủng bố, đã làm phân tán nguồn lực, làm lệch hướng các ưu tiên của Mỹ vốn vừa được xác lập cách đó chưa lâu. Trong khi đó, cuộc chiến chống khủng bố hoàn toàn có thể được thực hiện hiệu quả sau khi đánh bại Taliban bằng các công cụ khác ít tốn kém hơn như: Sử dụng các lực lượng thực thi pháp luật; tăng cường các biện pháp bảo vệ an ninh bên trong nước Mỹ; phối hợp trong việc chia sẻ thông tin tình báo với các đồng minh; sử dụng các nhóm biệt kích; triển khai lực lượng quân sự tinh gọn cùng các loại vũ khí thông minh ở bên ngoài... chứ không phải tốn kém hàng nghìn tỷ USD để duy trì sự hiện diện của lực lượng quân đội mạnh và xây dựng một đội quân vô dụng ở nước ngoài.  Hai là, để tập trung cho chiến lược chống khủng bố, Mỹ phải cấu trúc lại chiến lược đối ngoại như bắt tay làm lành với các địch thủ như Nga, Trung Quốc, Pakistan, rồi xây dựng các liên minh ngoại giao, quân sự mới trên phạm vi toàn cầu. 

     Hậu quả là Trung Quốc từ chỗ được xem là đối thủ lại được Mỹ chuyển hóa, tranh thủ và lợi dụng để trở thành đối tác trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu. Kết quả là vào cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Bush năm 2008, quan hệ Trung-Mỹ quay trở lại thời kỳ trăng mật mới và ở đỉnh cao nhất kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngày 1/1/1979. Trong khi đó, Trung Quốc tiếp tục tận dụng mối quan hệ tốt này với Mỹ để âm thầm xây dựng sức mạnh kinh tế và quân sự để rồi trở thành cường quốc có khả năng thách thức Mỹ  trên mọi phương diện, với tham vọng soán ngôi Mỹ , trở thành cường quốc hùng mạnh nhất toàn cầu  trong 25 năm ( 2010- 2035) .     

Như vậy, đầu thế kỷ 21 ,sai lầm chiến lược của Mỹ trong việc xác định các thách thức toàn cầu sau sự kiện khủng bố bố 11/9  cũng tương tự như sai lầm trước đó hơn 30 năm khi can thiệp vào cuộc chiến Việt Nam với sự có mặt  của trên 500.000 quân và coi Việt Nam là thách thức lớn nhất đối với an ninh của Mỹ khi đó. 

Liên Xô, đối thủ không đội trời chung của Mỹ trong Chiến tranh lạnh, lại là bên hưởng lợi nhiều nhất,   đã tập trung  phát triển sức mạnh quân sự và đạt được thế quân bình với Mỹ về bộ ba vũ khí hạt nhân chiến lược  (tàu ngầm hạt nhân, máy bay ném bom hạt nhân và tên lửa hạt nhân vượt đại Châu) vào đầu những năm 1970 . Rõ ràng, sai lầm thì phải trả giá. Và việc rút ra kinh nghiệm muộn màng còn hơn là tiếp tục sa lầy trong đống bùng nhùng về mặt chiến lược 

     Ngày  17/8/2021 Sự kiện Taliban chiếm lĩnh thủ đô Kabul và Hoa kỳ rút quân khỏi Kabul Câu chuyện Mỹ Afghanistan tháng  8-2021 ván bài địa chính trị mới hay người Mỹ đã mệt mỏi với chiến tranh  Quân đội Mỹ chính tức rút quân khỏi Kabun ngày 31/8/2021 với hình ảnh tận tụy ,chuyên nghiệp ,hào hùng  tràn đầy hy sinh của người lính Mỹ lên máy bay sau cùng.

Riêng Taliban , tuy giành được một Aghanistan tan hoang từ xác đến tâm hồn sâu thẳm ,nhưng đối mặt với những nguy cơ thách thức cao hơn đỉnh ngọn núi A phú Hãn .Những ngọn núi với những tượng Phật ngàn năm trên con đường  truyền đạo từ Ấn sang Trung Hoa mà chính Taliban đã phá hủy vì những tín điều mù quáng thời trung cổ.

 30/8/2021 Thiếu tướng Chris Donahue, chỉ huy sư đoàn không vận 82, lên một máy bay vận tải C-17, người lính cuối cùng rời khỏi Afghanistan.

Chỉ vài giờ trước đó, Mỹ hoàn thành việc rút toàn bộ binh lính, chấm dứt cuộc chiến kéo dài 20 năm đã cướp đi sinh mạng gần 2.500 quân nhân Mỹ, khoảng 240.000 người Afghanistan và tiêu tốn chừng 2.000 tỉ USD. Khả năng rất cao là Afghanistan sẽ trở thành trung tâm bất ổn mới  thậm chí nguy cơ khủng bố bằng vủ khí hat nhân  tác động trực tiếp đến an ninh Trung Á, đến an ninh của 3 cường quốc láng giềng là Ấn Độ, Nga và Trung Quốc,  Mỹ và EU  và cả thế giới .

Trước Afghanistan, lịch sử can thiệp quân sự của Mỹ và phương Tây vào các quốc gia Hồi giáo từ Trung Đông đến Bắc Phi như Iraq, Syria đến Somalia, Libya... là những câu chuyện thất bại đáng buồn. Afghanistan có lẽ là quốc gia duy nhất trên thế giới chịu sự can thiệp và xâm lược liên tục của các siêu cường suốt từ thời kỳ cao điểm của Chiến tranh lạnh năm 1979 đến nay. Chưa khi nào kể từ năm 1979 đến nay, một phe thắng cuộc ở Afghanistan kiểm soát có hiệu quả 2/3 lãnh thổ đất nước do các cuộc nội chiến nồi da, nấu thịt diễn ra triền miên giữa các nhóm du kích, các bộ lạc và các nhóm sắc tộc. Thực tế đó như những vết thương không bao giờ lành và khiến cho quá trình hòa giải dân tộc ở nước này không bao giờ đi đến đích. Do đó, khả năng nước này rơi vào vết xe đổ của các quốc gia bất ổn nêu trên không phải là không có cơ sở.Việc Taliban hứa hẹn không sử dụng lãnh thổ của mình để tấn công nước Mỹ theo thỏa thuận Doha là một chuyện, nhưng có làm được việc đó hay không lại là chuyện khác vì trên thực tế Taliban không đủ khả năng để kiểm soát toàn bộ lãnh thổ rộng lớn, cũng như hoạt động của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan khác.Tuy nhiên, do cách xa về địa lý, cộng với ưu thế vượt trội của vũ khí thông minh, thông tin tình báo... nên nước Mỹ có khả năng kiểm soát các cuộc tấn công khủng bố như dạng 11/9 hay ở quy mô nhỏ tốt hơn trước rất nhiều. Và từ năm 2001 đến nay hầu như không có vụ khủng bố lớn nào xảy ra trên đất Mỹ.

      Tuy nhiên, các quốc gia  đồng minh khác của Mỹ và các nước khác  lại không có được ưu thế đó. Nhìn dòng người tỵ nạn chạy trốn khỏi Afghanistan trong những ngày qua, nhiều người không khỏi rùng mình khi nghĩ đến viễn cảnh, dù khả năng lúc này tương đối thấp, là IS và Taliban trà trộn vào dòng người di tản và đợi thời cơ để "ra tay" sau đó. Những vụ đánh bom khủng bố đẫm máu tại Jammu và Kashmir, Hyderabade, Mumbai (Ấn Độ), St. Petersburg, Moscow (Nga), Bruxelles, Paris, Berlin... bởi bàn tay của các nhóm khủng bố Hồi giáo cực đoan, trong đó có nhiều phần tử đến từ dòng người tỵ nạn Trung Đông, Nam Á trong gần 20 năm qua là những ví dụ nhãn tiền. Tuy nhiên, điều tồi tệ nhất vẫn chưa dừng lại ở đó. Trong tình huống xấu nhất, phong trào Taliban của Bộ tộc Pashtun sống ở miền Bắc Pakistan, một phiên bản khác của Taliban Afghanistan, tìm cách gây bất ổn khắp đất nước hoặc đấu tranh ly khai. Chưa kể, việc Taliban công khai tuyên bố sẽ sử dụng đạo luật Hồi giáo Sharia trong cai trị cũng là một nhân tố cản trở các cải cách dân chủ và thúc đẩy xu hướng hà khắc tôn giáo, mầm mống gây bất ổn trên phạm vi toàn cầu.

      Sau 20 năm nhìn lại, mục tiêu do Mỹ đề ra trong “cuộc chiến tranh toàn cầu chống khủng bố” ở Afghanistan cũng chưa thành công. Taliban không những không bị tiêu diệt mà còn giành lại quyền kiểm soát nhiều khu vực rộng lớn ở vùng nông thôn của Afghanistan, uy hiếp sự tồn vong của chính thể do Mỹ dựng lên ở Kabul. Từ chỗ bị Washington coi là kẻ thù cần phải tiêu diệt, Taliban được Mỹ chấp nhận như một đối tác đàm phán để ký Thỏa thuận hòa bình vào ngày 29-2-2020. Ngoài ra, các tổ chức khủng bố quốc tế không những không bị triệt tiêu, mà còn bén rễ tới nhiều khu vực trên thế giới như Trung Đông - Bắc Phi, Đông Nam Á, thậm chí cả ở châu Âu. Do đó, quyết định của Mỹ và NATO rút quân khỏi Afghanistan đồng nghĩa với việc gián tiếp công nhận thất bại trong cuộc chiến kéo dài 20 năm ở quốc gia này.
       Rõ ràng là mục tiêu để nước Mỹ bình yên vẫn còn xa,rất xa .. . Sự trỗi dậy của lực lượng nhà nước Hồi giáo tự xưng IS đang đưa Mỹ và cả thế giới sang một giai đoạn thử thách mới, chắc chắn còn nhiều cam go. Trong số những thách thức hàng đầu, tương lai của Afghanistan trong quan hệ với Pakistan là một quan hệ nổi bật. Trong nhiều thập kỷ, Islamabad đã liều lĩnh theo đuổi vũ khí hạt nhân và hỗ trợ chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo - những mối đe dọa mà các nhà hoạch định chính sách của Mỹ luôn đánh giá thấp hoặc xử lý sai. Với sự sụp đổ của Kabul, thời gian để bỏ bê hoặc lãng quên đã kết thúc. Sự tiếp quản của Taliban ngay lập tức gây ra nguy cơ cao hơn rất nhiều rằng các phần tử cực đoan hồi giáo Pakistan sẽ gia tăng ảnh hưởng vốn đã khá lớn của họ ở Islamabad, đe dọa sẽ chiếm toàn quyền kiểm soát vào một thời điểm nào đó.  Một mô tả từng được áp dụng cho Phổ - nơi một số quốc gia sở hữu quân đội, quân đội Phổ sở hữu một quốc gia - cũng phù hợp với Pakistan. Mặc dù vậy, “bộ xương thép” của Islamabad là chính phủ thực sự về các vấn đề an ninh quốc gia. Tình báo Liên Dịch vụ, hay ISI, từ lâu đã trở thành điểm nóng của chủ nghĩa cực đoan , đã lan rộng khắp quân đội, đến các cấp bậc ngày càng cao. Thủ tướng Imran Khan, giống như nhiều nhà lãnh đạo được bầu trước đây, về cơ bản chỉ là một gương mặt trình diễn của Paksitan . Trong cuộc chiến của Liên Xô ở Afghanistan, ISI đã hỗ trợ rộng rãi các mujahideen của Afghanistan chống lại quân đội Liên Xô, vì lý do tôn giáo và an ninh quốc gia. Washington đã mắc sai lầm khi sử dụng phần lớn sự trợ giúp của mình cho “quân phiệt” thông qua Pakistan, do đó từ bỏ quyền kiểm soát đối với những chính trị gia và chiến binh nào thực sự nhận được viện trợ. Pakistan cũng tạo điều kiện cho các nhóm khủng bố nhắm vào Ấn Độ, đối thủ chính trong khu vực, qua Kashmir, một điểm bùng phát tiếp tục phát ra từ sự phân chia năm 1947 và sự độc lập khỏi Anh.Sau khi Moscow rút khỏi Afghanistan vào năm 1989, ISI không ngạc nhiên khi bắt đầu hỗ trợ Taliban và những kẻ khác đã khuất phục đất nước này vào năm 1996. Học thuyết quân sự của Pakistan cho rằng một chế độ Kabul thân thiện đảm bảo "chiều sâu chiến lược" chống lại Ấn Độ, điều mà các nhà lãnh đạo Pakistan tin rằng Taliban đã cung cấp. Khi liên quân Mỹ lật đổ Taliban vào năm 2001, ISI đã cung cấp các khu bảo tồn, vũ khí và vật tư bên trong Pakistan, mặc dù Islamabad thường xuyên phủ nhận. Giờ đây, khi nắm quyền trở lại, Taliban có thể trả lại quyền bảo tồn cho Taliban Pakistan - đối tác Pakistan của Taliban Afghanistan - và những người cực đoan khác. 

     Nguy cơ khủng bố với vủ khí hạt nhân đã là có thực từ lâu .Trong khi Iran vẫn  khao khát vũ khí hạt nhân, Pakistan đã có hàng chục , có lẽ hơn 150, theo các nguồn tin công khai. Những vũ khí như vậy trong tay một Pakistan cực đoan ,một tập hợp những thế lực thánh chiến để xây dựng một vương quốc Hồi giáo theo kinh thánh Alah , sẽ khiến Ấn Độ và một loạt các quốc gia Nam Á , bị ảnh hưởng nghiêm trọng, làm gia tăng căng thẳng trong khu vực lên mức chưa từng có, đặc biệt là với vai trò trung tâm của Trung Quốc trong các chương trình hạt nhân và tên lửa đạn đạo của Islamabad. mới ở  Hơn nữa, viễn cảnh Pakistan có thể chuyển các đầu đạn riêng lẻ cho các nhóm khủng bố để kích nổ ở bất kỳ đâu trên thế giới sẽ khiến một vụ 11/9 mới có nguy cơ chết chóc hơn.   Những mối nguy hiểm này vốn là nguyên ủy là căn cứ  những lý do thuyết phục để duy trì sự hiện diện quân sự của Mỹ và NATO ở Afghanistan trong 20 năm qua .Từ xung đột trong Chiến tranh Lạnh chống lại Liên Xô ở Afghanistan cho đến những nỗ lực của Mỹ  kể từ ngày 11/9, sự hợp tác giữa Pakistan và Hoa Kỳ là rất cần thiết. Nó khiến Washington phải bình tĩnh kiểm soát  mạnh mẽ các chính sách hạt nhân và ủng hộ khủng bố của Islamabad. 

 Pakistan là chính phủ 2 mặt duy nhất bao gồm đồng thời lực lượng đốt phá  và lính cứu hỏa. Các nhân viên cứu hỏa cần phải đẩy mạnh trò chơi của họ. Pakistan là một nguồn hỗ trợ cho Taliban, Hoa Kỳ cũng  đã từng xem Pakistan là  " các đồng minh lớn không thuộc NATO ";  Mỹ  luôn quan tâm tối đa đến các kho dự trữ hạt nhân và các cơ sở sản xuất vũ khí của Pakistan. Nếu một chế độ khủng bố trong tương lai ở Islamabad xuất hiện sẵn sàng chuyển giao khả năng hạt nhân cho những kẻ khủng bố, Mỹ sẽ đối phó với thách thức lớn hơn . Cũng nên lưu ý rằng , 50 năm qua  Trung Quốc đã từng hỗ trợ lâu dài, quan trọng cho các nỗ lực hạt nhân của Islamabad .

 Không ai giỏi trò chơi cân não hơn là những tay khủng bố của thế kỷ 21. Kể từ sự kiện ngày 11 tháng 9 năm 2001, mỗi năm, liên minh châu Âu mất 50 người vì khủng bố. Ở Mỹ, con số này là 30 . Xét trong khoảng thời gian này, 80 nghìn người ở châu Âu và hơn 40 nghìn người ở Mỹ chết vì tai nạn giao thông. Rõ ràng là đường xá đe dọa mạnh mẽ đến sự sống của chúng ta hơn là nhóm khủng bố. Vậy vì sao Tây phương lại sợ khủng bố hơn là  lái xe?                            Chủ nghĩa khủng bố là một chiến lược điển hình để tận dụng điểm yếu và chia rẽ đảng phái. Khủng bố với mục tiêu thay đổi thể chế chính trị bằng cách gieo thật nhiều hạt giống sợ hãi vào tâm trí kẻ thù, thay vì phá hủy vật chất. Chúng không đủ mạnh để phá hủy, dù nhìn tổng quan thì khủng bố đe dọa đến mạng sống của con người.  Với cách nhìn như vậy ,thì việc tán phát virus gây nhiễm bệnh chết người trên toàn thế giới  là một chiến lược khủng bố sinh học  .Thế kỷ 21 cho ta bài học về những chiến dịch khủng bố tàn nhẫn. Mọi thái độ vô trách nhiệm ,bất cẫn với bất kỳ mọi nhân danh tôn giáo ,dân tộc trong hợp tác chống Đại dịch đều là tội phạm hủy diệt loài người cần được thế chế hóa qui mô toàn cầu và sớm có biện pháp chế tài hữu hiệu ngay từ trong mầm mống .   ấy ví dụ, mặc dù sự vụ Al-Qaeda ngày 11 tháng 9 khiến 3 nghìn người Mỹ tử vong nhưng chỉ gây một ảnh hưởng rất nhỏ xét nếu về khía cạnh quân sự. Vụ khủng bố trước đó, Mỹ xung trận gần như bằng số lượng lính, tàu thủy, xe tăng – đường xá, hệ thống viễn thông, đường ray gần như không bị thiệt hại. Tuy nhiên, nhờ tác động nghe nhìn của Tòa Tháp đôi sụp đổ đủ lớn để cả đất nước vùng vẫy tìm kiếm các biện pháp trừng phạt đích đáng. Những tay khủng bố vốn muốn khơi bão chính trị ở Trung Đông. Và họ đạt được mục đích, chỉ một ít ngày sau vụ tấn công, George W. Bush tuyên bố tham gia cuộc chiến chống khủng bố ở Afghanistan. Và cho đến nay, nó vẫn còn gây nhiều tác động lên khu vực. Làm sao một nhóm khủng bố nhỏ, yếu, nắm trong tay nguồn lực quân sự rất giới hạn, có thể  tiến hành thao túng được sức  mạnh khủng nhất thế giới? Hãy hình dung câu trả lời bằng một ẩn dụ sau.  Hãy tưởng tượng các nhóm khủng bố như Al-Qaeda như con ruồi đang bay trong một tiệm gốm. Con ruồi muốn phá một vài thứ, nhưng không đủ mạnh để thậm chí là nhấc một tách trà. Nó nghĩ ra một ý hay hơn. Nhìn sang một con bò cũng đang ở trong tiệm, con ruồi chỉ cần vo ve quanh tai làm phiền con bò. Con bò điên tiết và sẽ muốn giết con ruồi. Và trong khi cố gắng để giết con ruồi, nó sẽ phá hủy hết tất cả những thứ xung quanh nó. Trong sự kiện ngày 11 tháng 9 và toàn bộ  cuộc chiến chống khủng bố 20 năm qua , con ruồi chiến binh Hồi Giáo đã thắng, và con bò Hoa Kỳ cùng thế giới  Phương Tây , với toàn bộ cơn giận và nỗi sợ, đã phá hủy tiệm gốm mang tên Trung Đông .Và hôm nay, các tín đồ quá khích (fundamentalist) đang hả hê giữa những cuộc thảm sát bị bỏ lại phía sau. Bài học cho thế kỷ 21? Khủng bố sẽ chiến thắng một khi những chính phủ phản kháng không diệt mầm mống từ trong trứng nước . Bời vậy , Thế giới chỉ có thể tiêu diệt khủng bố trong một cuộc chiến toàn diện ,sâu sắc ,triệt để từ trong nguyên nhân gây ra tư tưởng ,điều kiện khủng bố chứ không phải là chỉ đối phó xử lý một vài nhóm ,vài quốc gia  âm mưu.  Làm sao bóp chết khủng bố từ trứng nước  chính là đòi hỏi  của an toàn của thế giới ,của mỗi quốc gia trong thế kỷ 21 .         

       Qua  50 năm đấu tranh với khủng bố của loài người , cần phải nhìn nhận rằng từ lâu, Trung Đông, đã là cái nôi của ba tôn giáo lớn trên thế giới. Từ bối cảnh khắc nghiệt của nó đã sản sinh ra những nhà chinh phạt và nhà tiên tri giương cao biểu ngữ về những khát vọng thế tục hiện hữu nhưng với những tư tưởng tín điều từ 3000 năm trước . Dọc đường chân trời dường như vô định của mình, những đế chế đã được hình thành rồi sụp đổ; những kẻ cai trị độc đoán đã tuyên bố mình là hiện thân của mọi quyền  lực, chỉ để rồi biến mất như thể là những ảo ảnh. Ở đây, mọi hình thức trật tự trong nước và quốc tế đã từng tồn tại, rồi bị chối bỏ, lúc này hay lúc khác.

Thế gỉới đã  trở nên quen thuộc với những lời kêu gọi từ Trung Đông   , thúc giục lật đổ trật tự khu vực và thế giới nhằm phục vụ cho một tầm nhìn Hồi giáo Thánh Alah . Sự thừa thãi của những chính thể chuyên chế mang tính tiên tri là dấu hiệu xác nhận của một khu vực lơ lửng giữa giấc mộng về vinh quang trước đây của nó và sự bất lực hiện tại, khi không thế thống nhất xung quanh những nguyên tắc chung về tính chính danh trong nước hoặc quốc tế. Không nơi nào có sự thách thức đối với trật tự quốc tế phức tạp hơn khu vực này, xét theo cả hai khía cạnh của vỉệc tổ chức trật tự khu vực và đảm bảo khả năng tương thích của trật tự đó với hòa bình và ổn định ở phần  còn lại trên thế giới.                                                                              Trong thời đại chúng ta, Trung Đông  dường như là định mệnh đề thử nghiệm đồng  thời tất  cả các kinh nghiệm lịch sử của nó  -đế chế, thánh chiến, sự thống trị của ngoại bang, cuộc chiến tranh bè phải của tất cả chống lại tất cả trước khi khu vực này đạt tới (nếu như nó từng) một khải niệm ổn định về trật tự quốc tế. Cho đến khi đó, khu vực này sẽ vẫn bị luân phiên kéo về phía tham gỉa vào cộng đồng   thế giới và đấu tranh chống lại chinh cộng đồng  đó.

  Cuộc cách mạng chống lại Shah (nhà vua) Reza Pahlavi thế kỷ 20 ở Iran đã bắt đầu (hay ít nhất theo miêu tả với phương Tây) như một phong trào chống chế độ quân chủ, đòi dân chủ, và phân phối lại về kinh tế. Nhiều mối bất bình trong số đó là thật, được tạo ra bởi những rối loạn có nguyên nhân từ các chương trình hiện đại hóa của Shah và những biện pháp nặng tay, độc đoản của chính phủ để cố gắng kiểm soát bất đổng chính kiến.

Nhưng vào năm 1979, khi Giáo  chủ Ruhollah Khomeini sau thời gỉan sống lưu vong ở Paris và Iraq trở về đảm nhận vai trò “Lãnh đạo Tối cao” của cuộc cách mạng, dưới danh nghĩa một cuộc tấn công chống lại toàn bộ trật tự khu vực và thực sự là chống lại những sắp đặt thế chế của thế giới hiện đại.

    Học thuyết bén  rễ ở Iran dưới thời Khomeini không giống như bất kỳ điều gì được áp dụng ở phương Tây kể từ sau các cuộc chiến tranh tôn giáo  thời kỳ trước khi có Hòa ước Westphalia. Học thuyết này coi quốc gia có chủ quyền bản thân nó không phải là một chủ thể chính danh, mà như là một vũ khí thuận tiện cho một cuộc đấu tranh tôn giáo rộng lớn hơn. Khomeíni tuyên bố: bản đồ thế kỷ 20 của Trung Đông   là một sản phấm sai lầm và phi Hồi giáo của những tên đế quốc và những kẻ thống trị độc tài vụ lợi, những kẻ đã "chia tách các bộ phận khác nhau của [cộng đồng  ] Hồi gỉáo umma và tự ý tạo ra các quốc gia riêng biệt”. Tất  cả thể chế chính trị hỉện nay ở trong và Bên ngoài Trung Đông   là “không chính danh” vì chúng “không dựa trên luật lệ của thánh thần”. Quan hệ quốc tế ngảy nay dựa trên  các  nguyên tắc theo thể thức của Hòa ước Westphalia đặt trên một nền tảng sai lầm bởi vì “mối quan hệ giữa các  quốc gia phải dựa trên cơ sở tâm linh” chứ không phải tren nguyên tắc lợi ích quốc gia.

Theo quan đỉểm của Khomeini, tương tự với quan điểm của Qutb -một người có tư tưởng bành trướng, việc đọc Kinh Quran chí ra con đường thoàt khỏi   nhũng báng bổ này và hướng tới việc tạo ra một trật tự thế giới chính danh thực sự. Bước đầu tiên sẽ là lật đổ tất cả các chính phủ trong thế giới Hồi giáo và thay thế chúng bằng “một chính phủ Hồi giáo duy nhất”.

 “Trảch nhiệm của tất  cả người hồi giáo  là phải lật đổ taghut, tức là những quyền  lực chính trị không chính danh giờ đây đang cai trị toàn bộ thế gỉới Hồi  giáo". Việc thành lập một hệ thống chính trị Hồi  giáo  đích thưc ở Iran sẽ đánh dấu “Ngày đầu tiên của Chính quyền  của Thượng đế” như Khomeini tuyên bố khi thành lập Cộng hòa Hồi  gỉáo Iran ngày 1 thảng Tư nảm 1979.

Thực thể này sẽ không thế được so sánh với bất kỳ nhà nước hiện đại nào khác. Là người đầu tiên được Khomeỉni bổ nhỉệm vào chức vụ Thủ tướng, Mehdi Bazargan nói với  tờ New York Time:, “Điều  được mong muốn... là một kiểu chính phủ tồn tại trong 10 năm dưới sự trị vì của ĐấngTiên tri Muhammad và 5 năm dưới sự trị vì của con rể của Ngải Ali lãnh tụ Hồi giáo dòng Shiite Đầu  tiên." Khi chính phủ được quan niệm như thần thánh, sự bất đồng  sẽ bị coi như lời báng bổ, chứ không còn là đối lập chính trị. Dưới sự lãnh đạo của Khomeini, nước Cộng hòa Hồi giáo này thực hiện những nguyên tắc đó, bắt đầu bằng  một làn sóng những vụ xẻt xử, hành hình, và một sự đàn áp có hệ thống các tín ngưỡng thìểu số, vượt xa những gì đã diễn ra dưới chế độ độc tài chuyên chế của Shah.

Giữa những biến động đó, một nghịch lý mới đã hình thành dưới hình thức một thách thức hai mặt đối với trật tự quốc tế. Với cuộc cách mạng Iran, một phong trào Hồi giáo quyết tâm lật đổ hệ thống theo Hòa ước Westphalia đã giành được quyền kiểm soát một nhà nước hiện đại và cả những quyền và đặc quyền  của nước này trong hệ thống theo Hòa ước “Westphalia” có một chiếc ghế tại Liên Hợp Quốc, thực hiện hoạt động thương mại và vận hành bộ mảy ngoại giao của nước đó. Do đó chế độ giáo  sĩ của Iran tự đặt mình tại giao điểm của hai trật tự thế giới, yêu cầu   sự báo  vệ chính thức của hệ thống theo Hòa ước Westphalia ngay cả khi liên tục tuyên bố không tin vào hệ thống đó, sẽ không bị ràng buộc bởi nó và sau cùng có ý định thay thế nó.

Tư duy hai mặt này đã ãn sâu trong học thuyết cầm quyền  của Iran. Iran cho mình là “Cộng hòa Hồi  giáo ”, ngụ ý một thực thế với  quyền lực vượt ra khỏi   địa giới lãnh thổ và Gìảo chủ đứng đầu cơ cấu   quyền lực của Iran (đầu tiên là Khomeini, sau đó là người kế nhiệm ông, Ali Khamenei), không chỉ được coi là một nhân vật chính trị của Iran mà còn như một người có thần quyền  toàn cầu   “Lănh tụ tối cao của Cách mạng Hồi  giáo” và “Lãnh tụ của Cộng đông  Hồi giáo và các  dân tộc  bị áp bức”. Nước Cộng hòa Hồi giáo  này giới thìệu mình trên sân khấu thế giới bằng việc vi phạm nghiêm trọng một nguyên tắc cốt lõi của hệ thống quốc tế theo Hòa ước Westphalia quyền miễn trừ ngoại giao khi tấn công Đại sứ quán Mỹ ở Tehran và bắt giữ các  nhân Viên ở đó làm con tin trong 444 ngày (một hành động được chính phủ Iran hìện nay chấp thuận, khi vào năm 2014 đã bổ nhỉệm người phiên dịch cho những kẻ bắt cóc làm đại sứ của mlnh tại Liên Hợp Quốc). Cũng với tinh thần tương tự, nãm 1989, Giáo chủ Khomeini tuyên bố thần quyền  tư pháp toàn cầu    bằng việc ban hành một fatwa (một lệnh cấm có tính tôn giáo ) tuyên án tử hình đối với  Salman Rushdic, một công dân Anh gốc Hồi  giáo  Ấn Độ, vì đã xuất bản một cuốn sách ở Anh và Mỹ bị coi là xúc phạm đến người Hồi  giáo .

Ngay cả khi đồng thời tiến hành các  quan hệ ngoại giao bình thường với các  quốc gia có một phân lãnh thổ bị các nhóm Hồi giáo  lấn chiếm, Iran, trên khía cạnh Hồi giáo , đã hỗ trợ các  tổ chức như Hezbollah ở Lebanon và quân đội Mahdi ở Iraq những tay súng phi nhà nước thảch thức các  chính quyền đã được thìết lập từ lần và sử dụng các  cuộc tấn công khủng bố như một phần  trong chiến lược của họ. Lời kêu gọi thực hiện cuộc cách mạng Hồi giáo của Iran được hiểu là cho phép sự hợp tác vượt lên sự chia rẽ Sunni-Shia để thủc đầy những lợi ích chống phương Tây lớn hơn, bao gồm cả việc Iran trang bị vũ khí cho nhóm thánh chiến Hamas dòng Sunni chống lại Israel, và theo một số báo  cảo thì cho cả Taliban ở Afghanistan; báo  cáo của Ủy ban 11/9 và những cuộc điều tra về một âm mưu khủng bố năm 2013 ở Canada cho rằng các phần  từ khủng bố al-Qacda cũng đã tìm thấy cơ hội hoạt động từ Iran.

Về sự cần  thỉết phải lật đổ trật tự thế giới hiện nay, những người Hồi  giáo  ở cả hai phía Sunni và Shia đă có được sự đổng thuận chung. Bất chấp sự chia rẽ trong học thuyết giữa Sunnỉ-Shia diễn ra gay gắt khắp Trung Đông   như thế nào chăng nữa trong những năm đầu thế kỷ 21, quan điểm của Sayyid Qutb về cơ bản giống với  quan điểm của các  giáo chủ chính trị ở Iran.

Tiền đề của Qutb cho rằng Hồi giáo  sẽ sắp xếp lại trật tự thế giới và cuối cùng thống trị thế giới đã đánh  trúng tâm lý của những người đã biến Iran thành mạch nguồn của cuộc cách  mạng tôn gỉáo này. Các  tác phẩm của Qutb được lưu hành rộng rãi  ở Iran, một số bản được Đại Giáo chủ Ali Khamenei đích thân chuyển ngữ. Như Khamenei đã viết trong lời giới  thìệu năm 1967 cho tác phấm của Qutb, Tương lai của Tôn giáo này:           về bản chất của đức tỉn Hồi giáo , và  đây là một chương trình của sự sống... [để khẳng định] bằng những lời lẽ hùng hồn và thế giới  quan đặc biệt của ông rằng cuối cùng chính phủ thế giới  sẽ nằm trong tay giáo  phái chúng ta và “tương lai thuộc về Hồi giáo ”.                                                                                    Đối với Iran, đại diện cho nhánh Shia thìểu số trong nỗ lực này, chiến thắng có thế được hình dung qua sự điều chỉnh những khác biệt về giáo  lý hướng tới những mục đích chung. Theo hướng này, hìến pháp Iran tuyên bố mục tiêu thống nhất tất cả tín đồ Hồi giáo  như một nhiệm vụ quốc gỉa bắt buộc:

Theo những vần thơ thìêng lỉêng của Kinh Quran (“Cộng đồng  này của các ngươi là duy nhất, và ta là Chúa của các  ngươi, vì thế hăy thờ phụng Ta” [21:92]), tất cả những người Hồi giáo tạo thành một quốc gia duy nhất, và chính phủ của nước Cộng hòa Hồi gìáo Iran có nhiệm vụ xây dựng những chính sách chung với mục dich nuôi dưỡng tình hữu nghị và đoàn kết của tất cả các  dân tộc  Hồi gìáo, nó phải không ngừng phần  đấu để mang lại sự thống nhất về chính trị, kinh tế, và văn hóa của thế giới Hồi giáo.

Sự nhấn mạnh này sẽ không nằm ở những tranh cải về thần học, mà là ở sự thuần phục về ý thức hệ. Như Khomeini đã vạch rõ: “Chúng ta phải cố gắng làm lan tỏa cuộc cách mạng của chúng ta trên toàn thế gìới, và phải gạt bỏ tất cả các  tư tưởng không làm như vậy, Vì Hồi giáo  không chỉ từ chối công nhận bẩt kỳ sự khác biệt nào giữa  các  quốc gia Hồi  giáo, mà nó còn là chiến sĩ đầu tranh cho Tất  cả các dân tộc  bị áp bửc.” Điều  này sẽ đòi hỏi một cuộc đấu tranh anh hùng mang tính sử thì chống lại Mỹ kẻ cướp bóc toàn cầu   ” và những xã hội cộng sân duy vật ở Nga và châu Á củng như “Chủ nghĩa Phục quốc Do thái và Israel”.

Tuy nhiên, Khomeìni và những đồng  chí cách mạng Shìa của òng khác với  người Hồi  giáo  Sunni và đây là bàn chất của sự đối đấu huynh đệ tương tàn của họ khi tuyên bố rằng biến động toàn cầu    sẽ được giới hạn bởi sự xuất hiện của Mahdi (thủ lĩnh), người sẽ trở về từ “sự che khuất” (hỉện hữu nhưng không nhìn thấy được) để nhận lãnh những quyền  năng tối cao mà lãnh đạo Tối cao của nước Cộng hòa Hồi  giáo đang tạm thời thì hành thay mặt Mahdi này.Tổng thống Mahmoud Ahmadincjad của Iran khi đó coi nguyên tắc này đã tạm ổn thỏa để đưa ra phát bỉểu trước Liên Hợp Quốc ngày 27 thảng Chín năm 2007:

“Không nghi ngờ gì nữa, Đấng được hứa và cũng là Đấng cứu thế tối thượng sẽ đến. Cùng với các tín đỏ, những người đi tìm công lý và dc nhà hão tâm, Người sẽ tạo lập một tương lai tươi sáng và làm cho cỏng lý và cái đẹp ngập trản thẻ giởì. Đây là lời hứa của thượng đề; do đó nó sẽ được ứng nghiệm.”

Tổng thống Ahmadinejađ đã viết thư cho Tổng thống George W. Bush vào năm 2006, nòi rằng nền hòa bình được tiên đoán từ quan niệm như vậy có điều  kiện tiên quyết là sự phục tùng toàn cầu   trưởc học thuyết tôn giáo  đúng đắn. Thư của Tổng thống Ahmadinejad (được nhiều người ở phương Tây hiểu như là một lời đề nghị đàm phán) kết thúc với dòng chữ “Vasalam Ala Man Ataba’al Hoda,” một cụm từ để nguyên không được chuyển ngữ khi đưa ra công chúng: “Hòa bình chỉ tới với những người theo chính đạo.” Đây là lời cảnh báo  giống như đã từng được Đấng Tién tri Muhammad gứi tới các hoàng đế của Đông La Mã và Ba Tư vào thế kỷ 7 mà ngay sau đó đã bị các cuộc thánh chiến Hồi  giáo tấn công.

Trong nhiểu thập kỷ, các nhà quan sảt phương Tây đã tìm cách xác định những “nguyên nhân gốc rễ” của những tình cảm như vậy, và tự thuyết phục bản thân rằng những phát ngôn cực đoan hơn có phần nào đó là ẩn  dụ và rằng sự từ bỏ chính sách hay hành vi trong quá khứ của phương Tây : như việc Mỹ và Anh can thìệp vào chính trị nội bộ của Iran trong những năm 1950 có thế mở ra cơ hội hòa giải. Tuy nhiên, cho đến nay, chủ nghĩa Hồi giáo  cách mạng vẫn chưa thể hiện sự tìm kiếm hợp tác quốc tế giống như phương Tây vẫn hiểu về thuật ngữ này; chế độ giáo  sĩ Iran cũng không được hiểu theo cách tích cực nhất là một phong trào độc lập hậu thuộc địa đau buồn đang chờ đợi đầy hy vọng vào sự thế hiện thìện chí của Mỹ. Theo ý niệm của các giáo  chủ về chính sách, tranh cãi  với phương Tây không phải là vấn đề của sư nhượng bộ cụ thế mang tính kỹ thuật hay những công thức đàm phán, mà là một cuộc tranh luận về bản chất của trật tự thế giới.

Ngay cả khi đã có lúc được ca ngợi ở phương Tây như là dấu hiệu của tinh  thần mới về hòa gíải sau khi một thỏa thuận tạm thời về chương trình hạt nhân của Iran với năm thành viên thường trực của Hội đông  Bảo  an và Đức được hoàn thành ,Lãnh đạo Tối cao của Iran, Khamenei tuyên bố vào tháng Một năm 2014:

‘Bằng cách trang điểm cho khuôn mặt nước Mỹ, một số cá nhân đang cố gắng loại bỏ sự xấu xa, bạo lực, và khủng bố ra khỏi   khuôn mặt ấy và giới thìệu chính phủ Mỹ với người dân Iran như là đáng yêu và nhân đạo. . . Làm sao các anh có thế thay đồi một khuôn mặt xấu xí đến vậy trước người dân Iran bằng vỉệc trang điểm?… Iran sẽ không vi phạm những gì mình đã cam kết. Nhưng người Mỹ là kẻ thù của cuộc Cách mạng Hồi giáo , kẻ thù của nước Cộng hòa Hồi giáo, kẻ thù của lá cờ các anh vừa kéo lên ‘.

Tình trạng này không phải là tất yếu mãi mãi. Trong số các quốc gia ở Trung Đông  , Iran có lẽ có được trái  nghiệm gắn kết nhất về sự vĩ đại của quốc gia và truyền thống chiến lược lần dài và tinh  tế nhất . Nước này đã bảo tồn nền văn hóa căn cốt của mình trong suốt 3000 năm, đôi khi là một đế chế đang bành trướng trong nhiều thế kỷ nhờ sự thao túng điêu  luyện các  yểu tố xung quanh. Trước khi có cuộc cách mạng của các giáo chủ, tương tác của phương Tây với Iran mang tính  thân thìện và hợp tác từ cả hai phía, dựa trên sự nhận thức tương đông   về những lợi ích quốc gia. (Trớ trêu thay, sự lên ngôi quyền lực của các  giáo  chủ trong giai đoạn cuối đã được hỗ trợ bằng  sự phân ly của Mỹ với chế độ đương nhiệm, căn cứ trên niềm tin sai lẩm không tưởng  rằng sự thay đồi sắp tới sẽ thúc đấy sự ra đời của một nền dân chủ).

Mỹ và các  nền dân chủ phương Tây phải chăng nên có các giải pháp cương nhu để thúc đầy những mối quan hệ hợp tác  với thế giới Hồi giáo . Một sự thay đồi giọng đỉệu không nhất thìết dẫn đến sự trở lại trạng thái bình thường, nhất là khi những định nghĩa về trạng thái bình thường về căn bản rất khác nhau như vậy. Nó cũng bao gồm và rất có thế khả năng về một sự thay đổi trong  chiến thuật để đạt được các  mục tỉêu . Mỹ cần  cởi mở trước một sự hòa giải thực sự và có những nỗ lực đáng kể để tạo điều  kiện thuận lợi cho chiến thuật . Tuy nhiên để một nỗ lực như vậy thành công, một ý thức rõ ràng về đường hướng là rất cần  thìết, đặc biệt ở vấn đề mấu chốt là chương trình hạt nhân của Iran và Pakistan trong một thế giới đa phương không thể thiếu vắng Nga ,Trung quốc .

II/  Đại dịch Covid thảm họa và bài thử nghiệm,bài học lớn đầu thế kỷ 21.

Không ai nghi ngờ gì, rõ ràng đây là một nạn dịch lịch sử, xảy ra thình lình như một trận sóng thần giữa trời quang mây tạnh. Thế giới hoảng loạn chưa từng thấy, ta có thể nhắc lại lời Thủ tướng Đức Angela Merkel, biến cố này phải được xem là kinh hoàng nhất kể từ ngày chấm dứt Thế chiến thứ hai vào năm 1945.   “Thực tế là thế giới sẽ không còn như hiện tại sau đại dịch Covid-19. Mỹ phải bảo vệ công dân của mình khỏi dịch bệnh và nhanh chóng bắt đầu lên kế hoạch cho một kỷ nguyên mới”, cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry A. Kissinger nói.

Một, nền kinh tế thế giới suy sụp trầm trọng, các chính phủ đã cạn kiệt đòn bẩy ứng cứu. Lãi suất là một trong những đòn bẩy quan trọng nhất của nhà nước, nay đã lùi về số không. Thời kỳ phồn vinh và phát triển của nhiều quốc gia, trong đó có Việt Nam, trong thời kỳ toàn cầu hóa nay đã qua. Ngược lại, nền kinh tế suy thoái này sẽ cần cả nhiều  năm mới hồi phục, nó sẽ cần một sự tái cấu trúc. Nhiều công ty sẽ chết, một số khác ra đời. Nhiều ngành nghề biến mất, một số khác phát sinh.

Hai, sự toàn cầu hóa như mô hình hiện nay đã lộ ra những nhược điểm trầm trọng. Đó là sự lệ thuộc quá mức vào “cơ xưởng thế giới” Trung Quốc. Khi Trung Quốc ngưng sản xuất thì nhiều công ty Âu Mỹ phải chịu bó tay, chờ nguồn tiếp tế. Qua trận dịch này người ta bừng tỉnh về cái giá phải trả nếu mãi lệ thuộc vào một nguồn hàng và vào một quốc gia nhiều tham vọng. Hiệu ứng hiển nhiên của tình trạng này là người ta sẽ đa phương hóa các nguồn cung cấp trên thế giới.

Ba  .Thế giới luôn chuyển biến và mọi chuyển biến đều có nhiều nguyên nhân, kể cả các nguyên nhân khó thấy. Chúng ta không thể biết hết tất cả các yếu tố tác động lên một hệ thống vĩ đại, trong đó chúng ta đang sống. Nhưng điều rõ nét nhất là phần lớn nguyên nhân đều do con người gây nên. Dịch bệnh không phải là thiên tai như sóng thần hay động đất mà  chính con người cùng với các thiết chế xã hội con người ở mỗi quốc gia ,vùng lãnh thổ  là tác nhân trực tiếp.

3.1  ĐẠI DỊCH LÀ HẬU QUẢ TRỰC TIẾP CỦA SỤP ĐỔ SINH QUYỄN 

  Thiên nhiên vốn quá rộng lòng và như một bà Mẹ thiên nhiên vĩ đại tha thứ ,bỏ quá cho lỗi  của bầy con không chỉ vài mươi năm mà có thể trăm năm. Một điều thú vị hiếm hoi trong thời kỳ Đại dịch này là thông tin về bầu không khí tại Vũ Hán và dòng nước xanh tại Venise (Ý). Chỉ sau vài tuần vắng bóng công nghiệp, bầu trời Vũ Hán vô cùng trong xanh như không ảnh cho thấy, so sánh với thời gian trước đó đen kịt một màu. Tại Venise, thủ đô du lịch của Ý, nơi mà du khách chê trách chất nước ngầu đục hôi hám trong các kênh rạch, cũng sau vài tuần vắng người, dòng nước xanh trong đã hiện ra, nhìn đến đáy, với cơ man nào là cá.

''Chúng ta giết động vật hoặc nhốt chúng để mang ra chợ bán. Chúng ta phá vỡ các hệ sinh thái và khiến cho các virus sổng khỏi chỗ trú ẩn tự nhiên của chúng''   Chỉ mới cách đây một vài thập kỷ nhiều người còn tin rằng rừng nhiệt đới và môi trường tự nhiên nguyên sơ đầy những sinh vật hoang dã là mối đe dọa đối với con người, bởi đó là nơi trú ẩn của những virus và mầm bệnh dẫn đến những bệnh tật mới cho con người như Ebola, HIV hay sốt xuất huyết.

“Chúng ta xâm lăng rừng nhiệt đới và những cảnh quan hoang dã khác, nơi cư trú của rất nhiều loài động vật, thực vật – và bên trong những sinh vật đó là rất nhiều loại virus chưa từng được biết tới”, David Quammen, tác giả của cuốn Hiệu ứng lan tỏa: Lây nhiễm động vật và đại dịch sắp tới, mới đây viết trên New York Times.

“Chúng ta đốn cây; chúng ta giết động vật hoặc nhốt chúng để mang ra chợ bán. Chúng ta phá vỡ các hệ sinh thái và khiến cho các virus sổng khỏi chỗ trú ẩn tự nhiên của chúng. Khi xảy ra điều đó, chúng cần một chỗ trú ẩn mới và chỗ trú mới đó thường lại là chính chúng ta”.

 Có lẽ chúng ta đã quá tàn phá thiên nhiên, sinh hoạt đã quá vô độ. Về mặt chính trị, các quốc gia đều quá ích kỷ, cho quyền lợi quốc gia mình là trên hết. Về mặt kinh tế, chúng ta đều quá chạy theo lợi nhuận, lấy con số tăng trưởng để làm thành tích, bất kể môi trường.

Về mặt xã hội, chúng ta đều lấy tự do cá nhân vô độ  làm chuẩn mực, coi thường cộng đồng và tha nhân.

