TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 19
  • Hôm nay: 1241
  • Tháng: 6724
  • Tổng truy cập: 5151988
Chi tiết bài viết

Ảm đạm thị trường căn hộ tại TP.HCM

Lời bình  : Tháng Thanh Minh   

 Khi cơn mưa đầu mùa Tháng 3 âm lịch ( Tháng 4/2021 ) ào ào trút xuống TPHCM và Đồng bằng Sông Cửu Long thì cơn sốt đất ,nhà  2021 bắt đầu dịu lại và Truyền thông chính thức cũng như phi chính thức bắt đầu bản giao hưởng mưa rơi trên thị trường bất động sản .

Căn hộ TPHCM đã hơn 1 năm ,Chính quyền rà soát lại các dự án nhà đất đã và đang bán ,đã cấp phép và chưa cấp phép . Càng rà càng thấy rối rắm về xử lý thế nào là đất công ,đất hỗn hợp trong dự án  của các DN tư ,hay FDI .Ví dụ : bức tường và đất trên đó có bức tường trên đất dự án có nguồn gốc  từ doanh nghiệp nhà nước nay bán cho Bên tư ,Bên FDI mà chưa xác định mấy tấc đất đó thuộ về ai .thì nay có phải đưa rà đấu giá hay không ,và làm sao đấu giá ... Đất kênh ,rạch xưa đã bị lấp lúc nào không rỏ nay khi làm dự án Cty Tư nhân gom luôn làm đường chưa đóng tiền sử dụng đất ,nay xử lý ra sao ?  Hằng Trăm có thể  hàng ngàn câu hỏi nêu ra để xử lý   cho hàng trăm dự án .Mà không rốt ráo  có một qui định pháp lý công khai từ cấp có thẩm quyền ( Bộ , UBNDTP cà Thủ tướng và cả Thường vụ Quốc Hội thậm chí phải chờ sữa chỉnh Luật ) . Nếu không rốt ráo ,thì không tháo gở được .

Các nhà đầu tư rất lẹ làng . Tạm quên đất TPHCM vì các  rắc rối đó ,vì mớ bòng bong đó .Chạy về vùng đất các tỉnh . Từ ruộng ,từ Lâm đi lên mới tính khỏi vướng pháp lý rắc rối . Nhà Ngân hàng thì cứ vậy yểm trợ . Bởi không thì cùng toi .

Nguồn Cung suy giảm đã đành , rồi tỉ lệ giao dịch ( khồng cần sổ đó ,số hồng vì Ngân hàng sẵn sàng cho vay ,công chứng sẳn sàng ký ) cũng giảm bởi COvid  đã làm cho hứng khởi của dân đầu tư ,đầu cơ giảm nhiệt - chưa nói là nguội lạnh -

Nhưng cái gì khó khăn ách tắc rồi cũng thông , vật cùng tắc biến ,vật biến tắc thông .

Chỉnh phủ mới Liêm chính và phục vụ công dân và doanh nghiệp của Tân Thủ tướng chắc sẽ sớm giúp mọi sự thông 

 

25 /4/2021 

Ô sào ẩn sĩ 

 

 

 

Tại TP.HCM, phân khúc căn hộ đã có sự suy giảm mạnh cả về nguồn cung, tỉ lệ hấp thụ cũng như lượng giao dịch.

Ảm đạm thị trường căn hộ tại TP.HCM

Ảm đạm thị trường căn hộ tại TP. HCM. Ảnh: Internet.

Theo Savills Việt Nam, nguồn cung căn hộ sơ cấp trong quý I/2021 đạt hơn 4.900 căn, giảm -56% theo quý và -31% theo năm. Tổng nguồn cung mới đạt hơn 2.200 căn từ 2 dự án mới và giai đoạn tiếp theo của 8 dự án hiện hữu, giảm -73% theo quý và -38% theo năm. Trong đó, hai dự án hạng B mới là Masteri Lumiere ở quận 2 và King Crown Infinity ở Thủ Đức chiếm 33%.

Căn hộ hạng B dẫn đầu nguồn cung sơ cấp trong quý I với 57% thị phần. Với các khu đô thị mới, các quận gồm quận 2, 7 và 9 chiếm 78% nguồn cung sơ cấp hạng B.

Đáng chú ý, tổng giao dịch trong quý I đạt gần 2.100 căn, mức thấp nhất trong 5 năm, giảm -76% theo quý và -56% theo năm, do nguồn cung sơ cấp thấp. Dù vậy, hai dự án hạng B mới đã bán tốt với tỷ lệ hấp thụ 86%. Căn hộ diện tích lớn ở các dự án hiện hữu với giá cao, chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn cung sơ cấp khiến tình hình hoạt động giảm. Tỷ lệ hấp thụ trung bình chỉ đạt 42%, giảm mạnh -34 %  theo quý.

Giá bán ghi nhận tăng ở cả ba hạng, trong đó các giai đoạn tiếp theo của những dự án hiện hữu ghi nhận mức tăng đến 6% so với các đợt mở bán trước đó. 

Savills nhấn mạnh rằng, Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục thắt chặt các phương thức cho vay thương mại khiến tỷ lệ vốn ngắn hạn tối đa cho các khoản vay trung và dài hạn tiếp tục giảm còn 30% vào tháng 10/2023. Do đó, trái phiếu doanh nghiệp sẽ dần trở thành phương thức huy động vốn thay thế được các doanh nghiệp bất động sản ưa chuộng.

Theo báo cáo "Triển vọng Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp Việt Nam" của FiinGroup, các chủ đầu tư bất động sản chiếm 38% trong tổng số các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, với tổng giá trị hơn 7 triệu USD, tăng 28% theo năm. Từ 2018-2020, tỷ lệ hấp thụ căn hộ tăng hàng năm và đạt 90% vào năm 2020, tuy nhiên, tổng lượng giao dịch căn hộ sẽ là thách thức lớn cho các doanh nghiệp phát hành trái phiếu khi ghi nhận mức giảm trung bình -32%/năm.

Trong 9 tháng 2021, TP. HCM dự kiến có hơn 14.600 căn hộ ở cả ba hạng gia nhập thị trường. Nhờ tuyến Metro số 1 chuẩn bị vận hành cũng như tiến độ đường Vành đai 3, các khu đô thị mới ở các quận có tốc độ đô thị hóa cao như quận 2, 7 và 9, vẫn là nguồn cung chính trong tương lai, chiếm 44% thị phần.

"Việc kinh tế tăng trưởng tốt cùng với nguồn cung hiện rất thấp sẽ thúc đẩy nhu cầu và mặt bằng giá bán", bà La Kim Mỹ Duyên, Phó Giám đốc bộ phận kinh doanh nhà ở TP. HCM cho biết.

Với dự án căn hộ hàng hiệu đầu tiên - Grand Marina ở quận 1, giá bán khu vực trung tâm dự kiến sẽ đạt mốc cao mới. Thủ tục hành chính cải thiện cũng như việc hoàn thành các cơ sở hạ tầng trọng điểm tương lai sẽ tiếp tục hỗ trợ cho các dự án mới ở khu ngoài trung tâm. Đến năm 2024, tổng cung dự kiến đạt hơn 112.000 căn hộ, trong đó hạng B sẽ dẫn dắt với 48% thị phần.

Thanh Trần - Theo Nhịp sống kinh tế

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness