TIN TỨC

fanpage

Thống kê truy cập

  • Online: 223
  • Hôm nay: 198
  • Tháng: 1621
  • Tổng truy cập: 5245625
Chi tiết bài viết

Cảng biển cho tàu lớn 200.000 DWT được lên kế hoạch xây ở Cần Giờ

TPHCM đang xem xét 4 vị trí tại huyện Cần Giờ để xây dựng một cảng biển cho tàu chở container cỡ lớn có thể lên đến 200.000 DWT (năng lực vận tải an toàn của tàu tính bằng tấn).

Khu vực Cần Giờ có hệ thống sông dày đặc thuận lợi cho việc xây cảng nhưng lại vướng các khu rừng ngập mặn tại đây. Ảnh: Văn Nam.

Sở Giao thông Vận tải TPHCM vừa có văn bản gửi chính quyền thành phố để xin ý kiến về quy hoạch phát triển cảng biển giai đoạn 2021-2030.

Theo quy hoạch mới nhất giai đoạn 2021-2030 tầm nhìn đến năm 2050 do Công ty cổ phần Tư vấn xây dựng công trình Hàng Hải (đơn vị tư vấn) lập, dự kiến sẽ bổ sung quy hoạch cảng container, tổng hợp, hàng rời tại 4 vị trí trên địa bàn huyện Cần Giờ, TPHCM. Sau khi xem xét, Sở GTVT TPHCM đã phân tích ưu nhược điểm của từng vị trí để trình chính quyền thành phố.

Đối với vị trí số 1, tiếp giáp sông Lòng Tàu (xã Bình Khánh, Cần Giờ), theo đơn vị tư vấn, dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 250 héc ta, có thể đón tàu 30.000 – 50.000 DWT.

Việc xây cảng ở vị trí này theo đánh giá của Sở GTVT việc kết nối giao thông thuận lợi với tuyến cao tốc Bến Lức – Long Thành đang được xây dựng nên có khả năng xem xét nghiên cứu bổ sung quy hoạch cảng biển. Tuy nhiên, cần nghiên cứu diện tích khu dịch vụ phía sau cầu cảng như bãi chứa container, các dịch vụ logistics.

Đối với vị trí số 2, tiếp giáp sông Lòng Tàu (thuộc xã Thạnh An. Cần Giờ), dự kiến quy hoạch cảng biển với quy mô 50 héc ta, có thể đón tàu đến 100.000 DWT. Theo đánh giá của Sở GTVT TPHCM, vị trí này nằm trong vùng đệm, khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ. Hơn nữa, vị trí này không có quy hoạch giao thông bộ kết nối nên đề xuất không nghiên cứu.

Đối với vị trí số 3, tiếp giáp luồng Sài Gòn – Vũng Tàu (thuộc xã Long Hoà, Cần Giờ), dự kiến quy hoạch cảng biển quy mô 150 héc ta, có thể tàu đến 150.000 DWT. Vị trí này cũng nằm trong vùng đệm  Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Theo phân tích của Sở GTVT TPHCM,  vị trí này có kết nối giao thông vào tuyến đường Rừng Sác, nằm tại cửa biển, tiếp nhận được tàu biển có tải trọng lớn và tiếp nhận được tàu khách quốc tế. Nếu nghiên cứu quy hoạch cảng biển cần nghiên cứu phát triển cảng trung chuyển hàng hoá chủ yếu bằng đường thủy, hạn chế tối đa vận chuyển đường bộ. Đồng thời, cần lấy ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với quy hoạch vì nằm trong vùng đệm khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ.

Đối với vị trí số 4, tiếp giáp luồng Cái Mép - Thị Vải (thuộc địa phận Cù Lao Ông Chó), dự kiến quy hoạch cảng biển chuyên dụng với quy mô 100 héc ta, có thể đón tàu đến 200.000 DWT.

Ở vi trí này Sở GTVT TPHCM đánh giá tuy không có quy hoạch giao thông đường bộ kết nối vào cảng nhưng do nằm tại cửa biển giáp với tuyến luồng hàng hải quan trọng là tuyến Luồng Cái Mép - Thị Vải và luồng Sài Gòn - Vũng Tàu nên có thể tiếp nhận được tàu biển có tải trọng lớn. Vì vậy, khu vực này nên nghiên cứu quy hoạch cảng biển chuyên dụng và thực hiện trung chuyển hàng hoá bằng đường thuỷ nội địa.

Ngoài bốn vị trí được đề xuất, đơn vị  tư vấn cũng đề xuất xem xét nghiên cứu quy hoạch cảng biển nước sâu tại bờ phải sông Thị Vải, khu vực Cù lao Gò Gia, huyện Cần Giờ để phục vụ tàu biển 80.000 DWT. Cảng này được để xuất quy hoạch giai đoạn sau năm 2030.

Cần Giờ được xem như một lá phổi của TPHCM, với hơn 70.000 héc ta rừng đước, dừa nước, sông và kênh rạch, trong đó, một nửa diện tích là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào năm 2000 với hệ động, thực vật đa dạng của vùng ngập mặn.

Theo TheSaigonTimes

Luật sư tư vấn miễn phí

Gọi ngay
0902818158- 0906834543
0906834543
0902818158

Tin pháp luật

CÁC ĐỐI TÁC

  • Nhà Đất Phúc An Khang
  • The Diplomat
  • The NewYork Review of Book
  • CogitAsia
  • Reuters
  • Viet Studies
  • The NewYork Times
  • TIME
  • Bloomberg Bussiness