       Tất cả những thứ đó ,Loài người sau hơn 100 năm chạy theo cái tưởng rằng là hạnh phúc  của loài người thì mới nhìn lại và hiểu ra đó chưa là chân hạnh phúc, đó mới chỉ là 1 tí chút rất mong manh ,nhỏ nhoi ,… nhưng bởi vì cuộc tranh đua vì các khái niệm nữa thật nữa hư như  Quyền lực ,vì Tự Do ,vì Tài sản ,vì Dân tộc, vì Tôn giáo … loài người đã phá hủy các tài sản quý nhất của mình là Trái đất  ..và từ đó  đã sinh ra các nhà lãnh đạo kỳ dị, các chủ trương bất thường kỳ quặc , các phong trào theo chủ nghĩa dân tộc,tôn giáo cực đoan ,quá khích  phát triển mạnh. Dù vậy, nhiều năm qua, thế giới vẫn chưa thức tỉnh.Thế thì phải chăng Đại họa khủng bố hang loạt cùng với đại dịch chết người hang loạt này là bài dạo đầu cho một sự sắp xếp lại, một cuộc tái cấu trúc vĩ đại?

   Đại dịch báo động một thảm họa  cho nhân loại ,Đó là, Hệ sinh thái của Trái đất – ngôi nhà chung của chúng ta – có thể bị hủy hoại hoàn toàn trong một tương lai rất gần nếu nhân loại không hợp lực để cứu vãn tình trạng đang ngày càng bi thảm này. Từ nửa cuối TK19 nền khoa học & công nghệ đã có năng lực đến mức đủ sức để khai thác triệt để Tự nhiên như một “kho trời” vô tận, nơi tích lũy tất cả những gì cần thiết cho sự thỏa mãn những nhu cầu vô độ của con người, đồng thời cũng làm tăng tốc cuộc đại khủng hoảng Môi trường sinh thái - Sinh quyển của Trái đất đang chín muồi. 

Cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật từ TK17 và những thành tựu huy hoàng của nó cho đến cuối TK20 tuy đã làm cho con người vượt qua được nỗi sợ muôn thuở các nguy cơ nạn đóibệnh tật và chiến tranh, nhưng lại tự chuốc vạ cho mình bởi những khát vọng trường sinh bất tử, hạnh phúc viên mãn và sức mạnh thần thánh. Chính khát vọng ấy sẽ mau chóng đưa loài người đến diệt vong bằng cách biến loài Homo Sapiens thành một loài “nửa người nửa ngượm” với bộ não gắn “chip” trí khôn nhân tạo và các bộ phận cơ thể sống được chế tạo từ các tế bào gốc và vật liệu nano dẻo. Thế là chấm hết mọi ý nghĩa thiêng liêng mà Tạo hóa dành cho Con người. Lời cảnh báo nghe có vẻ rất “kỹ trị” (technocrat) ấy xem ra không phải là viển vông.

Với các cách tiếp cận và lý giải khác nhau, họ đều có chung một thông điệp: TK20 là Thế kỷ cảnh báo, còn TK21, là Thế kỷ lựa chọn giữa ngã ba đường: Sống thế nào hay là chết thế nào?  Còn Harari thì khi viết về dịch bệnh trong cuốn sách đầu tiên của mình chắc cũng không thể ngờ rằng đại dịch Covid -19 đang hoành hành trên khắp hành tinh này đã sớm đặt nhân loại giữa ngã ba đường, đứng trước một bước ngoặt lịch sử, đúng vào lúc cuộc khủng hoảng toàn diện toàn cầu đã hé lộ. Loài người thông minh không còn thời gian lưỡng lự hàng thế kỷ nữa, mà phải lựa chọn ngay từ bây giờ, từ những thập kỷ đầu tiên của Thiên niên kỷ thứ ba này, để sống sót và viết tiếp lịch sử của mình.

           Trong cuộc trả lời phỏng vấn của tờ L’Opinion (Pháp) ngày 1 tháng 4 vừa qua Harari cho rằng: “Chúng ta đã bước vào một cơn lốc lịch sử do cuộc khủng hoảng sức khỏe này gây ra. Những quy luật bình thường của lịch sử đã hoàn toàn thay đổi. Và chỉ trong vài tuần, những gì không thể trong quá khứ giờ đã trở nên bình thường. Sự thay đổi này có nghĩa là, một mặt chúng ta nên cực kỳ thận trọng, mặt khác chúng ta cũng nên cho phép mình có những ước mơ”. Thật là một phán xét chí lý! Phải cực kỳ thận trọng để đánh giá toàn diện tác động khó lường của cuộc khủng hoảng trầm trọng này, đồng thời cũng phải tổng kiểm duyệt nhằm phát hiện những bất cập cần phải hủy bỏ (có thể nói là rất, rất nhiều!) trong các văn bản pháp luật ở tầm quốc tế và quốc gia; nhưng mặt khác lại phải có đủ hoài bão sáng tạo để tận dụng những cơ hội hiếm có mà nó mang lại.Như chúng ta đã thấy, chỉ trong vài tuần Covid-19 đã rung chuyển thế giới, làm lung lay nhiều quan niệm truyền thống về cuộc sống của con người và các định chế xã hội (từ cấp độ toàn cầu đến quốc gia).

             Từ chỗ là một thành phần cơ hữu của Tự nhiên, mấy thế kỷ vừa qua loài Homo Sapiens đã tự tách mình ra khỏi và đứng trên Tự nhiên, cố gắng đóng vai trò của Chúa thiết kế nên sự sống. Ngay từ năm 1818 Mary Shelley (Anh, 1797-1851) đã cảnh báo sự trừng phạt nặng nề sẽ đến đối với cái cố gắng bất kính Tạo hóa ấy thông qua con quái vật Frankenstein – một thực thể động vật nhân tạo do một nhà khoa học chế tác, rồi vô tình làm sổng nó khỏi tầm kiểm soát và gây ra những tai hoạ khủng khiếp. Con virus Sars-Cov-2 là hiện thân thực thể của con Frankenstein do nhà văn tưởng tượng. Chỉ có điều bà Mary Shelley đã cho Frankenstein được sổng chuồng một cách vô tình, còn con Sars-Cov-2 thì hình như không phải vậy: tuy chưa có bằng chứng chắc chắn, nhưng nhiều ý kiến cho rằng trước sau sự thật sẽ chỉ mặt vạch tên tác giả của con virus nguy hiểm này và bọn tội phạm diệt chủng nào đã cố tình thả nó ra?

         Dù sao ta cũng phải cám ơn sự xuất hiện của con virus chủng Corona tinh quái đã gây ra đại dich Covid-19 vào đúng lúc này, vào lúc mà những lời cảnh báo về ngày tận thế của Sinh quyển rất có thể đang cận kề, trở thành hiện thực. Và đúng như Gaël Giraud (Pháp, Diendan.org 4-2020) đã sớm nhận ra: “Đại dịch này là cơ hội để chúng ta thay đổi cuộc sống và các định chế nhằm tới hạnh phúc trong sự tiết độ và và sự tôn trọng tính hữu hạn [của trí lực con người]”.

3.2 NGHĨ VỀ TÁC HẠI TRỰC TIẾP VÀ LÂU DÀI CỦA ĐẠI DỊCH 

Có nhiều phán xét và dự báo đã được đưa ra, ít nhiều đều có cơ sở, nhưng cũng có những kết luận vội vàng và có cả những ngộ nhận.

Về phương diện dịch bệnh. Chưa ai biết chắc bao giờ Covid-19 sẽ qua đi, nhưng với quyết tâm điều chỉnh chính sách phòng chống dịch bệnh đang đi đúng hướng của các chính phủ và nỗ lực sáng tạo phi thường của cộng đồng khoa học thế giới, ta có cơ sở để hy vọng nó sẽ sớm được dập tắt. Tuy nhiên nếu con virus này là nhân tạo ngoài vòng kiềm chế, không theo quy luật virus tự nhiên thì vấn đề phức tạp hơn nhiều. Nó tiếp tục tạo ra các đỉnh mới? Hay một đại dịch khác đang chờ sẵn trong lai rất gần, và cứ thế tiếp tục… . Vẫn hãy hy vọng rằng đại dịch này mới là một cú tát của Tạo hóa chỉ vừa đủ làm cho chàng Homo Sapiens con người đang say lảo đảo tỉnh ngộ.

Về phương diện kinh tế. Nhìn vào các gói trợ cấp khổng lồ mà tuần qua các chính phủ đồng loạt khẩn cấp tung ra để cứu vãn nền kinh tế và sự an sinh xã hội của nước mình, ta có thể thấy được mức độ tàn phá của Covid-19 gây ra. Cuộc Đại suy thoái mới này có thể còn trầm trọng hơn cuộc Đại khủng hoảng kinh tế thế giới xảy ra từ năm 1929 đến đầu những năm 40 thế kỷ trước, cũng xuất phát từ thành phố này khi thị trường chứng khoán phố Wall sụp đổ. Thế nhưng khẳng định rằng: Chủ nghĩa tự do kinh tế, vốn là bùa thiêng cứu các nước công nghiệp vào thập kỷ 70-80 thế kỷ trước, đã hoàn toàn thất bại; và rằng: Kỷ nguyên cực thịnh của Toàn cầu hóa đã qua (John Gray, New Statement 4-2020, v.v.), thì có lẽ là hơi vội. Sau đại dịch này Phải chăng Chủ nghĩa tự do kinh tế sẽ tự điều chỉnh để thích nghi theo hướng: Từ bỏ dần mục tiêu ( THAM)  Tăng trưởng không ngừng bằng mọi giá (Sân ) bất chấp sự hủy hoại (Si )môi trường sinh thái – nguyên nhân trực tiếp dẫn đến đại dịch này; điều chỉnh mối tương liên giữa các mắt xích trong chuỗi cung ứng giá trị toàn cầu để nó “lỏng lẻo’ hơn, linh hoạt hơn. Toàn cầu hóa cũng vậy, nó vẫn không thể đảo ngược được. Chỉ có điều, sau đây nó sẽ không chỉ là sân chơi chủ yếu của nhóm nước giàu mạnh và các Công ty xuyên quốc gia, luật chơi sẽ được viết lại để sự hợp tác bình đẳng hơn như đang xảy ra trong đại dịch này, để cùng sống sót sau bất kỳ tai họa nào trong tương lai.

Suy thoái  kinh tế kéo dài và sự phục hồi chậm chạp 10 năm trầm cảm và nợ nần  sau đại dịch virus corona. có một số công ăn việc làm đơn giản sẽ không quay trở lại sau cuộc khủng hoảng này.Ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu có được phục hồi trong năm nay sau tác động của virus corona, nó cũng sẽ bị "thiếu máu". Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, phải mất khoảng ba năm cho đến khi sản lượng giảm mạnh". Đại dịch Covid chỉ trong 3 tuần , mọi lãnh vực đều rơi tự do."

Giáo sư Roubini cũng cho biết bất kỳ sự phục hồi nào cũng sẽ có hình dạng của cái mà các nhà kinh tế gọi là chữ "U", hoặc thậm chí là "một cái gì đó gần với chữ L" - cái mà ông gọi là "Suy thoái lớn hơn".Phục hồi hình chữ U có nghĩa là tăng trưởng sẽ giảm xuống và chạm đáy, và sau đó chỉ cải thiện được sau một thời gian chậm hoặc không tăng trưởng kéo dài.Phục hồi hình chữ L thậm chí còn quyết liệt hơn - giảm mạnh và cứ ở đó trong một thời gian dài.Đó là bởi vì có biết bao nhiêu việc làm đã bị mất ở cả nước giàu và nghèo do hậu quả của việc phong tỏa nghiêm nhặt để chống lại virus."Những công việc đã biến mất sẽ chỉ quay trở lại một phần, với mức lương thấp hơn, không có phúc lợi, bán thời gian",Sẽ còn có nhiều bất an hơn về công việc và thu nhập và tiền lương cho người lao động trung bình.""Bạn có thể mở các cửa hàng nhưng câu hỏi là liệu khách hàng có quay trở lại không," Hầu hết các trung tâm mua sắm ở Trung Quốc vẫn vắng vẻ. Một nửa số chuyến bay không có hành khách. Các cửa hàng Đức mở cửa nhưng ai muốn đi và mua sắm?"

Theo Giáo sư Roubini: ngày mai là một thế giới chia rẽ hơn.Sự phân chia lớn hơn giữa Mỹ và Trung Quốc, và nhiều quốc gia châu Á sẽ buộc phải lựa chọn giữa hai siêu cường."Cả Trung Quốc lẫn Hoa Kỳ sẽ nói với phần còn lại của thế giới, hoặc là bạn theo chúng tôi hoặc chống lại chúng tôi," . "Hoặc là bạn sử dụng các hệ thống AI của tôi, 5G của tôi, công nghệ của tôi, robot của tôi. Hoặc bạn đang sử dụng một trong những hệ thống của đối thủ của tôi.

Về phương diện chính trị. Thông thường thì khi phải xử lý tình trạng khẩn cấp, một thể chế chuyên chính có nhiều lợi thế hơn. Nhưng trong đại dịch này con Covid-19 đã buộc mọi quốc gia, không phân biệt thể chế, phải tiến hành các biện pháp cưỡng bức như nhau. Có người lo rằng xu hướng này sẽ dẫn đến thất bại của nền dân chủ. Không hẳn vậy, đây lại chính là một cơ hội cho các thể chế dân chủ (đặc biệt ở những nước giàu ) điều chỉnh thể chế. Còn nhớ ngày11 tháng 11 năm 1947 cố Thủ tướng Winston Churchill đã có một tuyên bố nổi tiếng trước Quốc hội Anh: “Dân chủ không phải là hình thức xã hội tối ưu, nhưng hiện nó đang là hợp lý nhất, và vẫn chưa có thể chế nào hay hơn nó.” Điều này vẫn còn nguyên giá trị cho đến ngày nay. Mới đây Garett Jone đã xuất bản cuốn sách thú vị Ít đi 10% Dân chủ (10% less Democracy, Stanford Univversity Press, 2-2020) với ngụ ý rằng ở các nước G-7 nên bớt đi 10% Dân chủ sẽ tốt hơn. Theo ông, thì Singapore Dân chủ đã giảm mất đi 50% rồi [vậy thì con số ấy của Trung Quốc phải là 90%!?]. Covid-19 là cơ hội để nền Dân chủ thúc đẩy cải cách theo kiểu đó, chứ nó không thể thất bại. Sau đại dịch người dân có thể chấp nhận sự kiểm soát của chính quyền bằng căn cước điện tử nhằm phục vụ an sinh, như để phòng chống dịch bệnh…, chứ không dễ dàng từ bỏ khát vọng được tự do biểu đạt ý kiến riêng trên mạng xã hội. Sau đại dịch bất ngờ này nhân dân toàn thế giới càng nhận thức rõ thế nào là một chính quyền thật sự vì Dân, tôn trọng sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Người dân chỉ cần một chính phủ hành động quyết liệt và hiệu quả, chứ không cần những khẩu hiệu chính trị suông.

Về các giá trị truyền thống. Covid-19 đã làm chúng ta hốt hoảng đến nỗi nhiều người nghĩ rằng sau đây mọi giá trị sẽ đảo lộn. Điều này chỉ là biểu hiện của tình trạng mà Nguyễn Thanh Việt (nhà văn Mỹ gốc Việt, Giải Pulitzer 2016) đã nhìn thấu: “Kẻ thù thực sự của chúng ta không phải là con virus, mà là phản ứng của chúng ta với virus – một phản ứng đã bị suy thoái và biến dạng bởi sự bất bình đẳng về cấu trúc của xã hội”. Cái phải thay đổi không phải là các giá trị truyền thống cốt lõi như lòng vị tha và tình yêu thương đồng loại, đúng là: “Lòng tốt với người khác là điều quý giá đến mức phải được chia sẻ”. Hàng ngũ Y- Bác sĩ và các nhân viên y tế toàn thế giới lần này đúng là các vị Chủ chiên ,vị A la hán  cứu nhân độ thế. Các nhà khoa học khắp nơi chưa bao giờ có dịp hợp tác vô tư đúng với tinh thần học thuật vì mục đích nhân đạo, như đang cùng nhau chung sức chống tác hại của con virus nhỏ bé mà tàn bạo này. Và có lẽ cũng từ khi sinh ra đến giờ loài Homo Sapiens mới có dịp định thần để suy nghĩ và trải nghiệm lại giá trị của gia đình như một tế bào của xã hội.

Về lối thoát . Đã 20 năm kể từ khi lời kêu gọi thống thiết của các nhà khoa học ,nhà môi trường …về việc ngăn chặn thảm họa Môi trường sinh thái – Sinh quyển của Trái đất, vẫn bị các Tổ chức quốc tế có liên quan, các chính phủ và cộng đồng xã hội ngó lơ. Đề xuất về việc giới tinh hoa toàn cầu phải mau chóng hợp sức tạo ra Trí quyển – Tập hợp Trí tuệ của nhân loại để cấp cứu Sinh quyển trước khi nghĩ đến những điều to tát hơn, hình như cũng sắp rơi vào quên lãng.May thay, Covid-19 xuất hiện như một sự sắp xếp của Tạo hóa, nhắc nhở loài người về một ngày “tận thế” không xa… Đi về phía ấy hay rẽ sang ngã khác phụ thuộc vào mỗi chúng ta.

 III/AL TRÍ TUỆ NHÂN TẠO , CÔNG NGHỆ SINH HỌC VÀ KẾT NỐI VẠN VẬT  & NẠN THẤT NGHIỆP

 

3.1  TRÍ TUỆ NHÂN TẠO AL SẼ TỪNG BƯỚC THAY 90% CÁC HOẠT ĐỘNG CỦA CON NGƯỜI  

Đặc trưng thời đại này nguyên uỷ bắt đầu từ máy vi tính ,hệ thống giao thông siêu tốc  . Cũng như cách đây 200 năm là máy hơi nước và thuyền chạy bằng động cơ hơi nước ,cách đây 100 năm là  máy điện thoại , động cơ chạy xăng . Trái đất ngày càng nhỏ ,rất nhỏ là vì những phương tiện giao thông liên lạc .  Và không ai biết trước cách mạng thông tin này sẽ dẫn thế giới đi đâu ,về đâu một khi người có thể chat toàn cầu , đánh bài toàn cầu …. Internet không chỉ chuyển tải tức khắc chử viết mà còn hình ảnh sinh động , âm thanh thì thầm của môi trường sinh sống  tức là cái hồn của sự sống .

         Con người ,hàng nghìn năm đã tưởng tượng ra những khả năng siêu việt của các bậc Tiên Thánh  có khả năng xuyên không gian ,thời gian để thấy rõ những cảng tượng và giao lưu với nhân vật sống ở các không gian cách  xa nghìn vạn dăm .Nhìn một chừng mực nào đó ,loài người với công nghệ internet đã thành “ tiên “ .Với năng lực của  “tiên “ con người sẽ làm gì ?  mặt trái  của năng lực ảo từ Trí tuệ nhân tạo và kết nối mạng không dây  cũng được Loài người tưởng tượng ra từ  chuyện ma quỷ , yêu quái  trong  cổ tích Hy La ,Ả rập hay của Phương đông  ( Ấn ,Hoa ) . Khả năng xuyên không gian của Nhãn,nhĩ ,mũi ,lưỡi ,thân ,ý niệm .          Nhà sử học Yuval Noah Harari cho rằng, nếu như từ vài trăm năm nay con người thay đổi thế giới bằng công nghệ thì gần đây, con người đang thay đổi chính con người bằng công nghệ, ở hai khía cạnh: thứ nhất là những con người ảo, thông minh như người mà không phải người; thứ hai là cơ thể người sắp tới sẽ không hoàn toàn là con người nguyên thủy mà sẽ gắn theo nhiều thiết bị vô cơ để thực hiện các chức năng sinh học.

       Cả chính trị gia và cử tri hầu như không thể hiểu được các công nghệ mới, chứ chưa nói đến việc điều chỉnh tiềm năng bùng nổ của họ. Kể từ những năm 1990, internet đã thay đổi thế giới có lẽ nhiều hơn bất kỳ yếu tố nào khác, tuy nhiên cuộc cách mạng internet được các kỹ sư chỉ đạo nhiều hơn là bởi các đảng chính trị. Bạn đã bao giờ bỏ phiếu về internet? Hệ thống dân chủ vẫn đang vật lộn để hiểu những gì đã tấn công nó và không thể giải quyết được những cú sốc tiếp theo, như sự nổi lên của Al và cuộc cách mạng blockchain.

      Tự động hóa và số hóa thậm chí còn có tác động sâu sắc hơn đến các dịch vụ. Vào năm 1918, không thể tưởng tượng được rằng các văn phòng, trường học, tòa án hoặc nhà thờ có thể tiếp tục hoạt động trong tình trạng bị khóa. Nếu học sinh và giáo viên trốn trong nhà của họ, làm thế nào bạn có thể tổ chức lớp học? Hôm nay chúng ta biết câu trả lời. Nó cũng đã tạo ra những vấn đề không thể tưởng tượng trước đây, Nhưng thực tế là nó hoàn toàn có thể được thực hiện là đáng kinh ngạc.

       Vào năm 1918, loài người chỉ sinh sống trong thế giới vật chất, và khi virus cúm chết người quét qua thế giới này, loài người không còn nơi nào để chạy. Ngày nay, nhiều người trong chúng ta đang sống trong hai thế giới - thực và ảo. Khi coronavirus lưu hành qua thế giới vật chất, nhiều người đã chuyển phần lớn cuộc sống của họ sang thế giới ảo, nơi virus không thể theo dõi.

       Các máy móc giờ đã đọc được những dòng suy nghĩ từ bộ não thì chẳng bao lâu nữa chúng cũng có thể phát các xung điện kích thích bộ não chúng ta có những cảm giác, suy nghĩ, và mong muốn do máy móc đưa ra. Không ai tưởng tượng được hậu quả sẽ thế nào. Một số nhỏ các kỹ sư có thể điều khiển suy nghĩ của hàng tỷ người? Dù chủ ý hay một sai lầm vô ý cũng sẽ dẫn đến một sự sụp đổ văn minh nhân loại. Đây là một nguy cơ đang thành hiện thực mà ít chính trị gia nào đang suy nghĩ một cách nghiêm túc. Họ, có khi còn chỉ nghĩ đến một cuộc sụp đổ sinh thái (do biến đổi khí hậu chẳng hạn) mà đã đủ đau đầu vì chưa có giải pháp rồi.

         Cái thứ nhất đang tạo ra một cảm giác bị bỏ rơi cho một số đông không theo kịp công nghệ. Trước đây người ta bị máy móc bóc lột thì nay bị máy móc bỏ rơi. Cảm giác bị bỏ rơi khó đấu tranh hơn bị bóc lột rất nhiều. Cái thứ hai đang đi sau một chút, và hệ quả của nó cũng sẽ không hề nhỏ  Có lẽ chính vì vậy mà cảm giác bất an và mất lòng tin đang tăng lên vì người dân hằng ngày đang sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI), bị AI điều khiển và cảm nhận được rõ hơn cả nguy cơ này. Đó là nguy cơ họ sẽ bị đào thải và trở thành người thừa trong xã hội, bị AI điều khiển, chi phối.  Thế kỷ 21 dần chứng kiến sự làm chủ Al và tích hợp từ trí tuệ nhân loại trong thế gian cái  Sắc uẩn (zh. 色; sa., pi. rūpa), chỉ sự nhận biết mình có thân và sáu giác quan (hay còn gọi là lục căn, bao gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý.

         Từ sau 2010 ,Al và công nghệ sinh học từng bước dần quản lý và học máy để thay thế các cơ phận sinh học   tư duy  của con người :

cái Thọ uẩn (zh. 受, sa., pi. vedanā), tức là toàn bộ các cảm giác, cảm nhận sự thay đổi chung quanh, không phân biệt chúng là dễ chịu, khó chịu hay trung tính.(Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thọ? Cảm thọ gì? Cảm thọ lạc, cảm thọ khổ, cảm thọ phi khổ phi lạc. Al đang  vội vã huân tập với hệ thống các con chip cơ học vi tế chưa từng có trong thế kỷ 20 ,để thay thế Tưởng uẩn (zh. 想, sa. saṃjñā, pi. saññā) là nhận biết sự khác biệt, như là màu này khác màu kia, mùi này khác mùi kia...[1](Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là tưởng? Nhận rõ, , nên gọi là tưởng. Nhận rõ gì? Nhận rõ màu xanh, nhận rõ màu vàng, nhận rõ màu đỏ, nhận rõ màu trắng. Nhận rõ, này các Tỷ-kheo, nên gọi là tưởng.) và Al cũng hối hả để thay con người  thực hiên Hành uẩn (zh. 行, sa. saṃskāra, pi. saṅkhāra), (Hành là ý định, toan tính, suy tư, cân nhắc trước 1 quyết định. Hành bao gồm tất cả các chủ tâm trước khi một hành động được hình thành. Hành là đối tượng đã tạo nên nghiệp thiện ác.(Gồm Thân hành, Khẩu hành, Ý hành)(Này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là hành? Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi nên gọi là hành. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi gì? Làm cho hiện hành sắc với sắc tánh, làm cho hiện hành thọ với thọ tánh, làm cho hiện hành tưởng với tưởng tánh, làm cho hiện hành các hành với hành tánh, làm cho hiện hành thức với thức tánh. Làm cho hiện hành (pháp) hữu vi, nên gọi là các hành.) thay thế  Thức uẩn (zh. 識, sa. vijñāna, pi. viññāṇa) là sự nhận thức nhờ mặc định, mặc định cái này chua, mặc định cái kia đắng, mặc định cái nọ màu đỏ, mặc định cái kia nóng, cái này lợi, cái kia không lợi... Đây cũng là bước chuyển tiếp của tưởng uẩn và hành uẩn, từ sự cảm nhận sự khác biệt rồi suy tư cân nhắc xem mức độ khác biệt như thế nào, cho đến định nghĩa sự khác biệt bằng những danh từ hay tên gọi cho từng sự vật, sự việc, hiện tượng.. (Và này các Tỷ-kheo, thế nào gọi là thức? Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức. Rõ biết gì? Rõ biết chua, rõ biết đắng, rõ biết cay, rõ biết ngọt, rõ biết chất kiềm... rõ biết không phải chất kiềm, rõ biết mặn, rõ biết không mặn. Rõ biết, này các Tỷ-kheo, nên gọi là thức.)

         Năm trăm năm trước, cuộc cách mạng khoa học bắt đầu, cho phép chúng ta khai thác tài nguyên trên hành tinh để sống lâu hơn và có năng suất cao hơn.Khi cuộc cách mạng kỹ thuật số bắt đầu chỉ 50 năm trước ( 1970-2020), thế giới đã dần  thu hẹp lại.Chúng ta trở thành ngôi làng toàn cầu, hy vọng và ước mơ của chúng ta được chuyển đổi thành một dãy vô hạn những con số một và số không trên khắp không gian mạng.Ngày nay, chúng ta đứng hiên ngang trên thế giới như một vị thần, với sức mạnh để vừa phá hủy hành tinh chúng ta vừa tạo ra sự sống.Chúng ta thậm chí có thể tạo ra những cá thể cuối cùng của loài người hoàn toàn là con người khi công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo bắt đầu xé toạc cốt lõi cấu tạo làm nên chúng ta.Thật vậy, chiến dịch 'Being Human' của chúng ta do Sophia, robot giống người thật một cách đáng kinh ngạc vốn đang tự hình thành trí thông minh, dẫn dắt.Nó trông như con người, nó nói chuyện như con người, nhưng nó vẫn chưa thể suy nghĩ hay cảm nhận như con người.

          Phải mất bao nhiêu năm nữa cho đến khi nó thực sự là một thành viên của loài người? Hay loài người chúng ta là thành viên trong cộng đồng của nó?    Câu chuyện của chúng ta thật phi thường. Câu chuyện vĩ đại nhất từng được kể.Và mặc dù đó là câu chuyện về sự phát triển đáng kinh ngạc của nhân loại, đó cũng là câu chuyện về cuộc sống của hàng tỷ cá nhân vang vọng đến ngàn năm sau, tất cả đều đều tràn đầy hy vọng và hứa hẹn, sự sợ hãi và nỗi thất vọng.Khi chúng ta khám phá thêm về thực tế, sự tồn tại của chúng ta càng mất đi ý nghĩa, nó trở thành dòng chú thích biến mất giữa không gian và thời gian, một đốm bụi giữa vũ trụ vô biên.Nhưng là con người tức là ở trung tâm vũ trụ để trải nghiệm tất cả các sắc màu và tiềm năng của cuộc sống.Đây là những gì chúng tôi muốn tôn vinh trong chương trình 'Being Human' - lòng kính sợ trước sự tồn tại của con người và sự hồi hộp khi khám phá ý nghĩa là con người, kỳ quan lớn nhất trên thế giới, là như thế nào.

          Các tài sản văn hóa, tôn giáo và lịch sử vốn bị lu mờ bởi những câu chuyện trong thế kỷ 20 giờ lại tìm được hào quang. Nhưng tương lai rốt cuộc sẽ là gì thì chúng ta cần nhìn lại căn nguyên của những biến đổi trên, công nghệ AI và sinh học, những thứ đang và sẽ chi phối tất cả chúng ta. .Các cuộc cách mạng kép  trong công nghệ thông tin và công nghệ sinh học có thể tái cấu trúc không chỉ các nền kinh tế và xã hội mà cả cơ thể và tâm trí của chúng ta. Trước đây, con người chúng ta đã học cách kiểm soát thế giới bên ngoài chúng ta, nhưng chúng ta có quyền kiểm soát rất nhỏ đối với thế giới bên trong chúng ta. Chúng ta biết cách xây dựng một con đập và ngăn dòng sông chảy, nhưng chúng ta không biết làm thế nào để ngăn cơ thể khỏi lão hóa. Chúng ta biết cách thiết kế một hệ thống tưới tiêu, nhưng chúng tôi không biết làm thế nào để thiết kế một bộ não. Nếu một con muỗi vo ve bên tai và làm phiền giấc ngủ của chúng ta, chúng ta biết cách giết muỗi, nhưng nếu một ý nghĩ cứ lởn vởn trong đầu và khiến chúng ta tỉnh táo vào ban đêm, hầu hết chúng ta không biết cách giết chết ý nghĩ đó.

    Các cuộc cách mạng trong công nghệ sinh học và công nghệ thông tin sẽ cho chúng ta quyền kiểm soát thế giới bên trong chúng ta và sẽ cho phép chúng ta thiết kế và sản xuất cuộc sống. Chúng ta sẽ học cách thiết kế bộ não, kéo dài cuộc sống và tiêu diệt suy nghĩ theo ý của chúng ta. Không ai biết hậu quả sẽ ra sao. Con người luôn giỏi hơn nhiều trong việc phát minh ra các công cụ hơn là sử dụng chúng một cách khôn ngoan. Việc điều khiển một con sông dễ dàng hơn bằng cách xây dựng một con đập hơn là dự đoán tất cả các hậu quả phức tạp mà nó sẽ gây ra cho hệ sinh thái rộng lớn hơn. Tương tự như vậy, sẽ dễ dàng chuyển hướng dòng chảy của tâm trí của chúng ta hơn là thiêng liêng những gì sẽ làm cho tâm lý cá nhân của chúng ta hoặc cho các hệ thống xã hội của chúng ta.

Trước đây, chúng ta có được sức mạnh để thao túng thế giới xung quanh và định hình lại toàn bộ hành tinh, nhưng vì chúng ta không hiểu được sự phức tạp của hệ sinh thái toàn cầu, những thay đổi chúng ta đã vô tình phá vỡ toàn bộ hệ sinh thái, và bây giờ chúng ta phải đối mặt với một sụp đổ sinh thái.

Trong thế kỷ tới, công nghệ sinh học và công nghệ thông tin sẽ cho chúng ta sức mạnh để thao túng thế giới bên trong chúng ta và định hình lại chính mình, nhưng vì chúng ta không hiểu được sự phức tạp của tâm trí của chúng ta, những thay đổi mà chúng ta sẽ làm cho hệ thống tinh thần của chúng ta bị ảnh hưởng đến mức độ như vậy rằng nó cũng có thể bị phá vỡ.

     Năm 1938, tình trạng của một người bình thường ở Liên Xô, Đức, hoặc Hoa Kỳ có thể đã trở nên nghiệt ngã, nhưng anh ta liên tục nói rằng anh ta là điều quan trọng nhất trên thế giới, và anh ta là tương lai (tất nhiên, với điều kiện anh ta là một "người bình thường" chứ không phải là người Do Thái hay người châu Phi).

Anh nhìn vào những tấm áp phích tuyên truyền mà điển hình là những người khai thác than, thợ thép và những bà nội trợ trong tư thế anh hùng và thấy mình ở đó: "Tôi ở trong tấm áp phích đó! Tôi là anh hùng của tương lai!"    80 năm sau , Năm 2018, một người bình thường cảm thấy ngày càng không liên quan, Rất nhiều từ bí ẩn vòng cung hào hứng trong TED Talks, chính phủ nghĩ rằng xe tăng, và các hội nghị công nghệ cao- toàn cầu hóa , blockchain, kỹ thuật di truyền, trí tuệ nhân tạo, học máy và những người bình thường cũng có thể nghi ngờ rằng những từ này không phải là nói về họ . Câu chuyện tự do là câu chuyện của những người bình thường. Làm thế nào nó có thể vẫn phù hợp với một thế giới của cyborg và các thuật toán hoạt động trên mạng?

Trong thế kỷ XX, quần chúng nổi dậy chống lại sự bóc lột  và tìm cách diễn đạt  vai trò quan trọng của họ trong quyền lực chính trị. Bây giờ quần chúng sợ không còn được  liên quan, và họ điên cuồng sử dụng quyền lực chính trị còn lại của mình trước khi quá muộn. Do đó, Brexit và sự nổi lên của át chủ bài có thể chứng minh một quỹ đạo trái ngược với các cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa truyền thống. Các cuộc cách mạng của Nga, Trung Quốc và Cuba được thực hiện bởi những người có ý nghĩa sống còn đối với nền kinh tế nhưng thiếu quyền lực chính trị; vào năm 2016, Trump và Brexit đã được hỗ trợ bởi nhiều người vẫn thích quyền lực chính trị nhưng họ sợ rằng họ sẽ mất giá trị kinh tế. Từ 2025 ,Robot và công nghệ xử lý thuật tóan càng nhiều thì nhu cầu thiểu dụng lao động tăng nhanh ,từ đó các  cuộc nổi dậy của thế kỷ hai mươi mốt sẽ được tổ chức không phải chống lại một tầng lớp kinh tế bóc lột con người mà chống lại một tầng lớp kinh tế đang ngày càng không cần đến 1 phần người  lao động nữa.  . Đấu tranh chống lại sự không cần khai thác sử dụng phù hợp giá trị lao động  còn khó hơn nhiều so với chống lại sự bóc lột sức lao động ..                                                      

       Câu chuyện về Al trí tuệ nhân tạo ,kết tập vạn vật  là câu chuyện dài ,rất dài có thể vài thế kỷ . Al ,robot  v.v là sản phẩm ,đứa con tinh túy nhất  của loài người nhưng nó sẽ biến loài người thành một giống loài khác hẵn với tổ tiên nó ( Như chúng ta đã từng làm với  tổ tiên chúng ta là những homo sapiens thời tiền sử 10.000 năm trước  C.N trừ khi có những chứng cứ mới là  có một giống loài người như chúng ta ở đâu đó trong vủ trụ này ).Ngày nay , năm 2021 ,phần con ( cái hình hài thể xác đã biến đổi  nhưng vẫn có khuôn dạng tương đồng  là cái còn lưu giử trong loài người phần di thể của tổ tiên homo sapiens  ),  phần người (mà giá trị chủ yếu từ trí tuệ và các quan hệ từ trí tuệ với  bên ngoài ),còn bao nhiêu phần trăm nếu so với nguyên gốc homosapiens 10.000 năm trước CN  .  Câu trả lời cũng là tùy theo mỗi bộ tộc ,mỗi xã hội .. và mỗi cách nhìn .  Nhưng chắc chắn bộ tộc Cờ Tu ở chân núi Trường sơn thì phần người chỉ 25 % mà phần con thì đến 75%. Còn cô gái Mỹ gốc  người dân tộc Mèo Vàng Pao sống ở Mỹ  từ 1975 thì có lẽ phần người thời đại đến 90%  còn phần con chỉ còn 10%.   Cũng có lẽ  ,biết đâu vào năm 2121 , có những con cháu Al homosapiens của chúng ta   sẽ ngồi trên 1 Tàu vủ trụ lớn hàng chục km2  đang bay quanh Thái dương hệ cận thiên hà và  thử nhẫm tính chúng còn bao nhiêu phần con và bao nhiêu phần người giống tổ tiên của chúng tức là chúng ta ngày nay năm 2022 .     

3.2 CẦU CHUYỆN TRƯỚC MẮT LÀ THẤT NGHIỆP VÀ THIỂU DỤNG LAO ĐỘNG 

   Hãy trở lại ,những vấn đề cấp bách trước mắt của chuyện Al với  xã hội hiện tại . Cấp bách  nhất có lẽ là nạn thất nghiệp . Trong Đại dịch Covid ,Từ 2022 thất nghiệp và thiểu dụng lao động trên 50%  đang tăng vọt và tác động tiêu cực của Al  lên các vấn đề xã hội  .Năm 2025 khởi đầu 25 năm thứ II của thế kỷ 21  đánh dấu bởi sự gia tăng nhanh chóng của thất nghiệp trên khắp thế giới.  Điều này dẫn đến biến động kinh tế, chính trị và văn hóa đáng kể. Trong hầu hết 200 năm kể từ cuộc cách mạng công nghiệp, những tiến bộ mới trong công nghệ và tự động hóa đã có xu hướng tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn là chúng bị phá hủy. Tuy nhiên, vào đầu thế kỷ 21, điều này không còn đúng nữa. Một thay đổi cơ bản đã bắt đầu xảy ra. Tiền lương trung bình, đã giảm trong những thập kỷ gần đây, đã tiếp tục trì trệ - đặc biệt là ở phương Tây.  Toàn cầu hoá và gia công việc làm cho thị trường nước ngoài với tỷ lệ lao động quốc tế thấp hơn, tất nhiên, đã từng chịu trách nhiệm một phần trong quá khứ. Nhưng một xu hướng tăng trưởng nhanh và đang gia tăng là tác động của máy móc và các chương trình phần mềm thông minh. Không chỉ khả năng thể chất của họ trở nên giống con người hơn;  theo nhiều cách kỹ năng phân tích và nhận thức của họ cũng bắt đầu phù hợp với những người khác. 

Công nhân cổ xanh có truyền thống chịu đựng gánh nặng sa thải từ thất nghiệp công nghệ. Lần này, công việc cổ trắng không còn an toàn nữa.  Các robot tiên tiến, các thuật toán ngày càng phức tạp, mạng học sâu, tăng trưởng theo hàm mũ về sức mạnh xử lý máy tính và băng thông, nhận dạng giọng nói / mặt và các công nghệ khác - tất cả đều mở đường cho một xã hội tự động hóa cao. Hơn nữa, trong số ít (vài) công việc mới được tạo ra, hầu hết đều nằm trong các vai trò có tay nghề cao, làm cho nó trở nên khó khăn hoặc không thể đối với những người tạo ra sự dư thừa để thích nghi. Nhiều công nhân hiện đang phải đối mặt với tình trạng thất nghiệp vĩnh viễn.

Năm 2030, vận tải là một trong những lĩnh vực có tác động lớn nhất.  Năm 2015, chiếc xe tải tự lái  đầu tiên được công bố. Những chiếc xe công nghệ cao này đã nhanh chóng được chấp nhận. Ban đầu họ yêu cầu một người lái xe có mặt, người có thể tiếp quản trong trường hợp khẩn cấp, nhưng các phiên bản sau này hoàn toàn tự lái.Chỉ tính riêng ở Mỹ, đã có 3,5 triệu tài xế xe tải, với thêm 5,2 triệu người liên quan  phụ thuộc vào ngành công nghiệp xe tải lái xe, chẳng hạn như quán cà phê đường cao tốc và nhà nghỉ nơi các lái xe sẽ dừng lại để ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ. Chỉ tính riêng ở Mỹ, đã có 3,5 triệu tài xế xe tải, với thêm 5,2 triệu người trong phi lái xe công việc mà là phụ thuộc vào ngành công nghiệp xe tải lái xe, chẳng hạn như quán cà phê đường cao tốc và nhà nghỉ nơi các lái xe sẽ dừng lại để ăn uống, nghỉ ngơi và ngủ. Một xu hướng tương tự sẽ theo sau với các loại xe khác,  chẳng hạn như taxi, cùng với phương tiện công cộng bao gồm tàu hỏa - đặc biệt là Tàu điện ngầm Luân Đôn.   Xe tự lái sẽ không bao giờ yêu cầu lương, đào tạo, ngủ, trợ cấp hưu trí, bảo hiểm y tế, ngày nghỉ hoặc chi phí / thời gian liên quan khác, sẽ không bao giờ uống rượu, và không bao giờ bị phân tâm bởi điện thoại di động hoặc bị cơn giận dữ cám dỗ.

    Sản xuất là một khu vực khác nhìn thấy sự thay đổi nhanh chóng. Khu vực này đã chứng kiến sự tự động hóa nặng nề trong những thập kỷ trước đó, dưới hình thức robot có khả năng chế tạo xe hơi. Nói chung, tuy nhiên, các máy này được giới hạn trong một bộ cố định các chuyển động được xác định trước - các hành động lặp đi lặp lại được thực hiện lặp đi lặp lại. Robot có khả năng thích nghi và năng động hơn nhiều sẽ xuất hiện trong đầu thế kỷ 21. Chỉ một ví dụ là "Baxter", được phát triển bởi Rethink Robotics.  Baxter có thể hiểu môi trường của nó và đủ an toàn để làm việc với vai người khác trong khi cung cấp một loạt các kỹ năng. Với giá chỉ 22.000 đô la, mô hình này nhắm vào các nhà sản xuất cỡ vừa và nhỏ, những công ty chưa bao giờ đủ khả năng mua robot trước đây. Nó nhanh chóng và dễ dàng để cấu hình, đi từ giao hàng đến sàn nhà máy trong chưa đầy một giờ, không giống như các rô bốt truyền thống yêu cầu các nhà sản xuất phát triển phần mềm tùy chỉnh và đầu tư vốn bổ sung.

    Robot ngày càng được sử dụng trong hàng không vũ trụ,  nông nghiệp,  làm sạch,  dịch vụ chuyển phát (qua drone),  nhà chăm sóc người cao tuổi, bệnh viện,  khách sạn,  nhà bếp, các hoạt động quân sự,  khai thác mỏ,  môi trường bán lẻ, tuần tra an ninh  và kho hàng.  Trong lĩnh vực khoa học, một số máy móc hiện đang hoạt động tương đương với 12 năm nghiên cứu con người mà chỉ tốn thời gian  trong một tuần. Tăng trưởng nhanh trong công nghệ lắp đặt pin mặt trời khiến một số nhà phân tích tin rằng một kỷ nguyên mới của việc làm xanh sắp sửa nổ tung,  nhưng robot có khả năng của công việc này với tốc độ lớn hơn và hiệu quả hơn so với các kỹ sư của con người.

                     Các đại diện ba chiều của con người  cũng đã được triển khai trong nhiều vai trò trợ lý / tiếp tân công cộng khác nhau. Trong khi thế hệ đầu tiên thiếu khả năng tổ chức một cuộc trò chuyện hai chiều, các phiên bản sau này trở nên tương tác và thông minh hơn.  Các ví dụ khác về tự động hóa bao gồm kiểm tra tự phục vụ,  sau đó tiếp theo là hình thức thanh toán "tức thì" nâng cao hơn thông qua kết hợp theo dõi RFID và máy quét cửa  (cũng cho phép theo dõi và kiểm tra mức độ cổ phiếu mà không có con người).                              

       Quán cà phê và nhà hàng đã bắt đầu sử dụng một hệ thống hiển thị màn hình cảm ứng, máy tính bảng và các ứng dụng di động để cải thiện tốc độ và độ chính xác của quá trình đặt hàng,  với nhiều cơ sở cũng cung cấp máy để nhanh chóng tạo ra và phân chia các bữa ăn / thức uống,  đặc biệt trong chuỗi thức ăn nhanh như McDonalds.  Phần mềm, thuật toán và ứng dụng di động của AI đã bùng  nổ trong suốt những năm 2010 và xu hướng này tiếp tục trong những thập kỷ tiếp theo. Một số robot giờ đây có khả năng viết và xuất bản các bài báo trực tuyến.  Các luật sư ảo đã được phát triển để dự đoán kết quả có thể có và tác động của các vụ kiện pháp luật; đã có các bác sĩ ảo và các chương trình y tế (như Watson), với phân tích ngày càng được vi tính hóa và báo cáo dữ liệu lớn (có thể tìm thấy câu "kim trong đống cỏ khô" có siêu chính xác và tốc độ);  giáo viên ảo và các ngành nghề ảo khác.

In 3D là một xu hướng mới nổi khác, đến năm 2020 đã trở thành hiện tượng tiêu dùng chủ đạo cho ngôi nhà  và ngày càng được sử dụng ở các định dạng quy mô lớn và các thiết lập công nghiệp; ngay cả đối với việc xây dựng các tòa nhà và phương tiện. Đến năm 2040, các công việc sản xuất truyền thống đã bị loại bỏ chủ yếu ở Hoa Kỳ  và nhiều xã hội phương Tây khác. Trong khi đó, khả năng in ấn giày dép, quần áo và các mặt hàng cá nhân khác nhanh chóng và rẻ tiền đã ảnh hưởng đến một số lượng lớn việc làm tại các quốc gia đang phát triển, đặc biệt là những người trong các  Xưởng lao đông mồ hôi ở châu Á. Tất cả những phát triển này dẫn đến một cuộc khủng hoảng thất nghiệp đang gia tăng; không ngay lập tức và không ở khắp mọi nơi, nhưng đủ để trở thành một vấn đề lớn đối với xã hội. 


Nguồn: Ngân hàng Thế giới  và Chương trình Oxford Martin về Tác động của Công nghệ Tương lai 

Các chính phủ hiện đang phải đối mặt với những câu hỏi sâu sắc về bản chất và định hướng tương lai của nền kinh tế của họ. Nếu ngày càng có nhiều người bị thất nghiệp vĩnh viễn, họ có thể mua hàng hóa và dịch vụ cần thiết để kích thích tăng trưởng như thế nào? Doanh thu thuế đến từ đâu? Đối mặt với những cử tri ngày càng tức giận và tuyệt vọng, giờ đây phản đối quy mô lúng túng Chiếm Wall Street, nhiều nhà lãnh đạo từ năm 2025 đến năm 2050 bắt đầu xây dựng một hệ thống phúc lợi để xử lý những hoàn cảnh đặc biệt này. Điều này đã đi qua một số tên trong quá khứ - như thu nhập cơ bản, đảm bảo thu nhập cơ bản, thu nhập cơ bản phổ quát, dân số phổ thông và thu nhập của công dân - nhưng thường được gọi là thu nhập cơ bản vô điều kiện (UBI).Khái niệm UBI không phải là mới. Thu nhập tối thiểu cho người nghèo đã được thảo luận từ đầu thế kỷ 16; trợ cấp vô điều kiện đã được đề xuất vào thế kỷ 18; cả hai được kết hợp lần đầu tiên vào thế kỷ 19 để hình thành ý tưởng về thu nhập cơ bản vô điều kiện.  Lý thuyết này được chú ý nhiều hơn trong thế kỷ 20. Nhà kinh tế học Milton Friedman năm 1962 ủng hộ thu nhập được đảm bảo thông qua "thuế thu nhập âm". Martin Luther King Jr. trong cuốn sách cuối cùng của mình, Where Do We Go from Here: Chaos or Community ?, đã viết: "Bây giờ tôi tin rằng cách tiếp cận đơn giản nhất sẽ tỏ ra hiệu quả nhất - giải pháp cho nghèo đói là xóa bỏ nó trực tiếp bằng một biện pháp được thảo luận rộng rãi hiện nay: thu nhập được đảm bảo.

