TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Bắc Kinh đứng trước áp lực giải cứu 1.000 tỉ đô la bất động sản

Quyết định nộp đơn xin bảo hộ phá sản của China Evergrande Group cho thấy Bắc Kinh đứng trước áp lực giải cứu 1.000 tỉ đô la Mỹ tài sản xấu trong lĩnh vực bất động sản ở khu vực tư nhân, theo nhận định của Marko Papic, nhà chiến lược của Công ty tư vấn tài chính Clocktower Group (Mỹ).

Hôm 17-8, Evergrande nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên một tòa án ở Manhattan, New York (Mỹ). Ảnh: Donga.com

Hôm 17-8, Evergrande, tập đoàn bất động sản lớn thứ hai của Trung Quốc, nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên một tòa án ở Manhattan, New York theo chương 15 của Luật phá sản Mỹ. Chương 15 này cho phép các công ty nước ngoài đang tiến hành tái cấu trúc nợ yêu cầu được bảo vệ tài sản ở Mỹ trước các vụ kiện tụng của các chủ nợ.

Tianji Holdings, công ty liên kết của China Evergrande cũng nộp đơn xin bảo hộ phá sản theo chương 15.

Evergrande đề xuất tòa mở phiên điều trần vào ngày 20-9 tới để công nhận tập đoàn được bảo hộ phá sản theo Chương 15.

Evergrande đang tiến hành tái cấu trúc các khoản nợ nước ngoài trị giá 31,7 tỉ đô la, bao gồm trái phiếu. Ban lãnh đạo của tập đoàn sẽ gặp các chủ nợ vào cuối tháng này để thương thảo đề xuất tái cơ cấu nợ.

Đây là diễn biến mới nhất trong cuộc khủng hoảng nợ kéo dài và kịch tính của Evergrande, có tổng các khoản nợ khoảng 340 tỉ đô la Mỹ, tương đương 2% GDP của Trung Quốc.

Evergrande có hơn 1.300 dự án bất động sản tại hơn 280 thành phố. Công ty cũng có một số hoạt động kinh doanh phi bất động sản, bao gồm xe điện, chăm sóc sức khỏe và công viên chủ đề

Country Garden Group, tập đoàn bất động sản lớn nhất Trung Quốc tính theo doanh số bán nhà, cũng trở thành tâm điểm chú ý trong những ngày gần đây sau khi bỏ lỡ thời hạn thanh toán các khoản nợ trái phiếu trị giá 22,5 triệu đô la.

“Vấn đề lớn hơn là các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc vẫn đang nuôi hy vọng rằng, niềm tin có thể quay trở lại một cách tự nhiên đối với thị trường bất động sản đang chao đảo của đất nước”, Marko Papic, nhà chiến lược của Công ty tư vấn tài chính Clocktower Group (Mỹ), nói.

Kể từ giữa năm 2021, các công ty bất động sản chiếm 40% doanh số bán nhà ở Trung Quốc đã vỡ nợ, bao gồm cả Evergrande vào cuối năm 2021. Cơn suy sụp của lĩnh vực bất động sản làm dấy lên lo ngại về khả năng phục hồi của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Một số ngân hàng ở Phố Wall hạ dự báo tăng trưởng năm 2023 đối với GDP của Trung Quốc. Tuần trước, ngân hàng UBS tuần hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc trong năm nay từ 5,7% xuống  5,2%. Hôm 18-8, ngân hàng Nomura hạ dự báo tăng trưởng của Trung Quốc xuống 4,6% cho cả năm nay.

Papic cho biết, thị trường tài chính toàn cầu đã nắm rõ về các khoản nợ của China Evergrande. Vì vậy, quyết định nộp đơn xin bảo hộ phá sản của tập đoàn này không phải là một cú sốc quá lớn. Tuy nhiên, ông cho rằng, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc nên hành động nhanh chóng để củng cố niềm tin. Ông lưu ý, các chính phủ phương Tây đã phải mất gần một thập niên để đưa ra một kế sách hiệu quả nhằm vực dậy nền kinh tế chao đảo của họ sau các cuộc khủng hoảng nợ tương tự. Họ đã tiến hành một loạt biện pháp như giảm lãi suất, nới lỏng định lượng hoặc mua vào trái phiếu chính phủ, nhưng gần đây, họ cũng tung ra các chương trình kích thích tài khóa khổng lồ.

“Ở Trung Quốc, bạn không có được sự xa xỉ đó”, Papic nói khi ám chỉ đến các biện pháp kích thích mạnh mẽ. Ông nhận định, các đợt cắt giảm lãi suất gần đây của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc có thể sẽ không đủ để khôi phục niềm tin hoặc giải quyết tình hình tài chính khó khăn của các nhà phát triển bất động sản ở khu vực tư nhân.

Thay vào đó, ông cho rằng Trung Quốc cần phải học hỏi chiến lược kích thích với “bất cứ giá nào” của Mario Draghi, Chủ tịch Ngân hàng trung ương châu Âu (ECB) trong suốt 8 năm đầy biến động bắt đầu từ năm 2011.

Papic ước tính, chính phủ Trung Quốc có thể cần phải hấp thụ khoảng 1 nghìn tỉ đô la tài sản xấu từ lĩnh vực bất động sản của khu vực tư nhân. Động thái này tương tự như việc Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tiếp quản các khoản vay thế chấp xấu và các công cụ phái sinh liên quan từ bảng cân đối kế toán của các ngân hàng vào thời kỳ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2008.

Theo Market Watch, Reuters

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness