Lời bình 28.3.2022
Tháng 9 năm 2021 ,Theo Economist, 2022 sẽ có nhiều cuộc khủng hoảng năng lượng hơn sẽ diễn ra. Hơn nữa, đây có thể sẽ là thực trạng phổ biến đi ngược lại những chính sách về biến đổi khí hậu.
Sau Hội nghị thượng đỉnh COP26. Theo kế hoạch, họ sẽ đặt ra một lộ trình để cắt giảm lượng khí thải carbon trên toàn cầu xuống mức 0 vào năm 2050. Khi chuẩn bị cam kết tham gia vào nỗ lực 30 năm này, họ đang chứng kiến nỗi sợ hãi đầu tiên của kỷ nguyên năng lượng xanh.
Kể từ tháng 5, giá dầu, than và khí đốt đã tăng 95%. Anh – nước chủ nhà của hội nghị, đã phải tái khởi động các nhà máy nhiệt điện than. Giá xăng ở Mỹ đã chạm mức 3 USD/gallon, cảnh mất điện cũng "nhấn chìm" Trung Quốc và Ấn Độ. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng nhắc nhở châu Âu về việc nguồn cung nhiên liệu của họ sẽ phụ thuộc vào thiện chí của Nga.
Sự hoảng loạn trong thời gian gần đây chính là một lời nhắc nhở rằng cuộc sống hiện đại cần nguồn năng lượng dồi dào. Nếu không có nguồn năng lượng đó, hóa đơn dịch vụ sẽ cao đến mức không thể chi trả, nhiều địa điểm sẽ bị "đóng băng" và các doanh nghiệp cũng bị đình trệ.
Cuộc khủng hoảng năng lượng hiện nay cũng làm lộ rõ những vấn đề sâu sắc hơn khi thế giới chuyển dịch sang hệ thống năng lượng sạch: Các khoản đầu tư vào năng lượng tái tạo vẫn chưa đủ, một số thay đổi cũng diễn ra ở lĩnh vực khai thác nhiên liệu hóa thạch và rủi ro địa chính trị gia tăng.
đây có thể sẽ là thực trạng phổ biến đi ngược lại những chính sách về biến đổi khí hậu. nền kinh tế thế giới hồi phục, nhu cầu cũng tăng vọt trong bối cảnh lượng hàng tồn kho sụt giảm xuống mức thấp nghiêm trọng. Tồn kho dầu chỉ ở mức 94% so với thông thường, dự trữ khí đốt của châu Âu là 86%, than của Ấn Độ và Trung Quốc là dưới 50%.
Theo đó, thị trường thiếu hụt nhiều thứ càng dễ bị ảnh hưởng bởi những cú sốc và một số loại năng lượng tái tạo khó khai thác liên tục. Một loạt sự gián đoạn đã xảy ra: quá trình khai thác cần bảo trì định kỳ, những vụ tai nạn không mong muốn, châu Âu có quá ít gió, hạn hán đã làm giảm sản lượng thủy điện của Mỹ Latinh và lũ lụt ở châu Á đã kìm hãm nguồn cung than.
Thế giới vẫn có thể tránh được cuộc suy thoái năng lượng nghiêm trọng. Diễn biến khả quan sẽ đến nếu Nga và OPEC có thể tăng sản lượng dầu và khí đốt. Tuy nhiên, chi phí sẽ đẩy lạm phát tăng cao và tăng trưởng toàn cầu giảm tốc là những hậu quả hiển nhiên. Hơn nữa, nhiều đợt nguồn cung bị thắt chặt như hiện nay cũng có thể tiếp tục diễn ra.
Nguyên nhân đến từ 3 vấn đề lớn. Thứ nhất, đầu tư vào năng lượng đang thấp hơn 1 nửa so với mức cần thiết để đáp ứng tham vọng phát thải carbon bằng 0 vào năm 2050. Chi tiêu cho năng lượng tái tạo cần tăng lên và cung, cầu của nhiên liệu hóa thạch bẩn cũng phải được cắt giảm. Tuy nhiên, những rủi ro pháp lý, áp lực của nhà đầu tư đã khiến đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch giảm 40% kể từ năm 2015.
Một vấn đề khác là địa chính trị. Các quốc gia phát triển đang dần ngừng sản xuất nhiên liệu hóa thạch và chuyển nguồn cung sang những nước khác như Nga với chi phí thấp hơn. Tỷ trọng sản lượng dầu của OPEC và Nga có thể tăng từ 46% ở hiện tại lên hơn 50% vào năm 2030. Nga cung cấp 41% lượng khí đốt nhập khẩu của châu Âu, do đó rủi ro luôn hiện hữu nếu quốc gia này cắt giảm nguồn cung.