Ngay sau Đại dịch Covid ,từ 2022 đã xuất hiện khủng hoảng việc làm nghiêm trọng nhất  kể từ thời đại suy thoái 1930.Lực lượng lao động trên thế giới đang quay cuồng với cú sốc ban đầu của suy thoái  do  Covid-19 gây nên, số lượng người thất nghiệp và yêu cầu trợ cấp đã và đang tăng vọt. Giám đốc điều hành Quỹ tiền tệ quốc tế, bà Kristalina Georgieva cảnh báo về một cuộc khủng hoảng chưa từng có, việc cắt giảm nhân công từ Áo sang Mỹ phản ánh cuộc suy thoái thời bình sâu nhất kể từ cuộc Đại suy thoái 1930.


NFP của Mỹ xấu nhất trong 1 thập kỷ

Thất nghiệp gia tăng sẽ tăng cường áp lực lên chính phủ và các NHTW trong việc tăng tốc cung cấp các chương trình để hỗ trợ cho người mất việc hoặc cố gắng thuyết phục người sử dụng lao động không sa thải nhân viên cho đến khi virus biến mất.Tổ chức Lao động Quốc tế năm 2020 đã cảnh báo gần vài chục  triệu việc làm sẽ bị mất nếu virus không được kiểm soát sớm .
          Tại JPMorgan Chase, các nhà kinh tế dự đoán mức thất nghiệp tại các thị trường phát triển sẽ tăng 2.7 % vào giữa năm 2021. Mặc dù thị trường lao động sẽ phục hồi khi kinh tế tăng trở lại nhưng họ vẫn dự đoán tỷ lệ thất nghiệp tăng 4.6% ở Hoa Kỳ và 8.3% ở khu vực đồng euro vào cuối năm 2021.Văn hóa linh hoạt hơn của Hoa Kỳ sẽ khiến có nhiều người mất việc hơn so với tại EU và Nhật – nơi có nhiều chính sách hỗ trợ giữ chân nhân viên.Một cái nhìn đầu tiên về sự tàn phá đối với thị trường lao động Mỹ chính là báo cáo bảng lương phi nông nghiệp tháng 3/2021. Nó cho thấy đã có hơn 700,000 vị trí công việc bị sụt giảm – gấp 7 lần so với dự báo và là lần giảm đầu tiên trong 1 thập kỷ.


Thất nghiệp tại Tây Ban Nha tăng lên mức lịch sử

Goldman Sachs dự đoán tỷ lệ thất nghiệp sẽ sớm tăng vọt lên mức kỷ lục 15%.Ở châu Âu, một báo cáo cho thấy gần một triệu người Anh đã nộp đơn xin thanh toán phúc lợi trong vòng hai tuần, gấp 10 lần bình thường. Văn phòng thống kê của Anh thì công bố khảo sát cho thấy 27% các doanh nghiệp đang cắt giảm nhân sự trong ngắn hạn.Tại Tây Ban Nha, tỷ lệ thất nghiệp là gần 14%, thuộc hàng cao nhất trong các nước phát triển. Tại Áo là ở mức 12%, cao nhất kể từ sau Thế chiến II.

Từ năm 2025  đến 2030   Nguy cơ thực  là 8 triệu việc làm ở Anh gặp rủi ro từ AI

 

Một báo cáo mới cảnh báo về sự gián đoạn lớn tiềm tàng đối với việc làm của Vương quốc Anh từ làn sóng AI sắp tới. Ước tính 11% nhiệm vụ đã được tiếp xúc với AI hiện tại, một con số có thể tăng lên 59% trong làn sóng thứ hai. Nhưng cũng có thể có cơ hội tăng trưởng kinh tế.

 

 

 

AI của Vương quốc Anh 8 triệu việc làm có nguy cơ trong tương lai

 

 

 

Từ việc phát hiện và sử dụng lửa trong thời kỳ đồ đá, cho đến điện thoại thông minh cầm tay ngày nay, công nghệ đã cải thiện mức sống của chúng ta và là nền tảng của xã hội hiện đại. Tuy nhiên, thay đổi công nghệ không được quản lý đi kèm với rủi ro và gián đoạn. Làn sóng công nghệ hiện tại bao gồm AI tạo ra - được một số người mô tả là "Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư" - hứa hẹn những lợi ích biến đổi, đồng thời mang lại sự gián đoạn tiềm năng thông qua tác động của nó đối với bất bình đẳng tiền lương, bất bình đẳng giàu nghèo và dịch chuyển việc làm.

 

Viện Nghiên cứu Chính sách Công (IPPR), có trụ sở tại London, tuần này đã công bố một phân tích đầu tiên về AI tạo ra và hậu quả của nó đối với bối cảnh việc làm của Vương quốc Anh. Báo cáo, có sẵn để tải xuống tại đây, cảnh báo rằng thị trường lao động đang tiến gần đến một thời điểm then chốt, với khả năng gián đoạn việc làm trên diện rộng trong tương lai nhưng cũng tăng GDP, tùy thuộc vào chính sách của chính phủ.

 

Hai giai đoạn chính của việc áp dụng được xác định: làn sóng đầu tiên, hiện đang ở đây và làn sóng thứ hai, trong đó các công ty sẽ tích hợp các công nghệ AI hiện có ngày càng sâu hơn vào quy trình của họ.

 

Báo cáo là một phân tích rất chi tiết về 22.000 nhiệm vụ trong nền kinh tế Anh, bao gồm mọi loại công việc. Nó phát hiện ra rằng 11% nhiệm vụ được thực hiện bởi công nhân đã bị phơi bày trong làn sóng đầu tiên. Nó xác định các nhiệm vụ 'nhận thức thông thường' (như quản lý cơ sở dữ liệu) và các nhiệm vụ 'tổ chức và chiến lược' (như lập kế hoạch hoặc quản lý hàng tồn kho) là những nhiệm vụ tiếp xúc nhiều nhất với AI tạo ra, có thể đọc và tạo văn bản, mã phần mềm và dữ liệu.

 

Tuy nhiên, điều này có thể tăng hơn năm lần, với AI thực hiện 59% nhiệm vụ trong làn sóng thứ hai. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến các nhiệm vụ nhận thức không thường xuyên như tạo và duy trì cơ sở dữ liệu và sẽ ảnh hưởng đến các công việc có thu nhập ngày càng cao.

 

Các công việc back-office, entry level và bán thời gian có nguy cơ bị gián đoạn cao nhất trong làn sóng đầu tiên. Chúng bao gồm vai trò thư ký, dịch vụ khách hàng và hành chính.

 

Phụ nữ có nhiều khả năng làm những công việc như vậy, điều đó có nghĩa là họ sẽ nằm trong số những người bị ảnh hưởng nhiều nhất, báo cáo cho biết. Những người trẻ tuổi cũng có nguy cơ cao khi các công ty thuê ít người hơn cho các công việc cấp thấp và thay vào đó giới thiệu các công nghệ AI. Ngoài ra, những người có mức lương trung bình và thấp dễ bị thay thế bởi AI nhất.

 

 

 

AI của Anh 8 triệu việc làm có nguy cơ làn sóng thứ hai

 

 

 

IPPR đã mô hình hóa ba kịch bản cho tác động tiềm tàng của AI tạo ra "ở đây và bây giờ" đối với thị trường lao động, tùy thuộc vào lựa chọn chính sách:

 

• Trường hợp xấu nhất - dịch chuyển hoàn toàn: 1,5 triệu việc làm bị mất, không có GDP
tăng • Kịch bản trung tâm - 545.000 việc làm bị mất, với mức tăng GDP là 3,1% (64 tỷ bảng mỗi năm)
• Trường hợp tốt nhất - tăng cường đầy đủ: không có việc làm bị mất, với mức tăng GDP là 4% (92 tỷ bảng mỗi năm)

 

Ba kịch bản cho "làn sóng thứ hai" của việc áp dụng AI cũng đã được mô hình hóa:

 

• Trường hợp xấu nhất - dịch chuyển hoàn toàn: tất cả các công việc có nguy cơ được thay thế bằng AI, với 7,9 triệu việc làm bị mất và không có GDP
tăng • Kịch bản trung tâm - 4,4 triệu việc làm biến mất, nhưng với lợi ích kinh tế là 6,3% GDP (144 tỷ bảng mỗi năm)
• Trường hợp tốt nhất - tăng cường đầy đủ: tất cả các công việc có nguy cơ được tăng cường để thích ứng với AI, thay vì thay thế, dẫn đến không mất việc làm và tăng trưởng kinh tế 13% GDP (306 tỷ bảng mỗi năm)

 

 

 

Microsoft Copilot
Ảnh chụp màn hình của Copilot for Microsoft 365, một trình trợ giúp dựa trên ChatGPT để tự động hóa các tác vụ. Tín dụng: Andreas Prott

 

 

 

Nếu không có hành động của chính phủ và với các công ty bị bỏ lại cho các thiết bị của riêng họ, kịch bản xấu nhất là một khả năng thực sự, IPPR nói. Viện đang khuyến nghị chính phủ phát triển một "chiến lược công nghiệp tập trung vào công việc" cho AI khuyến khích chuyển đổi công việc và đảm bảo rằng thành quả của tự động hóa được chia sẻ rộng rãi trên toàn nền kinh tế. Điều này nên bao gồm:

 

• Hỗ trợ việc làm xanh, vì lĩnh vực này ít tiếp xúc với tự động hóa hơn các công việc
không xanh • Các biện pháp chính sách tài khóa, chẳng hạn như ưu đãi thuế hoặc trợ cấp để khuyến khích tăng việc làm so với việc dịch chuyển hoàn toàn
• Thay đổi quy định, để đảm bảo trách nhiệm của con người đối với các vấn đề chính, chẳng hạn như sức khỏe

 

"AI thế hệ đã tồn tại có thể dẫn đến sự gián đoạn thị trường lao động lớn - hoặc nó có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế rất lớn. Dù bằng cách nào, nó được thiết lập để thay đổi cuộc chơi cho hàng triệu người trong chúng ta", Carsten Jung, nhà kinh tế cấp cao tại IPPR cho biết. "Nhiều công ty đã đầu tư vào nó, và nó có tiềm năng tăng tốc nhiều nhiệm vụ hơn khi nhiều doanh nghiệp áp dụng nó."

 

"Trong năm năm tới, nó có thể biến đổi công việc tri thức. Câu hỏi bây giờ không phải là liệu AI có thể hữu ích hay không, mà là các nhà tuyển dụng sẽ sử dụng nó nhanh như thế nào và theo cách nào. Lịch sử cho thấy quá trình chuyển đổi công nghệ có thể là một lợi ích nếu được quản lý tốt, hoặc có thể kết thúc trong sự gián đoạn nếu để diễn ra mà không có sự kiểm soát. Thật vậy, một số nghề nghiệp có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi AI tạo ra, bắt đầu với các công việc văn phòng.

 

Nhưng công nghệ không phải là định mệnh, và ngày tận thế việc làm không phải là không thể tránh khỏi - chính phủ, người sử dụng lao động và công đoàn có cơ hội đưa ra các quyết định thiết kế quan trọng ngay bây giờ để đảm bảo chúng ta quản lý tốt công nghệ mới này. Nếu họ không hành động sớm, có thể đã quá muộn".

 

 

 


 

Một khoảnh khắc cửa trượt

 


 

 

 

"Chúng ta có thể thấy các công việc như copywriter, thiết kế đồ họa và trợ lý cá nhân bị ảnh hưởng nặng nề bởi AI", Bhargav Srinivasa Desikan, đồng tác giả của báo cáo và là nhà nghiên cứu cao cấp tại IPPR cho biết. "Câu hỏi đặt ra là làm thế nào chúng ta có thể chỉ đạo thay đổi công nghệ theo cách cho phép các cơ hội việc làm mới, tăng năng suất và lợi ích kinh tế cho tất cả mọi người."

 

"Chúng ta đang ở thời điểm cửa trượt. Các nhà hoạch định chính sách cần khẩn trương phát triển một chiến lược để đảm bảo thị trường lao động của chúng ta thích ứng với thế kỷ 21, mà không để hàng triệu người bị bỏ lại phía sau. Điều quan trọng là tất cả người lao động đều được hưởng lợi từ những tiến bộ công nghệ này, chứ không chỉ các tập đoàn công nghệ lớn".

 

 

IV/ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ HỦY HOẠI SINH  QUYỄN

Lịch sự kiện dấu hiệu cận tận thế  :

năm 2023  sự kiệnĐộng đất Thổ Nhĩ Kỳ Syria 2/2023-giết chết 59.000 người

 

Vào tháng 2/2023, một loạt trận động đất kinh hoàng đã xảy ra ở khu vực biên giới giữa Thổ Nhĩ Kỳ và Syria. Trận động đất chính, với cường độ 7,8 độ richter, xảy ra vào ngày 6 tháng 2, sau đó là nhiều dư chấn, bao gồm một trận động đất lớn khác có cường độ 7,5 độ richter. Những trận động đất này là một trong những trận động đất chết chóc và tàn phá nhất trong lịch sử khu vực.*

 

Hàng ngàn tòa nhà, bao gồm các công trình dân cư, bệnh viện và trường học, đã sụp đổ hoặc bị hư hại nghiêm trọng, khiến nhiều người bị mắc kẹt dưới đống đổ nát. Hàng chục ngàn người đã chết trên khắp cả hai quốc gia, với nhiều người khác bị thương. Phần lớn các trường hợp tử vong (51.000) xảy ra ở Thổ Nhĩ Kỳ, phần còn lại (8.000) ở Syria. Thảm họa cũng khiến hàng trăm ngàn người phải di dời, dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo khi những người sống sót phải đối mặt với điều kiện mùa đông khắc nghiệt mà không có nơi ở, thực phẩm hoặc chăm sóc y tế đầy đủ.

 

 Cộng đồng quốc tế đã phản ứng bằng viện trợ và hỗ trợ khẩn cấp, nhưng với tổng thiệt hại ước tính 163,6 tỷ USD, 

 

 

 Ngày 9/8/2021, Phiên họp thứ 54 của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc (IPCC) đã thông qua Bản tóm tắt cho các nhà hoạch định chính sách (SPM) của Nhóm công tác I đóng góp cho Chu kỳ đánh giá thứ sáu (AR6), mang tên “Biến đổi khí hậu 2021: Cơ sở Khoa học Vật lý”.

Báo cáo của Nhóm Công tác I (AR6 WGI) - được hoàn thành và phê duyệt bởi 234 tác giả và 195 chính phủ - là bản cập nhật lớn nhất về tình trạng kiến thức về khoa học khí hậu kể từ khi phát hành AR5 của IPCC vào năm 2014 và Báo cáo đặc biệt 1.5 (SR1 .5).

Báo cáo của WGI xem xét cơ sở vật chất của biến đổi khí hậu trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Báo cáo xem xét các vấn đề cơ bản như khí thải do con người gây ra đang dẫn đến những thay đổi cơ bản của hành tinh đối với hệ thống khí hậu.

Dự thảo cấp một của báo cáo WGI có 23.462 ý kiến đánh giá từ 750 chuyên gia, dự thảo cấp hai nhận được 51.387 ý kiến đánh giá từ các chính phủ và 1.279 chuyên gia, và phiên bản cuối cùng được gửi cho các chính phủ có hơn 3.000 ý kiến từ 47 chính phủ. Hơn 14.000 báo cáo khoa học được tham khảo trong báo cáo lần này.

Các phát hiện chính của báo cáo: Các nhà khoa học không nghi ngờ gì rằng các hoạt động của con người đã làm trái đất ấm lên. Những thay đổi nhanh chóng và phổ biến về khí hậu đã xảy ra và một số tác động hiện đã hiện rõ.

Trái đất sẽ ấm lên 1,5° C trong tất cả các kịch bản. Trong lộ trình phát thải tham vọng nhất, trái đất sẽ nóng lên 1,5° C vào những năm 2030, và vượt quá mức 1,6° C, và nhiệt độ giảm trở lại xuống 1,4° C vào cuối thế kỷ này.

Các nhà khoa học nêu bật sự cần thiết phải xử lý các loại khí nhà kính khác ngoài khí CO2 trong thời gian tới, việc phát thải khí mê-tan - một loại khí nhà kính mạnh - Thế giới tự nhiên sẽ bị hủy hoại nếu trái đất tiếp tục ấm lên, và do đó, các hệ sinh thái trên đất liền và đại dương ít có khả năng giúp chúng ta giải quyết thách thức về khí hậu. Loại bỏ CO2 là một công cụ quan trọng, nhưng một công cụ sẽ chỉ hữu ích khi đi kèm với việc giảm phát thải nhanh và sâu.

  Giáo sư Saleemul Huq- Giám đốc Trung tâm Quốc tế về Biến đổi Khí hậu và Phát triển (ICCCAD) phát biểu: “Báo cáo mới của IPCC không phải là một cuộc diễn tập mà là lời cảnh báo cuối cùng rằng bong bóng của  những lời hứa suông sắp vỡ.  rằng trái đất của chúng ta không nóng lên quá 1,5° C vào cuối thế kỷ này. Sẽ là một sự tự sát  về mặt kinh tế nếu cứ trì hoãn.."

       Trong suốt chiều dài lịch sử của con người, Bắc cực phục vụ một chức năng quan trọng trong việc duy trì một môi trường ổn định - hoạt động như một "điều hòa không khí" khổng lồ cho hành tinh bằng cách điều chỉnh dòng không khí và đại dương. Mức độ và khối lượng của băng trong khu vực vẫn tương đối không thay đổi từ thời cổ đại cho đến thời kỳ hiện đại sớm.Vào giữa thế kỉ 20, tuy nhiên, khi dân số thế giới tăng nhanh,lượng khí thải do con người tạo CO2 và các khí nhà kính khác đã bắt đầu tăng với một tốc độ hiếm thấy trong lịch sử  địa chất tự nhiên.

       Đến đầu thế kỷ 21,tổng lượng phát thải cácbon được vượt quá 10 tỷ tấn mỗi năm, mười lần nhanh hơn so với bất kỳ điểm nào kể từkhi sự tuyệt chủng của loài khủng long. Kết hợp với một sự mất mát của các bể chứa cacbon - thông qua việc phá rừng, xói mòn đất và phá hủy môi trường sống khác - sự tích tụ kết quả của hiệu ứng nhà kính giữ nhiệt trong khí quyển dẫn đến một xu hướng nóng lên rõ ràng trên toàn cầu. Điều này đặc biệt rõ ràng ở Bắc Cực, nơi nhiệt độ đã tăng gấp đôi so với mức trung bình của thế giới.

Từ năm 1980 đến năm 2015, Bắc Cực mất hơn 75% khối lượng băng biển của nó. Mức độ bao phủ băng mùa hè, đặc biệt, đã giảm nhanh hơn rất nhiều so với dự báo ban đầu.

    Tuy nhiên, với kỷ lục sau khi kỷ lục bị phá vỡ, các chuyên gia đã buộc phải đánh giá lại mô hình của họ và xem xét lại những dự đoán của mình để ngày trước đó, tính đến cơ chế phản hồi tài khoản như phản xạ tối và hấp thụ nhiệt nhiều hơn từ các vùng nước mở. Các điều kiện băng-tan băng đầu tiên sẽ xảy ra, không phải năm 2100 - nhưng là vào mùa hè năm 2020.

             Cái gọi là "sự kiện đại dương xanh" - định nghĩa là ít hơn 1 triệu km vuông băng bao phủ - trở nên phổ biến trong những năm 2020. Ban đầu bị hạn chế đến tháng, như thời gian của mùa nóng chảy được kéo dài tình trạng này bắt đầu để bao gồm thêm tháng ở hai bên của mức tối thiểu. Đến năm 2025, Bắc cực có điều kiện đóng băng từ tháng Bảy cho tới và bao gồm tháng mười một; cụ thể là  5  tháng mỗi  năm.

  Dự kiến,Năm 2030, chỉ một thập kỷ sau sự kiện ban đầu năm 2020, Bắc cực trải qua một băng đá "đại dương xanh"gần như cả năm (9/12 tháng).Tức là chỉ còn 3 tháng có băng dày

Vào giữa những năm 2020, khu vực Bắc Cực đã thay đổi từ một bể chứa cácbon với một nguồn carbon. Nói cách khác, nhiều carbon hơn đang được phát ra hơn đang được lưu trữ một cách tự nhiên. Sự tan băng và giải phóng carbon mà trước đó đã bị khóa trong đất đóng băng gây nên một phản hồi đóng băng vĩnh cửu carbon (PCF), đủ mạnh để hủy bỏ giữa 42 và 88% của bồn đất carbon trên toàn thế giới. * Vào giữa những năm 2030, đóng băng vĩnh cửu đang bổ sung thêm hơn một tỷ tấn carbon mỗi năm vào khí quyển, tương đương với khoảng 10% lượng khí thải carbon do con người tạo hàng năm trên toàn cầu.

Sự ấm lên nhanh chóng của Bắc cực và kết quả là mất mát của biển băng đang làm thay đổi dòng thủy lưu - thay đổi sự chuyển động của các mô hình thời tiết trên Bắc Mỹ, châu Âu và Nga.

Trong một xu hướng hơi khác thường, thái cực mùa đông lạnh ở một số bộ phận của Bắc bán cầu đang trở nên nhiều khả năng bão mùa đông đang bị đẩy về phía nam. Điều này là do khả năng tăng độ ẩm của không khí, hơi nước nhiều hơn khoảng 7% được thực hiện cho mỗi thêm 1 ° C nhiệt độ tăng. Các dòng thủy lưu và khí động học  lưu chuyển cũng đang ảnh hưởng tới đường đi của cơn bão .

      Một hệ quả chính của Bắc Cực ấm lên là việc phát hành methane, một khí nhà kính với 86 lần khả năng giữ nhiệt của CO2 khi đo trong một khoảng thời gian 20 năm. vụ nổ lớn khí mêtan - một số hơn một km rộng - đã được quan sát thấy từ đáy biển thềm lục địa của Đông Siberia Arctic trong 2010s. Những sự kiện này trở nên thường xuyên hơn và lan rộng hơn, khiến những lo ngại về khả năng thay đổi khí hậu đột ngột. Một số chính phủ quan tâm nhiều hơn trong việc khai thác Bắc Cực cho nguồn lực của mình,

Những mất mát của biển băng Bắc Cực đang có ảnh hưởng nghiêm trọng đối với các loài động vật trong đó có con gấu bắc cực,  hiện đang được buộc lên bờ để săn lùng quả, chim, trứng và các loại thực phẩm trên cạn khác.  Hai phần ba của gấu Bắc cực đang bị mất vào năm 2040 và các loài bị đe dọa tuyệt chủng vào cuối thế kỷ này.

          Ngay cả khi lượng khí thải carbon toàn cầu giảm liên quan đến COVID-19 do hạn chế đi lại và các hoạt động khác, các đại dương trên thế giới tiếp tục xu hướng phá vỡ kỷ lục nhiệt độ vào năm 2020. Năm 2021  Một nghiên cứu mới báo cáo nhiệt độ đại dương cao nhất trong lịch sử được ghi lại từ mực nước mặt đến độ sâu 2.000 mét (6.561 ft).Báo cáo được công bố trên tạp chí Advances in Atmospheric Sciences, kết luận với lời kêu gọi các nhà hoạch định chính sách và những người khác xem xét những thiệt hại lâu dài mà các đại dương ấm hơn có thể gây ra khi họ cố gắng giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu.

      Năm 2021 với những kỷ lục nắng nóng thảm họa do biến đổi khí hậu ngày càng khốc liệt hơn Tháng 7 thường là tháng nóng nhất trong năm trên thế giới, nhưng tháng 7/2021 đã trở thành tháng nóng nhất từng được ghi nhận trong hơn 100 năm qua.Tại Mỹ, nhiều bang đã ghi nhận mức nhiệt lên tới 40 độ C. Nhiệt độ ở tỉnh British Columbia (Canada) có lúc lên tới 49,5 độ C - mức cao chưa từng có trong lịch sử nước này, khiến hàng trăm người tử vong. Tháng 8, đảo Sicily của Italy chứng kiến nhiệt độ tăng lên mức 48,8 độ C - được dự báo là mức cao kỷ lục mới ở châu Âu.Nắng nóng kỷ lục thiêu đốt các quốc gia Nam Âu, gây ra những trận cháy rừng tàn khốc. Từ Hy Lạp đến Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Italy, Pháp… hàng chục ngàn vụ cháy rừng đã tàn phá nhà cửa và cướp đi nhiều sinh mạng. Năm 2021 gần như chắc chắn là một trong 10 năm nóng nhất được ghi nhận.                                                                                                       

         Mưa lũ mạnh hơn                                                                                                                                                  Nhiệt độ Trái Đất tăng cũng là một phần nguyên nhân hình thành nhiều cơn bão lớn và bất thường hơn. Gần đây nhất, siêu bão Ida ( 7/9/2021)khiến ít nhất 41 người tại Mỹ thiệt mạng, gây ra lũ lụt nghiêm trọng tại nhiều khu vực. Bang New York và New Jersey phải công bố tình trạng khẩn cấp để huy động nguồn lực đối phó với hậu quả của bão Ida.                Hồi tháng 7, nhiều khu vực ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc đã chìm trong biển nước sau những trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày. Lượng mưa trong 3 ngày bằng tổng lượng mưa của cả năm trước. Hơn 300 người đã thiệt mạng. Châu Âu cũng vừa trải qua một đợt lũ lớn chưa từng thấy. Ít nhất 170 người thiệt mạng ở Đức, 31 người thiệt mạng ở Bỉ trong đợt lũ bất ngờ năm nay.

Hạn hán trầm trọng

Các thùng chứa nước lộ ra khi nước của hồ Sun Moon ở Nam Đầu, Đài Loan rút đi trong đợt hạn hán trên diện rộng. 

Việc hơi nước bốc lên do nhiệt độ tăng cũng đẩy nhanh quá trình bề mặt Trái Đất khô hạn, tức là tăng nguy cơ hạn hán. Bờ Tây nước Mỹ đang trải qua một trong những đợt hạn hán nghiệm trọng nhất từ trước đến nay. Mực nước ở đập thủy điện hồ chứa nước Orroville, bang California, cuối tháng 8, chỉ còn gần 200 mét so với mực nước biển, thấp nhất kể từ khi đập thủy điện cao nhất nước Mỹ này được xây dựng vào năm 1967. Tình trạng này khiến toàn bộ nhà máy thủy điện lớn nhất của bang California Edward Hyatt phải dừng hoạt động.

Ông Paulo Artaxo - Nhà môi trường học, Đại học Sao Paulo, Brazil cho biết: "Các hiện tượng thời tiết cực đoan đang gia tăng nhanh chóng - từ những đám cháy rừng trong đợt nắng nóng ở Canada, lũ lụt ở Đức và Trung Quốc, đến hạn hán ở miền Trung Brazil, tất cả cho thấy rõ ràng rằng thời tiết cực đoan sẽ gây ra những hậu quả nặng nề ".   Nhiều chuyên gia đến giờ cho rằng cháy rừng nhiều hơn sẽ là điều "bình thường mới" của Trái Đất này.

Thảm họa khí hậu ngày một khắc nghiệt hơn Một nhận định cơ bản của các nhà khoa học ở Mỹ khi những cơn bão lớn liên tiếp đổ bộ, đó là việc con người và các thành phố chưa sẵn sàng để đối phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan như vậy. Con người và cơ sở hạ tầng bị đánh giá là vẫn đang chạy theo, bị động và chưa sẵn sàng cho các hiện tượng khí hậu hiện tại, chưa nói đến tương lai.

Khói mù mịt từ những khu rừng bùng cháy gần  làng Magaras ở Siberia hôm 27/7. Ảnh: Getty Images

Một báo cáo năm 2021 của Viện Toàn cầu Mckinsey cho biết, với tác động của biến đổi khí hậu,các quốc gia Đông Nam Á sẽ tổn thất khoảng 8%-13% GDP mỗi năm cho đến năm 2050. Nhiều vùng đất canh tác lớn của khu vực ở trong tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn, nguồn nước suy giảm và thiếu hụt nghiêm trọng theo từng năm.Tác động do biến đổi khí hậu, vì vậy trở thành nguyên nhân chính gây ra các thách thức an ninh khí hậu, thiệt hại kinh tế, các vấn đề xã hội do gia tăng hiện tượng người di cư và kéo theo là nguy cơ tiềm ẩn đốivới sự phát triển và ổn định của mỗi quốc gia.                                                                                                                                       

Thế giới vẫn có những tiến bộ tích cực sau năm 2015 : sau Hiệp định Paris, hơn 1.000 công ty lớn trên thế giới đã cam kết cắt giảm lượng khí thải nhà kính.Các thể chế tài chính cũng sẽ không tài trợ cho các dự án sử dụng năng lượng hóa thạch. Liên minh châu Âu lên kế hoạch cấm các loại xe có động cơ đốt trong vào năm 2035.Năng lượng tái tạo được sử dụng và sản xuất ngày một nhiều. Từ năm 2010 đến năm 2019, giá năng lượng mặt trời đã giảm 90%. Một số khu vực giá thành còn rẻ hơn năng lượng hóa thạch.Ở cấp độ quốc gia, nhiều nước đã bắt đầu hành động. Các nước EU đặt thời hạn không phát thải vào năm 2050. Đây cũng là mốc hướng đến của các nền kinh tế hàng đầu châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản. Trong khi, nước phát thải nhiều nhất thế giới là Trung Quốc đặt thời hạn là 2060.

Gian nan cuộc chiến chống biến đổi khí hậu

Thủ tướng Hy Lạp Kyriakos Mitsotakis cho rằng: "Rõ ràng biến đổi khí hậu đang gõ cửa toàn bộ hành tinh của chúng ta với những trận thiên tai trong thời gian vừa qua. Nhưng đó là lời giải thích, chứ không phải thứ để mang ra chống chế. Chúng ta có thể đã làm mọi thứ trong phạm vi con người, nhưng dường như chúng vẫn vẫn chưa đủ để chống lại cơn thịnh nộ của tự nhiên".

Là một trong những khu vực đưa ra những cam kết đầu tiên, tuy nhiên châu Âu giờ đây là nơi hứng chịu liên tiếp các hình thái thời tiết cực đoan với tần suất cao.Lời cam kết về mục tiêu cắt giảm ít nhất 55% khí thải carbon từ nay đến năm 2030 của Liên minh châu Âu đã khiến giới chuyên gia hoài nghi về tính thực tiễn trước những gì đang diễn ra.

Giải pháp phối hợp quốc tế về biến đổi khí hậu

Với tốc độ gia tăng nhanh chóng, biến đổi khí hậu không những ngày càng tác động sâu rộng đến kinh tế, chính trị và mọi khía cạnh của đời sống xã hội, mà còn trở thành mối đe dọa cấp số nhân, làm trầm trọng thêm các nhân tố có thể ảnh hưởng đến hòa bình và an ninh quốc tế.Biến đổi khí hậu làm đảo lộn sinh kế, gia tăng dòng người tị nạn môi trường, do mất nơi cư trú và mất phương thức sống cũ. Biến đổi khí hậu gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên, đe dọa nghiêm trọng đến các yếu tố an ninh phi truyền thống, như an ninh con người, an ninh lương thực, an ninh nguồn nước, năng lượng, y tế… Và sự tìm kiếm câu trả lời cho vấn đề ứng phó biến đổi khí hậu hiện nay vẫn phải là câu trả lời ở tầm hợp tác quốc tế.

Biến đổi khí hậu gây ra nhiều thảm họa thiên nhiên

Những vấn đề toàn cầu thì cần các giải pháp toàn cầu. Tuy nhiên, cho đến nay, các nước vẫn loay hoay trong việc nỗ lực chung ứng phó với biến đổi khí hậu. Lộ trình cắt giảm khí thải vẫn còn nhiều điểm khác nhau, nếu nhiều nước xác định trung hòa khí carbon vào năm 2050 thì Trung Quốc, nước xả thải hàng đầu thế giới, xác định mục tiêu này vào năm 2060. Các nước cũng có những chuyển đổi khác nhau về năng lượng trong bối cảnh các mục tiêu trung hòa khí thải đang đến gần; tuy nhiên, Nhật Bản hiện là quốc gia duy nhất trong nhóm các nền kinh tế phát triển vẫn tiếp tục xây dựng các nhà máy nhiệt điện chạy than.Và như Tổng thư ký Liên Hợp Quốc đã nói, mẹ thiên nhiên thì không thể chờ đợi. Con người vẫn đang ngày càng hứng chịu các thảm họa tự nhiên với tần suất nhiều hơn, năng nề hơn; các nỗ lực toàn cầu vì thế đòi hỏi phải nhanh hơn, quyết liệt hơn.                                                                                       

Nhiều tác động từ biến đổi khí hậu là không thể đảo ngược nhưng một tương lai phía trước vẫn có thể được đảm bảo. Các nhà hoạt động khí hậu đang kêu gọi các nhà hoạch định chính sách cần xem xét biến đổi khí hậu như 1 cuộc khủng hoảng thực sự để tìm cách giải quyết gốc rễ vấn đề. Nâng cao nhận thức, thay đổi chính sách, áp dụng khoa học công nghệ, biến cam kết thành hành động là điều mà các quốc gia cần khẩn trương thực hiện để thích ứng biến đổi khí hậu. Và Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (COP 26) vào tháng 11 /2021đang được chờ đợi sẽ đưa ra câu trả lời cho vấn đề này.

Le Monde, với tấm ảnh những người lính cứu hỏa bất lực nhìn lửa bùng cháy ở California, chạy tít lớn : « Khủng hoảng khí hậu và bảng tổng quan đáng sợ ». Nhật báo kinh tế Les Echos trên nền ảnh xanh biếc là những tản băng trôi, khẳng định không chút do dự « Khí hậu, sự biến đổi là đã không thể đảo chiều ».

Lũ lụt, hỏa hoạn, những ngày gần đây thế giới chứng kiến những chuỗi thảm họa thiên nhiên lớn chưa từng có. Tất cả đều được cho là do cùng một nguyên nhân : Biến đổi khí hậu. Trái Đất mỗi ngày bị hâm nóng, và « sự hâm nóng đó là không biên giới » như tiêu đề bài xã luận của La Croix. Bởi vì, những trận thiên tai đó đang xảy ra ở khắp nơi, ngay cả ở những vùng cho đến giờ được cho là chưa bị tác động của biến đổi khí hậu.Le Monde lưu ý, đây mới chỉ là phần đầu tiên trong bản báo cáo tổng kết thứ sáu, dự trù công bố vào tháng 9/2022. Trong phần một này, với sự tham gia của 234 nhà khoa học đến từ 66 quốc gia, báo cáo của GIEC, qua phân tích từ 14 ngàn nghiên cứu khoa học, chỉ mới lập ra một bảng chẩn đoán về thực trạng khí hậu. Hai phần còn lại, đề cập đến những tác động của khí hậu đối với xã hội loài người và những giải pháp để giảm thiểu phát thải khí ga gây hiệu ứng nhà kính, sẽ lần lượt được công bố vào tháng 2 và 3/2022.Hồi chuông báo động này được gióng lên khi chỉ còn chưa tới 100 ngày nữa là diễn ra Hội nghị Khí hậu của Liên Hiệp Quốc lần thứ 26 (COP26) tại Glasgow, Scotland. Lần đầu tiên GIEC nêu rõ vai trò, trách nhiệm các hoạt động của con người đối với hiện tượng biến đổi khí hậu. Việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch (than, dầu hỏa và khí đốt) cho vận chuyển, sản xuất điện năng, các hoạt động nông nghiệp hay công nghiệp… những hoạt động phát thải các loại khí ga gây hiệu ứng nhà kính, « đã dẫn đến sự thay đổi nhanh chóng trong bầu không khí, các đại dương, các băng quyển và sinh quyển ». 

Sáu con số ấn tượng 

Với nhật báo kinh tế Les Echos, đây thật sự là « một báo động đỏ » cho nhân loại. Để chứng minh, tờ báo liệt kê 6 con số gây ấn tượng nhất, và cũng là đáng báo động nhất : Đó là + 5,7°C – mức tăng nhiệt độ của Trái đất ; + 2 mét là mức tăng mực nước biển từ đây đến năm 2300; 410 ppm là nồng độ khí CO2 trung bình tập trung trong khí quyển – thành tố chính gây hiệu ứng nhà kính ; 800 ngàn – nhằm báo động nồng độ khí methane trong khí quyển hiện nay cao nhất từ 800 ngàn năm qua ; 150 lần – mức đo sức nóng trong trận nóng gay gắt « vòm hơi nóng » ở Canada do biến đổi khí hậu gây ra cao gấp 150 lần so với sức nóng do đợt nóng bình thường tạo ra ; và cuối cùng, gấp 3 lần – nhiệt độ trung bình tại một số nơi như Bắc Cực chẳng hạn trong những ngày lạnh nhất tăng nhanh gấp ba lần so với mức hâm nóng khí hậu toàn cầu. 

Khi sự thật qua mặt viễn tưởng

Trong dự báo này, tình hình châu Âu vào năm 2050 sẽ ra sao ? Libération chẳng chút do dự cho rằng « 2050 : Chuyện viễn tưởng biến thành hiện thực ». Đó là một Thụy Điển vào ngày 16/06/2050, những cánh rừng thông hạt trần hay vân sam ngút ngàn – từng là nguồn lợi kinh tế của đất nước – dần phải nhường chỗ cho các loại thông dầu vùng khí hậu Địa Trung Hải. Hạn hán và tình trạng độc canh sẽ khiến đất nước đối mặt với nạn phá hoại từ các loài côn trùng đến từ xứ khác, và hậu quả là sẽ còn làm gia tăng tình trạng sử dụng thuốc trừ sâu bọ.

 Hà Lan, ngày 28/08/2050, sẽ là những đợt ngập lụt, người dân phải thường xuyên chạy lánh nạn. Mực nước biển từ đây đến năm 2300 tăng lên từ 2,3 đến 5,4 mét. Nhà nước hằng năm phải chi ra một khoản ngân sách lớn để gia cố các bờ đê đề phòng những cơn sóng lớn do bão gây ra. Trong bối cảnh này, một phần vùng duyên hải phía tây và tây bắc nước Pháp như Nouvelle Aquitaine và Bretagne, đến năm 2042, sẽ bị tàn phá bởi những trận bão lớn.

Ngày 04/10/2050, Cộng hòa Séc, sẽ phải hứng chịu những trận mưa to và gió lớn kéo dài nhiều ngày. Nước lũ dâng cao trong khi người dân bị mất điện. Những trận lụt chết người do những cơn mưa như thác gây ra sẽ hoàng hành khắp vùng Trung Âu vào năm 2034. Mực nước sông Elbe, con sông lớn nhất tại Cộng hòa Séc dâng cao đến mức kỷ lục 8,57 mét. Libération lưu ý, những kỳ mưa to ở Trung Âu đã tăng thêm 25% kể từ những năm 2000 vào mùa đông và theo các nhà khoa học, hiện tượng này sẽ còn gia tăng thêm 15% trong giai đoạn 2071 – 2100.

Trong viễn cảnh này, tình hình ở thủ đô Praha còn thêm tồi tệ, lượng mưa rơi trong vài ngày ngang bằng với một tháng. Thành phố trong cảnh hỗn loạn, nước lũ tràn nhanh do nước sông dâng cao, tầu điện ngầm phải đóng cửa, bờ đê bao bọc thành phố cổ Mala Strana sẽ phải được gia cố vào năm 2035 và binh sĩ được huy động để sắp những bao cát chặn dòng nước lũ hung hãn.

Tóm lại như hàng tựa của Le Figaro, châu Âu trong tương lai sẽ là « mưa nhiều ở phía bắc và khô hạn ở phía nam ».  

Chuyển giao « sinh thái » : Thế hệ trẻ cầm trịch ?

Câu hỏi đặt ra liệu rằng có đã quá trễ ? Chưa hẳn là vậy ! Bà Corine Pelluchon Philosophe, giáo sư trường đại học Paris-Est-Marne-la-Vallée, khi trả lời phỏng vấn nhật báo công giáo La Croix, trấn an rằng « ngày mai chưa phải là ngày tận thế ». Sự khẩn cấp thì có, nhưng chớ nghĩ rằng « đã quá trễ ». Báo cáo này như là một câu chuyện tập thể, một sợi chỉ thời gian, nối liền quá khứ, hiện tại và tương lai. Nhân loại cần phải nắm được lịch sử và bối cảnh hiện tại để rồi có thể tiến hành một sự chuyển giao hướng đến một mô hình phát triển mới.

Sự chuyển giao « sinh thái này » phải được thực hiện ở mọi cấp độ có bổ sung cho nhau : Ở địa phương với những sáng kiến và thử nghiệm nông nghiệp, nuôi trồng. Ở cấp nhà nước, là những chính sách công duy ý chí và bền vững, nhưng đồng thời bảo vệ được công bằng xã hội. Cuối cùng ở cấp độ quốc tế, không chỉ phải có sự điều phối giữa các nước mà còn phải có sự đóng góp của cá nhân, mỗi người một phần.

Thế nên, để đấu tranh chống lại sự phủ nhận và hoảng loạn, cần phải quan tâm nhiều đến giáo dục, nguồn hỗ trợ mạnh mẽ nhất. Theo nhà nghiên cứu này, « giáo dục tạo nên khả năng kết nối các dữ liệu, hiểu chúng và tạo ra chúng một cách đúng nghĩa. Để rồi, mỗi người có thể truyền đạt hiểu biết này thành đạo lý khi quan sát làm cách nào những kiến thức đó được áp dụng trong cuộc sống thường ngày. Điều này có thể áp dụng ngay ở trường học từ rất sớm, nhưng cũng có thể bằng cách chia sẻ và trao đổi với người khác về những chủ đề này, qua các phim ảnh tài liệu hay sách vở để khơi dậy lối tư duy ở trẻ ».

Có như vậy, chúng ta mới có hy vọng vẫn còn « có thể hạn chế được mức tăng nhiệt độ dưới ngưỡng 2°C », theo như tựa đề một bài viết trên Le Figaro.

Sức nóng của quả bom khí hậu 2019

Thế giới trải qua một tháng 6 nóng nhất trong vòng 140 năm; châu Âu đang vật lộn với mùa Hè nóng nhất trong lịch sử; Gần 200 triệu người Mỹ đối mặt với đợt nắng “thiêu đốt”..., đó không còn là những lời cảnh báo mà đang thực sự diễn ra trên Trái Đất năm 2019. 

Suốt 1 tháng nay, nắng nóng đỉnh điểm với những mốc nhiệt liên tục phá kỷ lục đã trở thành câu chuyện toàn cầu, không phân biệt đó là khu vực nhiệt đới hay hàn đới, nước giàu hay nước nghèo... Mùa Hè ở châu Âu giờ đây không chỉ là ngày nhiệt độ cao hơn mức trung bình, mà người dân phải gồng mình chống chọi với những đợt nắng nóng gay gắt liên tiếp và kéo dài. Trong vòng chưa đầy 1 tháng nay, toàn châu Âu phải hứng chịu 2 đợt nắng nóng cực điểm, và các chuyên gia nói rằng đây chưa phải đợt cuối cùng của mùa Hè này.Các chuyên gia khí tượng học cũng cảnh báo rằng những đợt nắng nóng tàn khốc có thể là xu hướng cho mùa Hè châu Âu năm nay.Viện Nghiên cứu Grantham về biến đổi khí hậu và môi trường tại Đại học Kinh tế và Khoa học chính trị London cho rằng đã đến lúc châu Âu phải đặt tên cho các đợt nóng, giống như đặt tên cho các cơn bão.Tình trạng  báo động khẩn cấp Châu Âu . Thủ đô Paris của Pháp đang trải qua thời kỳ nóng nhất trong lịch sử khi nhiệt độ ngày 25.7 lên tới hơn 42,6 độ C, "xô đổ" kỷ lục 7 thập niên trước. Nhiệt độ tại Bỉ vượt 40,2 độ C, là mức cao nhất từ năm 1833.                                                                                                  Cá biệt, chỉ trong ngày 25.7, tại thị trấn Lingen thuộc bang Niedersachsen, Tây Bắc nước Đức, nhiệt độ đã lập kỷ lục tới 3 lần, từ 42, lên 42,5 và 42,6 độ C. Nhiệt độ tại châu Âu được dự báo thậm chí sẽ cao hơn trong những năm tới . Trong đợt nóng cuối tháng 6 vừa qua, ít nhất 7 quốc gia châu Âu ghi nhận mức nhiệt kỷ lục 45 độ C, gồm Pháp, Bulgaria, Bồ Đào Nha, Italy, Tây Ban Nha, Hy Lạp và Bắc Macedonia.  

Không chỉ châu Âu, mà châu Phi, khu vực Hawaii, Mỹ và Nam Mỹ, Đông Á và Tây Canada cũng ghi nhận mức nhiệt độ trong tháng 6 cao nhất trong lịch sử. Gần 1 tuần trước, khoảng  200 triệu người dân Mỹ “quay cuồng” trong đợt nắng nóng kỷ lục. Thành phố New York đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trong bối cảnh nhiệt độ cao khoảng 40 độ C, có nơi lên tới 46 độ C, thiêu đốt các thành phố lớn từ Bờ Đông đến bờ Tây và Trung Tây.

Đặc biệt, Anchorage thành phố lớn nhất tại bang Alaska của Mỹ, nơi vốn được coi là "hộp băng" với thời gian dài lạnh giá, đã trải qua những ngày tháng Bảy nóng chưa từng có với nhiệt độ cao hơn khoảng 15 độ C so với trung bình, lên tới 32,2 độ C.          

Ngay Ấn Độ, quốc gia đã quen với thời tiết khắc nghiệt, cũng đang trải qua đợt nắng nóng như thiêu đốt  kéo dài nhất trong lịch sử tại nước này, tới nay đã hơn 30 ngày liên tục, với nhiệt độ tại miền Bắc và miền Trung vượt 50 độ C.

Nhiệt độ tại nhiều nước tăng cao, phá kỷ lục mọi thời đại, ngoài việc khiến nhiều người thiệt mạng và suy giảm sức khỏe, thì những tổn thất kinh tế và xã hội đang để lại hệ lụy lâu dài. Tại châu Âu, hàng nghìn ha rừng đã bị thiêu rụi khi cháy rừng bùng phát. Riêng tại vùng Catalonia, Tây Ban Nha, vụ cháy rừng khủng khiếp nhất trong 20 năm qua đang tàn phá diện tích lên tới khoảng 20.000ha.

Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên quốc tế (WWF) cảnh báo rằng các vụ “siêu” hoả hoạn lan truyền nhanh khắp châu Âu khi sóng nhiệt và hạn hán diễn biến phức tạp do biến đổi khí hậu. Thiệt hại do cháy rừng gây ra không chỉ nằm ở vấn đề kinh tế, mà góc độ môi trường cũng hết sức đáng ngại, khi nguy cơ ô nhiễm khói bụi lan đến các thành phố, ảnh hưởng sức khỏe của người dân.Nắng nóng đi kèm với hạn hán cũng đang trở thành “kẻ thù” của ngành nông nghiệp, sản lượng nông nghiệp châu Âu  năm 2019 được dự báo sẽ sụt giảm. Tăng trưởng kinh tế châu Âu cũng bị tác động, không chỉ vì ngành nông nghiệp, mà các dòng sông cạn nước cũng tác động đến khả năng chuyên chở nguyên vật liệu cũng như hàng hóa bằng đường thủy, phương tiện được cho là có công suất lớn nhất và chi phí rẻ nhất.        

Chất lượng của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là hệ thống đường sá cũng đang chịu tác động lớn từ nhiệt độ cao. Với cái nóng thiêu đốt, mặt đường trải thảm nhựa trở nên mềm hơn, và nguy cơ xảy ra tai nạn khi các xe di chuyển với tốc độ cao là rất lớn.        

Các nước cũng đã áp dụng nhiều giải pháp để đối phó với tình hình thời tiết khắc nghiệt và khắc phục hậu quả do nắng nóng gây ra. Chính quyền nhiều nước triển khai kế hoạch bảo đảm sức khỏe cho người dân, ban hành các hướng dẫn nhằm trang bị kiến thức nâng cao ý thức, giúp người dân tự bảo vệ mình trong những ngày nắng nóng. Các bệnh viện được đặt trong tình trạng sẵn sàng điều trị các trường hợp như mất nước, say nắng, sốc nhiệt và các triệu chứng khác do nắng nóng gây ra.      

Ở Pháp, nhiều vòi nước công cộng đã được lắp đặt, các hồ bơi được mở cửa muộn hơn, quầy cung cấp nước uống tại các nhà ga và những phòng làm mát được mở trong các tòa nhà công cộng. Trong đợt nắng nóng tháng 6, khoảng 4.000 trường học đã đóng cửa để đề phòng rủi ro cho học sinh, kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở cũng được hoãn cho tới khi nắng nóng dịu bớt. Các hoạt động giao thông cũng được hạn chế để đề phòng gia tăng ô nhiễm không khí trong những ngày nắng nóng.

Cảnh khô hạn trong thời tiết nắng nóng tại lòng sông Rhine ở Duesseldorf, miền tây Đức, ngày 8.8.2018. Ảnh: AFP 

Tại Đức, Thủ tướng Angela Markel tuyên bố sẽ áp dụng chương trình để cácthành phố, thị trấn xanh hơn, giúp nông dân vượt qua các đợt hạn hán. Đặc biệt, dự án “Thành phố Bọt biển” với mục tiêu làm mát đô thị vào mùa Hè và làm giảm tình trạng ngập lụt trong nội đô khi có mưa, bão nhằm thích ứng với tình trạng biến đổi khí hậu, đã bắt đầu được triển khai. Trồng thêm nhiều cây xanh để cung cấp bóng mát cho các vỉa hè; phủ xanh tất cả các mái nhà bằng cỏ và rêu, sơn các tòa nhà bằng màu sơn sáng màu để chúng phản chiếu thay vì hấp thụ ánh sáng; trải lên bề mặt các tuyến phố những lớp phủ ngăn nhiệt để nhựa đường không bị chảy ra vào những ngày nắng nóng.là những điểm nổi bật của dự án này.

Ủy ban châu Âu (EC) ngày 25.7 đã công bố chính sách hỗ trợ bổ sung cho nông dân đang đối mặt với nạn hạn hán do nắng nóng hoành hành. EC cũng đã thành lập phi đội chữa cháy đầu tiên thuộc hệ thống rescEU, với khoảng 20 máy bay trực thăng và máy bay chữa cháy để hỗ trợ các nước thành viên ứng phó với cháy rừng do nắng nóng.

Theo Tổ chức Khí tượng thế giới, năm 2019 được dự đoán là một trong những năm nóng nhất. Tổ chức này cũng cho biết đợt nắng nóng ở châu Âu là một diễn biến hoàn toàn phù hợp với các hậu quả của tình trạng biến đổi khí hậu do khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Các chuyên gia đều nhận định rằng việc thải ra bầu khí quyền lượng lớn CO2 như hiện nay sẽ khiến hành tinh của chúng ta không còn là nơi con người có thể sinh sống. Điều đó một lần nữa gióng lên hồi chuông về tình trạng biến đổi khí hậu.

Trên thực tế thì vấn đề biến đổi khí hậu đã được nói tới từ nhiều năm nay, với nhiều nỗ lực chống tình trạng nóng lên toàn cầu. Tuy nhiên, có vẻ mục tiêu giảm khí thải CO2 làm Trái Đất nóng lên đang có nguy cơ là “bất khả thi” khi khí thải của các loại phương tiện giao thông, khói thuốc lá, các hóa chất độc hại, tình trạng đốt phá rừng... vẫn đang tỏa nhiệt "thiêu đốt" hành tinh.

Việc Mỹ rút khỏi Hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu, hay EU tháng 6 vừa qua đã thất bại trong việc thống nhất mục tiêu giảm lượng khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính về mức 0% vào năm 2050, cho thấy vẫn còn quá nhiều rào cản khiến cộng đồng quốc tế chưa thể chung tay hạn chế sức tàn phá khủng khiếp của “quả bom khí hậu”.

Vào Tháng 9/2018  Thu phân  cùng với những cơn bão cưc lớn Thời tiết cực đoan chưa từng thấy - 9 cơn bão mạnh cùng xuất hiện trên thế giới 

Thế giới năm 2018 đối mặt với 9 bão mạnh trên phạm vi toàn cầu.Trong khi siêu bão Mangkhut đang chuẩn bị đổ bộ vào Việt Nam, thì cơn bão Florence cũng đang trên đường tấn công vào đât Mỹ. Đây được xem là 2 cơn bão đáng gờm nhất trong số 9 bão mạnh đang hình thành trên thế giới. Hình ảnh từ vệ tinh cho thấy 9 cơn bão đã hình thành và xuất hiện đồng thời trên phạm vi toàn thế giới. Có thế thấy một chuỗi vòng các cơn bão lớn đang được hình thành

Trong đó, nước Mỹ đang gồng mình chuẩn bị đón siêu bão cấp 4, mang tên Florence. Đồng thời phải đề phòng sức ảnh hương của 2 cơn bão khác nối đuôi phía sau trên Đại Tây Dương là Issac và Helene mạnh cấp 2.

Theo hình ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy, ba cơn 3 bão đang phát triển trên Đại Tây Dương, theo thức tự từ trái sang phải: Florence, Issac, Helene. Theo đó, càng tiến gần vào bờ đông nước Mỹ, bão Florence càng mạnh lên.Trong khi đó, bão Issac xuất hiện ở vùng biển Caribean. Mặc dù vậy, sức gió lên đến 96km/h vẫn khiến cơn bão này là một mối nguy lớn.  Một hình ảnh khác cũng do NASA cung cấp cho thấy siêu bão Mangkhut tiến vào Philippines. Hiện cơ quan dự báo thời tiết Philippines đang theo dõi sát sao đường đi và diễn biến của bão Mangkhut với sức gió lên đến 205km/h.Được biết, bão Mangkhut có thể gây thiệt hại nặng nề khi tiến vào vùng đảo Luzon của Philippines

Cảnh tượng ngổn ngang tại những nơi siêu bão Mangkhut càn quét

 Siêu bão Mangkhut đã càn quét qua một loạt khu vực từ Philippines, Hong Kong tới phía nam Trung Quốc  gây ra thiệt hại nặng nề  và khiến hàng chục người thiệt mạng.
Philippines   Mangkhut là cơn bão mạnh nhất trên thế giới tính từ đầu năm tới nay với sức gió lên tới 200km/giờ. Philippines là quốc gia đầu tiên bão Mangkhut trực tiếp đổ bộ và cũng là nơi chịu ảnh hưởng nặng nề nhất.Cơn bão này đổ bộ vào phía bắc Philippines vào sáng 15/9 khiến ít nhất 66 người thiệt mạng và con số thương vong dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng lên. Ngoài ra, hơn 34 thợ mỏ cũng bị chôn vùi trong các đống đổ nát khi sạt lở đất xảy ra tại một ngọn núi. Hàng chục nghìn người Philippines bị ảnh hưởng bởi bão Mangkhut.

      Một số hình ảnh tại Philippines sau khi bão Mangkhut đi qua:

Bão Mangkhut chuyển hướng tới Hong Kong và đây là một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào đặc khu kinh tế này trong hàng chục năm qua. Mưa lớn và gió mạnh vẫn quật đổ nhiều cây cối, phá hủy nhiều tòa nhà, làm tê liệt mạng lưới giao thông tại Hong Kong. 

 

Cảnh tượng ngổn ngang tại Hong Kong sau siêu bão Mangkhut

Trung Quốc Bão Mangkhut đổ bộ vào Trung Quốc từ cuối ngày 16/9/2018, khiến ít nhất 4 người thiệt mạng và buộc hàng triệu người sống ở tỉnh Quảng Đông và khu vực ven biển phải sơ tán.

Bão Jebi tàn phá khắp nước Nhật, chín người thiệt mạng 5 tháng 9 2018

Bão Jebi 2018 tồi tệ nhất tấn công nước Nhật trong vòng 25 năm qua. Cảnh hoang tàn ở phía Tây nước Nhật, ở các thành phố lớn như Kyoto và Osaka.Các chuyến bay, xe lửa và phà bị hủy trong lúc hàng ngàn hành khách bị kẹt lại tại sân bay quốc tế Osaka được sơ tán.Tốc độ gió đang giảm đi và di chuyển về phía Bắc, nhưng đang có cảnh báo về sạt lở đất và lũ lụt.Tính đến sáng 5/9/2018, cảnh báo sơ tán được ban hành cho hơn 1,2 triệu người.Hơn 30.000 người được yêu cầu sơ tán 

Đường phố Osaka sau cơn bão

Hơn hai triệu hộ gia đình bị mất điện trong cơn bão. Các trường học và các công ty trong khu vực bị ảnh hưởng vẫn đang đóng cửa.Gần 800 chuyến bay đã bị hủy, gồm cả các chuyến bay quốc tế tại Nagoya và Osaka.Những du khách bị mắc kẹt tại sân bay quốc tế Kansai ở Osaka được đưa lên tàu thủy đến một sân bay địa phương khác.Khoảng 3.000 người bị kẹt tại sân bay được xây dựng trên một đảo nhân tạo, sau khi một tàu chở dầu đâm vào cây cầu nối đảo với đất liền.Đường băng và tầng hầm của sân bay bị ngập nước và vẫn đóng cửa vào hôm 5/9/2018 .bão Jebi đổ bộ vào các khu vực phía tây, gây mưa lớn và gió tới 172km/h.

Hàng trăm chuyến bay, chuyến tàu hỏa và phà đã bị buộc phải hủy bỏ Tại Vịnh Osaka, bão quét trôi một xe tăng vào trong cây cầu, và ở Kyoto có những phần mái nhà ở bến tàu hỏa bị sập.Có những cảnh báo được đưa ra về sóng lớn, ngập lụt và lở bùn. Bão đã khiến hàng chục ngàn người bị mất điện, và giới chức thúc giục người dân hãy di chuyển tới nơi an toàn.Hàng trăm chuyến bay, chuyến tàu và phà đã bị hủy. Nước ngập khắp các đường băng ở sân bay quốc tế Kansai tại Osaka.

Cơn bão tấn công với sức gió lên tới 216km/h

 Các hình ảnh ghi lại cảnh bão đổ bộ cho thấy những cột sóng khổng lồ đập vào đường bờ biển và những mảnh vụn lẫn bay trong bão.Cơ quan khí tượng Nhật Bản đã cảnh báo nguy có cơ đất lở, ngập lụt và gió dữ, nước biển dâng cao, sấm sét và vòi rồng ở các vùng bị ảnh hưởng.

Bão ,Lủ lụt ,lở đất ở Mỹ  2021

Hồi tháng Bảy, các trận lở đất và lụt lội nghiêm trọng - là các vụ thiên tai tồi tệ nhất trong hàng thập niên qua - đã giết chết hơn 200 người. Tiếp theo đó là một đợt nóng chết người, nóng kỷ lục.AP hôm qua đưa tin ít nhất 32 người thiệt mạng khi cơn bão Florence quét qua bờ đông nước Mỹ, trong đó có 24 nạn nhân tại bang Bắc Carolina.

Thống đốc Roy Cooper của bang này cho biết cơn bão tàn khốc Nước lũ, cây cối ngã đổ, đường sá bị sạt lở khiến nhiều địa phương bị cô lập. hơn 450.000 hộ dân và xí nghiệp ở 2 bang Bắc và Nam Carolina vẫn trong cảnh thiếu điện.. thiệt hại có thể lên đến 22 tỉ USD, biến bão Florence thành một trong 10 cơn bão tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử nước Mỹ.

Thiên tai kinh hoàng tàn phá thế giới Thời tiết cực đoan đang trở nên phổ biến, gia tăng mức độ tàn phá trên toàn cầu khiến nhiều người thiệt mạng.

Đám cháy lan rộng tại bang Oregon ở Mỹ  ẢNH: AFP

 

Một khu vực bị thiệt hại do lũ lụt tại bang North Rhine-Westphalia ở Đức  Các trận hỏa hoạn tại Bờ Tây nước Mỹ diễn ra sau đợt nắng nóng kỷ lục tại khu vực này và phía tây Canada, trong khi nhiều nơi tại châu Á và châu Âu đang oằn mình vì mưa lũ và lở đất.

 

Lực lượng cứu hộ tìm kiếm người mất tích do mưa lũ tại bang North Rhine-Westphalia ở Đức

Hỏa hoạn tại Mỹ, Canada

Trong đó, tại Mỹ, đám cháy ở phía nam bang Oregon đã lan rộng trên khu vực 1.210 km2, tương đương diện tích thành phố Los Angeles (bang California).,.hiện có 80 đám cháy lớn trên toàn nước Mỹ. Trong khi đó, Canada cũng đang đối phó hàng chục đám cháy, trong đó có 20 đám cháy mới tại tỉnh bang British Columbia và 15 đám cháy khác

Vỡ đập tại Trung Quốc

Tại Trung Quốc, mưa lớn kéo dài khiến 2 con đập tại thành phố Hô Luân Bối Nhĩ thuộc khu Nội Mông ở Trung Quốc bị vỡ vào chiều 18.7 (giờ địa phương),Vỡ 2 đập lớn ở Trung Quốc vì mưa lớn.

Hai con đập hình thành nên các hồ với tổng dung tích lên đến 46 triệu m3 nước. Sự việc khiến những người sống ở vùng hạ du phải sơ tán, Chính quyền thành phố cho biết khoảng 16.660 người bị ảnh hưởng và hơn 21.000 ha đất nông nghiệp bị ngập, nhiều cây cầu và hạ tầng giao thông khác bị phá hủy. Lượng mưa trung bình vào cuối tuần đạt 87 mm tại Hô Luân Bối Nhĩ và lên đến 223 mm tại trạm quan trắc Mạc Lực Đạt Ngõa.

 Cũng tại châu Á,  số người chết do mưa lớn hôm 18.7.2021 gây lở đất tại Mumbai (Ấn Độ) đã tăng lên 34 người, so với 25 người vào ngày hôm trước.

Tại Nhật Bản, vụ lở đất do mưa lớn hôm 3.7 tại thành phố Atami thuộc tỉnh Shizuoka khiến 18 người thiệt mạng và 12 người mất tích.

Lũ lụt ở châu Âu 

Tại châu Âu, Thủ tướng Đức Angela Merkel vô cùng kinh hoàng khi đến thăm và chứng kiến thiệt hại tại miền tây trong đợt mưa lũ khiến hơn 190 người thiệt mạng tại Đức và Bỉ, theo Reuters ngày 19.7.2021

Số người chết tăng nhanh, nhiều nhà cửa bị phá hủy trong trận "hồng thủy" châu Âu

Tại bang Rhineland-Palatinate, bà đã đến thăm làng Schuld, nơi con sông Ahr chảy cuồn cuộn cuốn trôi nhiều nhà cửa và để lại vô số đống đổ nát trên đường.“Thật sự sốc. Tôi chỉ có thể nói rằng tiếng Đức không có từ nào để mô tả mức độ tàn phá này”, bà thốt lên và chỉ đạo cứu trợ khẩn cấp để tái thiết. Ít nhất 160 người thiệt mạng kể từ ngày 14.7 trong trận lũ lịch sử tại nước này. Lũ lụt cũng khiến ít nhất 31 người thiệt mạng tại Bỉ, trong khi mưa lớn được ghi nhận trong vài ngày qua tại Thụy Sĩ, Luxembourg, Hà Lan và Áo.

IV/ CHIẾN TRANH LẠNH MỸ NGA  TRUNG  VÀ CUỘC CHIẾN TRANH  CỦA CÁC NỀN VĂN MINH.

4. 1  BA CÂU CHUYỆN  TỪ 100 NĂM TRƯỚC   

Trong thế kỷ XX, giới tinh hoa toàn cầu ở New York, London, Berlin và Moscow đã hình thành ba câu chuyện lớn tuyên bố giải thích toàn bộ quá khứ và dự đoán tương lai của toàn thế giới. Đó là  câu chuyện phát xít,  câu chuyện cộng sản và câu chuyện tự do.    

  Năm 1938, khi chuẩn bị bước vào Thế chiến thứ 2 loài người có ba câu chuyện toàn cầu để lựa chọn, năm 1968 chỉ có hai . Chiến tranh thế giới thứ hai 1945 đã đánh bật câu chuyện về phát xít, và từ cuối những năm 1940 đến cuối những năm 1980, thế giới trở thành chỉ còn là một chiến giữa hai câu chuyện mà thôi : chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tự do.  Sau đó, Năm 1991 ,thế giới  cộng sản sụp đổ, và câu chuyện tự do vẫn là kim chỉ nam chi phối quá khứ của con người và là cẩm nang không thể thiếu cho tương lai của thế giới, hay nó dường như thuộc về giới tinh hoa toàn cầu.

      Câu chuyện  về  tôn vinh giá trị và sức mạnh của tự do. Câu chuyện nói rằng trong hàng ngàn năm, loài người sống dưới chế độ áp bức  chỉ cho phép mọi người có  chút ít quyền chính trị, cơ hội  kinh tế hoặc tự do cá nhân, và điều đó đã hạn chế rất nhiều hoạt động  của cá nhân, ý tưởng và hàng hóa. Nhưng mọi người đã chiến đấu vì sự tự do của họ và từng bước, tự do đã đạt được. Mọi người học cách tự suy nghĩ và làm theo trái tim của họ thay vì mù quáng vâng lời các linh mục lớn và trốn tránh truyền thống ràng buộc. Những con đường rộng mở, những cây cầu rộng và những sân bay nhộn nhịp đã thay thế những bức tường, hào nước và hàng rào dây thép gai. Câu chuyện tự do thừa nhận rằng không phải tất cả đều tốt trên thế giới và vẫn còn nhiều rào cản phải vượt qua. Phần lớn hành tinh của chúng ta bị thống trị bởi bạo chúa, và ngay cả ở những quốc gia tự do nhất, nhiều công dân phải chịu cảnh nghèo đói, bạo lực và áp bức. Nhưng ít nhất chúng ta biết mình cần phải làm gì để vượt qua  những vấn đề này cho mọi người tự do hơn.

    Năm 2008 khi nổ ra cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu , dường như chúng ta không còn câu chuyện nào nữa . Không có gì ngạc nhiên khi giới tinh hoa tự do, người thống trị phần lớn thế giới trong những thập kỷ gần đây, đang ở trong tình trạng sốc và mất phương hướng.

   Tự do hằng ngày đang được thế giới Phương Tây ca ngợi và làm tiêu chuẩn của thể chế kinh tế chính trị có thật sự còn là Tự do hay không ? có còn là  một câu chuyện là tình huống yên tâm nhất trong tất cả. Mọi thứ đều hoàn toàn rõ ràng. Bị bất ngờ bỏ đi mà không có câu chuyện nào là kinh hoàng. Không có ý nghĩa gì cả. Mọi thứ rơi vào mù mờ ,

      Năm 2011 ( Tân mão ) ,Câu chuyện  toàn cầu lại nỗi lên chẳng khác gì thời chiến tranh lạnh giữa 2 phe ,hai thế giới ,2 siêu cường  Mỹ -Xô  thật sự bắt đầu từ 1947  câu chuyện cuối cùng là chủ nghĩa dân chủ tự do vốn vẫn được cho là xu thế tất yếu của nhân loại vào đầu thế kỷ 21 này, đã gần như nguội lạnh gần 20 năm từ khi Liên Xô tan rã , thì vào năm  2011   bắt đầu trỗi  dậy như một trận chiến tranh lạnh mới giữa hai siêu cường Mỹ - Trung Quốc . Cả hai dường như đang bước  dần và nhanh vào cuộc chiến tranh lạnh chưa từng có trong lịch sử hiện đại. Tương lai thế kỷ 21 của nhân loại sẽ phụ thuộc vào cuộc chiến này.

Trong chuyến thăm chính thức đầu tiên tới Trung Quốc vào tháng 11/2017, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã khoe với Chủ tịch Tập Cận Bình một đoạn băng, ghi lại cảnh cháu gái 6 tuổi Arabella của mình hát và đọc thơ bằng tiếng Quan Thoại. Bà Bành Lệ Viện, phu nhân ôngTập vỗ tay và nói “Wonderful!” (Tuyệt vời) sau khi xem xong màn trình diễn đó.

4. 2 MƯỜI NĂM ĐẦU CHIẾN TRANH LẠNH  2011-2021 : 

Sau bảy thập niên bá chủ ở Châu Á, Mỹ nay phải chừa chỗ cho một Trung Quốc ngày càng hùng mạnh, Lần gần đây nhất Trung Quốc tự xem mình hùng mạnh như hiện nay, Abraham Lincoln đang tại vị ở Tòa Bạch Ốc. Lúc đó, và bất chấp bằng chứng ngày càng nhiều cho thấy những trò cướp bóc của phương Tây, hoàng đế Trung Quốc vẫn giữ niềm tin từ ngàn xưa là Trung Quốc cai trị toàn thể thiên hạ, một trật tự thế giới vô đối. Trung Quốc chưa hề có đồng minh theo nghĩa của phương Tây, mà chỉ có những quốc gia phải cống nộp cho Trung Quốc để được giao thương. Cả Trung Quốc lẫn “các quốc gia bên ngoài”, hoàng đế Trung Quốc viết cho Lincoln, tạo nên “một gia đình, không gì phân biệt”.

Ngày nay, sau một thế kỷ rưỡi trải qua nhiều cuộc bể dâu — thời kỳ đế quốc phương Tây chiếm đóng, biến động cộng hòa Trung Hoa Dân Quốc, màn cướp bóc của các lãnh chúa, cuộc xâm lược của Nhật, nội chiến, biến động cách mạng, và gần đây là đà tăng trưởng kinh tế thần kỳ — Trung Quốc lại tự cảm thấy mình là một đại cường quốc. Trung Quốc khôi phục cảm giác đó trong một thế giới khác hẳn: một thế giới do Mỹ dẫn đầu. Trong ba phần tư thế kỷ,      Mỹ là bá chủ ở Đông Á, khu vực từ ngàn xưa đã là sân sau của Trung Quốc

Nhưng nay Trung Quốc nhất định đang tái xuất. Những cao ốc mới đã biến đổi cảnh quan kiến trúc tổng thể của ngay cả những thành phố xa xôi hẻo lánh nhất Trung Quốc. Và một mạng lưới tàu cao tốc siêu hiện đại chỉ trong vài năm ngắn ngủi đã thu hẹp một đất nước rộng lớn bằng cả một châu lục. Sức mạnh mới của Trung Quốc dựa trên mức tăng sản lượng kinh tế 20 lần kể từ cuối thập niên 1970, khi giới lãnh đạo thực dụng khởi xướng những cải cách theo định hướng thị trường. Trong cùng thời kỳ đó, số người Trung Quốc sống trong cảnh nghèo đói cùng cực, theo định nghĩa của Ngân hàng Thế giới, đã giảm xuống còn 80 triệu/ dân số  1400 triệu , chỉ bằng một phần mười trước kia. Trung Quốc là quốc gia thương mại lớn nhất thế giới và là nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sau Mỹ. Hiếm có nước nào trên thế giới mà Trung Quốc không đóng vai trò quan trọng, hoặc là nguồn cung cấp hàng tiêu dùng, hoặc là điểm đến của thương phẩm, tư liệu sản xuất và vốn đầu tư

Donald Trump và phu nhân đón tiếp Tập Cận Bình và phu nhân ở Mar-a-Lago, Florida. (Ảnh: AP)

Về tất cả những mặt này, Trung Quốc muốn —và xứng đáng — có vai trò lớn hơn ở Đông Á và trong trật tự toàn cầu. Mỹ phải chừa chỗ cho Trung Quốc. Nhưng việc này cần cả hai bên phải khôn ngoan và biết vừa cương vừa nhu thật tinh tế. Chỉ dấu đầu tiên của diễn biến có thể kỳ vọng được thể hiện tại hội nghị thượng đỉnh giữa Tập Cận Bình và Donald Trump vào ngày 6 và 7 tháng 4 tại Mar-a-Lago, khu resort chơi golf của tổng thống Mỹ. Dù hai bên chẳng bàn chuyện gì cho ra hồn, Donald Trump ca ngợi mối quan hệ song phương là “nổi bật”, và Tập Cận Bình tuyên bố có “cả ngàn lý do để hoàn thiện mối quan hệ Trung-Mỹ”. Cả hai bên không nhắc tới đợt phóng tên lửa hành trình mà Mỹ vừa bắn vào một căn cứ không quân Syria. Cũng chẳng bàn gì về chuyện sắp đánh thuế nhập khẩu.

Tuy tay bắt mặt mừng giả tạo tại hội nghị thượng đỉnh đó, hai nước nhìn nhận thế sự rất khác nhau. Hệ thống chính trị của Trung Quốc, vừa quan liêu vừa chuyên quyền, đã giúp phát triển kinh tế trong nước, nhưng xa lạ với các khái niệm dân chủ Mỹ. Giới hoạch định chính sách Mỹ thường xem các giá trị dân chủ tự do và sự chú trọng tới nhân quyền là những yếu tố biện minh và củng cố trật tự quốc tế.Giới hoạch định chính sách Trung Quốc xem chúng là các âm mưu của phương Tây để dung dưỡng những cuộc cách mạng màu đã làm sụp đổ các chế độ chuyên quyền thuộc Liên Xô cũ,và  cũng cố gắng làm chuyện tương tự ở Trung Quốc.

 Các chiến lược gia Trung Quốc xem việc nhanh chóng hiện đại hóa các lực lượng vũ trang của đất nước là thiết yếu để bảo vệ các tuyến hàng hải mà nhờ đó Trung Quốc được thịnh vượng và an ninh. Họ nghĩ rằng cần có hải quân hùng mạnh để khiến những kẻ thù khả dĩ tránh xa các bờ biển Trung Quốc và ngăn cản kẻ thù chiếm đoạt những đảo do Trung Quốc chiếm đóng. Họ cũng ngờ rằng sự hiện diện quân sự quá nhiều của Mỹ ở Châu Á-Thái Bình Dương là nhằm mục đích ngăn chặn sự vươn lên của Trung Quốc.

Ngược lại, các chiến lược gia Mỹ cho rằng Mỹ cần duy trì sự hiện diện ở khu vực này vì sức mạnh cứng của Trung Quốc khiến những nước bạn của Mỹ ở Đông và Đông Nam Á bất an. Trong vài năm qua, Trung Quốc đã thách thức Nhật về Quần đảo Senkaku thuộc quyền kiểm soát của Nhật (mà Trung Quốc gọi là Quần đảo Điếu Ngư),và xúc tiến nhiều công trình xây dựng các căn cứ và đường băng trên các đảo đá và đá ngầm ở Biển Đông.Các chiến lược gia Mỹ cho rằng Trung Quốc muốn biến vùng biển mênh mông này thành một cái hồ của Trung Quốc; và nói chung Trung Quốc muốn thống lĩnh Đông Á và đảo ngược trật tự hiện có.                   

Tiến thoái lưỡng nan                                                                                                               

Mỹ từ lâu đã muốn ngăn cản bất cứ cường quốc nào nắm quyền bá chủ ở Châu Á, trong khi Trung Quốc muốn khiến những kẻ thù khả dĩ tránh xa các bờ biển của mình. Bằng cách này hay cách khác, hai bên phải tìm được cách nhân nhượng cho những mục tiêu quá lớn của mình, như lý giải của Henry Kissinger trong cuốn sách kinh điển của ông về thuật kinh bang tế thế, “Trật tự Thế giới”. Hòa bình tùy thuộc vào kết cuộc của điều đó.  Cái hòa bình đó không thể được xem đương nhiên sẽ có. Ở phần lớn Đông Á, lịch sử là chuyện còn bỏ dở. Đài Loan, nơi Quốc Dân Đảng bại trận trong nội chiến Trung Quốc đã đào thoát sang vào năm 1949, hiện là một nền dân chủ phát triển mạnh và thanh bình. Tuy nhiên Đảng Cộng sản Trung Quốc xem việc đưa Đài Loan về lại với mẫu quốc là sứ mệnh thiêng liêng của mình, và giữ quyền dùng vũ lực để thực hiện điều đó. Việc Mỹ bảo vệ hòn đảo này là để bảo đảm rằng Trung Quốc không bao giờ dám làm vậy. Nhưng khi sức mạnh của Trung Quốc tăng lên và sự cam kết của Mỹ có vẻ lắng xuống, khả năng tính toán sai tăng lên. Ngay sau khi đắc cử, tổng thống Trump thậm chí dường như cật vấn việc Mỹ tán thành “chính sách một Trung Quốc” — việc Trung Quốc nhất quyết tin vào chuyện hư cấu êm tai rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc.

Một điểm nóng có thể sớm bùng nổ hơn trong khu vực này là bán đảo Triều Tiên, bị chia cắt từ lúc kết thúc Đệ nhị Thế Chiến. Bắc Triều Tiên, thuộc quyền cai trị của một mafia gia đình mà nay đã tới thế hệ thứ ba, có nền kinh tế lụn bại và quân đội thiếu huấn luyện. Nhưng nước này đã đổ tiền vào các chương trình hạt nhân; các chương trình này đe dọa Hàn Quốc, khiến Nhật bất an, và  là một mối nguy cho Mỹ. Trung Quốc thà có một nước Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt nhân dưới ách của Kim Jong Un hơn là một nhà nước thất bại khiến hàng triệu người tị nạn tuyệt vọng vượt biên giới sang Trung Quốc. Trên hết thảy, Trung Quốc không yên tâm với chuyện láng giềng của mình là một Triều Tiên thống nhất, dân chủ với sự hiện diện của quân Mỹ.

Tại Mar-a-Lago, tổng thống Trump đã hỏi ý kiến của chủ tịch Tập về những cách ứng phó với mối nguy từ Bắc Triều Tiên, nhưng đợt phóng tên lửa của ông vào Syria đã khẳng định rõ ràng là Mỹ có thể đơn phương hành động chống lại Bắc Triều Tiên. Ứng phó với sự hiếu chiến của Kim Jong Un — và sự sụp đổ cuối cùng của chế độ đó — sẽ là một phép thử rất lớn về sự hợp tác giữa các đại cường quốc.  Tuy nhiên, xung đột nóng  giữa Trung Quốc và Mỹ chưa hẳn là  chuyện tất yếu sẽ xảy ra. Cả hai bên muốn tránh xung đột và có thể điều chỉnh cho thích ứng. Cũng may là các thói quen hợp tác đã hình thành trong bốn thập niên cải cách thị trường của Trung Quốc, mà những cải cách đó đã không thể nào diễn ra nếu không có an ninh Mỹ bảo đảm môi trường bên ngoài của Trung Quốc.  Trước 2017, Quan hệ Trung-Mỹ là mối quan hệ kinh tế song phương quan trọng nhất của thế giới hiện nay, với kim ngạch thương mại tính chung của hai bên lên tới 600 tỷ đô-la và vốn đầu tư vào nền kinh tế của nhau tổng cộng khoảng 350 tỷ đô-la.

 Trung Quốc bất bình về trật tự này chủ yếu vì Trung Quốc không có tiếng nói lớn hơn trong việc điều khiển trật tự này. Giành được vai trò lớn hơn dường như là sứ mệnh chính của Tập Cận Bình. Ông đã thâu tóm được nhiều quyền lực cho mình hơn bất cứ lãnh tụ nào kể từ sau lãnh tụ quá cố Đặng Tiểu Bình, và nay đang thận trọng đưa ra một mô hình về vai trò lãnh đạo thế giới lớn hơn mà giới lý luận của đảng đang bắt đầu gọi là “giải pháp Trung Quốc”. Một mặt, đây là chuyện thực tế, chẳng hạn như đầu tư vào Trung Á để giảm nghèo đói. Nhưng mặt khác, đây là chuyện chống sự thống lĩnh của Mỹ. Như phát biểu của Tập Cận Bình tại một hội nghị hồi tháng 2/2018, Trung Quốc nên “dẫn dắt an ninh quốc tế” hướng tới một “trật tự thế giới mới công bằng và hợp lý hơn”. Lời lẽ kiểu đó gợi nhớ lại những phẩm chất Trung Quốc thiên triều xa xưa. Nhưng trong khi trải nghiệm quyền lực trước đây của Trung Quốc là trải nghiệm cai trị toàn thể thiên hạ, nay Trung Quốc phải chấp nhận mình chỉ là một trong nhiều đại cường quốc. Về phần mình, Mỹ chưa bao giờ phải nhường bớt ảnh hưởng và quyền lực nhiều như có thể phải nhường cho Trung Quốc trong tương lai.

Một mối quan hệ hiện lắm phiền hà càng phiền phức hơn khi Donald Trump đắc cử tổng thống. Trong 7 thập niên đại chiến lược của Mỹ dựa trên ba cột trụ: thương mại mở cửa, các liên minh vững mạnh, và cổ xúy nhân quyền và các giá trị dân chủ. Những nước bạn của Mỹ ở Châu Á chưa rõ tổng thống Trump, với kiểu coi thường tiến trình ngoại giao, thói bảo hộ và định nghĩa hẹp hòi “nước Mỹ trên hết” về lợi ích quốc gia, sẵn sàng duy trì ba cột trụ đó tới mức nào. Thắng lợi của Trump là cú sốc lớn đối với giới lãnh đạo Trung Quốc. Họ ghét sự bất thường khó đoán và hẳn đã mong người thắng là Hillary Clinton, đối thủ họ đã biết rõ. Thắng lợi của Trump cũng diễn ra vào thời điểm bất tiện cho Trung Quốc. Tập Cận Bình đang tập trung vào đại hội đảng quan trọng 5 năm một lần vào cuối năm nay. Ông dường như đã nhất quyết củng cố quyền lực của mình, trong bối cảnh bong bóng tín dụng đáng lo ngại và mức tăng trưởng kinh tế đã giảm mạnh từ đỉnh điểm 10%/năm xuống chỉ còn 6,5%.

 Đối phó với  cách thực hiện Chính sách thẳng tay của Trump , Giới lãnh đạo Trung Quốc nói với Kevin Rudd, cựu thủ tướng Úc và một chuyên gia về Trung Quốc, bằng một trong vô số tục ngữ Trung Quốc, “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Giới lãnh đạo Trung Quốc đã quyết định kiên nhẫn chờ xem ra sao. Nhưng ở hậu trường họ đang cố gắng cật lực để ảnh hưởng Trump,

Trung Quốc cũng nhanh chóng áp dụng cách tiếp cận giao dịch kinh doanh của tân tổng thống Mỹ, khiến họ cử Jack Ma, sếp của tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, tới gặp ông. Jack Ma hứa rằng công ty của ông sẽ tạo một triệu việc làm ở Mỹ. Chẳng bao lâu sau, những hồ sơ xin cấp phép thương hiệu để bảo vệ nhãn hiệu Trump ở Trung Quốc đã mòn mỏi ở các tòa án bao năm trời bỗng nhiên được cấp. Không thể nào phân biệt được đâu là nhân đâu là quả, nhưng Trump rõ ràng đã dịu giọng về những luận điệu bài Trung Quốc từ trước khi đắc cử.

Nhìn xuống vực thẳm                                                                                                                

 Tuy nhiên những bất định sâu xa, lâu đời về mối bang giao của hai nước vẫn còn đó, ít nhất là là về thương mại, mà trong ba thập niên qua là nền tảng cho quan hệ giữa hai nước. Một trong những điều đầu tiên ông làm sau khi nhậm chức là hủy bỏ hiệp định thương mại tự do Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) giữa 12 nước ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương (tuy không có Trung Quốc) — một đòn nặng cho vai trò kinh tế của Mỹ ở Châu Á.

Tổng quát hơn, thế giới quan của một số cố vấn của Trump bao gồm một kỳ vọng rạch ròi thiện ác về xung đột. Họ nói rằng Trung Quốc nhất quyết đối đầu chiến lược với Mỹ tới nỗi xung đột quân sự là điều tất yếu, và cho rằng cách tốt nhất để bảo vệ lợi ích quốc gia là chi tiêu nhiều hơn cho các lực lượng vũ trang và ít hơn cho ngoại giao. Những người như vậy không có độc quyền về cuộc tranh luận nội bộ về quan hệ chiến lược của Mỹ với Trung Quốc, chẳng hề nhiều hơn độc quyền họ có về thương mại. Một cách tiếp cận khác về thương mại, bao gồm chủ nghĩa đa phương mạnh mẽ, đang được ưa chuộng. Trong khi đó, trong chuyến đầu tiên tới Châu Á vào đầu tháng 2, bộ trưởng quốc phòng Mỹ James Mattis đã kêu gọi thận trọng khi phản đối việc Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông bằng vũ lực quân sự, và đã nhấn mạnh rằng ngoại giao ưu việt hơn hành động quân sự trong việc giải quyết bất đồng.

Bộ trưởng Mattis, một cựu tướng lĩnh toàn diện, nằm trong số những người được giới dày dạn kinh nghiệm ở Washington gọi là “nhóm người lớn” của chính quyền Trump, nhưng số người này hiện khá ít. Ngoại trưởng Rex Tillerson, một cựu tổng giám đốc tập đoàn dầu khí, được tính trong số đó, dù đã có những nghi vấn về tài ngoại giao với Châu Á của ông. .

Trong nhiệm kỳ Trump 2016 -2020 ,Giữa bối cảnh lắm bất định về chính sách của Trump ở Châu Á, hai rủi ro chính đối với khu vực này có vẻ gần như mâu thuẫn nhau. Rủi ro thứ nhất là, sau kỳ trăng mật ban đầu với giới lãnh đạo Trung Quốc, một lập trường ngày càng hiếu chiến của chính quyền mới sẽ chọc tức Trung Quốc trong khi không trấn an được những nước bạn Châu Á của Mỹ. Rủi ro thứ hai là chính sách của Mỹ ở Châu Á trở nên nửa vời và không can dự, lại khiến những nước bạn Châu Á bất an và có thể khiến Trung Quốc táo tợn. Những hậu quả của một trong hai trường hợp đó có thể giống nhau — biến đổi cuộc cờ quyền lực mà đòi hỏi có những điều chỉnh nhanh chóng, có nguy cơ gây bất ổn và thậm chí biến động trong khu vực. Hãy hy vọng điều tốt đẹp nhất, nhưng hãy chuẩn bị cho cảnh thiên hạ đại loạn.

Cũng giống như Jared và Ivanka, nhiều bậc phụ huynh Mỹ tin rằng việc cho con học tiếng Trung sẽ có lợi cho việc nộp hồ sơ đại học và tương lai sau này. Một điều tra năm 2017 của Hội đồng Giáo dục Quốc tế Mỹ cho thấy khoảng 227.000 học sinh Mỹ đang học tiếng Trung.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc là nước có nhiều học sinh, sinh viên tới Mỹ du học nhất, với con số lên tới khoảng 363.000, chiếm tới 30% lượng du học sinh tại Mỹ. Những con số này khiến chẳng ai có thể nghĩ tới cụm từ chiến tranh lạnh, sinh viên Trung Quốc thậm chí phải tới các nước lân cận như Việt Nam, Singapore hay Nhật Bản để thi các chứng chỉ tiếng Anh như IELTS hay SAT vì các trung tâm ở đại lục luôn trong tình trạng quá tải.

Thậm chí việc các lãnh đạo Trung Quốc cho con cái tới Mỹ du học đã là chuyện phổ biến. Sau Đặng Tiểu Bình, 4 nhà lãnh đạo tiếp theo của Trung Quốc đều gửi con tới Mỹ du học. Bản thân con gái của ông Tập Cận Bình là Tập Minh Trạch cũng theo học chuyên ngành Tâm lý học và tiếng Anh tại Harvard.

Một phần nào đó, mọi thứ có vẻ như được chuẩn bị để giữ cho mối quan hệ hai nước đi đúng hướng. Các nhà lãnh đạo Liên Xô trước đây không gửi con cái mình tới những trường Ivy League.

Nhưng chưa đầy hai năm sau ( 2019  ), những kỳ vọng đó đã không còn. Mỹ và Trung Quốc leo thang đối đầu với cuộc chiến thương mại chưa biết hồi kết. Mâu thuẫn không chỉ nằm ở con số hàng trăm tỷ USD thâm hụt thương mại giữa hai bên, mà còn kéo sang các lĩnh vực khác, khi hai siêu cường dường như bước vào cuộc chiến tranh lạnh chưa từng có trong lịch sử hiện đại.

Kể từ khi Đặng Tiểu Bình thực hiện “cải cách và mở cửa” cách đây 40 năm, “lợi nhuận” trở thành điều quan trọng nhất trong mối quan hệ của Bắc Kinh và Washington. Vẫn có những mâu thuẫn, vẫn có những chỉ trích lẫn nhau, nhưng lãnh đạo hai bên hiểu rằng cả Mỹ và Trung Quốc đều đang hưởng lợi từ quan hệ thương mại, và việc tập trung vào lợi ích chung này đi cùng với các nhượng bộ ở mặt khác.

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 một lần nữa cho thấy mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau ngày càng chặt chẽ giữa hai nước, một bên là nước Mỹ với thị trường tiêu thụ khổng lồ, và bên kia là Trung Quốc sẵn sàng đáp ứng nhu cầu đó bằng việc sản xuất hàng giá rẻ. Trung Quốc vượt qua Nhật để trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới, và có cả những thuật ngữ mới được tạo ra để chỉ quan hệ thương mại giữa hai bên, như là “Chimerica” hay “Nhóm G2”.

Nhưng rồi đột nhiên lợi nhuận không còn là câu trả lời quan trọng nhất. Trong những năm gần đây, những thảo luận về hợp tác thương mại dần nhường chỗ cho những phân tích về cạnh tranh chiến lược và đe dọa an ninh. Thay vì vẽ lên những bức tranh tương lai hấp dẫn, các học giả hai bên bắt đầu nhắc tới những so sánh lịch sử.

Người ta kể về năm 1914, khi tham vọng của Anh và Đức vượt qua mối quan hệ thương mại giữa hai bên. Trong khi đó, các học giả Trung Quốc bị ám ảnh bởi “Bẫy Thucydides” – cụm từ được tạo ra bởi giáo sư Graham Allison, nhà khoa học chính trị hàng đầu của Harvard – nói về việc sự nổi lên của siêu cường mới tạo ra nỗi lo sợ của siêu cường cũ, khiến căng thẳng leo thang, dẫn tới xung đột, như trường hợp của Athens và Sparta vào thế kỷ thứ 5 trước CN.

 

Sự trỗi dậy của Trung Quốc luôn được cho là sẽ dẫn tới những thay đổi trong trật tự thế giới. Nhưng thật khó dự đoán chính xác những thay đổi đó, khi Trung Quốc vừa là đối tác thương mại lớn nhất, vừa là thách thức kinh tế lớn nhất, lại vừa là đối thủ lớn nhất đe dọa lợi ích chiến lược của Mỹ. Đây là điều hết sức mới. Nhật Bản từng khiến Mỹ lo lắng khi sự phát triển của nước này trong thập niên 1970-1980 khiến thâm hụt thương mại giữa hai nước tăng 25 lần trong vòng 10 năm. Nhưng về mặt chính trị, Nhật Bản là đồng minh bền chặt của Mỹ, và cũng hoàn toàn hợp tác với Washington về quân sự.

Liên Xô có thể được coi là đối thủ của Mỹ về cả địa chính trị lẫn tư tưởng, và hai quốc gia đã có cuộc Chiến tranh Lạnh lịch sử trong nửa sau thế kỷ 20, nhưng quan hệ thương mại giữa hai nước chưa bao giờ phát triển. Vào năm 1987, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Liên Xô chỉ đạt 2 tỷ USD một năm, chỉ chiếm 0,25% hoạt động thương mại của Mỹ. Để so sánh, kim ngạch thương mại hai chiều giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2018 đạt 2 tỷ USD một ngày, tương đương 13% hoạt động thương mại của Mỹ với thế giới.

Các sản phẩm của thời đại mới cũng mang tới những lo ngại mới, việc chính quyền Tổng thống Trump phản đối việc sử dụng sản phẩm viễn thông của Huawei để phát triển mạng 5G trong nước là ví dụ cho thấy quan hệ thương mại song phương sẽ bị ảnh hưởng như thế nào trong tương lai. Trước đây, khi sản phẩm xuất khẩu chủ lực của Trung Quốc sang Mỹ là quần áo, giày dép hoặc thép và các vật liệu thô khác, chẳng có ai ở Washington lo ngại những mặt hàng đó đe dọa an ninh quốc gia.

Trong khi đó, mặc dù Trung Quốc không có một liên minh chính thức rộng lớn như Liên Xô trước đây, sự trỗi dậy của quốc gia đông dân nhất thế giới vẫn khiến Lầu Năm Góc tăng cường thảo luận về các kế hoạch tương lai. Do Mỹ đã theo đuổi chính sách “sự hiện diện tiên phong” từ những năm 1980 (hoạt động ở gần tuyến phòng thủ của đối phương), sức mạnh ngày càng gia tăng của Trung Quốc khiến quân đội Mỹ đau đầu trong việc đưa ra quyết định: hoặc là tìm cách mới để có thể chiến đấu hiệu quả ở phía tây Thái Bình Dương, hoặc là lùi về và buộc đối thủ phải tham chiến xa nhà.