Yếu tố gây khó khăn cuối cùng là thị trường năng lượng thiếu những quy định rõ ràng. Việc bãi bỏ quy định kể từ những năm 1990 đã khiến nhiều quốc gia chuyển từ các ngành công nghiệp năng lượng được vận hành bởi nhà nước sang hệ thống mở. Tại đây, giá điện và khí đốt do thị trường thiết lập, các nhà cung cấp cạnh tranh bằng cách tăng nguồn cung nếu giá tăng đột biến.
Dẫu vậy, những nhà cung cấp này phải đối diện với một thực tế mới là sản lượng nhiên liệu hóa thạch giảm, trong khi những bên khai thác năng lượng mặt trời và gió lại không tăng đều. Cũng giống như Lehman Brothers dựa vào những khoản vay qua đêm, một số công ty năng lượng đảm bảo nguồn cung cho doanh nghiệp và hộ gia đình bằng hợp đồng trên thị trường giao ngay.
Cuộc chiến Ukraine -Nga kéo dài qua tháng 4 rồi tháng 5 ,giá dầu sẽ khó dưới 150 usd ,,nếu qua tháng 6 ,con số sẽ khoảng 160-180usd. Và giới hạn 200usd / gallon dầu không còn là giả định ..
Ô sào thiền ẩm 28.3.2022
Sáng sớm nay ( tháng 3.2022) có thời điểm giá dầu Brent lên tới gần 140 USD/một thùng, mức cao nhất kể từ năm 2008 đến nay. Nguyên nhân tăng giá mạnh vì 4 lý do sau:
(i) Đàm phán về vấn đề hạt nhân của Iran bị chậm lại. Điều này có nghĩa là dầu lửa từ nước Iran bị cấm vận vẫn chưa thể bơm vào thị trường dầu thế giới;
(ii) Quốc hội Mỹ đang bàn thảo một dự luật và sẽ sớm đệ trình lên Tổng thống Biden về việc cấm nhập khẩu dầu và khí đốt từ Nga;
(iii) Chiến sự Nga - Ukraine vẫn tiếp diễn căng thẳng và chưa biết khi nào mới kết thúc; và
(iv) Nga có thể làm gián đoạn nguồn cung dầu lửa và khí đốt sang EU và Thổ Nhĩ Kỳ vào bất cứ lúc nào (EU phụ thuộc 40% khí đốt và 25% dầu lửa nhập khẩu từ Nga).
Riêng chuyện cấm dầu lửa và khí đốt nhập khẩu từ Nga mới vui. Khi lên cầm quyền, Biden và Đảng Dân chủ đảo ngược chính sách độc lập năng lượng của Tổng thống Donald Trump. Kết quả là chỉ trong vòng một năm dưới thời Tổng thống Biden, Mỹ từ nước xuất khẩu năng lượng đã trở thành nước nhập khẩu dầu lửa và khí đốt ròng. Trong đó chỉ riêng nhập khẩu năng lượng từ Nga chiếm xấp xỉ 10%.
Mặc dù rất "ghét" Tổng thống Putin và quyết tâm thi hành chính sách cứng rắn, đặc biệt trong việc cấm vận kinh tế - tài chính đối với Nga, nhưng Chính quyền Biden lại "chừa" ngành năng lượng.
Vì nếu cấm vận Nga thêm nữa trong khi Mỹ chưa tìm được nguồn cung cấp thay thế và các nguồn cung từ OPEC chưa thể bù vào chỗ thiếu hụt ngay một lúc thì sẽ làm cho thị trường dầu lửa ngày càng khó khăn. Việc tiếp tục mua dầu của Nga, đang bị phe Cộng hòa, thậm chí cả Đảng Dân chủ, chỉ trích là Mỹ vẫn tiếp tục bơm tiền vào cỗ máy chiến tranh của Nga. Còn nếu không cấm vận ngay thì sẽ nảy sinh ra vấn đề chính trị. Về trung và dài hạn, Chính quyền Biden sẽ không có nhiều lựa chọn ngoài việc cân nhắc tiếp tục thi hành chính sách độc lập về năng lượng như dưới thời chính quyền Trump.
Quả là thế "tiến thoái lưỡng nan".
Dự kiến chính quyền Biden sẽ sớm ký luật cấm nhập khẩu năng lượng Nga trong tuần này hoặc trong thời gian sớm nhất. Giải tỏa được vấn đề chính trị thì lại sinh ra vấn đề kinh tế. Dự kiến, nếu không có biện pháp tháo gỡ khẩn cấp, giá dầu có lẽ không chỉ dừng lại ở 140 USD một thùng.
Và khi đó giá cả vật tư, hàng hóa sẽ cùng dắt tay nhau "cất cánh". Như vậy, mốc lạm phát 7,5% ghi nhận vào T12/2021, mức cao nhất trong 40 năm kể từ 1982 và là nhân tố quan trọng khiến ông Biden trở thành tổng thống có mức ủng hộ thấp nhất kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai tính đến thời điểm trước khi cuộc chiến Nga Ukraine nổ ra, có lẽ sẽ không chỉ dừng lại ở con số 7,5% nữa.