Nỗi lo của Mỹ được thể hiện rõ nhất ở Washington, nơi các chính trị gia của cả phe Dân chủ và Cộng hòa -dù đang cạnh tranh gay gắt lẫn nhau - đều nhất trí về việc phải cứng rắn với Bắc Kinh.

Tháng 10 /2020 , Nhà Trắng tổ chức cuộc gặp không công khai giữa đại diện của các tập đoàn công nghệ hàng đầu nước Mỹ với chính phủ, với sự tham dự của Giám đốc Cơ quan An ninh Quốc gia Dan Coats và Thượng nghị sĩ Mark Warner của đảng Dân chủ và Thượng nghị sĩ Marco Rubio của đảng Cộng hòa. Ông Rubio cho rằng Trung Quốc là “mối đe dọa toàn diện nhất mà đất nước chúng ta từng phải đối mặt”, và chỉ trích mô hình kinh doanh ở Thung lũng Silicon, trong đó các công ty khởi nghiệp chỉ chăm chăm vào phát triển để bán lại cho các nhà đầu tư, mà không quan tâm rất nhiều trong số này đến từ Trung Quốc.

 

Các thành viên quốc hội cũng đã soạn thảo để xuất một loạt biện pháp kiểm soát xuất khẩu mới đối với sản phẩm được coi là quan trọng với an ninh quốc gia, đặc biệt là từ các ngành được ưu tiên trong kế hoạch Made in China 2025 – thạm vọng xây dựng những công ty hàng đầu trong 10 lĩnh vực công nghệ cao của Trung Quốc. Các nhà đầu tư Trung Quốc cũng phải đối mặt với sự giám sát chặt chẽ hơn bao giờ hết của Ủy ban Đầu tư Nước ngoài vào Mỹ (CFIUS).

Mặc dù đảng Dân chủ thường xuyên chỉ trích Tổng thống Trump về rất nhiều vấn đề, họ tỏ ra hoàn toàn ủng hộ với chính sách cứng rắn mà người đầu Nhà Trắng đưa ra. Thượng nghị sĩ Chuck Schumer lãnh đạo phe Dân chủ ở thượng viện và là người từng nhiều lần công kích tổng thống (ông Trump gọi ông Schumer là “Chuck khóc lóc”). Nhưng sau khi ông Trump tuyên bố tăng thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, thượng nghị sĩ đến từ New York nói: ““Hãy cứng rắn với Trung Quốc. Thưa Tổng thống Trump. Đừng lùi bước. Mạnh mẽ là cách duy nhất để giành chiến thắng trước Trung Quốc”.

Một thượng nghị sĩ Dân chủ khác, ông Chris Coons đến từ bang Delaware, thì nhận xét việc bày tỏ quan điểm diều hâu với Trung Quốc ở thời đại này “có thể so sánh với những năm 1950 khi không có mất thiệt hại về mặt chính trị nếu thể hiện quan điểm chống Liên Xô”.

Economist nhận định, từ phía bên kia, Bắc Kinh ngày càng hoài nghi về Washington. Trung Quốc cảm thấy không công bằng khi Mỹ chỉ trích sáng kiến "Vành đai, Con đường" của Chủ tịch Tập, nhưng Washington lại ngày càng rút khỏi những hiệp định và thể chế toàn cầu. Trong khi chính quyền Obama tìm cách thuyết phục Trung Quốc ký hiệp định Paris về chống biến đổi khí hậu, chính quyền ông Trump lại rút khỏi nó.

Trung Quốc tuyên bố nước này không lên kế hoạch vượt mặt Mỹ, nếu nền kinh tế của họ trở thành lớn nhất thế giới, đó là vì dân số của họ lớn hơn nhiều, và họ muốn người dân có cuộc sống tốt hơn. Theo Economist, một số học giả và lãnh đạo Trung Quốc cảm thấy ngột ngạt khi nước Mỹ dường như thách thức tham vọng của Trung Quốc nhằm đạt được sự giàu có đó.

Trung Quốc hiểu rằng để quốc gia trở nên lớn mạnh, của cải và sự giàu có là không đủ. Sự thất bại của nhà Thanh trước các nước châu Âu đã chứng minh điều đó và việc phát triển kinh tế phải đi đôi với xây dựng quân đội và sáng tạo công nghệ. Một số hình thức cạnh tranh có thể diễn ra công bằng, những vẫn kết thúc với lợi ích chủ yếu thuộc về một phía. Đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ, việc trở thành người tiên phong sẽ mang  lại lợi thế lớn cho các quốc gia hoặc doanh nghiệp đi đầu, cho phép họ đặt ra các tiêu chuẩn mà những người tham gia sau không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải tuân theo.

10 năm trước, các công ty Mỹ dẫn đầu trong việc đưa vào hoạt động thế hệ mạng 4G, thiết lập tiêu chuẩn cho các thiết bị di động cầm tay và ứng dụng mới trên toàn thế giới. Sự thống trị đó giúp Apple, Google và các doanh nghiệp Mỹ khác tạo ra doanh thu hàng tỷ USD. Chính phủ Trung Quốc đã học được bài học này và đầu tư 180 tỷ USD để triển khai hệ thống mạng 5G trong 5 năm tới cho 3 nhà mạng nhà nước. Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, là nhân vật chính trong cuộc đua này và cũng trở thành mục tiêu kiểm soát gắt gao của giới chức Mỹ. Mặc dù Washington cố gắng kêu gọi và gây áp lực với các nước đồng minh để họ không sử dụng những sản phẩm Trung Quốc, Lầu Năm Góc nhận định hầu hết quốc gia trên thế giới nhiều khả năng sẽ vẫn sử dụng thiết bị viễn thông của Huawei hoặc ZTE do sự hiệu quả trên giá thành sản phẩm vượt trội so với các sản phẩm của Mỹ hoặc châu Âu.

Những chính sách bảo hộ của Trung Quốc với các công ty công nghệ nước nhà cũng giúp họ nhanh chóng bắt kịp các công ty Mỹ. Vào năm 2009, 10 công ty công nghệ lớn nhất thế giới đều đến từ Mỹ, nhưng hiện tại, một vài cái tên trong số này là công ty Trung Quốc. Sự cạnh tranh giữa hai cường quốc trong lĩnh vực Internet cũng có thể dẫn tới cái được gọi là “splinternet”, tức là hai thế giới mạng song song, thứ gần như đã trở thành thực tế khi các trang web có thể truy cập được ở Trung Quốc đều phải trải qua một lớp kiểm duyệt gắt gao. Mới đây nhất, trang Wikipedia đã không còn có thể truy cập được ở Trung Quốc.

Bên cạnh Internet, hai cường quốc cũng cạnh tranh gắt gao trong các lĩnh vực khác như AI, xe điện, máy tính lượng tử… Mỹ hiện vẫn vượt trội trong việc sản xuất chip vi tính, hàng không vũ trụ, phần mềm và AI nhưng các quan chức nước này đặc biệt lo ngại với kế hoạch Made in China 2025 – tham vọng của Bắc Kinh nhằm giúp các công ty Trung Quốc đứng đầu trong những lĩnh vực này.

Không chỉ các công ty công nghệ, các lực lượng vũ trang Trung Quốc cũng đang bắt kịp rất nhanh với quân đội Mỹ. Bắc Kinh bắt đầu từ bỏ những vũ khí cũ kỹ từ thời Liên Xô, và phát triển máy bay chiến đấu và tàu chiến của riêng mình. Trung Quốc cũng phát triển tên lửa chống hạm và tăng cường đội tàu ngầm của mình, quân sự hóa trái phép các thực thể ở Biển Đông để xây dựng hệ thống radar và sân bay. Chủ tịch Tập thúc giục hải quân phát triển phương hướng tác chiến ngoài đại dương và cải cách triệt để lực lượng lục quân, xây dựng PLA theo hướng hiện đại và tăng cường khả năng di động.

Ông Karl Eikenberry, cựu trung tướng quân đội, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Á - Thái Bình Dương của Đại học Stanford, cho biết: “Đang có cuộc tranh luận gay gắt trong quân đội Mỹ về cách ngăn những nỗ lực tăng tốc của PLA nhằm kiểm soát Biển Đông”.

Điều này chắc chắn là dẫn đến những thay đổi từ góc nhìn của Washington, Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) năm 2006 tuyên bố Mỹ cần “tìm cách khuyến khích Trung Quốc đưa ra lựa chọn chiến lược đúng đắn cho người dân của họ, trong khi chúng ta chống lại các khả năng khác”. NSS năm 2017 nhận định việc khuyến khích này gần như là thất bại và nhận định: “Trung Quốc tìm cách thay thế Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, mở rộng tầm với của mô hình kinh tế nhà nước và sắp xếp lại trật tự khu vực theo hướng có lợi cho họ”.

 

Theo Economist, nếu hỏi các chuyên gia Mỹ về khả năng cuộc cạnh tranh quyền lực lớn với Trung Quốc sẽ kết thúc như thế nào, giả thiết tốt nhất của họ đều rất giống nhau: đó là tương lai gần khi Trung Quốc cố gắng thái quá và vấp ngã. Họ tưởng tượng một Trung Quốc gặp khó khăn với tăng trưởng kinh tế chậm lại trong nước và phản ứng của cộng đồng quốc tế trước các hành động không được chào đón ở nước ngoài. Các chuyên gia Mỹ hy vọng rằng Trung Quốc có thể nhìn lại trật tự toàn cầu và tìm kiếm vai trò lãnh đạo, thay vì sắp xếp lại trật tự đó.

Các chuyên gia Trung Quốc, theo Economist, cũng có câu trả lời giống nhau khi được hỏi về tình huống tốt nhất có thể xảy ra với Bắc Kinh. Nói thẳng ra thì họ muốn nước Mỹ vượt qua được sự sợ hãi của chính mình. Một cách lịch sự hơn, các học giả Trung Quốc hy vọng Mỹ sẽ học cách khiêm nhường để chấp nhận vai trò bình đẳng của Trung Quốc, và đủ khôn ngoan để tránh kích động Trung Quốc ở sân sau châu Á.

 

Có vẻ như không ai dự đoán một tương lai mà cả hai bên đều cảm thấy mình là người chiến thắng. Cuộc chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Liên Xô đã kết thúc  không chỉ với thắng lợi của Mỹ mà với cả tinh thần chấp nhận  hy sinh vị thế của một dân tộc siêu cường vì lý tưởng giử gìn Trái đất , nhưng trong cuộc chiến tranh lạnh mới giữa Mỹ và Trung Quốc, cả hai nước đều có thể thua cuộc.

Cách đây không lâu, Mỹ và Trung Quốc đã xoa dịu các khủng hoảng bằng việc hứa hẹn mở rộng quan hệ thương mại. Ông David Dollar, nhà nghiên cứu của Viện Brookings, từng là đại diện của Bộ Tài chính Mỹ ở Bắc Kinh, kể lại Chủ tịch Tập Cận Bình từng nói với phái đoàn Mỹ rằng: “quan hệ kinh tế là nền tảng trong mối quan hệ của chúng ta”. Cả hai bên vẫn còn điều kiện để phát triển thêm mối quan hệ này. Một số đồng minh phương tây của Mỹ, ví dụ như Đức, có quan hệ thương mại còn chặt chẽ hơn với Trung Quốc. Trong số các điểm đến của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Mỹ, Trung Quốc chỉ đứng thứ 7.

Một khả năng khác  mà hai bên có thể lựa chọn đó việc hợp tác đưa ra các sản phẩm có lợi cho toàn cầu, ví dụ như các chính sách chung chống biến đổi khí hậu. Ông Henry Paulson, cựu bộ trưởng tài chính Mỹ, kêu gọi hai nước đạt thỏa thuận về các dự án hữu hình mà công chúng có thể nhìn thấy, từ các kế hoạch môi trường cho đến các khoản đầu tư vào lĩnh vực xanh tạo ra việc làm mới. “Để xây dựng lòng tin, điều quan trọng là cần có một vài thành công”, ông Paulson nhận định.

Không có quy tắc cụ thể nào tồn tại cho cuộc cạnh tranh này giữa Mỹ và Trung Quốc. Lịch sử hiện đại chưa từng chứng kiến sự đối đầu giữa hai đối tác thương mại khổng lồ với ý thức hệ trái ngược. Làm thế nào để cuộc cạnh tranh trở nên an toàn và mang tính xây dựng sẽ rất khó khăn, nhưng hòa bình và thịnh vượng của thế kỷ này sẽ phụ thuộc vào điều đó.

4.3  CHIẾN TRANH CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT 

Hành trình xưng bá công nghệ của Trung Quốc

Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung ngày càng khốc liệt, khó lường. Dù thời gian diễn ra chưa dài nhưng đã có không ít quốc gia bị “mắc kẹt” với tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, thậm chí chịu tổn thất không hề nhẹ.

Giấu mình chờ thời

Ngay khi tiến hành cải cách, mở cửa năm 1978, nhà lãnh đạo Trung Quốc Đặng Tiểu Bình xác định khoa học và công nghệ là 1 trong 4 hiện đại hóa, yếu tố then chốt để đưa đất nước tới “thịnh vượng và quyền lực”. Lãnh đạo Trung Quốc đã tiến hành cải cách đột phá về thể chế khoa học và công nghệ, thực hiện chính sách “tôn trọng trí thức, tôn trọng nhân tài”. Họ làm mọi cách để tăng nhanh số lượng cá nhân ưu tú đến Mỹ và các nước phát triển học tập nhằm “bù đắp cho hàng thập kỷ mất mát” bởi cách mạng Văn hóa, nhanh chóng bắt kịp tiến bộ khoa học và công nghệ thế giới.

Đến cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2007-2008, Trung Quốc đạt được bước tiến lớn nhưng vẫn chỉ được biết đến là “công xưởng thế giới”, quốc gia “đạo nhái”, bị xem thường là chỉ giỏi sao chép, “làm thuê” cho Mỹ và phương Tây.

Nhưng ngay khi đó, Trung Quốc đã chớp thời cơ Mỹ và phương Tây loay hoay thoát khủng hoảng, tung ra chương trình Ngàn nhân tài đột phá nhằm chiêu mộ người Trung Quốc xuất chúng thành danh ở nước ngoài.

Đích nhắm là Mỹ, để nhanh chóng có được công nghệ cao nhằm một mặt tự chủ, không phụ thuộc vào công nghệ cao của Mỹ và đồng minh, mặt khác, cạnh tranh với Mỹ và đồng minh ở tầm toàn cầu, nhất cử lưỡng tiện tăng sức mạnh cho mình trong khi làm suy yếu đối thủ.

Bắt đầu từ đó, làn sóng nhân tài Hoa kiều dồn dập đổ về Trung Quốc, dòng kỹ sư và nhà khởi nghiệp trở về từ thung lũng Silicon đã góp phần tạo nên xu hướng phát triển bùng nổ của các công ty công nghệ cao. 

Nắm bắt thời cơ 

Khi ông Tập Cận Bình lên nắm quyền năm 2012, Trung Quốc thấy mình đã “đủ lông đủ cánh”, không cần “giấu mình chờ thời” nữa mà cần nắm bắt thời cơ tiến tới mục tiêu “giấc mộng Trung Hoa” vào năm 2049.

Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là cơ hội hiếm có để Trung Quốc thay thế vị trí lãnh đạo toàn cầu của Mỹ và vượt Mỹ về công nghệ cao. Bởi vậy, Trung Quốc hạ quyết tâm, dồn lực đột phá vào công nghệ cao, nhất là những công nghệ mới nổi.

Trung Quốc tin rằng với việc phát huy các ưu thế vượt trội của mình, họ sẽ sớm thay thế vị trí lãnh đạo công nghệ toàn cầu của Mỹ với những lợi thế hơn Mỹ gồm:

Thể chế chính trị tập trung quyền lực giúp Trung Quốc nhanh chóng huy động các nguồn lực nhà nước, xã hội và thị trường trong thực hiện các chính sách công nghiệp để đạt tham vọng công nghệ.

Công nhân sản xuất tại một phân xưởng ở Quảng Châu, Trung Quốc. Ảnh: THX

Trung Quốc hiểu rất rõ rằng để tạo nên sự bứt phá về công nghệ thì không thể phó mặc hoàn toàn cho khu vực tư nhân và thị trường mà cần có sự hỗ trợ đắc lực từ khu vực công và nhà nước, nhất là về cơ chế chính sách và đầu tư.

Mỹ có năng lực đổi mới sáng tạo vượt trội nhưng lợi thế đó khó có thể phát huy nếu thiếu năng lực sản xuất. Sự phụ thuộc của Mỹ vào năng lực sản xuất của Trung Quốc, cùng với việc Trung Quốc có số lượng kỹ sư lớn và sự hỗ trợ đắc lực của nhà nước mang lại những lợi thế cạnh tranh dài hạn cho Trung Quốc.

Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng lớn trong thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, nhất là ở các công nghệ mới nổi như 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn...

Ba đại kế

Ba đại kế chủ yếu được Trung Quốc thực hiện để phát huy các lợi thế nhằm “đi tắt đón đầu” để sớm thay thế vị trí lãnh đạo công nghệ toàn cầu của Mỹ.

Kế hoạch đột phá 10 năm mang tên Made in China 2025 thực hiện từ năm 2015 nhằm tự chủ về công nghệ cao với 3 điểm nhấn. Đó là: Ưu tiên phát triển 10 ngành công nghệ cao; ưu tiên tạo nên 7 “ông vua nội địa” về công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới với sứ mệnh tiên phong tiến ra chiếm lĩnh thị trường toàn cầu; tăng cường mua quyền sở hữu trí tuệ để bắt kịp và vượt sức mạnh công nghệ của Mỹ.

Khởi xướng Con đường tơ lụa kỹ thuật số năm 2015 nhằm nhân rộng mô hình kỹ thuật số ra toàn cầu, giúp Trung Quốc dẫn đầu toàn cầu về những công nghệ mới nổi và kỹ thuật số.

Tiêu chuẩn Trung Quốc 2035 ban hành cuối năm 2020 nhằm quốc tế hóa tiêu chuẩn quốc gia, thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu đối với các công nghệ thế hệ tiếp theo.

Thành quả và tiềm lực  

Bất chấp những hoài nghi, Trung Quốc đã bứt phá thần tốc về công nghệ cao, nhanh chóng bắt kịp, thậm chí vượt Mỹ và tiên phong ở một số lĩnh vực.

Trung Quốc sánh ngang với Mỹ và đồng minh ở những công nghệ mới nổi như trí tuệ nhân tạo, điện toán lượng tử, xe điện. Hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của họ được cho là ngang ngửa, có thể thay thế hệ thống định vị vệ tinh toàn cầu GPS của Mỹ, thậm chí còn được đánh giá là có độ chính xác hơn. Trung Quốc còn tiên phong đưa vệ tinh liên lạc lượng tử vào không gian và dẫn đầu thế giới về hệ thống vệ tinh 5G.

Trung Quốc đã vượt Mỹ ở một số lĩnh vực, năm 2016, vượt Mỹ về số bài báo khoa học tự nhiên, năm 2019 vượt về số bằng sáng chế và số startup. Họ cũng đã vượt Mỹ về thanh toán di động, thương mại điện tử, nhận dạng khuôn mặt, công nghệ giám sát.

Đặc biệt, Trung Quốc chiếm ưu thế hơn hẳn Mỹ về công nghệ 5G và kỹ thuật số. Họ bỏ xa Mỹ cả về quy mô, tốc độ phủ sóng 5G cũng như ứng dụng 5G trong sản xuất công nghiệp. Đến nay, Mỹ vẫn loay hoay thử nghiệm 5G trong sản xuất công nghiệp, Trung Quốc đã có hệ sinh thái 5G mạnh, doanh nghiệp đã vận hành 5G đầy đủ, cảng Hạ Môn tự động hóa hoàn toàn năm 2020 với mạng 5G.

Thiết bị 5G Trung Quốc phổ dụng, chiếm hơn 40% thị phần toàn cầu, len sâu vào cả cơ sở hạ tầng viễn thông của các nước đồng minh của Mỹ. Trung Quốc còn đang dần lấp đầy các “khoảng trống” kỹ thuật số, “vùng ảnh hưởng độc quyền” với luật chơi của họ trải rộng khắp thế giới.

Giờ đây, Trung Quốc đang trên hành trình vươn tới mục tiêu bá chủ công nghệ vào năm 2035 với nhiều thách thức to lớn nhưng tiềm lực không hề nhỏ. Đáp trả sự trừng phạt khốc liệt của Mỹ, họ đang quyết chạy đua phát triển chip tiên tiến, các công nghệ cốt lõi khác và các công nghệ mới nổi để trở thành "một siêu cường công nghệ tự lực cánh sinh” với bệ đỡ khá vững về kinh tế, nhân lực, nhân tài cùng khí thế và sự tự tin hơn bao giờ hết.

Trung Quốc có 1,41 tỷ dân, thu nhập bình quân đầu người trên 10.000 USD, mức tăng trưởng kinh tế cao, tổng nguồn lực huy động là cực lớn. Nước này có đội ngũ 1,87 triệu nhà nghiên cứu - lớn hơn Mỹ (1,43 triệu người), số tiến sĩ kỹ thuật và kỹ sư cũng nhiều hơn Mỹ. Trung Quốc còn có tầm nhìn dài hạn, chiến lược rất rõ ràng trong thu hút nhân tài toàn cầu, nhất là nhân tài Hoa kiều - chìa khóa phát triển công nghệ cao. 

Trung Quốc và cá nhân ông Tập Cận Bình có quyết tâm và ý chí quyết đưa Trung Quốc lên đỉnh cao công nghệ toàn cầu, hiện thực hóa “giấc mộng Trung Hoa”.  

 Kế sách soán ngôi bá chủ công nghệ của Trung Quốc

Trung Quốc chủ ý kết hợp quyền lực nhà nước với sức mạnh của thị trường trong nước nhằm nhanh chóng tạo ra các “ông vua” về công nghệ cao, làm bàn đạp tiến ra chiếm lĩnh toàn cầu.

Hậu thuẫn các cánh chim đầu đàn

Kế hoạch Made in China 2025 thực hiện từ năm 2015 ưu tiên phát triển 7 cánh chim đầu đàn về công nghệ thông tin và viễn thông thế hệ mới với nhiệm vụ xác định. Alibaba về thương mại điện tử, tài chính, điện tử và thanh toán điện tử. Tencent về trò chơi điện tử, thương mại điện tử, tài chính. Baidu về công cụ tìm kiếm trực tuyến, công nghệ viễn thông và các trò chơi trực tuyến.

Huawei về công nghệ thông tin, công nghệ cao, phần mềm, điện thoại di động và chip điện tử. Xiaomi về phần cứng công nghệ thông tin, điện thoại di động. Byte Dance về mạng xã hội. ZTE về chip điện tử, chất bán dẫn, công nghệ số…

Để đạt mục tiêu trên, Trung Quốc dùng đủ chiêu thức, phổ biến là trợ cấp tài chính, tiếp cận nguồn đất đai giá rẻ, giảm thuế, gạt các đối thủ nước ngoài, điển hình như việc gạt Facebook, Google, YouTube ra khỏi thị trường Trung Quốc, cưỡng ép các công ty nước ngoài chuyển giao công nghệ để được tiếp cận thị trường, nới lỏng quy định cho các doanh nghiệp công nghệ cao Trung Quốc tự do phát triển…

Huawei nhanh chóng tiến ra chiếm lĩnh thị trường 5G toàn cầu

Việc này được các doanh nhân tầm cỡ, tham vọng và tài năng của Trung Quốc phát huy triệt để. Do vậy, những doanh nghiệp ưu tiên lớn nhanh như thổi, nhanh chóng trở thành các “ông vua nội địa” với sứ mệnh tiên phong tiến ra chiếm lĩnh thị trường toàn cầu. Điển hình là Huawei.

Được thành lập năm 1987, năm 2001 Huawei bắt đầu tiến ra toàn cầu bằng việc lập công ty con tại Plano, Mỹ. Với sự hậu thuẫn của nhà nước, Huawei nhanh chóng vượt mặt các đối thủ lâu đời như Nokia và Ericsson, trở thành "nhà vô địch" trong cuộc đua 5G. 

Ngay cả năm 2020, dù bị Mỹ và đồng minh trừng phạt rất nặng nhưng với sự hậu thuẫn của nhà nước trong việc bố trí các dự án lớn ở thị trường nội địa, Huawei vẫn dẫn đầu về thị phần thiết bị 5G toàn cầu với 31,7%.  

Các cánh chim đầu đàn khác cũng gặt hái thành công lớn. Xiaomi thành lập năm 2010 nhưng đến năm 2019 đã đứng thứ 4 thế giới về sản xuất smartphone, năm 2020 vươn lên thứ 3, quý 2 năm nay đứng thứ 2. Alibaba thành lập năm 1999 và nhanh chóng trở thành “ông vua nội địa” về thương mại điện tử, thanh toán điện tử… Bytedance với mũi nhọn là mạng xã hội Tiktok đã thu hút được hơn 2 tỷ người trên thế giới theo dõi…

Xây dựng Con đường tơ lụa kỹ thuật số

Trung Quốc khởi xướng Con đường tơ lụa kỹ thuật số năm 2015 nhằm nhân rộng mô hình kỹ thuật số ra toàn cầu, lập “vùng ảnh hưởng độc quyền” với tiêu chuẩn, quy tắc và luật chơi của họ.Dưới sự dẫn dắt và hoạt động tích cực của các gã công nghệ khổng lồ, nước này đang dần lấp đầy các “khoảng trống” kỹ thuật số rộng khắp thế giới, trải dài 3 châu lục Á - Âu - Phi, trong đó trọng tâm là Đông Nam Á, Trung Á, Trung Âu, Đông Âu và Đông Phi, tập trung vào các nước đang phát triển nhưng cũng gồm cả nước phát triển.

 

Gian trưng bày điện thoại và máy tính bảng tại đại hội thế giới di động ở Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: THX 

Trung Quốc đã xây dựng hơn 30 tuyến cáp quang đất liền xuyên biên giới và hơn 10 tuyến cáp ngầm dưới biển quốc tế, đi đầu trong phát triển thành phố thông minh ở nhiều nơi trên thế giới, bao gồm ở Trung Á và Nga, châu Phi, Trung Đông… Họ còn vươn tới cả lĩnh vực không gian.

Thương mại điện tử cũng được xúc tiến mạnh mẽ, Trung Quốc ký kết hợp tác xây dựng thương mại điện tử với 19 nước ở khu vực Á - Âu - Phi tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp công nghệ Trung Quốc dễ dàng thay thế Nokia, Ericsson ở Ethiopia, Nigeria, Séc, Pakistan, Mông Cổ…   

Đến nay, Trung Quốc dần lấp đầy các “khoảng trống” kỹ thuật số rộng khắp thế giới, đã phần nào lập được “vùng ảnh hưởng độc quyền”, nắm trong tay hệ thống cáp quang, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu, các trung tâm dữ liệu, nền tảng ứng dụng thương mại. Nước này dễ dàng kiểm soát và tạo ảnh hưởng đối với các đối tác, giám sát dòng trao đổi thông tin trên Internet, từ hệ thống cáp quang, truy cập các kho dữ liệu địa phương…

Con đường tơ lụa kỹ thuật số là cách Trung Quốc tái cấu trúc trật tự quốc tế theo lợi ích và ý thức hệ của họ.

Thiết lập tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu

Trung Quốc ý thức rất rõ rằng "ai thiết lập tiêu chuẩn sẽ giành được cả thế giới”. Năm 2020, nước này ban hành Kế hoạch tiêu chuẩn Trung Quốc 2035 đưa ra đường hướng và kế hoạch chi tiết 15 năm để thiết lập các tiêu chuẩn toàn cầu cho thế hệ công nghệ tiếp theo, tập trung vào các công nghệ mới nổi như công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, điện toán đám mây, dữ liệu lớn...  

Con đường tơ lụa kỹ thuật số khởi xướng năm 2015 là một kênh quan trọng để Trung Quốc quốc tế hóa tiêu chuẩn công nghệ, công nghiệp quốc gia. Một phương thức phổ biến là các viện trợ và các dự án phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số đều có ràng buộc mua công nghệ của công ty đại lục, trực tiếp tích hợp hệ thống theo chuẩn công nghệ của Trung Quốc vào các quốc gia tiếp nhận viện trợ.  

Trung Quốc gia tăng ảnh hưởng của ở các diễn đàn quốc tế then chốt về thiết lập tiêu chuẩn công nghệ và quản trị.

Các gã công nghệ khổng lồ Trung Quốc với vị thế đi đầu và ảnh hưởng mạnh mẽ trên thị trường toàn cầu về các công nghệ mới nổi tạo thuận lợi lớn trong thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu.

Gần đây, Trung Quốc cũng đã đề xuất những sửa đổi sâu rộng đối với Internet thông qua giao thức Internet mới; thúc đẩy nghị trình về lĩnh vực thành phố thông minh và không gian….  

Tóm lại, Trung Quốc ngày càng gia tăng ảnh hưởng và có tham vọng lớn trong thiết lập tiêu chuẩn toàn cầu, nhất là ở các công nghệ mới nổi. Dẫu vậy, để với tới ngôi vị bá chủ, Trung Quốc còn một chặng đường dài phía trước với nhiều chông gai.

Nền công nghệ Trung Quốc có gót chân Achilles không dễ khắc phục một sớm một chiều, phụ thuộc vào Mỹ và đồng minh về công nghệ cốt lõi. Chưa kể, các nước rất cảnh giác với công nghệ Trung Quốc. 

Phản đòn của Mỹ trong cuộc chiến công nghệ với Trung Quốc

 Khi chào đón Trung Quốc đến với thế giới dân chủ, kinh tế thị trường năm 1979, Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ dần tiến tới dân chủ và kinh tế thị trường kiểu phương Tây. 

Mỹ kỳ vọng hưởng phần lớn miếng bánh công nghệ cao béo bở ở thị trường khổng lồ này còn Trung Quốc chỉ “làm thuê” cho Mỹ và phương Tây. Nhưng thực tế không diễn ra như vậy. Trung Quốc đang lăm le vượt Mỹ cả về kinh tế và công nghệ, xung đột sâu sắc với Mỹ về giá trị cốt lõi, ý thức hệ và mô hình phát triển. Thị trường Trung Quốc khổng lồ nhưng các đại gia công nghệ cao của Mỹ như Facebook, Google, YouTube đều bị gạt ra, các công ty khác thì phải chấp nhận đánh đổi chuyển giao công nghệ để thâm nhập thị trường. 

Nguồn cơn và trả đũa

 Ngôi vị bá chủ công nghệ Mỹ nắm giữ trong suốt gần 1 thế kỷ qua đang bị Trung Quốc thách thức. Kể từ sau thế chiến thứ 2, Mỹ luôn tiên phong trong hầu hết các công nghệ then chốt, tạo nên một hệ sinh thái công nghệ toàn cầu và tận hưởng những lợi thế to lớn cho phát triển kinh tế, quân sự và xác lập vị thế chính trị.

 

 Huawei là một trong những công ty Trung Quốc chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì lệnh trừng phạt của Mỹ. Ảnh: AP

 Nhưng đến nay, số lĩnh vực công nghệ Mỹ duy trì khoảng cách rõ rệt với Trung Quốc ngày càng giảm. Mỹ cáo buộc Trung Quốc chơi xấu và viện dẫn lý do “an ninh quốc gia” để trừng phạt các gã công nghệ khổng lồ Trung Quốc. Ngay từ năm 2012, chính quyền Barack Obama đã cáo buộc về rủi ro an ninh đối với Huawei, ZTE và cản trở Huawei xâm nhập thị trường Mỹ.Nhưng phải đến chính quyền Donald Trump thì Mỹ mới xác định Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh chiến lược trong Chiến lược an ninh quốc gia năm 2017. Hành động kiềm chế công khai đầu tiên là từ tháng 1/2018, khi Mỹ ép tập đoàn AT&T rút khỏi thỏa thuận phân phối điện thoại thông minh cho Huawei.Sau đó, kể từ tháng 8/2018, Nhà Trắng dồn dập tung đòn trừng phạt các gã công nghệ khổng lồ Trung Quốc. Thậm chí khi chỉ còn 2 ngày là mãn nhiệm, Tổng thống Donald Trump vẫn tung cú đấm bồi vào Huawei với việc ký lệnh thu hồi giấy phép và từ chối hàng chục giấy phép cung cấp linh kiện cho Huawei. Chính quyền Trump đã hành động quyết liệt với một loạt chính sách cứng rắn.Khi ông Joe Biden lên cầm quyền, công nghệ được nâng tầm trở thành trọng tâm trong chiến lược ứng phó với Trung Quốc, với quan điểm Mỹ lãnh đạo thế giới bằng sức mạnh công nghệ tiên tiến nhất, không chỉ bằng sức mạnh quân sự.Do vậy, Mỹ có sự điều chỉnh về tư duy với một bộ chính sách có mục tiêu, toàn diện và chịu chi, tập trung hơn, hợp tác mật thiết với đồng minh cùng đối tác. Chính quyền của ông Biden vừa tiếp nối chính sách cứng rắn thời ông Trump vừa tăng cường tham vấn và hợp tác chặt chẽ với đồng minh và đối tác trong kiềm chế sự phát triển công nghệ cao của Trung Quốc. Mỹ đồng thời tung ra các gói nghìn tỷ USD và mức giảm thuế khủng nhằm nhanh chóng xốc lại nền công nghệ cao, đảm bảo tự chủ và duy trì lợi thế dẫn đầu.

 “Tẩy chay” 5G Trung Quốc

 Công nghệ 5G không chỉ quan trọng với ngành viễn thông và mạng di động mà còn là nền tảng cho các công nghệ thế hệ tiếp theo như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và Internet vạn vật… Bởi thế, quốc gia nào thắng trong cuộc đua 5G thì cũng có cơ thắng trong các lĩnh vực khác và mang lại ảnh hưởng lớn trên toàn cầu. 5G quan trọng như vậy nhưng Mỹ lại chậm chân trong khi Trung Quốc chiếm ưu thế. Thiết bị 5G

Trung Quốc chiếm hơn 40% thị phần toàn cầu, len sâu vào cả cơ sở hạ tầng viễn thông các nước đồng minh của Mỹ. 

                                                               

 

Cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung Quốc mới chỉ là khúc dạo đầu

 Mỹ hiểu rằng một khi các nước đã sử dụng thiết bị 5G của Trung Quốc thì đồng nghĩa với việc Mỹ bị loại khỏi cuộc chơi dài hạn, chưa kể những hệ lụy sẽ rất lớn đối với kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của Mỹ và đồng minh. Bởi vậy, Mỹ bằng mọi cách ghìm Trung Quốc phát triển 5G đồng thời đẩy mạnh phát triển 6G nhằm lật ngược tình thế.

 Năm 2018, Mỹ khởi động chiến dịch nhằm loại các công ty Trung Quốc thực hiện mạng 5G và loại thiết bị 5G Trung Quốc khỏi cơ sở hạ tầng viễn thông của Mỹ và các nước đồng minh với lý do nguy cơ mất an ninh. Có một số nước loại hẳn 5G Trung Quốc, tiên phong là Australia, rồi Nhật Bản, Anh và New Zealand.  Mỹ cho các nước đang phát triển vay tiền để mua thiết bị 5G của Ericsson, Nokia và Samsung Electronics, cung cấp các khóa đào tạo, làm cuốn cẩm nang giúp các nhà hoạch định chính sách ở Trung Âu, Đông Âu và các nước đang phát triển xây dựng mạng 5G không dùng thiết bị 5G Trung Quốc.

 Chốt chặn chip tiên tiến

 Con chip ra đời năm 1958 được sử dụng trong tên lửa hạt nhân. Ngày nay, nó là chìa khóa để một quốc gia dẫn đầu về công nghệ với vai trò then chốt trong mọi sản phẩm điện tử, từ điện thoại thông minh đến ô tô, tàu vũ trụ, các công nghệ mới nổi như 5G, trí tuệ nhân tạo…

 Mỹ có lợi thế nắm giữ thiết bị và công cụ sản xuất chip tiên tiến trong khi Trung Quốc không chỉ tụt hậu mà phụ thuộc Mỹ và đồng minh về thiết bị, công cụ sản xuất chip tiên tiến. Mỹ khoét sâu vào “tử huyệt” để kiềm chế Trung Quốc với các biện pháp chủ yếu: Kiểm soát chặt thiết bị và công cụ sản xuất chip tiên tiến không rơi vào tay Trung Quốc, điển hình là việc thuyết phục thành công hãng ASML Hà Lan không bán cỗ máy quang khắc tia cực tím EUV trị giá 150 triệu USD cho Trung Quốc. Như vậy, trong ngắn hạn, Trung Quốc không thể sản xuất được dòng chip tiên tiến thế hệ 7nm. Cấm các công ty gồm cả công ty nước ngoài có sử dụng thiết bị hoặc công cụ của Mỹ trong sản xuất chip bán sản phẩm chip cho những công ty Trung Quốc bị liệt vào danh sách đen.

Tăng cường giám sát các hoạt động mua lại hoặc đầu tư vào các công nghệ bán dẫn, hạn chế sự tham gia nghiên cứu và phát triển chung về học thuật giữa các công ty, phòng thí nghiệm, tổ chức giáo dục của Mỹ và Trung Quốc. Như vậy, với chốt chặn chip tiên tiến, Mỹ khiến cho đường tới “tự chủ công nghệ bán dẫn” của Trung Quốc càng trở nên khó khăn gấp bội và dài hơn. Đồng thời, Mỹ hợp tác với các quốc gia và vùng lãnh thổ xây dựng chuỗi cung ứng chip tiên tiến toàn cầu không Trung Quốc, khôi phục vị thế ngành sản xuất chip tiên tiến của Mỹ nhằm đảm bảo tự chủ và phát triển năng lực sản xuất chip tiên tiến.

 Nhằm tăng tỷ lệ sản xuất chip nội địa, Mỹ một mặt thúc đẩy mở rộng sản xuất nội địa, mặt khác, thu hút đồng minh đặt nhà máy sản xuất chip ở Mỹ và bước đầu đã đạt kết quả đáng kể. Ngày 23/3/2021 , Intel quyết định xây dựng 2 nhà máy sản xuất chip tại tiểu bang Arizona với kinh phí dự kiến từ 60-120 tỷ USD. Mỹ cũng đã lôi kéo thành công 2 hãng sản xuất chip tiên tiến nhất thế giới là TSMC và Samsung Electronics đặt nhà máy ở Mỹ. TSMC cam kết đầu tư 12 tỷ USD, Samsung Electronics cam kết đầu tư 17 tỷ USD. Các nhà máy này dự kiến hoạt động năm 2023, sản xuất các dòng chip thế hệ tiên tiến nhất.   

 Đến nay, cuộc chiến công nghệ Mỹ - Trung Quốc mới chỉ là khúc dạo đầu, tiếp tục leo thang và kéo dài. Xét tổng thể, dù không còn ưu thế tuyệt đối nhưng Mỹ vẫn ở thế “cửa trên” với những vũ khí lợi hại cùng lợi thế như các trường đại học hàng đầu, nhiều tập đoàn công nghệ hùng mạnh, văn hóa cởi mở để thu hút và giữ chân nhân tài toàn cầu.

    4.4  Nhìn lại Chiến tranh Lạnh Mỹ - Liên Xô để hiểu Chiến tranh lạnh Mỹ -Trung

Trong giai đoạn 1945 - 1947, mối quan hệ Mỹ - Xô chuyển từ đối tác thời chiến căng thẳng nhưng hiệu quả thành sự đối đầu sâu sắc về ý thức hệ và địa chính trị, kéo dài hàng thập kỷ sau đó. Trên thế giới từng có 4 trường phái riêng rẽ nhằm lý giải nguồn gốc lịch sử của Chiến tranh Lạnh.

Cách hiểu đầu tiên, xuất hiện vào cuối những năm 1940 - 1950 quy trách nhiệm cho Liên Xô. Tuy nhiên, bắt đầu từ cuối những năm 1950, với ảnh hưởng ngày càng tăng của hiện tượng "vỡ mộng quốc gia" vì chiến tranh Việt Nam, các học giả thuộc chủ nghĩa xét lại đã đảo ngược cách hiểu nói trên. Họ quả quyết chính Washington là "tội đồ", chứ không phải Moscow.

Những người theo chủ nghĩa xét lại cho rằng, Mỹ từ lâu đã là một cường quốc bành trướng, tìm mọi cách mở rộng phạm vi ảnh hưởng kinh tế, thúc đẩy hệ thống chủ nghĩa tư bản thị trường và truyền bá các giá trị của mình ra khắp thế giới. Do đó, nhà lãnh đạo Joseph Stalin có mối quan tâm chính đáng ở Đông Âu và các chính sách của Washington đã buộc Moscow phải lựa chọn giữa bất an và đối đầu. Và gần như không có gì đáng ngạc nhiên khi Điện Kremlin chọn đối đầu.

Cách lý giải thứ ba kết hợp các thành tố của 2 cách hiểu đầu tiên. Các nhà sử học hậu xét lại thừa nhận Mỹ đã phạm sai lầm. Song, họ coi Chiến tranh Lạnh là điều không thể tránh khỏi. Sau Thế chiến hai, Mỹ và Liên Xô tự thấy họ là hai quốc gia hùng mạnh nhất thế giới với khoảng trống quyền lực giữa họ rất lớn. Chỉ riêng tình huống này đã dẫn đến sự cạnh tranh. Các hệ thống chính trị khác biệt, trải nghiệm lịch sử và các quan niệm khác nhau về cách tốt nhất để tạo ra an ninh đã dẫn đến Chiến tranh Lạnh.

Việc hé mở các tài liệu lưu trữ của Liên Xô sau Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến sự xuất hiện của cách hiểu thứ tư. Các nhà sử học nổi tiếng như John Lewis Gaddis đã sửa đổi những lý giải trước đó của họ và đổ lỗi nhiều hơn cho Liên Xô nói chung cũng như ông Stalin nói riêng. Cách hiểu này được coi là trường phái "bình mới, rượu cũ" vì nó dẫn tới một kết luận đã có trước đây, rằng Mỹ đã đúng khi chọn đối đầu.

Căng thẳng Mỹ - Trung hiện tại

Các cách hiểu khác nhau như trên về nguồn gốc Chiến tranh Lạnh đã phản ánh các câu hỏi cũng như những tranh cãi then chốt về mối quan hệ Mỹ - Trung đương đại.

Một trường phái tư tưởng tương tự chủ nghĩa xét lại thời Chiến tranh Lạnh được coi là thiếu căn cứ vững chắc. Đúng là Mỹ từ lâu đã duy trì sự hiện diện quân sự đáng kể ở châu Á - Thái Bình Dương và có nhiều hành động khác chắc chắn chống lại một Trung Quốc đầy tham vọng.

Song, Mỹ cũng đồng thời làm nhiều hơn bất kỳ quốc gia nào khác để tạo nên sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc, bằng bật đèn xanh cho Bắc Kinh gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), mở cửa các thị trường cho hàng hóa Trung Quốc, cho phép chuyển giao các công nghệ dân sự tiên tiến và khuyến khích Bắc Kinh gắn kết nhiều hơn, có ảnh hưởng lớn hơn trong ngoại giao khu vực và toàn cầu. Thật khó để tuyên bố rằng Mỹ "đang cố gắng kiềm chế Trung Quốc" nếu xét đến việc "Trung Quốc đã có sự tăng trưởng và phát triển ngoạn mục" kể từ khi tái lập quan hệ với Mỹ                                                                                                                       Hầu hết các nhà quan sát đều thống nhất rằng, điều một số người gọi là "các hành động quả quyết mới" của Bắc Kinh bắt đầu vào các năm 2008 - 2009. Nó xảy ra giữa cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, vào thời điểm chính quyền mới của Barack Obama đang nhấn mạnh đến nhu cầu phải trấn an Bắc Kinh, đề cập đến sự xuất hiện của một thế giới đa cực và thậm chí gợi nhắc đến khả năng tạo ra cơ chế "G-2" để kiểm soát các vấn đề toàn cầu

Như nhà khoa học chính trị Andrew Scobell đã viết, đó là kết quả nhận thức về sự yếu kém và điều đình của người Mỹ, chứ không phải nhận thức về sự thù địch gia tăng, tạo nên nền tảng cho việc gia tăng sức ép của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và những khu vực khác.

Trường phái tư tưởng thứ hai được nhắc đến nhiều hơn, nhưng không hoàn toàn thuyết phục. Có một thực tế không ai phản bác là, Trung Quốc hiện trở nên tham vọng, quyết đoán hơn. Ở châu Á, Bắc Kinh đã đẩy mạnh việc sử dụng các biện pháp cưỡng chế quân sự, đòn bẩy kinh tế, áp lực ngoại giao và các tác động khác để tăng cường sức ảnh hưởng của Trung Quốc và hạn chế các lựa chọn của những cường quốc trong khu vực.

Không chỉ đụng độ với các nước, chẳng hạn như Nhật Bản và Ấn Độ trong các tranh chấp chủ quyền, cả về lực lượng quân sự và bán quân sự, Bắc Kinh còn đồng thời thúc đẩy các dự án địa - kinh tế quy mô lớn như Sáng kiến Vành đai và Con đường, Ngân hàng Đầu tư cơ sở hạ tầng châu Á hay Quan hệ đối tác kinh tế khu vực toàn diện nhằm đưa châu Á - Thái Bình Dương vào quỹ đạo của mình.

Xa hơn ở nước ngoài, Trung Quốc được xem như một thách thức toàn cầu đối với ảnh hưởng của Mỹ. Trung Quốc đã mở rộng dấu ấn quân sự toàn cầu, sử dụng Sáng kiến Vành đai và Con đường để vươn dài sức mạnh kinh tế ra ngoài phạm vi lãnh thổ của mình. Sáng kiến "Sản xuất tại Trung Quốc năm 2025" cho thấy tham vọng giành "ngôi vương" về kinh tế từ tay Mỹ bằng bằng cách đi đầu về các đổi mới công nghệ. 

Tuy nhiên, vấn đề với cách hiểu này là nó không chỉ rõ ai là nguyên nhân hay kết quả của những thay đổi trong các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Việc Bắc Kinh công bố đường 9 đoạn ở Biển Đông, tăng cường sức ép với Nhật ở Biển Hoa Đông và các khía cạnh "quả quyết" khác đều có từ nhiều năm trước.

Trường phái tư tưởng thứ ba, tương ứng với chủ nghĩa hậu xét lại thời Chiến tranh Lạnh cho rằng, sự thay đổi động lực sức mạnh và bản chất của các vấn đề quốc tế đã đẩy Mỹ và Trung Quốc vào thế đối đầu. Rõ ràng, có nhiều căn cứ hậu thuẫn cách lý giải này. Sự trỗi dậy của Trung Quốc trong ba thập kỷ qua không giống bất cứ điều gì đã có trong lịch sử hiện đại.

GDP của Trung Quốc liên tục tăng từ 1.900 tỉ USD lên 8.300 tỉ USD trong giai đoạn 1998 - 2014. Chi tiêu quân sự của Trung Quốc cũng tăng từ 2,2% lên 12,2% trong tổng chi tiêu toàn cầu giai đoạn 1994 - 2015. Bắc Kinh đã thâu tóm được nhiều tính năng quân sự tiên tiến hơn bao giờ hết trong khi vẫn phát triển nền tảng kinh tế để tác động đến các quốc gia từ Đông Nam Á đến Đông Âu và xa hơn nữa.

Sự phát triển của sức mạnh Trung Quốc, đặc biệt là sức mạnh quân sự, ban đầu một phần bắt nguồn từ những lo ngại rằng Mỹ có thể biến Bắc Kinh thành đối thủ chính trong một cuộc Chiến tranh Lạnh mới. Song, càng hùng mạnh, Trung Quốc càng không giấu giếm các tham vọng, đe dọa vị thế và ảnh hưởng của Mỹ trên trường quốc tế. Tất cả những điều này rốt cuộc buộc Mỹ phải có những chính sách đối phó sắc bén và mạnh mẽ hơn, dù dưới hình thức Chiến lược bù đắp thứ ba nhằm đáp trả các khả năng chống tiếp cận khu vực của Trung Quốc hay áp thuế nhập khẩu cao hơn của chính quyền Tổng thống Donald Trump nhằm làm suy yếu sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh.

Mỹ thoát khỏi bế tắc cách nào?

Hiện có nhiều ẩn ý về chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc. Trước hết, chẳng có nhiều điều Mỹ có thể làm trong thực tế để xoa dịu hay trấn an các lãnh đạo Trung Quốc. Trừ khi Washington rút các lực lượng quân sự về Hawaii và bỏ mặc các đồng minh của mình ở Thái Bình Dương, đồng thời ngưng ủng hộ các giá trị dân chủ họ đang theo đuổi ở nước ngoài, Trung Quốc sẽ vẫn tin rằng mục tiêu chính của Mỹ là nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của họ.

Quan điểm này không hoàn toàn sai, nhưng bị phóng đại và nó không chỉ bắt nguồn từ những hành động của chính phủ Mỹ. Các biện pháp xây dựng lòng tin có chỗ đứng trong quan hệ Mỹ - Trung, nhưng Washington sẽ không thuyết phục được Bắc Kinh tin sự hiện diện của họ nhằm tạo ra sự ổn định và các mục tiêu của họ là vô hại.

Thứ hai, nếu Mỹ vẫn không sẵn sàng nhượng lại Bắc Kinh một phạm vi ảnh hưởng ở châu Á - Thái Bình Dương, họ cần phải tăng cường các hệ thống phòng thủ trong khu vực bằng cách củng cố cấu trúc an ninh khu vực cũng như các khả năng bảo vệ chủ quyền của chính mình. Vài năm qua đã chứng kiến sự bùng nổ của các thỏa thuận an ninh song phương, ba bên và đôi khi bốn bên giữa Mỹ và các đối tác trong khu vực cũng như những nỗ lực nâng cấp các liên minh song phương của Washington.

Đây thực sự là những bước đi tích cực, nhưng cho đến nay chúng không làm thay đổi đáng kể các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và xa hơn ở nước ngoài, cũng như không đảo ngược những thay đổi bất lợi trong cán cân quyền lực khu vực.

Trong Chiến tranh Lạnh, chỉ khi Washington thể hiện sự sẵn sàng duy trì hiện trạng ở Tây Berlin và Tây Âu xét theo phạm vị rộng hơn, tình hình mới rơi vào thế bế tắc. Sự khác biệt giữa châu Âu vào cuối những năm 1940 và khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương ngày nay là rất lớn, nhưng những điểm tương tự mang tới một bài học trọng yếu cho các nhà hoạch định chính sách ngày nay: Các thỏa thuận an ninh mạnh mẽ với sự hỗ trợ của sức mạnh quân sự đáng gờm của Mỹ có thể làm tăng cảm giác đối kháng và nghi ngờ, nhưng chúng không thể thiếu để giữ gìn hòa bình.

Thứ ba, các quan chức Mỹ phải hiểu rằng, sự cạnh tranh là cả về địa chính trị và ý thức hệ. Đương đầu với thách thức này, họ cần phải quả quyết hơn trong việc bảo vệ nền dân chủ ở quê nhà cũng như thúc đẩy các giá trị tương tự một cách mạnh mẽ hơn ở châu Á.

Cuối cùng, cách đối phó thích hợp với Trung Quốc chỉ có được nhờ sự ủng hộ rộng rãi và bền vững. Ở Washington hiện phổ biến các tuyên bố về những cách tiếp cận của "toàn chính phủ", nhưng điều cần đạt được phải ở phạm vị rộng hơn, là cách tiếp cận của "toàn xã hội", quy tụ sự ủng hộ của cả hai đảng  và công chúng Mỹ.

Quy mô và sức mạnh Trung Quốc hiện nay ám chỉ các vấn đề họ gây ra với Mỹ sẽ không sớm biến mất. Để có được sự ủng hộ của "toàn xã hội", các quan chức Mỹ cần nhận thức đúng đắn về bản chất của thách thức, giải thích rõ việc đối phó với Trung Quốc ra sao sẽ đóng vai trò trung tâm trong việc bảo vệ một thế giới dân chủ, tương đối ổn định và cởi mở như thế nào. Tương tự như trong Chiến tranh Lạnh, Washington sẽ cần một chiến lược rộng lớn và bền bỉ.

Cạnh tranh Mỹ-Trung: Chiến tranh lạnh kiểu mới?

Ba thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, thời điểm đơn cực đã kết thúc. Tại Trung Quốc, Mỹ phải đối mặt với một đối thủ rất lớn và khao khát trở thành số một. Quan hệ kinh doanh và lợi nhuận, những cái trước đây giúp củng cố mối quan hệ, đã trở thành cái để cạnh tranh.

Cuộc chiến thương mại chỉ là một phần trong cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay. Mỹ và Trung Quốc đang cạnh tranh với nhau trên mọi lĩnh vực, từ chất bán dẫn đến tàu ngầm, từ các bộ phim bom tấn đến thám hiểm mặt trăng. Hai siêu cường này từng tìm kiếm một thế giới mà đôi bên cùng có lợi. Tuy nhiên, ngày nay, chiến thắng dường như đòi hỏi một bên phải thất bại - theo đó, Trung Quốc luôn phải tuân thủ mệnh lệnh của Mỹ hoặc một nước Mỹ khiêm nhường phải rút lui khỏi khu vực Tây Thái Bình Dương. Đó là chiến tranh lạnh kiểu mới mà ở đó không có người chiến thắng.

Như đã giải thích trong một báo cáo đặc biệt của nhóm tác giả, mối quan hệ giữa 2 siêu cường đã trở nên tồi tệ. Mỹ phàn nàn rằng Trung Quốc đang gian lận để vươn lên qua việc ăn cắp công nghệ, chiếm giữ Biển Đông và bắt nạt các nền dân chủ như Canada và Thụy Điển. Trung Quốc đang trở thành mối đe dọa đối với nền hòa bình toàn cầu. Trung Quốc bị kẹt giữa giấc mơ giành lại vị trí xứng đáng ở châu Á và nỗi lo sợ rằng một nước Mỹ mệt mỏi và ghen tị sẽ ngăn chặn sự trỗi dậy của họ bởi nước Mỹ không thể chấp nhận việc vị thế của mình bị suy giảm.

Khả năng xảy ra thảm họa đang hiện ra. Dưới thời Kaiser, nước Đức đưa thế giới vào chiến tranh; Mỹ và Liên Xô đùa bỡn với cuộc chiến tranh hạt nhân một mất một còn. Ngay cả khi Trung Quốc và Mỹ ngừng xung đột, thế giới vẫn phải chịu ảnh hưởng của việc tốc độ tăng trưởng chậm lại và các vấn đề bị bỏ lại không được giải quyết do thiếu sự hợp tác.

Cả hai bên đều cần phải cảm thấy an toàn hơn, nhưng cũng phải học cách sống chung trong một thế giới mà mức độ tin cậy không cao. Người ta không nên nghĩ rằng có thể đạt được điều này một cách dễ dàng hoặc nhanh chóng.

Tham vọng của Mỹ là ngăn chặn Trung Quốc, như họ từng làm và thành công đối với Liên Xô. Đối tượng của Mỹ không chỉ là Huawei, công ty cung cấp thiết bị viễn thông 5G mới bị ngăn chặn thông qua các sắc lệnh, mà là gần như tất cả các công nghệ của Trung Quốc. Tuy nhiên, đối với Trung Quốc, những rủi ro mang lại là rất nghiêm trọng, và các nhà hoạch định chính sách đang tìm cách tránh né chúng. Các chuỗi cung ứng toàn cầu có thể được điều chỉnh để không cần đến vai trò của Trung Quốc, nhưng điều này sẽ rất tốn kém. Kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Liên Xô cuối những năm 1980 đạt 2 tỷ USD/năm; trong khi đó, kim ngạch thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc hiện nay đạt 2 tỷ USD/ngày. Trong các lĩnh vực công nghệ quan trọng như sản xuất chip và 5G, thật khó để nói thương mại kết thúc chỗ nào và an ninh quốc gia bắt đầu ở đâu. Nền kinh tế của các đồng minh của Mỹ ở châu Á và châu Âu phụ thuộc vào thương mại với Trung Quốc. Chỉ có một mối đe dọa rõ ràng mới có thể thuyết phục các nước này cắt đứt quan hệ với Trung Quốc.

Sẽ là không khôn ngoan nếu Mỹ buông tay. Không có quy luật vật lý nào nói rằng điện toán lượng tử, trí tuệ nhân tạo và các công nghệ khác phải do các nhà khoa học có quyền tự do quyết định bẻ khóa. Chủ tịch Tập Cận Bình đã tái khẳng định quyền kiểm soát của đảng và bắt đầu triển khai sức mạnh của Trung Quốc ra toàn thế giới. Một phần vì lý do này mà một trong số rất ít điều đạt được sự đồng thuận của cả đảng Cộng hòa lẫn đảng Dân chủ là Mỹ phải hành động chống lại Trung Quốc. Nhưng bằng cách nào?

Trước tiên, Mỹ phải ngừng ngay việc tự làm suy yếu sức mạnh của mình, thay vào đó là phải xây dựng sức mạnh. Do người di cư có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự đổi mới, nên việc Chính quyền Trump dựng rào cản đối với người nhập cư hợp pháp là hành động tự hại mình. Tương tự, việc chính quyền thường xuyên chê bai bất kỳ ngành khoa học nào không phù hợp với chương trình nghị sự và có ý định cắt giảm tài trợ khoa học (may mắn là Quốc hội không chấp thuận điều này) cũng gây tác động ngược lại.

Một trong những thế mạnh khác nằm ở các liên minh của Mỹ cũng như các thể chế và chuẩn mực mà Mỹ thiết lập sau Chiến tranh thế giới thứ 2. Đội ngũ của Trump đã coi thường các quy tắc thay vì ủng hộ và củng cố các thể chế, tấn công Liên minh châu Âu và Nhật Bản trong vấn đề thương mại thay vì hợp tác với họ để ép Trung Quốc thay đổi. Quyền lực cứng của Mỹ ở châu Á giúp trấn an các đồng minh, nhưng Tổng thống Donald Trump dường như không nhận thấy rằng quyền lực mềm cũng giúp củng cố các liên minh.

Tương tự như việc tập trung vào sức mạnh của mình, Mỹ cần tăng cường khả năng quốc phòng. Điều này liên quan đến quyền lực cứng vì Trung Quốc cũng đang tiến hành vũ trang, kể cả trong các lĩnh vực mới lạ như vũ trụ và không gian mạng. Nhưng điều đó cũng có nghĩa là tạo ra sự cân bằng giữa việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và duy trì dòng lưu thông của các ý tưởng, con người, vốn và hàng hóa. Khi các trường đại học và các chuyên viên máy tính của Thung lũng Silicon chế giễu những quy định mang tính giới hạn nhằm đảm bảo an ninh quốc gia, họ hoặc là ngây thơ hoặc là giả dối. Tuy nhiên, khi những nhân vật diều hâu quá khích đòi đóng cửa không cho các công dân và đầu tư của Trung Quốc vào Mỹ, họ đã quên mất rằng sự đổi mới của Mỹ phụ thuộc vào một mạng lưới toàn cầu.

Mỹ và các đồng minh có quyền hạn rộng lớn để đánh giá ai sẽ mua cái gì. Tuy nhiên, phương Tây biết quá ít về các nhà đầu tư và đối tác liên doanh đến từ Trung Quốc cũng như các quan hệ của họ với nhà nước. Việc suy nghĩ sâu hơn về những vấn đề được coi là nhạy cảm trong các ngành công nghiệp sẽ làm mất đi mong muốn cấm đoán mọi thứ.

Đối phó với Trung Quốc cũng có nghĩa là tìm cách tạo niềm tin. Những hành động mà Mỹ cho là phòng thủ nhưng trong con mắt của Trung Quốc có thể lại là hành động gây hấn nhằm kiềm chế Trung Quốc. Nếu Trung Quốc cảm thấy cần phải chống trả, thì một vụ va chạm hải quân ở Biển Đông cũng có thể dẫn đến sự leo thang. Hoặc một cuộc xâm nhập Đài Loan có thể dẫn đến chiến tranh bởi sự giận dữ và tư tưởng dân tộc chủ nghĩa thái quá của Trung Quốc.

Do đó, một hệ thống phòng thủ mạnh mẽ hơn đòi hỏi phải có một chương trình nghị sự khuyến khích thói quen làm việc cùng nhau khi mà Mỹ và Liên Xô vừa đàm phán về việc cắt giảm vũ khí, vừa đe dọa hủy diệt lẫn nhau. Trung Quốc và Mỹ không phải nhất trí với kết luận rằng họ sống theo các quy tắc là vì lợi ích của mình. Không thiếu các dự án để họ cùng nhau thực hiện, chẳng hạn như vấn đề Triều Tiên, các quy tắc về không gian và chiến tranh mạng và nếu ông Trump chấp nhận thì đó là việc chống biến đổi khí hậu.

Một chương trình nghị sự như vậy đòi hỏi phải có nghệ thuật quản lý nhà nước và tầm nhìn. Ngay bây giờ những thứ này đang thiếu. Trump chế nhạo giá trị toàn cầu, và lý do của ông là nước Mỹ đã mệt mỏi với việc đóng vai trò là sen đầm thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc có một vị chủ tịch nước muốn sử dụng giấc mơ về một quốc gia vĩ đại làm lý do để biện minh kiểm soát tất cả mọi thứ. Ông ta ngồi ở đỉnh của một hệ thống coi sự tham gia của cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama như một thứ để khai thác. Các nhà lãnh đạo tương lai có thể cởi mở hơn với sự cộng tác đã được khai sáng, nhưng không có gì đảm bảo.

Ba thập kỷ sau khi Liên Xô sụp đổ, thời điểm đơn cực đã kết thúc. Tại Trung Quốc, Mỹ phải đối mặt với một đối thủ rất lớn và khao khát trở thành số một. Quan hệ kinh doanh và lợi nhuận, những cái trước đây giúp củng cố mối quan hệ, đã trở thành cái để cạnh tranh. Trung Quốc và Mỹ rất cần tạo ra các quy tắc để giúp quản lý thời kỳ mà sự cạnh tranh giữa các siêu cường đang tiến triển nhanh chóng. Nhưng lúc này, cả hai đều xem các quy tắc là những thứ để phá vỡ.

 Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung Quốc là không thể tránh khỏi?

Từ góc nhìn lịch sử và thực tiễn hiện nay, Chiến tranh Lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc dường như là tất yếu. Hai nước còn có nguy cơ nổ ra xung đột quân sự.

Căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc tiếp tục gia tăng trên nhiều mặt trận. Hai siêu cường này đang đấu tranh với nhau quyết liệt trong cả lĩnh vực kinh tế và công nghệ, và gần như mọi thứ khác như đại dịch Covid-19, Biển Đông, Đài Loan, hay Tân Cương.

Năm 2020 ,Việc Bắc Kinh áp đặt luật an ninh quốc gia lên Hong Kong càng thúc đẩy thái độ cứng rắn ở những nhân vật cứng rắn thuộc hai nước.

 

Đồ họa minh họa về “Chiến tranh Lạnh Mỹ-Trung Quốc”. Nguồn: Forexlive.

Trong bối cảnh đó, cuộc họp kín mới đây giữa Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Trợ lý của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ông Dương Khiết Trì, được cho là mang lại ít kết quả cho việc hóa giải căng thẳng giữa đôi bên.Tình trạng thù địch gia tăng giữa Bắc Kinh và Washington cũng khiến cho nhiều nước còn lại trên thế giới bị phân cực.

Giai đoạn nguy hiểm sắp tới trong quan hệ Mỹ-Trung

Graham Allison, giáo sư chuyên ngành chính quyền tại Đại học Havard (Mỹ), cho rằng: “Thời gian còn lại của năm 2020 có thể là giai đoạn nguy hiểm đối với quan hệ Mỹ-Trung tương tự như 5 tháng cuối năm 1941 đối với quan hệ Mỹ-Nhật”.

Allison nói, vụ không kích bất ngờ do Nhật Bản thực hiện nhằm vào Trân Châu Cảng vào ngày 7/12/1941, khiến Mỹ bị lôi kéo vào Thế chiến 2, là nằm ngoài sự tưởng tượng của Mỹ lúc đó, vì “một nước có diện tích chưa bằng 1/4 diện tích của nước Mỹ lại dám cả gan tấn công cường quốc mạnh nhất thế giới lúc đó”.

Trong khi đó, Malcolm Davis, nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách Chiến lược Australia, nhận định: “Trung Quốc xem virus SARS-CoV-2 như một cơ hội để khai thác các điểm yếu của Mỹ, và Trung Quốc có thể không cầm lòng trước khả năng giải quyết các tranh chấp lãnh thổ thông qua vũ lực. Tôi nghĩ rằng có khả năng thực sự là Bắc Kinh sẽ tính toán nhầm khi cho rằng Mỹ không thể và sẽ không phản ứng bằng biện pháp quân sự”.

Bản thân Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cũng thừa nhận rằng Mỹ và Trung Quốc đang đối mặt với thách thức tồi tệ nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979.

Chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã được điều chỉnh theo hướng dân tộc chủ nghĩa, hưởng ứng lời kêu gọi của Chủ tịch Tập Cận Bình về “tinh thần chiến đấu” trong giới ngoại giao Trung Quốc để đáp lại cái mà Trung Quốc coi là sự bắt nạt và thù địch từ phía Mỹ và đồng minh của Mỹ.

Từ góc nhìn Bắc Kinh, các thách thức của họ là các cuộc va chạm với hải quân Mỹ khi hải quân Mỹ thực hiện các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông hay khả năng Mỹ chính thức công nhận chính quyền Đài Loan.

Gal Luft, đồng giám đốc của Viện Phân tích An ninh Toàn cầu ở Washington, cho rằng Mỹ đã ở trong chế độ kiềm chế đầy đủ đối với Trung Quốc khi quan hệ giữa hai bên đi qua điểm không thể quay đầu lại.

Trung Quốc khó có thể trỗi dậy theo cách hòa bình?

Trong nhiều thập kỷ, giới lãnh đạo chính trị và các nhà chiến lược Mỹ đã thường xuyên bị chia rẽ giữa việc tương tác với Trung Quốc để thúc đẩy sự thịnh vượng của nước này, với việc kiềm chế sự trỗi dậy của nó, khi Trung Quốc trở thành một đối thủ cạnh tranh ngang cơ thay thế Liên Xô trong thời kỳ hậu Chiến tranh Lạnh.

Chính sách của Mỹ về Trung Quốc trong các năm qua chủ yếu bị chi phối bởi nỗi sợ về sự trỗi dậy của một thế lực lớn mới ở khối lục địa Á-Âu và một trục liên kết giữa Bắc Kinh và Moscow.

Trong một văn bản chính sách nói về cách tiếp cận chiến lược của Tổng thống Mỹ Trump đối với Trung Quốc, được Nhà Trắng công bố hồi tháng 5/2020, Washington đã chính thức thừa nhận sự thất bại của chính sách của họ đối với Trung Quốc trong 40 năm đầu tiên của quan hệ song phương. Khi đó Mỹ tìm cách thay đổi chế độ chính trị ở Trung Quốc thông qua hoạt động mở cửa thị trường.

Các thế hệ lãnh đạo của Mỹ, bao gồm các đời tổng thống, đã liên tục tranh cãi về câu hỏi liệu Trung Quốc có trỗi dậy hòa bình được hay không?Chuyên gia đối ngoại hàng đầu (đã quá cố) của Mỹ, Zbigniew Brzezinski, cho biết giới lãnh đạo cao cấp của Trung Quốc cũng bị ám ảnh về những câu hỏi tương tự.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger, nổi tiếng với sách lược cho Mỹ mở cửa với Trung Quốc vào thập niên 1970 nhằm cô lập Liên Xô, thì nay cũng bi quan về tương lai quan hệ Trung-Mỹ.Ông Kissinger xem Trung Quốc như đối thủ chiến lược duy nhất của Mỹ hiện nay. Năm 2019, ông cảnh báo rằng một cuộc xung đột quân sự “không giới hạn” giữa hai nước sẽ tệ hại hơn các cuộc thế chiến trước đây.Đối với cả Kissinger và Allison, chủ trương của Chủ tịch Tập Cận Bình về cải cách quân sự trong các năm gần đây theo hướng xây dựng một đội quân có năng lực tác chiến và giành chiến thắng, là một bằng chứng rõ nét nữa về việc Trung Quốc đang chuẩn bị cho một xung đột vũ trang với kịch bản xấu nhất.

Cách đây hai năm, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Henry Kissinger nhận định: “Từ góc nhìn lịch sử, Trung Quốc và Mỹ rất khó tránh được xung đột với nhau”.

Trong khi đó, theo cựu Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh, quân đội Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa thiết lập được một cơ chế quản lý khủng hoảng hiệu quả.

Chiều hướng quan hệ Mỹ  Trung Quốc  đầu nhiệm kỳ củaTổng thống Joe Biden ( 6/ 2021)

Mâu thuẫn về ý thức hệ 

Chính quyền của Tổng thống Donald Trump đã từng xác định bản chất cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc là thuộc về ý thức hệ. Cựu Ngoại trưởng Mike Pompeo so sánh cuộc cạnh tranh này với cuộc chiến ý thức hệ giữa Mỹ với Liên Xô trong kỷ nguyên Chiến tranh lạnh. Quan điểm này vẫn tồn tại trong giới lãnh đạo Mỹ tại nhiệm kỳ của Tổng thống Joe Biden. Cả Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đều nhận định, thế giới đang trải qua những thay đổi sâu sắc, chưa từng thấy trong một thế kỷ, có thể coi là bước ngoặt lịch sử. Tuy nhiên, nội hàm của “bước ngoặt lịch sử” này theo quan niệm của hai nước lại hoàn toàn khác. Trong khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chủ trương xây dựng một trật tự thế giới mà trong đó các quốc gia có thể cùng nhau xây dựng một “cộng đồng cùng chung vận mệnh” và tự tin tuyên bố rằng, thời gian và động lực đều đứng về phía Trung Quốc, thì Tổng thống Joe Biden chủ trương duy trì trật tự thế giới do Hoa Kỳ kiểm soát và khẳng định, nền dân chủ sẽ và phải thắng thế. Trong diễn văn về chính sách đối ngoại tại Bộ Ngoại giao Mỹ, ngày 04/02/2021, Tổng thống Joe Biden cho rằng: “Mỹ phải sẵn sàng nắm lấy vai trò lãnh đạo thế giới trong kỷ nguyên mới, khi chế độ độc tài đang trỗi dậy, bao gồm cả tham vọng ngày càng tăng của Trung Quốc để cạnh tranh với Mỹ, còn Nga đang quyết tâm phá vỡ nền dân chủ của chúng ta”. Tại cuộc họp cấp cao đầu tiên giữa các quan chức Mỹ và Trung Quốc trong hai ngày 18 và 19/3/2021 ở Alaska, tân Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken đã bày tỏ những quan ngại sâu sắc về hành vi của Trung Quốc ngược đãi đối với người thiểu số Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, đàn áp dân chủ ở Hong Kong và cách tiếp cận ngày càng chuyên quyền của Trung Quốc đối với Đài Loan. Theo ông, những hành động đó đang đe dọa trật tự dựa trên các quy tắc duy trì sự ổn định toàn cầu. Mỹ coi cách thức Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhà nước theo “mô hình Trung Quốc” là thách thức đối với các nền dân chủ trên toàn thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc luôn khẳng định cạnh tranh Mỹ - Trung Quốc về bản chất không liên quan đến ý thức hệ. Phát biểu khai mạc Diễn đàn châu Á Bác Ngao, ngày 20/4/2021 tại Hải Nam, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hối thúc các quốc gia hợp tác và từ bỏ cuộc đối đầu ý thức hệ. Điều này cho thấy,Trung Quốc tỏ ra  muốn tránh một cuộc xung đột khó kiểm soát giữa hai chế độ chính trị được coi là mâu thuẫn đối kháng.

Cuộc chiến về thương mại và công nghệ 

Chính quyền của Tổng thống Joe Biden không có ý định hủy bỏ cuộc chiến thương mại với Trung Quốc đã được khởi động dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump mà thậm chí còn xây dựng một chiến lược toàn diện và có hệ thống hơn để đối phó với các hành vi kinh tế, thương mại mà theo Washington là mang tính cưỡng bức và không công bằng của Bắc Kinh. Đầu tháng 3/2021, Văn phòng đại diện thương mại Mỹ công bố Chương trình nghị sự thương mại năm 2021, trong đó xác định: Trung Quốc gây tổn hại cho người lao động Mỹ, đe dọa ưu thế công nghệ, làm suy yếu khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng trong nước và phá hoại lợi ích quốc gia của Mỹ, ép buộc chuyển giao công nghệ, xâm phạm bất hợp pháp quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ, hạn chế và kiểm duyệt nền kinh tế kỹ thuật số trên internet, v.v. Washington cũng chỉ trích kế hoạch “Made in China 2025” của Bắc Kinh và cho rằng, kế hoạch này rất nguy hiểm đối với Mỹ và thế giới vì mục tiêu chính của Trung Quốc là giành quyền kiểm soát thị phần toàn cầu lớn hơn trong 10 lĩnh vực chiến lược. Đáp lại, Trung Quốc vẫn giữ thái độ bình tĩnh, khi tiếp tục cuộc chiến thương mại với Mỹ. Bởi, hiện nay Trung Quốc đã trở thành nước xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới và sở hữu một sức hút khổng lồ trong hợp tác kinh tế. Đồng thời, đang muốn tăng trưởng kinh tế, giảm lệ thuộc vào thị trường bên ngoài và sử dụng thị trường nội địa như “thỏi nam châm” để hút các nhà đầu tư quốc tế, song phải đi kèm với việc chuyển giao công nghệ. Với sức mạnh của mình, Trung Quốc hoàn toàn tự tin khi đối đầu lâu dài với Mỹ trong cuộc chiến thương mại.

Bên cạnh cuộc chiến thương mại, cuộc chiến công nghệ giữa Mỹ và Trung Quốc dưới thời Tổng thống Joe Biden cũng phát triển theo chiều hướng mới. Ngoài những nỗ lực đơn phương, Mỹ đang xây dựng liên minh gồm các quốc gia dân chủ có công nghệ phát triển hàng đầu thế giới để ngăn chặn Trung Quốc trỗi dậy về công nghệ; tập trung kiềm chế sự phát triển của Trung Quốc trong các lĩnh vực, như: chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo, mạng viễn thông 5G và công nghệ mạng 6G trong tương lai. Đồng thời, tìm cách kết hợp cạnh tranh chặt chẽ giữa ý thức hệ và khoa học công nghệ, tạo dựng vai trò chủ đạo của Mỹ về “dân chủ khoa học công nghệ”.

Cạnh tranh về địa chính trị

Trung Quốc luôn tuyên bố, biên giới phía Đông của họ trải dài tới Thái Bình Dương, gồm: đảo Đài Loan được coi là “tỉnh ly khai”, quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhóm đảo Điếu Ngư/Senkaku theo cách gọi của Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khi đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden hoàn toàn bác bỏ tuyên bố của Trung Quốc và khẳng định quyết tâm bảo đảm an ninh cho Nhật Bản và Philippines theo các hiệp ước đã ký, cũng như có nghĩa vụ lập pháp để bảo vệ Đài Loan trên cơ sở Đạo luật quan hệ với Đài Loan được Quốc hội Mỹ thông qua năm 1979. Vì vậy, vùng biển rộng lớn: Biển Hoa Đông và Biển Đông luôn có sự hiện diện của tàu chiến, máy bay của cả Mỹ và Trung Quốc “chạm trán” nhau và luôn ở trong trạng thái sẵn sàng chiến đấu. Cả Mỹ và Trung Quốc đều quyết tâm bảo vệ những gì mà họ xác định là lợi ích chiến lược trong khu vực. Trong khi Trung Quốc luôn chứng tỏ năng lực chiếm hữu và bảo vệ các vùng biển này trước các cuộc phản công có thể xảy ra của Nhật Bản, Đài Loan hay Mỹ, thì Hoa Kỳ luôn phủ nhận tính hợp pháp trong các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc và đảm bảo với thế giới, nhất là các đồng minh rằng, Trung Quốc không thể thực hiện được các yêu sách phi lý đó, kể cả khi họ sử dụng biện pháp quân sự.

Trong bối cảnh sức mạnh tổng hợp quốc gia của Mỹ đang có chiều hướng suy giảm, chính quyền Tổng thống Joe Biden gấp rút thực hiện chủ nghĩa đa phương - liên kết chặt chẽ với các đồng minh, gây sức ép toàn diện hơn với Trung Quốc. Tính đến tháng 4/2021, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã có ba động thái để cạnh tranh với Trung Quốc. Một là, tái khởi động Đối thoại an ninh bốn bên (Bộ Tứ), gồm: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và Australia nhằm vào các nước Đông Nam Á để cân bằng ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Hai là, lôi kéo các nước đồng minh thành lập liên minh các quốc gia dân chủ và công nghệ, nhằm gây áp lực mạnh hơn với Bắc Kinh. Ba là, đề xuất xây dựng các sáng kiến phát triển cơ sở hạ tầng với đông đảo các nước phương Tây để cạnh tranh trực tiếp với Sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc. Theo nhận định của nhiều chính trị gia, Mỹ dường như đang thiếu khả năng ứng phó trước ảnh hưởng địa chính trị ngày càng tăng của Trung Quốc. Trong báo cáo công bố ngày 23/3/2021, cựu quan chức thương mại Mỹ Jennifer Hillman xác nhận, Trung Quốc đang thông qua Sáng kiến “Vành đai và Con đường” để mở rộng quyền lực trên toàn cầu, thậm chí có phần vượt Mỹ tại châu Phi và châu Á. Dưới thời cựu Tổng thống Donald Trump, Mỹ từng thông qua các biện pháp chiến lược, kinh tế và chính trị, như: xây dựng cơ chế, ký thỏa thuận đối tác, định hướng tài chính, triển khai các dự án hợp tác xây dựng và thúc đẩy mạnh mẽ đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm đối phó toàn diện với “Vành đai và Con đường”. Tiếp nối mục tiêu trên, chính quyền Tổng thống Joe Biden tăng cường liên kết thương mại tự do giữa các quốc gia đồng minh và đối tác, đặc biệt là cộng đồng nước nhỏ dễ chịu sức ép từ Trung Quốc. Ngày 22/3/2021, Nhà Trắng đã công bố Sáng kiến Các nền kinh tế đảo nhỏ và ít dân cư (SALPIE) để điều phối tiến trình hợp tác với các quốc đảo và vùng lãnh thổ ở khu vực Caribe, Bắc Đại Tây Dương và Thái Bình Dương, nhằm giải quyết hậu quả khủng hoảng nhân đạo, phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường hợp tác trong hệ thống tổ chức quốc tế và chống lại ảnh hưởng của Trung Quốc.

Một động thái đáng chú ý nữa là, ngày 20/4/2021, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua Đạo luật Cạnh tranh Chiến lược năm 2021 với số phiếu áp đảo, nhằm đương đầu với Trung Quốc trong nhiều lĩnh vực. Đạo luật dài gần 300 trang, gồm nhiều vấn đề, từ chiến lược ngoại giao, triển khai quân sự, cạnh tranh các giá trị đến kiềm chế “hành vi kinh tế quốc tế mang tính săn mồi” của Trung Quốc và tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ. Đây là lần đầu tiên các nghị sĩ của cả hai đảng Dân chủ và Cộng hòa cùng nhau thúc đẩy một dự luật chống Trung Quốc sau khi Tổng thống Joe Biden tuyên bố cạnh tranh toàn diện với nước này. Sau khi được Tổng thống Joe Biden ký thông qua, Đạo luật này có thể được coi là “văn kiện mang tính cương lĩnh” để Mỹ đối đầu toàn diện với Trung Quốc trong những thập kỷ tới.

Ở chiều ngược lại, Trung Quốc xác định trạng thái căng thẳng với Mỹ sẽ là trạng thái “bình thường mới” tồn tại lâu dài. Để cạnh tranh, Trung Quốc thúc đẩy mô hình phát triển tuần hoàn kép, nhằm duy trì tăng trưởng trong những năm tới, tăng cường nhu cầu nội địa và ngoại thương, đáp ứng những thách thức trong giai đoạn phát triển mới. Mô hình phát triển tuần hoàn kép với thị trường nội địa và thị trường nước ngoài củng cố lẫn nhau, trong đó thị trường nội địa là trụ cột. Theo đó, Trung Quốc chú trọng đến các liên kết bên ngoài, đặc biệt là Sáng kiến “Vành đai và Con đường”; đồng thời, khuyến khích và bảo hộ đặc biệt đối với hệ thống kinh tế trong nước, tạo sự cân bằng giữa phát triển nội địa và ngoại thương.

Mặc dù, Mỹ và Trung Quốc vẫn đang hợp tác trong việc đối phó với các thách thức toàn cầu, từ biến đổi khí hậu tới đại dịch Covid-19, nhưng nhìn chung quan hệ hai nước đang diễn tiến theo chiều hướng leo thang mâu thuẫn, cạnh tranh và có thể dẫn đến một cuộc “chiến tranh lạnh mới”. Do đó, cộng đồng quốc tế kỳ vọng, hai bên cần sớm tìm ra giải pháp để nhượng bộ lẫn nhau, xoa dịu căng thẳng, vượt qua khác biệt, tăng cường hợp tác để duy trì một thế giới hòa bình, ổn định và phát triển.

V/ ĐI VỀ ĐÂU GIỮA NGÃ BA ĐƯỜNG TRONG MÙ SƯƠNG CỦA THẾ KỶ 21

Hãy chung sống và vượt qua thảm họa hướng tới một thế giới cân bằng hài hòa bền vững”

5 câu chuyện loài người đang vượt qua đỉnh núi cao với vực thẳm của hủy diệt là 5 câu chuyện của thế hệ trước bàn giao cho thế hệ đang sống và lớn lên .  Cần phải nhìn thế giới theo cách nhìn mới quán xét các sự việc của lịch sử  trăm năm qua, hàng nghìn năm qua cũng như  thấy  rỏ  các dự báo kịch bản  của thế kỷ 21 , 22 ….   để tìm ra câu thần chú của thế kỷ này .

5.1 CHỈ CÓ CON NGƯỜI và THIẾT KẾ KINH TẾ CHÍNH TRỊ XÃ HỘI . TÍCH HỢP VỚI AL CỦA  THẾ KỶ 21 GIẢI QUYẾT ĐƯỢC CÂU CHUYỆN CỦA THẾ KỶ 21

   Thế kỷ 20 kết thúc . Thế hệ  silent  sinh ra thời 1930 và thế hệ babyboomer sinh ra thời 1940-1946  đã  bàn giao  cho các thế hệ  sinh sau 1960 ,1970 ,1980  và cả thế hệ  sinh ra sau 1995 G –Z Người kỹ  thuật số… những đoạn kết của câu chuyện  loài người .Những câu chuyện đã dẫn dắt nhân loại suốt cả thế kỷ 20 giờ đây đã tan vỡ . Từ chủ nghĩa phát xít hay toàn trị, đến cả câu chuyện cuối cùng là chủ nghĩa dân chủ tự do vốn vẫn được cho là xu thế tất yếu của nhân loại vào đầu thế kỷ 21 này, giờ đã không còn đủ lôi cuốn thêm ai. Người ta đang thực sự hoài nghi về nó, đúng hơn là về khả năng mở rộng và phổ quát của nó ra toàn cầu, đặc biệt là sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 . Nhiều mô hình chính trị khác đang được phát triển và có những thành công đáng kể ở nhiều nơi. Giờ đây nhiều người ở Kentucky hay Yorkshire có khi còn bất an về cuộc sống, về tự do hơn nhiều người ở Thượng Hải hay Singapore. Trong khi những người theo chủ nghĩa tự do còn đang hoang mang chưa hiểu vì sao những cái tưởng như chắc chắn lại không thành sự thật, thì sự hỗn loạn ,khủng hoảng nghiêm trọng  trong  nền dân chủ 200 năm Hoa kỳ qua cuộc bầu cử hỗn loạn  2020 ,  .khiến  nhiều người đã  hoài nghi về tương lai của văn minh nhân loại.

          Sau Đại dịch Covy 19  những năm 2030 sẽ chứng kiến một sự bùng nổ trong những khám phá và ứng dụng khoa học công nghệ . Điều này  giúp làm chậm sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu và mở đường cho một tương lai bền vững hơn trong nữa cuối thế kỷ 21.  Sau Đại dịch  Cách mạng số và làm việc từ xa phát triển ,Từ 2025,các ứng dụng Người và máy tích hợp (Transhumanism) xuất hiện để tham gia giải quyết các đột phá  công nghệ , xử lý khủng hoảng thảm họa toàn cầu . Công dân  trở nên phụ thuộc nhiều vào giao diện não-máy tính và các thiết bị cấy ghép khác.Đến những năm 2030,  Khoảng 25% các hoạt động hàng ngày của thế giới giờ đây được xử lý bởi các máy siêu nhanh,  thông minh, rô bốt và các thực thể ảo.  

         Tái cấu trúc và đổi mới thế hệ lãnh đạo toàn cầu sau những năm 2030, một thế hệ lãnh đạo mới và những người ra quyết định mới đang nổi lên trên thế giới. Với   cái kết thúc an nghĩ dịu dàng cuối cùng của thế hệ  ra đời trước 1940 (Silent Generation   sẽ trên 95 tuổi đến 105 vào năm 2025), và thế hệ Baby Boomers ( tương ứng với thế hệ sinh ra từ 1944 -1964 sẽ trên 70 tuổi  đến 81 tuổi  vào năm 2025  )đang sống những dạ tiệc  hoàng hôn  của cuộc  đời với một thế giới thay đổi hoàn toàn nhưng vẫn đang còn trong ảnh hưởng của họ  ( ảnh hưởng còn khoảng  20%)"Thế hệ X" U 60 cùng Thế hệ Y U 50 đang từng bước nắm lấy quyền lực  .

          Thế hệ X" sinh ra giữa cuối những năm 1960 và đầu những năm 1980 (theo Dịch học phương Đông tương ứng với  người sinh ra từ sau  Giáp thìn ( 1965 ) đến giáp dần ( 1974), Gen-Xers : đa dạng về chủng tộc, văn hóa và sắc tộc. Họ tự do và tiến bộ hơn thế hệ bố mẹ,  ít tôn trọng các quy tắc, thẩm quyền và các chính sách được thiết lập. Họ ít chịu ảnh hưởng với tín điều  tôn giáo hơn cha mẹ họ. Đối với hầu hết hoặc tất cả cuộc sống của họ, họ đã lớn lên ở tuổi trưởng thành  bao quanh bởi máy tính - làm cho họ hiểu biết và thoải mái với công nghệ, linh hoạt và cởi mở hơn với những ý tưởng mới. Họ có nhiều quan tâm đến môi trường, tin vào sự biến đổi khí hậu và nói chung là chấp nhận khoa học nhiều hơn.

      Phản ứng với các  di sản xã hội, chính trị và kinh tế mà các thế hệ trước để lại cho  họ -  Gen-X  đang sử dụng sức mạnh mới của họ để xây dựng một loại thế giới khác.  Họ cùng thế hệ kế tiếp Millennials (Thế hệ Y) chia xẽ gánh nặng trên con tàu đến tương lai đầy thách thức . Từ năm 2030 trở đi, có một sự thay đổi về pháp luật thừa kế tài sản , tiền bạc và nguồn lực từ thế hệ  công dân cao niên( sinh từ 1944 -1954) . Truyền thông xã hội và các công nghệ khác tiếp tục thúc đẩy sự lan truyền của nền dân chủ trên toàn thế giới.Nhờ Thế hệ Y( U50) và  thế hệ Z (U 40) , nghiên cứu khoa học và bảo vệ môi trường được ưu tiên cao hơn. 

        Một số cấu trúc chính trị, kinh tế và xã hội  trãi qua 200 năm nay đang bị khủng hoảng đòi phải canh tân thay đổi . Theo một nghĩa nào đó, chủ nghĩa tư bản kinh tế thị trường tự do vẫn là mô hình kinh tế thống trị, nhưng hiện đang phát triển và điều chỉnh mạnh mẽ để đáp ứng với các tác động sinh thái,  khan hiếm tài nguyên,  xu hướng nhân khẩu học,  công nghệ  và một loạt các yếu tố khác. Văn hóa tiêu dùng vô tận phổ biến khắp thế giới cũng đang  dần  thay đổi , thay vào đó là nhu cầu bảo tồn của xã hội. Đại dịch  và biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng gia tăng  xu hướng sống khắc kỷ ,tiết dục giảm bớt các nhu cầu vật chất và nâng cao các giá trị tinh thần trong đời sống thế tục .

     Từ  năm 2025, chủ nghĩa tư bản thị trường tự do "truyền thống" phần lớn được coi là một hệ thống đang dần thay đổi căn bản theo hướng  ngăn chặn khuynh hướng lệch lạc vô chính phú ,dân túy    tăng cường tính tập trung ,trật tự của một Xã hội văn minh công nghệ    . Đồng thời , chủ nghĩa toàn trị cách tân -sau 50 năm trãi nghiệm với sự gắn kết không tách rời với kinh tế thị trường tự do- đứng trước  đòi hỏi thay đổi căn bản  theo hướng mở rộng Dân chủ .Sau 500 năm phát triển của kinh tế tư bản ,Khi ngày càng có nhiều của cải đến tay tầng lớp siêu giàu( Thế giới xuất hiện một số người sở hữu 1000 tỷ Usd )-, ngày càng có nhiều sự đồng thuận trên trái đất rằng bản thân tiền – với động cơ lợi nhuận là chủ đạo và có khi là độc tôn - là một trở ngại lớn cho sự tiến bộ trong tương lai, và một động lực mới có thể cần cho nền văn minh phát triển   . Các cuộc tranh luận đang diễn ra sôi nổi về những cải cách cần thực hiện để giúp các xã hội thích ứng với thế giới đang thay đổi nhanh chóng này. Mọi người ở khắp mọi nơi đều cảm thấy rằng một quá trình chuyển đổi  đang đến gần, điều tương tự chưa từng thấy trước đây trong toàn bộ lịch sử nhân loại.Từ năm 2025 , một số mô hình toàn cầu mới sẽ xuất hiện;nhưng vẫn chưa rõ đây sẽ là gì. Đại dịch Covid  2019  và Ứng phó với thảm họa bước đầu của biến đổi khí hậu sẽ giúp loài người nhìn lại và quán xét về  thể chế tối ưu của nhân loại .Một cuộc Tổng kiểm điểm cho 100 năm phát triển hỗn loạn của nhân loại ( 1920-2020)     

 Cuộc tấn công 9/11 đã gây ra hai cuộc chiến mà nước Mỹ đã can thiệp thất bại, sự trỗi dậy của Iran và những dạng Hồi Giáo cực đoan. Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 làm nổi lên phong trào dân túy chống lại những định chế cũ, làm thay đổi sự  lãnh đạo trên thế giới.

Lý do tại sao cho đến nay vài quốc gia đối phó với đại dịch ,cũng như đối phó với biến đổi khí hậu hữu hiệu hơn những quốc gia khác thì đã rõ, và chúng ta có lý do để tin rằng những xu hướng đó sẽ tiếp tục. Đó không phải là vấn đề thể chế chính trị. Vài thể chế dân chủ đối phó đại dịch và đối phó với biến đổi khí hậu tốt trong khi các thể chế dân chủ khác lại tệ hại, và ngược lại.  Điều này cũng đúng với các chế độ  toàn trị  chuyên chế. Ba yếu tố quan trọng trong việc đối phó hữu hiệu với đại dịch cũng như biến đổi khí hậu  là khả năng của nhà nước, lòng tin của xã hội và lãnh đạo. Quốc gia nào có cả ba yếu tố này: guồng máy nhà nước vận hành tốt, một chính phủ mà người dân tin tưởng và lắng nghe , và lãnh đạo quốc gia có năng lực thì sẽ đối phó đại dịch rất hữu hiệu, giới hạn được thiệt hại phải gánh chịu. Những quốc gia nào có bộ máy nhà nước vận hành tồi tệ, xã hội phân rã và lãnh đạo yếu kém thì đối phó thảm họa xã hội  cũng tồi tệ, làm sinh mạng người dân và kinh tế của họ chịu thiệt hại nặng nề.

 Sau 2 năm vật vã,nhân loại càng hiểu nhiều về COVID-19, đại dịch gây ra bởi virus corona chủng mới, lại càng thấy rằng cuộc khủng hoảng này sẽ kéo dài, tính bằng  năm chứ không bằng quý. Sẽ không có một thời điếm nào mà mọi quốc gia trên thế giới có thể tuyên bố họ chién thắng được đại dịch. Thay vào đó các nền kinh tế sẽ mở cửa chậm chạp, dò dẫm từng bước một, và sẽ khựng lại đôi lần bởi những đợt lây nhiễm mới. Hy vọng về sự phục hồi kinh tế kiểu chữ V có vẻ là quá lạc quan. Nhiều khả năng xảy ra hơn là sự phục hồi hình chữ L với phần nằm ngang kéo dài rồi mới cong lên hay một loạt những chữ W nối nhau. Kinh tế thế giới  không sớm trở lại thời tiền COVID-19.

Về khía cạnh kinh tế, một cuộc khủng hoảng kéo dài sẽ làm nhiều doanh nghiệp vỡ nợ và hậu quả sẽ khốc liệt cho một số ngành công nghiệp như trung tâm mua sắm, chuỗi bán lẻ hay du lịch. Mức độ tập trung thị trường ở Mỹ vốn đã tăng lên nhanh chóng vài thập niên gần đây, thì nay đại dịch sẽ thúc đẩy khuynh hướng này nhanh hơn nữa. Chỉ có những đại công ty với tiền đầy túi mới thoát qua được cơn bão. Những người khổng lồ về công nghệ sẽ được lợi nhất: tương tác bằng kỹ thuật số sẽ ngày càng quan trọng.

Hệ quả về chính trị còn đáng kể hơn nữa. Chính quyền có thể cổ động, tuyên dương người dân chấp nhận hi sinh tập thể trong một thời gian nào đó nhưng không phải là mãi mãi. Một đại dịch kéo dài, cộng với thất nghiệp trầm trọng và gánh nặng nợ nần lớn chưa từng có, sẽ tạo ra những áp lực, biến thành sự chống đối về chính trị, chống đối ai thì còn chưa rõ.

 Trong những năm sắp tới, đại dịch này và biến đổi khí hậu do tăng cường vai trò của  chính phủ mạnh ,vai trò cưỡng chế pháp luật trên toàn xã hội nên  có thể dẫn đến  sự suy giảm các giá trị thể chế dân chủ , tiếp tục bào mòn trật tự tự do của thế giới, đưa đến sự trỗi dậy của vai trò nhà nước toàn trị  ,chủ nghĩa phát xít trên toàn cầu. Tuy nhiên đại dịch này và biến đổi khí hậu cũng có thể dẫn đến việc làm cải cách đổi mới các thể chế dân chủ tự do, một hệ thống từng khiến những người hồ nghi nó phải nhiều lần nghĩ lại sau những lần hồi sinh ngoạn mục. Một số khía cạnh nào đó của cả hai chiều hướng đều sẽ xuất hiện, ở những nơi khác nhau.

Viễn cảnh chủ nghĩa phát xít trỗi dậy 

Cũng không khó hình dung những điều bi quan sẽ xẩy ra. Chủ nghĩa quốc gia, chủ nghĩa cô lập, sự kỳ thị người nước khác và sự tấn công vào trật tự tự do của thế giới đã gia tăng nhiều năm nay. Đại dịch này sẽ chỉ làm nó tăng nhanh hơn. Chính quyền ở Hungary và Philippines đã dùng đại dịch này để tự cho họ quyền lực đặc biệt vốn chỉ áp dụng lúc khẩn cấp, và làm chính quyền họ xa rời dân chủ hơn. Nhiều quốc gia khác, trong đó có Trung Quốc, El Salvador và Uganda, đã thi hành những biện pháp tương tự. Hàng rào ngăn cản con người đi lại xuất hiện khắp nơi, ngay cả ở trung tâm Âu Châu. Thay vì hợp tác với nhau vì lợi ích chung, các quốc gia lại có những chính sách vị kỷ, kèn cựa nhau và làm những đối thủ trở thành con dê tế thần về phương diện chính trị cho những thất bại của chính họ.

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc sẽ làm tăng mâu thuẫn quốc tế. Nhiều lãnh tụ sẽ thấy việc kình địch với ngoại quốc là một cách hữu hiệu để phân tán sự chú ý đối với chính trị trong nước. Họ cũng có thể lợi dụng sự yếu kém hay phân tâm của đối thủ và dùng đại dịch này để làm mất ổn định một vài mục tiêu ưa thích hay tạo ra những việc đã rồi. Tuy nhiên, nếu xét tác dụng ổn định hoá của vũ khí hạt nhân và những thách thức chung với mọi siêu cường, bất ổn quốc tế sẽ ít xảy ra hơn so với bất ổn trong mỗi nước.

Những quốc gia nghèo, với các thành phố chật ních người và hệ thống y tế công cộng yếu kém sẽ bị ảnh hưởng nặng nhất. Không những việc giãn cách xã hội, ngay cả những công việc vệ sinh đơn giản nhất như rửa tay cũng sẽ cực kỳ khó khăn ở những quốc gia nơi rất nhiều người còn chưa có nước sạch. Vì những nguyên nhân lâu đời, vì những xung đột giữa các cộng đồng, vì thiếu chất keo kết dính xã hội hay đơn giản hơn, vì sự lãnh đạo yếu kém, nhiều chính quyền làm cho tình hình tệ hơn thay vì cải thiện  nó. Ví dụ Ấn Độ, khi đóng cửa một cách đột ngột mà không nghĩ kỹ đến hậu quả cho hàng chục triệu người lao động nhập cư đang chen chúc sống trong những thành phố lớn, họ lại càng làm tăng tác hại của đại dịch. Nhiều người phải về quê sống, lại làm lây lan nhiều hơn. Một khi chính quyền Ấn Độ thay đổi biện pháp và bắt đầu hạn chế người dân đi lại, rất nhiều người bị kẹt lại ở những thành phố lớn, không việc làm, không nơi ở và không có sự chăm sóc y tế.

Việc con người phải dịch chuyển vì biến đổi khí hậu vốn đã là một cuộc khủng hoảng đang sôi sục tại các quốc gia đang phát triển. Đại dịch cùng với   biến đổi khí hậu này sẽ làm cơn khủng hoảng này trầm trọng hơn, có thể đưa một phần lớn dân chúng ở những quốc gia này đến mức sống với tiêu chuẩn tối thiểu. Và đại dịch và với biến đổi khí hậu này đã dập tắt hy vọng của hàng trăm triệu người trong những quốc gia nghèo đói vốn được hưởng thành quả từ hai thập niên phát triển kinh tế liên tục. Khi sự phẫn nộ của dân chúng tăng cao và khi hy vọng của số đông bị dập tắt, ai cũng biết đó là điều kiện chín muồi cho cách mạng nổ ra. Những người thất vọng sẽ tìm cách chạy ra nước ngoài, các lãnh tụ mị dân sẽ khai thác thêm tình hình để nắm quyền, các chính trị gia tham ô sẽ lợi dụng cơ hội vơ vét tất cả những gì có thể vơ vét được. Nhiều chính phủ sẽ đàn áp mạnh hơn hoặc sẽ sụp đổ. Sẽ có một làn sóng mới những người di dân từ khối các quốc gia đang phát triển đến các nước giàu có. Chỉ có điều lần này họ sẽ bị chống đối hơn, ít được cảm thông hơn vì người ta sợ rằng họ sẽ mang vào bệnh tật và bất ổn. Và người ta có lý do để sợ như vậy.

Cuối cùng, càng nhìn xa hơn thì ta càng có thể thấy những con “thiên nga đen”  đang hình thành cuối thập kỷ 2020. Những đại dịch trong quá khứ đã làm nảy ra những viễn tượng tận thế, những giáo phái cuồng tín và cả những tôn giáo mới trong những lúc căng thẳng gây ra bởi khó khăn kéo dài. Phát xít, mà ta có thể coi như một loại giáo phái cuồng tín, xuất phát từ những bạo lực và biến động gây ra bởi Thế chiến I và thời gian sau đó.     

 Viễn cảnh dân chủ phục sinh và phát triển đột phá công nghệ

Tuy nhiên, cũng giống như cuộc  Thế chiến thứ I , Đại dịch  năm 1918 và Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 không chỉ sinh ra chủ nghĩa Phát xít  rồi Thế chiến thứ 2  mà còn củng cố nền dân chủ tự do, đại dịch  này cùng với Thảm họa  đầu thế kỷ 21 của biến đổi khí hậu  cũng có thể dẫn đến những kết quả kinh tế khoa học kỹ thuật ,chính trị  tích cực có tính đột phá . Thường thì phải có những ngoại lực rất mạnh mới bẻ gãy được một hệ thống và cấu trúc kinh tế  chính trị xơ cứng lâu đời,ngõ hầu tạo điều kiện cho những cải cách cấu trúc lẽ ra phải làm từ lâu. Chuyện này có thể đang xảy ra trong thập kỷ thứ 3 và thứ 4 đầu thế kỷ 21 . Cuộc Đại Khủng Hoảng thập niên 1930 đã kích thích chủ nghĩa cô lập, chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa phát xít và Thế chiến 2 nhưng đồng thời cũng dẫn đến chính sách Kinh Tế Mới, sự trỗi dậy của nước Mỹ như một siêu cường thế giới và cuối cùng là việc phá bỏ chế độ thực dân trên toàn thế giới .

Khi đối phó với đại dịch và thảm họa biến đổi khí hậu , thực tế cho thấy là tính chuyên nghiệp và kiến thức chuyên môn sẽ mang lại hiệu quả, còn những yếu kém và chính trị mị dân thì sẽ phô bày ra rõ hơn. Cuối cùng điều này sẽ làm việc chọn lựa của người dân dễ dàng hơn, thưởng cho những chính trị gia và chính quyền hữu hiệu và trừng phạt những kẻ yếu kém.  

  Đại dịch và thảm họa biến đổi khí hậu đã soi rọi lên các định chế khắp nơi, làm lộ ra những khiếm khuyết hay yếu kém. Sự cách biệt giữa người giàu và người nghèo, nước giàu và nước nghèo lại càng tăng lên khi tình hình kinh tế khựng lại lâu dài. Nhưng cùng với những vấn đề này, khủng hoảng về an sinh và khí hậu cũng cho thấy khả năng của chính phủ đưa ra những giải pháp, dựa vào tài nguyên của tập thể trong quá trình đối phó . Cảm giác “tất cả phải ở một mình cùng nhau” khi kéo dài có thể thúc đẩy sự đoàn kết xã hội và về lâu dài đưa đến việc phát triển các biện pháp an sinh xã hội hào phóng hơn, giống như việc những đau khổ của các nước do Thế chiến I và cuộc Đại Khủng Hoảng gây ra đã kích thích sự phát triển hệ thống an sinh xã hội trong những năm 1920 và 1930.

     Điều này có thể kiềm chế những dạng cực đoan nhất của chủ nghĩa tân tự do, lý tưởng về thị trường tự do do những kinh tế gia của Đại học Chicago như Gary Becker, Milton Friedman đề xuất. Trong những năm 1980, trường phái Chicago đã được dùng để biện minh, về khía cạnh tri thức, cho những chính sách của Tổng thống Ronald Reagan và thủ Tướng Margaret Thatcher, vốn là những người coi các chính phủ lớn, ôm đồm là chướng ngại vật cho phát triển kinh tế và tiến bộ nhân loại. Lúc đó có nhiều lý do chính đáng để cắt giảm nhiều luật lệ chính phủ cũng như sở hữu nhà nước. Nhưng những lập luận này càng ngày cứng nhắc, đóng khuôn lại thành ra một thứ tôn giáo “tự do tuyệt đối”, bao gồm trong đó sự thù nghịch với những hoạt động của nhà nước và sinh ra giới trí thức bảo thủ, đặc biệt là ở Mỹ.

      Nay ta đã thấy được vài trò quan trọng của nhà nước trong việc làm chậm đại dịch Cũng như bây giờ không ai có thể biện minh rằng khu vực tư nhân và từ thiện có thể thay thế được một guồng máy nhà nước hữu hiệu trong việc đối phó với tình hình khẩn cấp của quốc gia. Tháng 04/2020, Jack Dorsay, CEO của Twiter loan báo anh ta sẽ đóng góp 1 tỉ cho quỹ cứu trợ COVID-19, một hành động từ thiện phi thường. Nhưng cùng tháng đó, Quốc hội Mỹ phải bỏ ra 2.300 tỉ để cứu trợ những doanh nghiệp và cá nhân chịu ảnh hưởng bởi đại dịch. Tư tưởng chống đối nhà nước vẫn có thể thấy được ở những người biểu tình chống việc “đóng cửa”, nhưng các thống kê thăm dò dân ý cho thấy đại đa số dân Mỹ tin vào lời khuyên của các chuyên gia y tế chính phủ trong việc đối phó với đại dịch này. Điều này có thế làm tăng sự ủng hộ của người dân vào sự can thiệp của chính phủ khi đối phó với một vấn đề xã hội trọng đại khác.

Và cũng có thể đại dịch sẽ làm hồi sinh lại những nỗ lực hợp tác quốc tế. Trong khi lãnh đạo cấp quốc gia có thể chỉ tay đổ tội cho nhau, các khoa học gia và giới chức chuyên gia y tế công cộng có thể thắt chặt sự liên lạc và hành động cùng nhau. Nếu việc bãi bỏ hợp tác quốc tế dẫn đến thảm họa và bị đánh giá như một thất bại, thời kỳ hậu đại dịch có thế đưa đến một luồng gió mới cho việc khẳng định hợp tác đa phương sẽ thúc đẩy lợi ích chung.

Đừng hy vọng nhiều quá

Đại dịch này cho đến nay cũng là một thử nghiệm chính trị toàn cầu. Những quốc gia với chính phủ hợp pháp, có năng lực thì lướt qua đại dịch tương đối dễ dàng  và có thể tiến hành những cải tổ làm cho chính quyền mạnh hơn, chịu được những thử thách lớn hơn và trong tương lai điều hành tốt đẹp hơn. Những quốc gia mà khả năng nhà nước yếu kém hay lãnh đạo tồi tệ thì sẽ có vấn đề, khiến kinh tế khựng lại, nếu không phải là nghèo đi hay bất ổn thêm. Vấn đề là nhóm nước thứ hai nhiều hơn nhóm nước thứ nhất rất nhiều. 

Không may là sự thử nghiệm chính trị này căng đến nỗi ít có quốc gia nào vượt qua được. Để đối phó với những giai đoạn đầu của đại dịch một cách tốt đẹp, các quốc gia không những cần có một bộ máy nhà nước hoạt động hữu hiệu và tài nguyên dồi dào mà còn cần có đồng thuận xã hội và những nhà lãnh đạo có khả năng khêu gợi được lòng tin của người dân. Đáp ứng được điều này có thể kể đến Hàn Quốc khi trao việc đối phó với đại dịch cho một guồng máy kỹ trị, quản lý y tế chuyên nghiệp hay nước Đức của Angela Merkel. Nhưng nhóm nước thứ hai đông hơn nhiều, với những chính phủ thất bại về mặt này hay mặt kia. Vì giai đoạn tiếp theo của đại dịch cũng sẽ không dễ đối phó, những khuynh hướng này sẽ tiếp tục, càng làm cho người ta khó mà lạc quan trên bình diện thế giới được.

Một lý do nữa để bi quan là những viễn cảnh tốt đẹp đòi hỏi phải có những trao đổi ý kiến về các chính sách công hợp lý và việc học hỏi lẫn nhau. Tuy nhiên ngày nay mối liên hệ giữa giới chuyên gia kỹ trị và các chính sách công không còn chặt chẽ như trong quá khứ, khi giới tinh hoa có nhiều quyền lực hơn. Cách mạng kỹ thuật số đã làm cho thẩm quyền chuyên gia suy yếu, làm mờ nhạt đi tôn ti trật tự về tri thức và các tôn ti trật tự khác. Các quyết định chính trị giờ thường bị ảnh hưởng bởi những kẻ to miệng nhất. Đây không phải là môi trường tốt cho việc cùng nhau tự đánh giá một cách mang tính xây dựng. Và nhiều chủ thể chính trị sẽ tiếp tục phi lý trí kéo dài hơn là duy trì được sự minh mẫn, tỉnh táo.

      Từ năm 2022 ,Giai đoạn nguy kịch nhất, bi thảm nhất của đại dịch có thể sắp qua nhưng vấn đề căn bàn nhất về  sức khõe và an sinh xã hội chỉ mới được  khởi sự  , Giai đoạn nguy kịch nhất, bi thảm nhất của thảm họa biến đổi khí hậu chỉ vừa mới bắt đầu , thế giới thật sự đang bước vào một giai đoạn khó khăn  vừa khẩn cấp vừa cơ bản lâu dài vài ba thập kỷ . Cuối cùng thế giới cũng sẽ bước qua giai đoạn này thôi, dù có nước sớm hơn, có nước chậm hơn. 

      Ngay bây giờ và vài  thập kỷ tới loài người sẽ phải đối mặt với một mối đe dọa tồn tại mới mà hầu như không được ghi nhận trên các đài phát thanh   60 năm trước (vào năm 1964): đó chính là sự sụp đổ sinh thái. Sụp đổ sinh thái vừa là nguyên nhân vừa là hậu quả của biến đổi khí hậu do thiên nhiên và nhất là do chính loài người gây ra . Con người đang làm mất ổn định sinh quyển toàn cầu trên nhiều phương diện. Chúng ta đang lấy ngày càng nhiều tài nguyên ra khỏi môi trường, đồng thời bơm ngược vào đó một lượng lớn chất thải và chất độc, do đó làm thay đổi thành phần của đất, nước và bầu khí quyển. Thậm chí, chúng ta hầu như không nhận thức được vô số cách mà chúng ta phá vỡ sự cân bằng sinh thái mong manh đã được định hình qua hàng triệu năm. Ví dụ, hãy xem xét việc sử dụng phốt pho làm phân bón. Với số lượng nhỏ, nó là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của cây trồng. Nhưng với số lượng quá nhiều nó sẽ trở nên độc hại. Canh tác công nghiệp hiện đại dựa trên việc bón phân nhân tạo cho các cánh đồng có nhiều phốt pho, nhưng lượng phốt pho cao chảy ra từ các trang trại sau đó gây nhiễm độc sông, hồ và đại dương, gây tác động tàn khốc đối với sinh vật biển. Do đó, một nông dân trồng ngô ở Iowa có thể vô tình giết chết cá ở Vịnh Mexico.

 Kết quả của các hoạt động như vậy, môi trường sống bị suy thoái, động vật và thực vật bị tuyệt chủng, và toàn bộ hệ sinh thái như rạn san hô Great Barrier Reef của Úc và rừng nhiệt đới Amazon có thể bị phá hủy. Trong hàng ngàn năm Homo sapiens cư xử như một kẻ giết người hàng loạt về mặt sinh thái; bây giờ nó đang biến thành một kẻ giết người hàng loạt sinh thái. Nếu chúng ta tiếp tục với lộ trình hiện tại, nó sẽ không chỉ gây ra sự tiêu diệt một phần lớn các dạng sống mà còn có thể hủy hoại nền tảng của nền văn minh loài người.6

 Đe dọa lớn nhất là viễn cảnh biến đổi khí hậu. Con người đã tồn tại hàng trăm nghìn năm, và đã sống sót qua nhiều kỷ băng hà và các phép thuật ấm áp. Tuy nhiên, nông nghiệp, thành phố và các xã hội phức tạp đã tồn tại không quá 10.000 năm

 Trong thời kỳ này, được gọi là Holocen, khí hậu của Trái đất tương đối ổn định. Bất kỳ sự sai lệch nào so với các tiêu chuẩn Holocene sẽ khiến xã hội loài người gặp phải những thách thức to lớn mà họ chưa từng gặp phải trước đây. Ngay cả khi nền văn minh nhân loại cuối cùng thích ứng với các điều kiện mới, ai biết được có bao nhiêu nạn nhân có thể bỏ mạng trong quá trình thích nghi. Trãi nghiệm đáng sợ này đã được khởi động. Không giống như chiến tranh hạt nhân - một tiềm năng trong tương lai - biến đổi khí hậu là một thực tế hiện tại. Có một sự đồng thuận khoa học rằng các hoạt động của con người, đặc biệt là phát thải các khí nhà kính như carbon dioxide, đang khiến khí hậu trái đất thay đổi với tốc độ đáng sợ. Không ai biết chính xác chúng ta có thể tiếp tục bơm bao nhiêu carbon dioxide vào khí quyển mà không gây ra một trận đại hồng thủy không thể đảo ngược. Nhưng các ước tính khoa học tốt nhất của chúng ta chỉ ra rằng trừ khi chúng ta cắt giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trong  mươi năm tới , nhiệt độ trung bình toàn cầu  sẽ tăng hơn 2 ° C, dẫn đến việc mở rộng sa mạc, các chỏm băng biến mất, đại dương dâng cao và thường xuyên xảy ra hiện tượng cực đoan hơn các sự kiện thời tiết như bão và bão.

   Những thay đổi này đến lượt nó sẽ làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, các thành phố bị ngập nước, khiến phần lớn thế giới không thể ở được và khiến hàng trăm triệu người tị nạn tìm kiếm những ngôi nhà mới. Hơn nữa, chúng ta đang nhanh chóng tiếp cận một số điểm tới hạn, thậm chí còn gây ấn tượng giảm phát thải khí nhà kính sẽ không đủ để đảo ngược xu hướng và tránh một thảm kịch trên toàn thế giới. Ví dụ, khi sự nóng lên toàn cầu làm tan chảy các tảng băng ở hai cực, ít ánh sáng mặt trời bị phản xạ trở lại từ hành tinh Trái đất ra ngoài không gian. Điều này  có nghĩa là hành tinh này hấp thụ nhiều nhiệt hơn, nhiệt độ tăng cao hơn và băng tan nhanh hơn.

  Một khi vòng phản hồi này vượt qua ngưỡng tới hạn, nó sẽ tập hợp một động lượng không thể cưỡng lại và tất cả băng ở các vùng cực sẽ tan chảy ngay cả khi con người ngừng đốt than, dầu và khí đốt. Do đó,đến 2025  không còn thời gian đủ để chúng ta nhận ra mối nguy hiểm mà chúng ta phải đối mặt. Điều quan trọng là chúng ta phải thực sự làm điều gì đó về nó ngay bây giờ. Thật không may, tính đến năm 2018, thay vì giảm phát thải khí nhà kính, tỷ lệ phát thải toàn cầu vẫn đang tăng lên. Nhân loại ,như một đứa bé ,chỉ còn rất ít thời gian để cai sữa khỏi nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cần phải vào trại cai sữa  ngay hôm nay. Không phải năm sau hay tháng sau, mà là hôm nay. “Xin chào, tôi là Homo sapiens, và tôi là một người nghiện nhiên liệu hóa thạch.”

Chủ nghĩa dân tộc ở đâu trong bức tranh đáng báo động này? Có câu trả lời theo chủ nghĩa dân tộc cho mối đe dọa sinh thái không?  thể quốc gia nào, dù hùng mạnh đến đâu, có thể tự mình ngăn chặn sự nóng lên toàn cầu không? Các quốc gia riêng lẻ chắc chắn có thể áp dụng nhiều chính sách xanh, nhiều trong số đó có ý nghĩa tốt về kinh tế cũng như môi trường. Các chính phủ có thể đánh thuế phát thải carbon, thêm chi phí ngoại tác vào giá dầu và khí đốt, áp dụng các quy định mạnh mẽ hơn về môi trường, cắt giảm trợ cấp cho các ngành gây ô nhiễm và khuyến khích chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Họ cũng có thể đầu tư nhiều tiền hơn vào việc nghiên cứu và phát triển các công nghệ mang tính cách mạng thân thiện với môi trường, trong một loại Dự án Manhattan sinh thái. Động cơ đốt trong được biết đến vì nhiều tiến bộ trong 150 năm qua, nhưng nếu chúng ta muốn giữ một môi trường vật chất và kinh tế ổn định thì giờ đây nó phải được nghỉ hưu và thay thế bằng các công nghệ mới không đốt nhiên liệu hóa thạch. đột phá có thể hữu ích trong nhiều lĩnh vực khác ngoài năng lượng. Ví dụ, hãy xem xét tiềm năng phát triển "thịt sạch".

      Hiện tại, ngành công nghiệp thịt không chỉ gây ra vô số khốn khổ cho hàng tỷ sinh vật , mà nó còn là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự nóng lên toàn cầu, một trong những đối tượng tiêu thụ chính của thuốc kháng sinh và chất độc, và là một trong những tác nhân gây ô nhiễm không khí, đất đai và nước. Theo một báo cáo năm 2013 của Viện Kỹ sư Cơ khí, cần khoảng 15.000 lít nước ngọt để sản xuất một kg thịt bò, so với 287 lít cần thiết để sản xuất một kg khoai tây. Áp lực lên môi trường có thể trở nên tồi tệ hơn khi sự thịnh vượng gia tăng ở các nước như Trung Quốc và Brazil cho phép hàng trăm triệu người khác chuyển từ ăn khoai tây sang ăn thịt bò thường xuyên. Sẽ rất khó để thuyết phục người Trung Quốc và người Brazil - chưa kể người Mỹ và người Đức - ngừng ăn bít tết, bánh mì kẹp thịt và xúc xích. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu các kỹ sư có thể tìm ra cách nuôi cấy thịt từ tế bào? Nếu bạn muốn có một chiếc bánh hamburger, chỉ cần trồng một chiếc bánh hamburger, thay vì nuôi và giết thịt cả một con bò (và vận chuyển xác thịt hàng nghìn km). Điều này nghe có vẻ giống như khoa học viễn tưởng, nhưng chiếc bánh hamburger sạch đầu tiên trên thế giới được nuôi từ tế bào - và sau đó được ăn - vào năm 2013. Nó có giá 330.000 đô la. Bốn năm nghiên cứu và phát triển đã đưa giá xuống 11 đô la một chiếc, và trong vòng một thập kỷ nữa, thịt sạch được sản xuất công nghiệp dự kiến sẽ rẻ hơn thịt giết mổ. Sự phát triển công nghệ này có thể cứu hàng tỷ động vật khỏi cuộc sống khốn cùng, có thể giúp nuôi sống hàng tỷ người bị suy dinh dưỡng và đồng thời có thể giúp ngăn chặn sự suy thoái sinh thái.

5.2  CON TÀU VỦ TRỤ “ TRÁI ĐẤT”  CHỈ CÓ NỀN VĂN MINH. CÁC VẤN ĐỀ TOÀN CẦU CẦN CÂU TRẢ LỜI TOÀN CẦU

P158    Bước sang thế kỷ 21 ,với cuộc cách mạng công nghệ Al  trái đất ngày càng trờ nên quá nhỏ đến mức vào cuối thế kỷ con cháu chúng ta sẽ có cảm nghĩ như đang sống chung trên Con Tàu Vủ trụ có tên Trái đất .Mỗi vấn đề trong số ba vấn đề này - chiến tranh hạt nhân, Đại dịch và  sự sụp đổ sinh thái và sự gián đoạn công nghệ - là đủ để đe dọa hủy diệt tương lai của nền văn minh nhân loại. Nhưng kết hợp với nhau, chúng tạo thành một cuộc khủng hoảng tồn tại chưa từng có, đặc biệt là vì chúng có khả năng củng cố và kết hợp với nhau.

Ví dụ, mặc dù  Đại dịch   và khủng hoảng sinh thái đe dọa sự tồn tại của nền văn minh nhân loại, nó rất ít khả năng ngăn chặn sự phát triển của AI và kỹ thuật sinh học. Nếu bạn đang trông chờ vào các đại dương đang dâng cao , nguồn cung cấp thực phẩm ngày càng cạn kiệt và sự di cư ồ ạt để chuyển hướng sự chú ý của chúng ta khỏi các thuật toán và gen, hãy suy nghĩ lại. Khi Đại dịch  và khủng hoảng sinh thái ngày càng sâu sắc, sự phát triển của các công nghệ có rủi ro cao, lợi ích cao có lẽ sẽ chỉ tăng tốc.

         Thật vậy, biến đổi khí hậu cũng có thể thực hiện tác dụng  tương tự như hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong khoảng 50 đầu thế kỷ 20 từ năm 1914 đến năm 1918, và một lần nữa từ năm 1939 đến năm 1945, tốc độ phát triển công nghệ đã tăng vọt, bởi vì các quốc gia tham gia vào cuộc chiến tổng lực đã  bỏ qua mọi lời cảnh báo lẫn sự  cân nhắc lý thuyết về  cơ cấu nền kinh tế vào giỏ rác , mà  đầu tư nguồn lực to lớn vào tất cả các loại dự án táo bạo và tuyệt vời. Nhiều dự án trong số này đã thất bại, nhưng một số đã sản xuất được xe tăng, radar, khí độc, máy bay phản lực siêu thanh, tên lửa xuyên lục địa và bom hạt nhân.

Tương tự như vậy, các quốc gia đang đối mặt với một trận đại hồng thủy về  khí hậu có thể bị lôi cuốn kích thích  đầu tư hy vọng của họ vào những canh bạc  công nghệ trong tâm thức  đầy tuyệt vọng như đi vào tuyệt xứ để tìm cái sống vậy . Nhân loại có rất nhiều mối quan tâm chính đáng về AI và kỹ thuật sinh học, nhưng trong thời kỳ khủng hoảng, con người lại làm những việc mạo hiểm. Dù bạn nghĩ gì về việc điều chỉnh các công nghệ đột phá, hãy tự hỏi liệu những đột phá  này có khả năng được duy trì ngay cả khi biến đổi khí hậu gây ra tình trạng thiếu lương thực toàn cầu, lũ lụt các thành phố trên khắp thế giới và đưa hàng trăm triệu người tị nạn qua biên giới.

   Đổi lại, sự gián đoạn công nghệ có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các cuộc chiến tranh , không chỉ bằng cách gia tăng căng thẳng toàn cầu, mà còn bằng cách làm mất ổn định cán cân quyền lực hạt nhân. Kể từ những năm 1950, các siêu cường tránh xung đột với nhau bởi vì họ đều biết rằng chiến tranh đồng nghĩa với sự hủy diệt lẫn nhau.

Nhiều chuyên gia, chính trị gia và người dân bình thường tin rằng cuộc nội chiến Syria, sự trỗi dậy của Nhà nước Hồi giáo, tình trạng hỗn loạn Brexit và sự bất ổn của Liên minh châu Âu đều là kết quả của cuộc đụng độ giữa ‘Văn minh phương Tây’ và ‘Văn minh Hồi giáo’.

Những nỗ lực của phương Tây nhằm áp đặt dân chủ và nhân quyền lên các quốc gia Hồi giáo đã dẫn đến phản ứng dữ dội của người Hồi giáo, và làn sóng nhập cư Hồi giáo cùng với các cuộc tấn công khủng bố Hồi giáo khiến cử tri châu Âu từ bỏ giấc mơ đa văn hóa để ủng hộ bản sắc địa phương bài ngoại. Theo luận điểm này, loài người luôn được phân chia thành các nền văn minh đa dạng mà các thành viên nhìn thế giới theo những cách không thể dung hòa được. Những thế giới quan không tương đồng này khiến xung đột giữa các nền văn minh là điều không thể tránh khỏi. Cũng giống như trong tự nhiên, các loài khác nhau chiến đấu để sinh tồn theo quy luật chọn lọc tự nhiên không thể thay đổi, vì vậy trong suốt lịch sử các nền văn minh đã nhiều lần xung đột và chỉ những người khỏe mạnh nhất sống sót để kể lại câu chuyện. Những ai bỏ qua thực tế nghiệt ngã này - dù là chính trị gia tự do hay kỹ sư đầu tàu - đều làm như vậy trước nguy cơ của họ

 Luận điểm ‘đụng độ giữa các nền văn minh’ có ý nghĩa chính trị sâu rộng. Những người ủng hộ nó cho rằng bất kỳ nỗ lực nào để hòa giải giữa "phương Tây" với "thế giới Hồi giáo" đều sẽ thất bại. Các nước Hồi giáo sẽ không bao giờ áp dụng các giá trị phương Tây, và các nước phương Tây không bao giờ có thể tiếp thu thành công các nhóm thiểu số Hồi giáo. Theo đó, Hoa Kỳ không nên thừa nhận người nhập cư từ Syria hoặc Iraq,Afghanistan  và Liên minh châu Âu nên từ bỏ thói ngụy biện đa văn hóa để ủng hộ bản sắc phương Tây. Về lâu dài,có thể cuối thế kỷ 21 , chỉ có một nền văn minh có thể tồn tại qua những thử thách không khoan nhượng của chọn lọc tự nhiên, và nếu các quan chức ở Brussels từ chối cứu phương Tây khỏi hiểm họa Hồi giáo, thì Anh, Đan Mạch hoặc Pháp tốt hơn nên đi một mình . Mặc dù được phổ biến rộng rãi, luận điểm này gây hiểu lầm. Chủ nghĩa chính thống Hồi giáo thực sự có thể đặt ra một thách thức triệt để, nhưng ‘nền văn minh’ mà nó thách thức là một nền văn minh toàn cầu chứ không phải là một hiện tượng duy nhất của phương Tây.

       Và ngay cả những người theo trào lưu chính thống Hồi giáo, đối với tất cả những tưởng tượng thời trung cổ của họ, đều dựa trên nền văn hóa toàn cầu đương đại hơn nhiều so với ở Ả Rập vào thế kỷ thứ bảy. Họ phục vụ cho nỗi sợ hãi và hy vọng của những người trẻ hiện đại bị xa lánh hơn là những người nông dân và thương gia thời trung cổ. Như Pankaj Mishra và Christopher de Bellaigue đã lập luận một cách thuyết phục, các phần tử Hồi giáo cực đoan đã chịu ảnh hưởng của Marx và Foucault nhiều như Muhammad, và họ thừa hưởng di sản của những người vô chính phủ châu Âu thế kỷ 19 cũng như các vị vua Umayyad và Abbasid.Do đó, chính xác hơn khi coi Nhà nước Hồi giáo là một nhánh sai lệch của nền văn hóa toàn cầu mà tất cả chúng ta cùng chia sẻ,

Người Mỹ, người Liên Xô, người châu Âu và người Trung Quốc đã thay đổi cách thức tiến hành địa chính trị trong nhiều thiên niên kỷ, để Chiến tranh Lạnh kết thúc mà ít đổ máu, và một trật tự thế giới theo chủ nghĩa quốc tế mới đã thúc đẩy một kỷ nguyên hòa bình chưa từng có. Chiến tranh hạt nhân không chỉ được ngăn chặn, mà chiến tranh ở tất cả các loại hình đều suy giảm. Kể từ năm 1945, đáng ngạc nhiên là rất ít biên giới đã được vẽ lại thông qua hành động xâm lược trần trụi và hầu hết các quốc gia đã ngừng sử dụng chiến tranh như một công cụ chính trị tiêu chuẩn. Năm 2016, bất chấp chiến tranh ở Syria, Ukraine và một số điểm nóng khác, số người chết vì bạo lực của con người ít hơn so với béo phì, tai nạn xe hơi hoặc tự tử.Đây có thể là thành tựu chính trị và đạo đức lớn nhất của thời đại chúng ta.

   Thật không may, bây giờ chúng ta đã quá quen với thành tích này, đến nỗi chúng ta coi đó là điều hiển nhiên. Đây là một phần lý do tại sao mọi người cho phép mình chơi với lửa. Nga , Mỹ  và Trung quốc gần đây đã bắt tay vào một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới, phát triển những cỗ máy ngày tận thế mới có nguy cơ phá hủy những thành quả khó giành được trong những thập kỷ qua và đưa chúng ta trở lại bờ vực của sự hủy diệt hạt nhân.

        Do đó, cuộc tranh luận Brexit ở Anh - một cường quốc hạt nhân lớn - chủ yếu xoay quanh các câu hỏi về kinh tế và nhập cư, trong khi đóng góp quan trọng của EU đối với hòa bình châu Âu và toàn cầu phần lớn đã bị bỏ qua. Sau nhiều thế kỷ đổ máu khủng khiếp, người Pháp, Đức, Ý và Anh cuối cùng đã xây dựng được một cơ chế đảm bảo sự hòa hợp lục địa . Việc xây dựng hình thức quốc tế chủ nghĩa khu vực  nhằm ngăn chặn chiến tranh hạt nhân và bảo vệ hòa bình toàn cầu là điều vô cùng khó khăn. Không nghi ngờ gì nữa, chúng ta cần phải điều chỉnh hình thái  chế độ này cho phù hợp với những điều kiện thay đổi của thế giới, chẳng hạn bằng cách ít dựa vào Mỹ hơn và trao vai trò lớn hơn cho các cường quốc không phải phương Tây như  Nhật Bản ,Trung Quốc và Ấn Độ.

     Nhưng từ bỏ hoàn toàn hình thái  này và quay lại với chủ nghĩa dân tộc chính trị quyền lực sẽ là một canh bạc vô trách nhiệm. Đúng vậy, vào thế kỷ 19, thế kỷ 20 các quốc gia đã chơi trò chơi dân tộc chủ nghĩa nhưng chưa đến mức phá hủy nền văn minh nhân loại. Nhưng đó là vào thời kỳ trước Hiroshima. Kể từ đó, vũ khí hạt nhân đã nâng cao cổ phần trong cuộc chơi Game toàn cầu và thay đổi bản chất cơ bản của chiến tranh và kinh tế chính trị.Chừng nào con người còn biết cách làm giàu uranium và plutonium, thì sự sống còn của họ phụ thuộc vào đặc quyền ngăn chặn chiến tranh hạt nhân hơn lợi ích của bất kỳ quốc gia cụ thể nào.Những người chủ nghĩa dân tộc ghen tị kêu lên ‘Đất nước của chúng ta trước tiên!’ Nên tự hỏi bản thân rằng liệu đất nước của họ, nếu không có một hệ thống hợp tác quốc tế mạnh mẽ, có thể bảo vệ thế giới - hoặc thậm chí là chính nó - khỏi sự hủy diệt hạt nhân hay không

5.3 CÁI GIÁ CỦA CHIẾN TRANH VÀ  SỰ  LỰA CHỌN GIẢI PHÁP : MÙI TIỀN HAY MÙI SÚNG .

Vài thập kỷ gần đây thực sự là kỷ nguyên hòa bình nhất trong lịch sử nhân loại.Trong khi trong các xã hội nông nghiệp sơ khai, bạo lực do con người gây ra lên tới 15% tổng số người chết, và trong thế kỷ XX, nó gây ra 5%, thì ngày nay nó chỉ chiếm 1 %. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008,  Tình hình đang xấu đi nhanh chóng, sưởi ấm trở lại thịnh hành và chi tiêu quân sự đang tăng vọt.2

Cả dân thường và các chuyên gia đều lo sợ rằng cũng giống như năm 1914, vụ sát hại một thần đồng người Áo đã châm ngòi cho Chiến tranh thế giới thứ nhất, vì vậy vào năm 2018, một số sự cố ở sa mạc Syria hoặc một động thái không khôn ngoan ở bán đảo Triều Tiên có thể châm ngòi cho một cuộc xung đột toàn cầu. Trong bối cảnh căng thẳng đang gia tăng trên thế giới, và tính cách của các nhà lãnh đạo ở Washington, Bình Nhưỡng và một số nơi khác, chắc chắn là có nguyên nhân để lo ngại. Tuy nhiên, có một số điểm khác biệt chính giữa năm 2018 và năm 1914. Đặc biệt, vào năm 1914, chiến tranh có sức hấp dẫn lớn đối với giới tinh hoa trên toàn thế giới vì họ có nhiều ví dụ cụ thể về cách các cuộc chiến thành công đã góp phần vào sự thịnh vượng kinh tế và quyền lực chính trị. Ngược lại, trong năm 2018 các cuộc chiến thành công dường như là là một thử thách mong manh có nguy cơ tuyệt chủng.

      Từ thời người Assyria và nhà Tần, các đế chế lớn thường được xây dựng thông qua các cuộc chinh phạt bạo lực. Năm 1914 cũng vậy, tất cả các cường quốc đều có được vị thế của các cuộc chiến tranh thành công. Chẳng hạn, Đế quốc Nhật Bản trở thành cường quốc khu vực nhờ chiến thắng trước Trung Quốc và Nga; Đức trở thành con chó hàng đầu của châu Âu sau chiến thắng trước Áo-Hungary và Pháp; và Anh đã tạo ra đế chế lớn nhất và thịnh vượng nhất trên thế giới thông qua một loạt các cuộc chiến tranh nhỏ huy hoàng trên khắp hành tinh. Vì vậy, vào năm 1882, Anh xâm lược và chiếm đóng Ai Cập, chỉ mất có năm mươi bảy binh sĩ trong Trận chiến quyết định của Tel el-Kebir.3 Trong khi những ngày của chúng ta chiếm đóng một quốc gia Hồi giáo là cơn ác mộng của phương Tây, theo Tel el-Kebir mà người Anh phải đối mặt kháng chiến vũ trang ít, và trong hơn sáu thập kỷ đã kiểm soát Thung lũng sông Nile và Kênh đào Suez quan trọng. Các cường quốc châu Âu khác bắt chước người Anh, và bất cứ khi nào các chính phủ ở Paris, Rome hoặc Brussels dự tính đặt những chiếc ủng trên đất Việt Nam, Libya hoặc Congo, nỗi sợ duy nhất của họ là ai đó có thể đến đó trước.

 Ngay cả Hoa Kỳ cũng sở hữu vị thế cường quốc của mình nhờ các hoạt động quân sự hơn là doanh nghiệp kinh tế đơn thuần. Năm 1846, nó xâm lược Mexico, và chinh phục California, Nevada, Utah, Arizona, New Mexico và các phần của Colorado, Kansas, Wyoming và Oklahoma. Hiệp ước hòa bình cũng xác nhận việc Mỹ sáp nhập Texas trước đó. Khoảng 13.000 binh sĩ Mỹ đã chết trong cuộc chiến, con số này đã tăng thêm 2,3 triệu km vuông cho Hoa Kỳ (nhiều hơn tổng diện tích của Pháp, Anh, Đức, Tây Ban Nha và Ý) .Đó là món hời của thiên niên kỷ.

Năm 1914, giới tinh hoa ở Washington, London và Berlin biết chính xác một cuộc chiến thành công trông như thế nào và có thể thu được bao nhiêu từ nó. Ngược lại, vào năm 2018, giới tinh hoa toàn cầu có lý do chính đáng để nghi ngờ rằng loại chiến tranh này có thể đã tuyệt chủng.

 Mặc dù một số nhà độc tài thế giới thứ ba và các tổ chức phi nhà nước vẫn cố gắng phát triển mạnh mẽ thông qua chiến tranh, nhưng có vẻ như các cường quốc không còn biết cách làm như vậy.

Chiến thắng vĩ đại nhất trong ký ức sống - của Hoa Kỳ trước Liên Xô - đã đạt được mà không có bất kỳ cuộc đối đầu quân sự lớn nào. Sau đó, Hoa Kỳ đã có được hương vị thoáng qua của vinh quang quân sự kiểu cũ trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất, nhưng điều này chỉ khiến nước này lãng phí hàng nghìn tỷ USD vào những thất bại quân sự nhục nhã ở Iraq và Afghanistan.

Trung Quốc, cường quốc đang lên vào đầu thế kỷ XXI, đã cố gắng tránh tất cả các cuộc xung đột vũ trang kể từ cuộc xâm lược thất bại vào Việt Nam năm 1979, và sự đi lên của nó hoàn toàn phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế. Trong đó, nó không mô phỏng các đế quốc Nhật Bản, Đức và Ý của thời kỳ trước năm 1914, mà là các kỳ tích kinh tế của Nhật Bản, Đức và Ý trong thời kỳ sau năm 1945. Trong tất cả những trường hợp này, sự thịnh vượng kinh tế và ảnh hưởng địa chính trị đã đạt được mà không cần phải nổ súng.

  Ngay cả ở Trung Đông – vỏ đài đánh đấm  của thế giới - các cường quốc trong khu vực không biết cách tiến hành các cuộc chiến tranh thành công. Iran không thu được gì từ cuộc tắm máu kéo dài trong Chiến tranh Iran-Iraq, và sau đó tránh tất cả các cuộc đối đầu quân sự trực tiếp. Người Iran cung cấp tài chính và chi viện cho các phong trào địa phương từ Iraq đến Yemen, đồng thời cử Lực lượng Vệ binh Cách mạng của họ đến giúp các đồng minh của họ ở Syria và Lebanon, nhưng cho đến nay họ vẫn thận trọng không xâm lược bất kỳ quốc gia nào. Iran gần đây đã trở thành bá chủ khu vực không phải do bất kỳ chiến thắng rực rỡ nào trên chiến trường, mà là mặc nhiên. Hai kẻ thù chính của nước này - Mỹ và Iraq - bị lôi kéo vào một cuộc chiến tàn phá cả Iraq và sự hứng thú  của người Mỹ đối với các vũng lầy Trung Đông, do đó để lại Iran một mình  tận hưởng chiến lợi phẩm.

Cũng có thể nói như vậy về Israel. Cuộc chiến thành công cuối cùng của nó được tiến hành vào năm 1967. Kể từ đó Israel thịnh vượng mặc dù trải qua nhiều cuộc chiến tranh, không phải nhờ chúng. Hầu hết các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng đều mang lại cho nó những gánh nặng kinh tế nặng nề và những trách nhiệm chính trị tê liệt. Giống như Iran, Israel gần đây đã cải thiện vị trí địa chính trị của mình không phải bằng cách tiến hành các cuộc chiến tranh thành công, mà bằng cách tránh các cuộc phiêu lưu quân sự. Trong khi chiến tranh tàn phá những kẻ thù hàng đầu của Israel ở Iraq, Syria và Libya, Israel vẫn xa cách. Không bị cuốn vào cuộc nội chiến Syria được cho là thành tựu chính trị lớn nhất của Netanyahu (tính đến tháng 3 năm 2018). Nếu muốn, Lực lượng Phòng vệ Israel có thể chiếm Damascus trong vòng một tuần, nhưng Israel sẽ thu được gì từ đó? Việc IDF chinh phục Gaza và lật đổ chế độ Hamas thậm chí còn dễ dàng hơn, nhưng Israel đã nhiều lần từ chối làm như vậy. Đối với tất cả sức mạnh quân sự của mình và đối với tất cả những luận điệu diều hâu của các chính trị gia Israel, Israel biết rằng có rất ít chiến thắng từ chiến tranh. Giống như Mỹ, Trung Quốc, Đức, Nhật Bản và Iran, Israel dường như hiểu rằng trong thế kỷ XXI, chiến lược thành công nhất là tọa sơn quan hổ đấu .

  Mặc dù một số nhà độc tài thế giới thứ ba và các tổ chức phi nhà nước vẫn cố gắng phát triển mạnh mẽ thông qua chiến tranh, nhưng có vẻ như các cường quốc không còn biết cách để làm như vậy.  Cho đến nay, cuộc xâm lược thành công duy nhất của một cường quốc trong thế kỷ XXI là cuộc chinh phục Crimea của Nga. Vào tháng 2 năm 2014, các lực lượng Nga xâm lược nước láng giềng Ukraine và chiếm đóng bán đảo Crimea, sau đó được sáp nhập vào Nga. Hầu như không có bất kỳ cuộc giao tranh nào, Nga đã giành được lãnh thổ quan trọng về mặt chiến lược, đánh vào nỗi sợ hãi đối với các nước láng giềng và tái thiết lập mình thành một cường quốc trên thế giới.

        Tuy nhiên, cuộc chinh phục đã thành công nhờ một bối cảnh đặc biệt. Cả quân đội Ukraine và người dân địa phương đều không thể hiện nhiều phản kháng đối với người Nga, trong khi các cường quốc khác không can thiệp trực tiếp vào cuộc khủng hoảng. Những hoàn cảnh này sẽ khó có thể tái hiện ở những nơi khác trên thế giới. Nếu điều kiện tiên quyết cho một cuộc chiến tranh thành công là không có kẻ thù sẵn sàng chống lại kẻ xâm lược, thì điều đó làm hạn chế nghiêm trọng các cơ hội sẵn có. Thật vậy, khi Nga tìm cách tái tạo thành công ở Crimea ở các khu vực khác của Ukraine, nước này đã vấp phải sự phản đối gay gắt hơn đáng kể, và cuộc chiến ở miền Đông Ukraine sa vào bế tắc không hiệu quả. Tệ hơn nữa (theo quan điểm của Moscow), cuộc chiến đã khơi dậy cảm xúc chống Nga ở Ukraine và biến đất nước đó từ một đồng minh thành kẻ thù không đội trời chung.

           Cũng giống như thành công trong Chiến tranh vùng Vịnh lần thứ nhất đã thúc đẩy Hoa Kỳ xâm phạm quá mức ở Iraq, thành công ở Crimea có thể đã thúc đẩy Nga tiếp cận quá mức ở Ukraine. Tổng hợp lại, các cuộc chiến của Nga ở Kavkaz và Ukraine vào đầu thế kỷ XXI khó có thể được mô tả là rất thành công. Mặc dù họ đã nâng cao uy tín của Nga với tư cách là một cường quốc, nhưng họ cũng làm gia tăng sự ngờ vực và thù địch đối với Nga, và về mặt kinh tế, họ là một doanh nghiệp thua lỗ. Các khu du lịch ở Crimea và các nhà máy mục nát từ thời Liên Xô ở Luhansk và Donetsk khó có thể cân bằng giá tài trợ cho chiến tranh, và chúng chắc chắn không bù đắp được chi phí bay vốn và các lệnh trừng phạt quốc tế.

Để nhận ra những hạn chế trong chính sách của Nga, người ta chỉ cần so sánh tiến bộ kinh tế to lớn của Trung Quốc hòa bình trong hai mươi năm qua với sự trì trệ kinh tế của nước Nga ‘chiến thắng’ trong cùng thời kỳ.Mặc dù vậy,  bản thân giới tinh hoa Nga có lẽ cũng nhận thức rõ về những chi phí và lợi ích thực sự của các cuộc phiêu lưu quân sự của họ, đó là lý do tại sao cho đến nay họ vẫn rất cẩn thận để không leo thang chúng. Nga đã tuân theo nguyên tắc sân chơi: "chọn đứa nào yếu nhất và đừng đánh nó quá nhiều, kẻo giáo viên can thiệp".

  Ngay cả khi chiến tranh vẫn là một hoạt động kinh doanh không sinh lời trong thế kỷ XXI, điều đó sẽ không mang lại cho chúng ta một sự đảm bảo tuyệt đối về hòa bình. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp sự ngu ngốc của con người. Cả trên bình diện cá nhân và tập thể, con người có xu hướng tham gia vào các hoạt động tự hủy hoại bản thân.

 Vào năm 1939, chiến tranh có lẽ là một động thái phản tác dụng đối với các cường quốc phe Trục - nhưng nó không cứu được thế giới. Một trong những điều đáng kinh ngạc về Chiến tranh thế giới thứ hai là sau cuộc chiến, các cường quốc bại trận lại thịnh vượng hơn bao giờ hết. Hai mươi năm sau khi quân đội bị tiêu diệt hoàn toàn và đế chế hoàn toàn sụp đổ, người Đức, Ý và Nhật Bản đang tận hưởng mức sung túc chưa từng có. Vậy tại sao họ lại tham chiến ngay từ đầu? Tại sao họ lại gây ra cái chết và sự hủy diệt không cần thiết cho hàng triệu người? Tất cả chỉ là một tính toán sai lầm ngu ngốc. Vào những năm 1930, các tướng lĩnh, đô đốc, nhà kinh tế và nhà báo Nhật Bản đã đồng tình rằng nếu không có sự kiểm soát đối với Triều Tiên, Mãn Châu và bờ biển Trung Quốc, Nhật Bản sẽ bị đình trệ kinh tế. Tất cả đều sai. Trên thực tế, phép màu kinh tế nổi tiếng của Nhật Bản chỉ bắt đầu sau khi Nhật Bản mất tất cả các cuộc chinh phục đại lục.

Sự ngu ngốc của con người là một trong những lực lượng quan trọng nhất trong lịch sử, nhưng chúng ta thường coi thường nó. Các chính trị gia, tướng lĩnh và học giả coi thế giới như một ván cờ tuyệt vời, nơi mọi nước đi đều tuân theo những tính toán hợp lý cẩn thận. Điều này đúng cho đến một điểm. Rất ít nhà lãnh đạo trong lịch sử phát điên theo nghĩa hẹp của từ này, di chuyển các con tốt và con pháo  một cách ngẫu nhiên. Tướng Tojo, Saddam Hussein và Kim Jong-il đều có lý do chính đáng cho mọi nước đi của họ. Vấn đề là thế giới phức tạp hơn nhiều so với một bàn cờ, và lý trí của con người không phụ thuộc vào nhiệm P225vụ thực sự hiểu nó. Do đó, ngay cả những nhà lãnh đạo lý trí cũng thường xuyên làm những điều rất ngu ngốc.   Những xung đột quân sự thế giới chắc không xảy ra. Trong quá khứ, chế độ dân chủ, chủ nghĩa tư bản và nước Mỹ đều chứng tỏ có khả năng hồi sinh, biến cải, thay đổi lại theo tình hình mới. Nhưng nếu thế, giờ đây một lần nữa người ta lại phải làm được một điều thần kỳ.

5.4 ĐỪNG BAO GIỜ ĐÁNH GIÁ THẤP SỰ NGU NGỐC CỦA CON NGƯỜI, HÃY NHÌN LẠI NHỮNG ĐIỀU NGU NGỐC TRONG THẾ KỶ 20 ĐỂ CẢNH GIÁC .

Mặc dù một số nhà độc tài thế giới thứ ba và các tổ chức phi nhà nước vẫn cố gắng phát triển mạnh mẽ thông qua chiến tranh, nhưng có vẻ như các cường quốc không còn biết cách làm như vậy.Tại sao các cường quốc khó tiến hành các cuộc chiến tranh thành công trong thế kỷ XXI? Một lý do là sự thay đổi về bản chất của nền kinh tế. Trước đây, tài sản kinh tế chủ yếu là vật chất nên việc làm giàu bằng cách chinh phục là tương đối đơn giản. Nếu bạn đánh bại kẻ thù của mình trên chiến trường, bạn có thể kiếm tiền bằng cách cướp phá các thành phố của họ, bán dân thường của họ trên các thị trường nô lệ, chiếm giữ các cánh đồng lúa mì và mỏ vàng có giá trị. Người La Mã phát đạt nhờ bán những người Hy Lạp và Gaul bị giam cầm, còn người Mỹ ở thế kỷ 19 phát triển mạnh nhờ chiếm các mỏ vàng ở California và các trại chăn nuôi gia súc ở Texas.

Tuy nhiên, trong thế kỷ XXI, lợi nhuận nhỏ chỉ có thể được tạo ra theo cách đó. Ngày nay, các tài sản kinh tế chính bao gồm kiến thức kỹ thuật và thể chế hơn là các cánh đồng lúa mì, mỏ vàng hay thậm chí là các mỏ dầu, và bạn không thể chinh phục kiến thức thông qua chiến tranh.

 Một tổ chức như Nhà nước Hồi giáo có thể vẫn phát triển bằng cách cướp phá các thành phố và giếng dầu ở Trung Đông - họ đã chiếm đoạt hơn 500 triệu đô la từ các ngân hàng của Iraq và vào năm 2015 đã kiếm được thêm 500 triệu đô la từ việc bán dầu7 - nhưng đối với một cường quốc như Trung Quốc hoặc Hoa Kỳ, đây là những khoản tiền vặt vãnh. Với GDP hàng năm hơn 20 nghìn tỷ USD, Trung Quốc khó có thể bắt đầu một cuộc chiến tranh giành một tỷ USD nhỏ bé. Đối với việc chi hàng nghìn tỷ đô la cho cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ, làm thế nào Trung Quốc có thể hoàn trả những chi phí này và cân bằng tất cả những thiệt hại do chiến tranh và các cơ hội thương mại bị mất? Liệu Quân đội Giải phóng Nhân dân chiến thắng có cướp được sự giàu có của Thung lũng Silicon không? Đúng là các tập đoàn như Apple, Facebook và Google trị giá hàng trăm tỷ đô la, nhưng bạn không thể nắm bắt những vận may này bằng vũ lực. Không có mỏ silicon nào ở Thung lũng Silicon.

 Cuộc chiến thành công về mặt lý thuyết vẫn có thể mang lại lợi nhuận khổng lồ bằng cách cho phép kẻ chiến thắng sắp xếp lại hệ thống thương mại toàn cầu có lợi cho mình, như nước Anh đã làm sau chiến thắng trước Napoléon và như Hoa Kỳ đã làm sau chiến thắng trước Hitler. Tuy nhiên, những thay đổi trong công nghệ quân sự khó có thể lặp lại kỳ tích này trong thế kỷ XXI.

Quả bom nguyên tử đã biến chiến thắng trong một cuộc chiến tranh thế giới thành sự tự sát tập thể. Không phải ngẫu nhiên mà kể từ Hiroshima, các siêu cường không bao giờ chiến đấu trực tiếp với nhau và chỉ tham gia vào những gì (đối với họ) là những cuộc xung đột có tỷ lệ thấp, trong đó sự cám dỗ sử dụng vũ khí hạt nhân để ngăn chặn thất bại là rất nhỏ. Thật vậy, ngay cả việc tấn công một cường quốc hạt nhân hạng hai như Triều Tiên cũng là một đề xuất cực kỳ kém hấp dẫn. Thật đáng sợ khi nghĩ những gì gia đình Kim có.

 thể làm nếu họ phải đối mặt với thất bại quân sự. Cyberwarfare chiến tranh mạng còn làm cho mọi thứ thậm chí còn tồi tệ hơn đối với những đế quốc tiềm năng. Vào thời  xa xưa  của Nữ hoàng Victoria và khẩu súng Maxim, quân đội Anh có thể tàn sát những thổ dân trong một số sa mạc xa xôi mà không gây nguy hiểm cho hòa bình của Manchester và Birmingham. Ngay cả trong thời của George W. Bush, Hoa Kỳ có thể tàn phá Baghdad và Fallujah trong khi người Iraq không có cách nào trả đũa San Francisco hoặc Chicago. Nhưng nếu bây giờ Hoa Kỳ tấn công một quốc gia sở hữu khả năng chiến tranh mạng thậm chí ở mức trung bình, cuộc chiến có thể được đưa đến California hoặc Illinois trong vòng vài phút. Phần mềm độc hại và bom logic có thể ngăn chặn giao thông hàng không ở Dallas, khiến các đoàn tàu va chạm ở Philadelphia và làm sập mạng lưới điện ở Michigan.

 Trong thời đại vĩ đại của những kẻ chinh phục, chiến tranh là một việc ít thiệt hại, lợi nhuận cao. Trong trận Hastings năm 1066, William the Conqueror đã giành được toàn bộ nước Anh chỉ trong một ngày với cái giá là vài nghìn người chết. Ngược lại, vũ khí hạt nhân và chiến tranh mạng là những công nghệ có tính sát thương cao, lợi nhuận thấp. Bạn có thể sử dụng những công cụ như vậy để tiêu diệt toàn bộ quốc gia, nhưng không thể xây dựng đế chế sinh lợi.

Trong một thế giới tràn ngập những thanh kiếm và rung cảm tồi tệ, có lẽ đảm bảo hòa bình tốt nhất của chúng ta là các cường quốc không quen thuộc với những ví dụ gần đây về các cuộc chiến thành công. Trong khi Thành Cát Tư Hãn hoặc Julius Caesar sẽ xâm lược nước ngoài ngay lập tức, các nhà lãnh đạo dân tộc chủ nghĩa ngày nay như Erdogan, Modi và Netanyahu nói to nhưng rất cẩn thận về việc thực sự phát động chiến tranh. Tất nhiên, nếu ai đó tìm ra công thức để tiến hành các cuộc chiến thành công trong điều kiện của thế kỷ XXI, thì cánh cổng địa ngục có thể mở ra gấp rút. Đây là điều làm cho thành công của Nga ở Crimea là một điềm báo đặc biệt đáng sợ. Hãy hy vọng nó vẫn là một ngoại lệ.

Ngay cả khi chiến tranh vẫn là một hoạt động kinh doanh không sinh lời trong thế kỷ XXI, điều đó sẽ không mang lại cho chúng ta một sự đảm bảo tuyệt đối về hòa bình. Chúng ta đừng bao giờ đánh giá thấp sự ngu ngốc của con người. Cả trên bình diện cá nhân và tập thể, con người có xu hướng tham gia vào các hoạt động tự hủy hoại bản thân.

 Vào năm 1939, chiến tranh có lẽ là một động thái phản tác dụng đối với các cường quốc phe Trục - nhưng nó không cứu được thế giới. Một trong những điều đáng kinh ngạc về Chiến tranh thế giới thứ hai là sau cuộc chiến, các cường quốc bại trận lại thịnh vượng hơn bao giờ hết. Hai mươi năm sau khi quân đội bị tiêu diệt hoàn toàn và đế chế hoàn toàn sụp đổ, người Đức, Ý và Nhật Bản đang tận hưởng mức sung túc chưa từng có. Vậy tại sao họ lại tham chiến ngay từ đầu? Tại sao họ lại gây ra cái chết và sự hủy diệt không cần thiết cho hàng triệu người?

Tất cả chỉ là một tính toán sai lầm ngu ngốc. Vào những năm 1930, các tướng lĩnh, đô đốc, nhà kinh tế và nhà báo Nhật Bản đã đồng tình rằng nếu không có sự kiểm soát đối với Triều Tiên, Mãn Châu và bờ biển Trung Quốc, Nhật Bản sẽ bị đình trệ kinh tế.8 Tất cả đều sai. Trên thực tế, phép màu kinh tế nổi tiếng của Nhật Bản chỉ bắt đầu sau khi Nhật Bản mất tất cả trong các cuộc chinh phục đại lục.

Sự ngu ngốc của con người là một trong những lực lượng quan trọng nhất trong lịch sử, nhưng chúng ta thường coi thường nó. Các chính trị gia, tướng lĩnh và học giả coi thế giới như một ván cờ tuyệt vời, nơi mọi nước đi đều tuân theo những tính toán hợp lý cẩn thận. Điều này đúng cho đến một điểm. Rất ít nhà lãnh đạo trong lịch sử phát điên theo nghĩa hẹp của từ này, di chuyển các con tốt và hiệp sĩ một cách ngẫu nhiên. Tướng Tojo, Saddam Hussein và Kim Jong-il đều có lý do chính đáng cho mọi nước cờ  của họ. Vấn đề là thế giới phức tạp hơn nhiều so với một bàn cờ, và lý trí của con người không phụ thuộc vào nhiệm vụ thực sự hiểu nó. Do đó, ngay cả những nhà lãnh đạo lý trí nhất cũng thường xuyên làm những điều rất ngu ngốc.

Vậy chúng ta nên sợ hãi một cuộc chiến tranh thế giới đến mức nào? Tốt nhất là tránh hai thái cực. Một mặt, chiến tranh chắc chắn không phải là không thể tránh khỏi. Việc chấm dứt Chiến tranh Lạnh một cách hòa bình chứng tỏ rằng khi con người đưa ra những quyết định đúng đắn, thì ngay cả những xung đột giữa các siêu cường cũng có thể được giải quyết một cách hòa bình. Hơn nữa, thật là nguy hiểm khi cho rằng một cuộc chiến tranh thế giới mới là không thể tránh khỏi. Đó sẽ là một lời tiên tri tự hoàn thành. Một khi các quốc gia cho rằng chiến tranh là không thể tránh khỏi, họ tăng cường quân đội, lao vào các cuộc chạy đua vũ trang vòng xoáy, từ chối thỏa hiệp trong bất kỳ cuộc xung đột nào và nghi ngờ rằng những cử chỉ thiện chí chỉ là cái bẫy. Điều đó đảm bảo cho việc nổ ra chiến tranh.

 Mặt khác, sẽ là ngây thơ nếu cho rằng chiến tranh là không thể xảy ra. Ngay cả khi chiến tranh là thảm khốc đối với tất cả mọi người, không có vị thần nào và không có quy luật tự nhiên nào bảo vệ chúng ta khỏi sự ngu ngốc của con người.

5.5 ĐẠO  KHIÊM TỐN. BẠN KHÔNG PHẢI LÀ TRUNG TÂM CỦA THẾ GIỚI

Một phương thuốc tiềm năng cho sự ngu ngốc của con người là sự khiêm tốn. Căng thẳng quốc gia, tôn giáo và văn hóa càng trở nên tồi tệ hơn bởi cảm giác vĩ đại rằng quốc gia của tôi, tôn giáo của tôi và văn hóa của tôi là quan trọng nhất trên thế giới - do đó lợi ích của bản thân phải đi trước lợi ích của bất kỳ ai khác, hoặc của toàn thể nhân loại.

 5.5 1. Triết lý về khiêm nhường của  sử gia Do Thái  :  Hãy luôn tự chỉ trích

(  lời tự phê phán của một sử gia Mỹ gốc Do Thái Yuval Noah Harari về Do thái một dân tộc đặc sắc  của loài người ):KHÔNG CÓ MỘT DÂN TỘC ,MỘT TÔN GIÁO THƯỢNG ĐẲNG

     Hầu hết mọi người có xu hướng tin rằng họ là trung tâm của thế giới, và văn hóa của họ là cốt lõi của lịch sử nhân loại. Nhiều người Hy Lạp tin rằng lịch sử bắt đầu với Homer, Sophocles và Plato, và tất cả những ý tưởng và phát minh quan trọng đều được sinh ra ở Athens, Sparta, Alexandria hoặc Constantinople. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc kể lại rằng lịch sử thực sự bắt đầu với Hoàng đế và các triều đại nhà Hạ và nhà Thương, và rằng bất cứ điều gì mà người phương Tây, người Hồi giáo hoặc người Ấn Độ đạt được chỉ là một bản sao nhạt nhoà của những đột phá gốc của Trung Quốc. Những người theo chủ nghĩa bản địa theo đạo Hindu bác bỏ những lời khoe khoang này của Trung Quốc, và cho rằng ngay cả máy bay và bom hạt nhân cũng được phát minh bởi các nhà hiền triết cổ đại ở tiểu lục địa Ấn Độ từ rất lâu trước Khổng Tử hay Plato, chưa kể đến anh em Einstein và anh em nhà Wright. Chẳng hạn, bạn có biết rằng chính Maharishi Bhardwaj là người đã phát minh ra tên lửa và máy bay, rằng Vishwamitra không chỉ phát minh ra mà còn sử dụng tên lửa, rằng Acharya Kanad là cha đẻ của lý thuyết nguyên tử, và Mahabharata mô tả chính xác vũ khí hạt nhân? coi tất cả lịch sử trước Tiên tri Muhammad phần lớn là không liên quan, và họ coi tất cả lịch sử sau sự tiết lộ của Kinh Qur'an đều xoay quanh ummah của người Hồi giáo. Các trường hợp ngoại lệ chính là những người theo chủ nghĩa dân tộc Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Ai Cập, những người lập luận rằng ngay cả trước thời Muhammad, quốc gia cụ thể của họ đã là nguồn gốc của tất cả những gì tốt đẹp về nhân loại, và ngay cả sau khi Kinh Qur'an được tiết lộ, chính người dân của họ đã bảo tồn thuần khiết của Hồi giáo và truyền bá vinh quang của nó.

Không cần phải nói rằng người Anh, người Pháp, người Đức, người Mỹ, người Nga, người Nhật Bản và vô số nhóm người khác đều tin chắc rằng loài người sẽ phải sống trong sự ngu dốt man rợ và vô đạo đức nếu không có những thành tựu ngoạn mục của quốc gia họ. Một số người trong lịch sử đã đi xa đến mức tưởng tượng rằng các thể chế chính trị và thực hành tôn giáo của họ là thiết yếu đối với chính các định luật vật lý.

Vì vậy, người Aztec tin chắc rằng nếu không có những lễ tế họ thực hiện hàng năm, mặt trời sẽ không mọc và toàn bộ vũ trụ sẽ tan rã. Tất cả những tuyên bố này là sai. Họ kết hợp sự thiếu hiểu biết cố ý về lịch sử với nhiều hơn là sự phân biệt chủng tộc. Không có tôn giáo hay quốc gia nào ngày nay tồn tại khi con người chiếm lĩnh thế giới, thuần hóa động thực vật, xây dựng những thành phố đầu tiên, hay phát minh ra chữ viết và tiền bạc. Đạo đức, nghệ thuật, tâm linh và sáng tạo là những khả năng phổ quát của con người được gắn trong DNA của chúng ta. Nguồn gốc của chúng là ở Châu Phi thời kỳ đồ đá. Do đó, việc gán cho họ một địa điểm và thời gian gần đây hơn, có thể là Trung Quốc vào thời Hoàng đế, Hy Lạp vào thời Plato, hay Ả Rập vào thời Muhammad.

“Cá nhân ( tác giả Yuval Noah Harari )tôi đã quá quen thuộc với chủ nghĩa ích kỷ thô bỉ như vậy, bởi vì người Do Thái, dân tộc của Yuval Noah Harari , cũng nghĩ rằng họ là điều quan trọng nhất trên thế giới. Đặt tên cho bất kỳ thành tựu hoặc phát minh nào của con người, và họ sẽ nhanh chóng nhận được tín nhiệm cho nó. Và biết họ một cách thân thiết, tôi cũng biết họ thực sự bị thuyết phục về những tuyên bố như vậy. Có lần tôi đến gặp một giáo viên yoga ở Israel, người trong lớp giới thiệu đã giải thích một cách nghiêm túc rằng yoga được phát minh bởi Abraham, và tất cả các tư thế yoga cơ bản đều bắt nguồn từ hình dạng của các chữ cái trong bảng chữ cái tiếng Do Thái! (Vì vậy, tư thế trikonasana bắt chước hình dạng của chữ aleph trong tiếng Hebrew, tuladandasana bắt chước chữ daled, v.v.) Abraham đã dạy các tư thế này cho con trai của một trong những người vợ lẽ của ông, người đã đến Ấn Độ và dạy yoga cho người da đỏ.

Khi Yuval Noah Harari  hỏi một số bằng chứng, người chủ đã trích dẫn một đoạn Kinh thánh: 'Và cho các con trai của vợ lẽ ông Áp-ra-ham đã tặng quà, và khi ông còn sống, ông đã đuổi chúng đi khỏi con trai ông là Y-sác,về phía đông đến đất nước phía đông'(Sáng thế ký 25 : 6).

Bạn nghĩ những món quà này là gì? Vì vậy, bạn thấy đấy, ngay cả yoga cũng được người Do Thái phát minh ra. Coi Abraham là người phát minh ra yoga là một quan niệm xa vời. Tuy nhiên, đạo Do Thái chính thống vẫn long trọng khẳng định rằng toàn bộ vũ trụ tồn tại chỉ để các giáo sĩ Do Thái có thể nghiên cứu thánh thư của họ, và rằng nếu người Do Thái ngừng thực hành này, vũ trụ sẽ kết thúc. Trung Quốc, Ấn Độ, Úc và cả những thiên hà xa xôi đều sẽ bị tiêu diệt nếu các giáo sĩ Do Thái ở Jerusalem và Brooklyn ngừng tranh luận về Talmud. Đây là một Kinh Talmud  là văn bản trung tâm về đức tin của người Do Thái Chính thống, và bất cứ ai dám nghi ngờ nó đều bị coi là một kẻ ngu dốt. Những người Do Thái thế tục có thể nghi ngờ hơn một chút về tuyên bố vĩ đại này, nhưng họ cũng tin rằng dân tộc Do Thái là những anh hùng trung tâm của lịch sử và là nguồn cội cuối cùng của đạo đức, tâm linh và học tập của con người. Những gì người dân Do Thái  thiếu về số lượng và tầm ảnh hưởng thực sự, họ còn bù đắp nhiều hơn ở chutzpah.

Trẻ em Israel thường kết thúc mười hai năm học mà không nhận được bất kỳ bức tranh rõ ràng nào về các quá trình lịch sử toàn cầu. Họ hầu như không được dạy gì về Trung Quốc, Ấn Độ hoặc Châu Phi, và mặc dù họ học về Đế chế La Mã, Cách mạng Pháp và Chiến tranh Thế giới thứ hai, những mảnh ghép hình cô lập này không bổ sung vào bất kỳ câu chuyện tổng quát nào. Thay vào đó, lịch sử mạch lạc duy nhất được cung cấp bởi hệ thống giáo dục Israel bắt đầu với Cựu ước tiếng Do Thái, tiếp tục đến thời kỳ Đền thờ thứ hai, bỏ qua giữa các cộng đồng Do Thái khác nhau ở Diaspora, và lên đến đỉnh điểm với sự trỗi dậy của chủ nghĩa Zionism, Holocaust, và sự thành lập của nhà nước của Israel. Hầu hết học sinh rời trường đều tin rằng đây phải là cốt truyện chính của toàn bộ câu chuyện nhân loại. Đối với ngay cả khi học sinh nghe về Đế chế La Mã hoặc Cách mạng Pháp, cuộc thảo luận trong lớp tập trung vào cách Đế chế La Mã đối xử với người Do Thái hoặc về địa vị pháp lý và chính trị của người Do Thái ở Cộng hòa Pháp.

Những người thế hệ Do thái được học về lịch sử như vậy có một thời gian rất khó tiêu hóa ý tưởng rằng đạo Do Thái có ảnh hưởng tương đối ít đến thế giới nói chung. Tuy nhiên, sự thật là Do Thái giáo chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong biên niên sử của loài người chúng ta. Không giống như các tôn giáo phổ quát như Cơ đốc giáo, Hồi giáo và Phật giáo, Do Thái giáo luôn là một tín điều của bộ lạc. Nó tập trung vào số phận của một quốc gia nhỏ và một vùng đất nhỏ bé, và ít quan tâm đến số phận của tất cả những người khác và tất cả các quốc gia khác. Ví dụ, nó ít quan tâm đến các sự kiện ở Nhật Bản hoặc về người dân của tiểu lục địa Ấn Độ. Do đó, không có gì lạ khi vai trò lịch sử của nó bị hạn chế.

Đúng là Do Thái giáo sinh ra Cơ đốc giáo, và đã ảnh hưởng đến sự ra đời của Hồi giáo - hai trong số những tôn giáo quan trọng nhất trong lịch sử. Tuy nhiên, công lao cho những thành tựu toàn cầu của Cơ đốc giáo và Hồi giáo - cũng như mặc cảm cho nhiều tội ác của họ - thuộc về chính những người Cơ đốc giáo và người Hồi giáo hơn là người Do Thái. Cũng như sẽ không công bằng khi đổ lỗi cho Do Thái giáo về những vụ giết người hàng loạt trong các cuộc Thập tự chinh (Cơ đốc giáo là 100% có thể là tội phạm), vì vậy cũng không có lý do gì để ghi nhận Do Thái giáo với ý tưởng quan trọng của Cơ đốc giáo rằng tất cả con người đều bình đẳng trước Chúa (một ý tưởng điều đó mâu thuẫn trực tiếp với chủ nghĩa chính thống của người Do Thái, mà thậm chí ngày nay cho rằng người Do Thái về bản chất là vượt trội hơn tất cả những người khác). Vai trò của Do Thái giáo trong câu chuyện về loài người hơi giống với vai trò của mẹ của Freud trong lịch sử phương Tây hiện đại. Dù tốt hơn hay tệ hơn, Sigmund Freud đã có ảnh hưởng to lớn đến khoa học, văn hóa, nghệ thuật và trí tuệ dân gian của phương Tây hiện đại. Cũng đúng là nếu không có mẹ của Freud, chúng ta sẽ không có Freud, và tính cách, tham vọng và quan điểm của Freud có thể đã được định hình ở một mức độ đáng kể bởi mối quan hệ của anh ta với mẹ mình - như anh ta sẽ là người đầu tiên thừa nhận. Nhưng khi viết lịch sử của phương Tây hiện đại, không ai mong đợi cả một chương về mẹ của Freud. Tương tự như vậy, nếu không có Do Thái giáo, bạn sẽ không có Cơ đốc giáo, nhưng điều đó không xứng đáng khi đóng góp nhiều tầm quan trọng cho Do Thái giáo khi viết lịch sử thế giới. Vấn đề cốt yếu là Cơ đốc giáo đã làm gì với di sản của người mẹ Do Thái.

Không cần phải nói rằng dân tộc Do Thái là một dân tộc độc nhất vô nhị với một lịch sử đáng kinh ngạc (mặc dù điều này đúng với hầu hết các dân tộc). Tương tự, không cần phải nói rằng truyền thống Do Thái chứa đầy những hiểu biết sâu sắc và các giá trị cao quý (mặc dù nó cũng chứa đầy một số ý tưởng đáng nghi vấn, và các thái độ phân biệt chủng tộc, chủ nghĩa lệch lạc và kỳ thị đồng tính). Đúng hơn là, so với số lượng của họ, dân tộc Do Thái đã có một tác động không cân xứng đến lịch sử của 2.000 năm qua.Nhưng khi bạn nhìn vào bức tranh lớn về lịch sử của chúng ta với tư cách là một loài, kể từ khi người Homo sapiens xuất hiện cách đây hơn 100.000 năm, rõ ràng là sự đóng góp của người Do Thái vào lịch sử là rất hạn chế.

 Con người đã định cư trên toàn hành tinh, áp dụng nông nghiệp, xây dựng những thành phố đầu tiên, và phát minh ra chữ viết và tiền bạc hàng nghìn năm trước khi xuất hiện đạo Do Thái. Ngay cả trong hai thiên niên kỷ qua, nếu bạn nhìn lịch sử từ góc độ của người Trung Quốc hoặc của thổ dân da đỏ, khó có thể thấy được bất kỳ đóng góp lớn nào của người Do Thái ngoại trừ sự trung gian của những người theo đạo Thiên Chúa hoặc người Hồi giáo. Do đó, Cựu ước tiếng Do Thái cuối cùng đã trở thành nền tảng của văn hóa nhân loại toàn cầu vì nó được Cơ đốc giáo nồng nhiệt đón nhận và đưa vào Kinh thánh. Ngược lại, kinh Talmud - có tầm quan trọng đối với văn hóa Do Thái vượt xa Cựu ước - đã bị Cơ đốc giáo từ chối, và do đó, vẫn là một văn bản bí truyền hầu như không được người Ả Rập, Ba Lan hay Hà Lan biết đến, chưa kể đến người Nhật Bản và người Maya. (Thật đáng tiếc, bởi vì Talmud là một cuốn sách giàu tư tưởng và nhân ái hơn nhiều so với Cựu Ước.) Bạn có thể kể tên một tác phẩm nghệ thuật tuyệt vời lấy cảm hứng từ Cựu Ước không? Ồ, thật dễ dàng: Michelangelo’s David, Verdi’s Nabucco, Cecil B. DeMille’s 10 Điều răn (The Ten Commandments). Bạn có biết tác phẩm nổi tiếng nào lấy cảm hứng từ Tân Ước không? Piece of cake: Leonardo’s Last Supper, Bach’s St Matthew Passion, Monty Python’s Life of Brian. Bây giờ là bài kiểm tra thực sự: bạn có thể liệt kê một vài kiệt tác lấy cảm hứng từ Talmud không? Mặc dù các cộng đồng Do Thái nghiên cứu Talmud lan rộng khắp nơi trên thế giới, họ không đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng đế chế Trung Quốc, trong các chuyến hành trình khám phá châu Âu, trong việc thiết lập hệ thống dân chủ hoặc trong Cách mạng Công nghiệp. . Đồng tiền, trường đại học, quốc hội, ngân hàng, la bàn, máy in và động cơ hơi nước đều do người không  Do Thái  phát minh ra.

      Mỗi dân tộc ,mỗi tôn giáo  v.v cũng nên tự suy xét tận nguồn căn để hiểu rỏ mình và thế giới chung quanh . Trong  tàu Noah của Thế kỷ 21 và 22 , Tất cả các dân tộc ,tôn giáo đều sống chung trong 1 Đoàn  tàu . Có thể là nhiều con tàu  . Nhưng tất cả mỗi con người đều liên quan ràng buộc với nhau như một cơ phận của một con  Tàu . Một ai đó  tự định cho mình ,nhóm mình ,dân tộc gốc của mình một ví thế thống trị đều là mối nguy hiểm cho cả con Tàu  Trái đất . làm điều đó một cách đơn phương? Tôi không hiểu điều đó. Nó xuất hiện theo một cách khá dễ chịu, nhưng đó là một lời kêu gọi rất gần.

không bao giờ ổn định. Mỗi khi chúng tôi có sự thay đổi bên, họ lại bắt đầu xem xét lại mọi chủ đề từ đầu.

5.5.2   5 câu thần chú và bài hát  dự cảm 60 năm trước (thời 1960)

Nhà văn  người Trung Quốc Lỗ Tấn thường than trách rằng đất nước của ông "chỉ có một là khinh khi người nước ngoài như cầm thú, hoặc hai là tôn xưng họ như thánh thượng, chứ chưa bao giờ xem là đồng đẳng". Có một câu ngạn ngữ cổ của Trung Quốc nói rằng “con người chỉ nhìn thấy hiện tại, nhưng trời nhìn thấy tương lai”. (Nhân kiến mục tiền, thiên kiến cửu viễn – ).Khi chúng ta tiến lên, chúng ta hãy theo đuổi một tương lai hòa bình và thịnh vượng với quyết tâm và niềm tin…

Hiện nay,năm 2021 Tân sửu, Nguy cơ chiến tranh lớn nhất khả dĩ có thể dẫn đến hủy diệt Trái đất là Chiến tranh Mỹ Trung . Nếu chúng ta lại nhìn về phía trước, tiền đồ của Trung Quốc sẽ có thể có những biến đổi gì? Đương nhiên thời gian càng cách xa thì dự đoản càng khó. Nhưng sự diễn biển của xu thế lớn, có lẽ không nằm ngoài 3 quỹ đạo. Thứ nhất, đại thể nó tiếp tục  theo con đường híện nay, nghĩa là không có nhiều đột biến , tiếp tục căng thẳng  đi đôi với kiềm chế chạy đua bố trí lực lượng , hiệu quả của nó là sự tiệm tiến , là sự tích luỹ, hơn nữa phải mất một thời gìan tựơng đối dài  ( 20 năm ). Thứ hai, biến đổi tốt hơn tình hình híện nay năm 2021. Thứ ba, hoàn toàn ngược lại, biến đổi xấu hơn tình hỉnh hìện nay và xuất hiện xung đột nóng cao độ buộc ban lãnh đạo Mỹ và Ban Lãnh đạo Trung quốc phải chọn lựa giữa kiềm chế ngừng xung đột hoặc gia tăng . Đương nhìên, nói tốt hay xấu ở đây đến  không có tiêu chuẩn cố định,

Dù cho biến đổi như thể nào, sau hai mươi năm nữa Trung Quốc đại lục sẽ có những đổi khác tương đốì so với hiện nay, không kể là về kinh tế, quân sư, chính trị, thậm chí là cả về tư tưởng, văn hoá. Nó như là một xu thế tất nhiên. Những thay đổi đó tất nhiên cũng ãnh hưởng tới quan hệ đối ngoại của Trung Quốc. Trung Quốc có thể trở thành hữu hảo hiển lành với thế giới nhưng cũng có thể trở nên hiếu chiến ,hung ác hơn. Giả dụ như tới lúc đó nền kinh tế tăng trưởng dẫn đến  phât triển thành giai đoạn giàu có, thế rồi chính trị trong nước ngày càng dân chủ, thì quan hệ đối ngoại sẽ đi theo chiều hướng hợp tác cùng có lợi. Nhưng, theo xu hướng hiện nay thì sự tăng cường quốc lực , mở rộng quân bị, cũng có khả năng làm tăng thêm chủ nghĩa dân tộc và khuyến khích cho lòng ham muốn thu hồi Đài loan và bành trướng ra bên ngoài.

Đốí với vấn đề này. Nhiều nguời cho rằng Trung Quốc đã khẳng định quyết tâm trở thành siêu cường trên thế giới, và lấy việc tranh giành ngôi bá chủ toàn cẩu với Mỹ làm mục đích cuôí cùng. Có người cho rằng ý đồ của Trung Quốc chỉ chi phối được khu vực châu Á Thái Bình Dương, chứ chưa thể trong mươi năm đạt được cái ham muốn thay thế nước Mỹ và xưng bá trên toàn cầu được. Lại có người cho rằng Trung Quốc chỉ muốn thu hồi "đất bị mất" là Đài Loan ,Điếu Ngư ,Biển Đông  chứ không có ý đồ bành trướng phạm vì thế lực của mỉnh, đó đều chỉ là dự đoản mà thôi. Giống như kẻ mù sờ voi cả thôi .

Bất cứ một quốc gia nào, khi suy nghĩ đển tiền đồ cùa bản thân và hoạch định kế hoạch chiến lược tương lai của mình đều tất nhíên lấy lợi ích quốc gia làm cơ sở.Nhưng trong tình huống cụ thể phải quyết định lợi ích quốc gia, thì như Tôn Tử đã nói:"Trí giả chỉ lự tất tạp ư lợi hại" <Sự suy nghĩ của người có hiểu biết, bao giờ cũng cân nhắc lợi hại ND> (Trong thiên "Cữu Biến").

Nói cho dễ hiểu, khi đang theo đuổi lợi ích thì đồng thời phải nghĩ đến những hạn chế mà mình phải đối mặt cũng như cái giá mình phải trả.

 Sau 100 năm  gánh vác thế giới  ,Giới tinh hoa Mỹ  than rằng “Thế giới dường như là một gánh nặng, và là một gánh năng vô ơn. Nhiều người Mỹ không muốn dính vào các vấn đề của thế giới; nhưng cái khó bây giờ là không thể nào rút lui.”
 Con đường để Trung Quốc thực hiện giấc mơ  qua mặt Hoa Kỳ để trở thành nước lãnh đạo thế giới  hiện chỉ trong giấc mộng Con ếch muốn to bằng con bò  hoặc như con bướm nghĩ mình khác gì con  giao long ,kình ngư nơi Đại Hải 
“Chúng ta đừng quên người Trung Quốc cho nước Mỹ vay tiền một cách vui vẻ, hay nói chính xác hơn, họ thà mua trái phiếu của Mỹ, dù lãi chẳng bao nhiêu còn hơn là đầu tư ngay tại nước họ. Trung Quốc là một quốc gia có vấn đề sâu rộng. Họ có một tỷ lệ cao về số người sống trong nghèo khổ và trong những năm sắp tới, Trung Quốc sẽ bị chìm ngập trong các cuộc khủng hoảng nội địa.” 
Nhìn vào triển vọng trong tuơng lai, hợp tác có lợi cho quan hệ giũa cảc quốc gia, còn xung đột là không có lợi. Phát triển kinh tế phải dựa vào thị trường quốc tế, cãi thiện đời sống phải dựa vào sự hợp tác của loài người. Cùng với sự tiến  bộ của thời đại, tư tưởng của loài người tất nhíên cũng đổi mới. Bởi vậy không nên xác quyết rằng ban lãnh đạo Trung Quốc thế hệ sau cũng vẫn hoàn toàn giống như thể hệ ngày hôm nay cả về tư tưởng lẫn hành vi. Khả năng nhân dân người Hoa  gồm cả người Phương Tây có nguồn gốc Hoa, Người Đài loan .. Hong Kong .. sẽ quyết định vận mạng của nước Trung Hoa là có thực .
Vì vậy chúng ta nên tin rằng, sau 2030  thế kỷ XXI, nội dung an ninh và đe doạ tất nhìên sẽ xuất hiện những ý nghĩa mới.

Chúng ta đang sống trong một thế giới đại loạn nhưng thế giới ấy tương đối ổn định ,phát triển  và đã vượt qua 100 năm của thế kỷ 20 với những thách thức bên lề tận thế . 5 câu chuyện Đại  khủng hoảng tích hợp cộng hưởng đầu thế kỷ 21 tương tự như những cuộc khủng hoảng đầu thế kỷ 20 nhưng  vừa kéo dài và  kèm theo những hệ quả tiêu cực và tích cực , thường là khó thấy trước được. Nhưng bên cạnh Sinh quyễn đang bị hủy hoại đến mức nguy cơ tận thế thì  lần đầu tiên Trái đất đã hình thành một Trí quyễn mà 20.000 năm qua nhân loại chưa từng có . Trí quyễn tích hợp bởi Al  do con người quản lý ,sáng tạo và kiểm soát đang từng bước đưa ra các giải pháp và quản lý thực hiện các giải pháp thông tuệ nhất ,tối ưu nhất .  5 câu  thần chú thế kỷ 21 chính là cánh cửa ,con đường của Trí quyễn .Con đường Trí quyễn có nhiều lối .Tòa lâu đài Trí quyễn lại có nhiều cánh cửa . Đó chính là Thánh Moises  trong Cựu ước , là Văn thù Bồ Tát trong Kinh Phật ,là Thần Hercule trong cổ tích Hy Lạp ,là cây đèn Aladin trong Ngàn lẽ một đêm của Trung Đông , Ngu công dời núi trong chuyện cổ Trung Hoa ,cái quạt mo Thằng Bờm trong dân gian Việt Nam   thế kỷ 21 .                                                                                                                           

Cách nay 60 năm ,vào  đầu thập kỷ 60  có bài hát the  end of the World  của Skeeter Davis ( 1962  Nhâm dẦN ). Bài hát nhẹ nhàng với câu hỏi  Why .Rất tuyệt. 

Why does the sun go on shining?
Why does the sea rush to shore?
Don't they know it's the end of the world?
'Cause you don't love me any more

Why do the birds go on singing?
Why do the stars glow above?
Don't they know it's the end of the world?
It ended when I lost your love

I wake-up in the morning, and I wonder
Why everything's the same as it was
I can't understand, no, I can't understand
How life goes on the way it does

Why does my heart go on beating?
Why do these eyes of mine cry?
Don't they know it's the end of the world?
It ended when you said, "Good-bye"

Mmm, mmm, mmm, mmm
(Why do these eyes of mine cry?)
Mmm, mmm, mmm
Don't they know it's the end of the world?
It ended when you said, "Good-bye"

 

 Ngày Tận thế
Sao mặt trời lại cứ tỏa sáng?
Sao biển cả vẫn xô bờ?
Chúng ko biết rằng đã tận thế rồi ư,
Vì anh ko còn yêu em nữa

Sao những chú chim vẫn cứ hát ca?
Sao những vì sao vẫn rực sáng trên ko?
Chúng ko biết rằng đã tận thế rồi ư
Đã kết thúc rồi khi em đánh mất tình yêu

Em thức dậy vào sáng sớm và tự hỏi mình,
Tại sao mọi việc cứ diễn ra như nó vẫn vậy
Em ko thể hiểu được.ko,em ko thể hiểu nổi
Sao cuộc sống vẫn mãi tiếp diễn theo cách ấy

Sao con tim này vẫn đập?
Sao những giọt nước mắt này lại tuôn rơi?
Chúng ko biết đã tận thế rồi ư
Đã chẳng còn gì từ khi anh nói lời chia tay.

Sao con tim này vẫn đập?
Sao những giọt nước mắt này lại tuôn rơi?
Chúng ko biết đã tận thế rồi ư
Đã chẳng còn gì từ khi anh nói lời chia tay.

Cũng cách nay 60 năm , Nhân loại đứng trước thách thức chiến tranh lạnh ,chiến tranh của các nền văn minh  và vang lên bài hát My Way

And now, the end is near
And so I face the final curtain
My friend, I'll make it clear
I'll state my case, of which I am certain

I've lived a life that's full
I traveled each and every highway
And more, much more
I did it, I did it my way

Regrets, I've had a few
But then again, too few to mention
I did what I had to do
And saw it through without exemption

I planned each charted course
Each careful step along the byway
And more, much, much more
I did it, I did it my way

Yes, there were times, I'm sure you knew
When I bit off more than I could chew
And through it all, whenever there was doubt
I ate it up and spit it out
I faced it all and I stood tall
And did it, did it my way

I've loved, laughed and cried
I had my fill, my share of losing
And now, as tears subside
I find that it's all so amusing

And to think I did all that
And may I say not in a shy way
No, no, not me
I did it my way

For what is a man, what has he got
If not himself, then he has naught
Not to say the things that he truly feels
And not the words of someone who kneels
The record shows I took all the blows
And I did it my way

 

 

 

 Và bây giờ, trận kết thúc đã gần kề

Và vì vậy tôi phải đối mặt với bức màn cuối cùng
Bạn của tôi, tôi sẽ nói thật  rõ ràng
Những gì tôi đã trãi qua  

Tôi đã sống một cuộc sống trọn vẹn
tôi đã đi trên từng ngóc ngách  con đường đời thênh thang
Và hơn thế nữa, tôi đã làm được nhiều 
 Hơn thế nữa, tôi đã sống  theo cách của mình

Hối tiếc, tôi cũng đã từng 
Nhưng sau đó, quá ít để kể ra
tôi đã làm những gì tôi phải làm
Và đã nhìn thấy nó mà không cần miễn trừ

Tôi đã lên kế hoạch cho từng khóa học được biểu đồ hóa
Từng bước cẩn thận
và hơn thế nữa, tôi đã làm được điều đó nhiều hơn nữa
, tôi đã làm theo cách của mình

Vâng, đã có lúc, tôi chắc bạn biết
Khi tôi cắn nhiều hơn tôi có thể nhai
Và thông qua tất cả, bất cứ khi nào có nghi ngờ,
tôi ăn nó và nhổ nó ra
Tôi đối mặt với tất cả và tôi đứng vững
và đã làm được, đã làm theo cách của tôi

Tôi đã yêu, cười và khóc
tôi đã điền của tôi, chia sẻ của tôi mất
Và bây giờ, khi nước mắt giảm dần
tôi thấy rằng đó là tất cả để gây cười

Và để nghĩ rằng tôi đã làm tất cả những điều đó
Và tôi có thể nói một cách
không ngại ngùng Không, không, không phải tôi,
tôi đã làm theo cách của tôi

Đối với đàn ông là gì, anh ta có được gì
Nếu không phải là chính anh ta, thì anh ta không nên
nói những điều mà anh ta thực sự cảm thấy
Và không phải những lời của một người quỳ gối
Kỷ lục cho thấy tôi đã chịu tất cả các cú đánh
Và đã làm theo cách của tôi 

http://loidichbaihat360.blogspot.com/2014/06/my-way.html

https://www.youtube.com/watch?v=ioNT9Yw_3zU&ab_channel=coxanamh5 

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness